Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

I.

Chính sách đảo chi tiêu và thay đổi chi tiêu đạt cân bằng bên trong và cân
bằng bên ngoài
1. Khái niệm:
 Chính sách thay đổi chi tiêu (chính sách tài khóa):

Là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh
tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu hoặc thuế của chính phủ.
Có hai kiểu tác động:
 Tài khóa mở rộng:  Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà
nước có thể giảm thuế (t), tăng chi tiêu (G) (đầu tư công), làm tăng
sản xuất và thu nhập trong nước từ đó khiến nhập khẩu và đầu tư
tăng lên
 Tài khóa hạn chế: khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện
tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế (t) và giảm chi tiêu (G)
của mình, giảm sản xuất và thu nhập trong nước, từ đó khiến nhập
khẩu và đầu tư giảm để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng
quá nóng dẫn tới đổ vỡ.

 Chính sách thay đổi chi tiêu (chính sách tiền tệ):

Là quá trình quản lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể
là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest
rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm
phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế.
Có hai kiểu tác động:
 Tiền tệ mở rộng: Tác động bằng việc tăng mức cung tiền trong nền
kinh tế, khiến cho lãi suất giảm xuống để làm tăng dòng vốn chảy ra
và giảm dòng vốn chảy vào. Qua đó làm tăng tổng cầu, nhờ vậy mà
quy mô của nền kinh tế được mở rộng, tăng đầu tư, thu nhập và nhập
khẩu.
 Tiền tệ hạn chế: Tác động bằng việc giảm bớt mức cung tiền trong
nền kinh tế, khiến cho lãi suất trên thị trường tăng lên làm giảm
dòng vốn chảy ra và tăng dòng vốn chảy vào. Qua đó, thu hẹp được
tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống, giảm đầu tư và thu nhập,
từ đó giảm nhập khẩu.
 Chính sách đảo chi tiêu:

Bằng cách phá giá hoặc tăng giá nội tệ để thay đổi tỷ giá hối đoái làm đảo chi tiêu từ
tiêu dùng hàng hóa nước ngoài sang tiêu dùng hàng hóa trong nước, cải thiện BOP, đồng
thời làm tăng sản xuất trong nước.
2. Đường cân bằng bên trong (yy)
Đường YY: cho biết những sự kết hợp khác nhau giữa tỷ giá hối đoái (R) và nhu cầu
tiêu dùng trong nước (D) để đảm bảo cân bằng cán cân thương mại trong quốc gia đó (giả
thiết mức sản lượng tiềm năng đầy đủ công ăn việc làm ).

H B
R1

J
R2
A
YY

0 D
D1 D2

 Các điểm nằm bên trên đường YY là nền kinh tế cân bằng bên trong tại
mức sản lượng tiềm năng
 Các điểm nằm bên trái đường YY (A) là xảy ra thất nghiệp trong nước.
 Các điểm nằm bên phải đường YY (B) là xảy ra lạm phát trong nước.
Đường YY xuống dốc vì R thấp (do tăng giá đồng tiền trong nước) cán cân thương mại
xấu hơn và phải đối chọi với chi tiêu trong nước lớn để quốc gia vẫn giữ được cân bằng
trong nước.
VD: Bắt đầu từ điểm H trên đường YY, R1 giảm xuống R2 thì đồng thời D1 cũng phải
tăng 1 khoảng tới D2 để giữ được cân bằng trong nước (điểm J). Nếu tăng D1 qua D2 thì
sẽ dẫn đến lạm phát và ngược lại sẽ gây ra thất nghiệp.
3. Đường cân bằng bên ngoài
 Khái niệm: đường cân bằng bên ngoài là đường EE thể hiên sự kết hợp
giữa tỷ giá hối đoái R và nhu cầu tiêu dùng trong nước để đảm bảo cân
bằng cán cân thanh toán (BOP).
 Đường EE là đường dốc lên phía trên vì R cao hơn (do phá giá) làm cải
thiện cán cân thương mại của Quốc gia và gặp phải gia tăng tiêu dùng
thật trong nước (tại vị trí D) khiến nhập khẩu tăng một cách hiệu quả
giữ cán cân thương mại cân bằng và vẫn cân bằng bên ngoài.
 Điểm nằm phía trên EE là điểm C: Thuộc vị trí điểm thặng dư bên ngoài
(thặng dư BOP).
 Điểm nằm phía dưới EE là điểm D: Thuộc vị trí điểm thâm hụt bên
ngoài (Thâm hụt BOP).
 Các điểm thuộc EE: Tại vị trí cân bằng bên ngoài (Cân bằng BOP)

Đường cân bằng bên ngoài


II. Phân tích sự cân bằng và mất cân bằng bên trong và bên ngoài

1. Điểm cân bằng

EE
II
Thặng dư J
R2 I lạm phát
Thặng dư
thất nghiệp III
R¿
F Thâm hụt
lạm phát

YY
R1 IV J’
Thâ
m

D*
0 D
D1 D2

Tại điểm F ( D¿, R¿), là điểm hai đường EE và YY cắt nhau, quốc gia đồng thời đạt
cân bằng cả bên trong và bên ngoài.
Như đã nêu ở trên:
 Các điểm phía trên đường EE, nền kinh tế trong tình trạng thặng dư bên
ngoài (thặng dư BOP) và các điểm bên dưới đường EE nền kinh tế trong
tình trạng thâm hụt bên ngoài (thâm hụt BOP).
 Các điểm phía dưới đường YY, nền kinh tế trong tình trạng thất nghiệp
và các điểm phía trên đường YY nền kinh tế trong tình trạng lạm phát.
Như vậy, hai đường EE và YY cắt nhau phân chia thành 4 vùng mất cân bằng bên
trong và bên ngoài, ta có thể xác định bốn vùng như sau:
Vùng I: thặng dư BOP và thất nghiệp
Vùng II: Thăng dư BOP và lạm phát
Vùng III: thâm hụt BOP và lạm phát
Vùng IV: thâm hụt BOP và thất nghiệp
2. Chính sách điều chỉnh cân bằng bên trong và bên ngoài

Để đưa nền kinh tế về điểm cân bằng F, ta cần sử dụng một bộ chính sách. Từ đồ
thị, chúng ta có thể quyết định các chính sách đảo chi tiêu và thay đổi chi tiêu để đạt đến
điểm F.

R
Tỷ
giá J EE

N
II
Thặng dư
I lạm phát
Thặng dư
thất nghiệp
R¿ F III
K Thâm hụt
lạm phát
M
IV J’
Thâm hụt C YY
thất
nghiệp D
D1 *
D2
0 D Chi tiêu trong nước

 Xét vùng I: Thặng dư bên ngoài và thất nghiệp


 Điểm M: quốc gia có thể đạt tới điểm F bằng cách tăng tiêu dùng trong
nước đến D* đồng thời tăng tỷ giá lên R*

Chính sách:
 Để tăng tiêu dùng trong nước: Tài khóa mở rộng kết hợp tiền tệ mở rộng.
 Để tăng tỷ giá: phá giá nội tệ.
Lý giải:
 Chính sách Tài khóa mở rộng:
 Chính phủ tăng chi tiêu mua sắm Chi tiêu trong nước tăng
 Hoặc Chính phủ giảm thuế  Thu nhập của Hộ gia đình và Doanh nghiệp có thêm
phần dôi ra để chi tiêu  Chi tiêu trong nước tăng
 Chính sách Tiền tệ mở rộng:
Ngân hàng Trung ương mở rộng mức cung tiền lớn hơn mức bình thường  Lãi suất
giảm xuống  Mức đầu tư của các doanh nghiệp sẽ tăng (do việc vay mượn tiền từ nền
kinh tế tài chính trở nên ít đắt đỏ hơn) và việc giữ tiền trong các hộ gia đình và doanh
nghiệp trong nền kinh tế tài chính trở nên ít hấp dẫn hơn  Việc doanh nghiệp mở rộng
sản xuất kinh doanh sẽ khiến quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ
lệ thất nghiệp giảm.
 Phá giá nội tệ: làm giảm giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ, nghĩa là làm cho tỉ giá
hối đoái danh nghĩa tăng lên.

 Điểm N: quốc gia có thể đạt tới điểm F bằng cách tăng tiêu dùng trong
nước đến D* đồng thời giảm tỷ giá xuống mức R*

Chính sách:
 Để tăng tiêu dùng trong nước: Tài khóa mở rộng kết hợp tiền tệ mở rộng.
 Để nâng tỷ giá: nâng giá nội tệ.
Lý giải:
 Chính sách tài khóa mở rộng kết hợp chính sách tiền tệ mở rộng
(như trên).
 Nâng giá nội tệ: là biện pháp chủ động làm tăng giá đồng nội tệ so
với ngoại tệ, nghĩa là làm tỉ giá hối đoái danh nghĩa giảm xuống.

 Lưu ý rằng mặc dù cả điểm M và N cùng thuộc trong vùng I nhưng điểm M đòi
hỏi tăng tỷ giá trong khi điểm điểm N đòi giảm tỷ giá để đạt đến điểm F.

 Xét vùng IV: Thâm hụt bên ngoài (BOP) và thất nghiệp
 Điểm C: quốc gia có thể đạt tới điểm F bằng cách giảm tiêu dùng trong
nước xuống mức D* đồng thời tăng tỷ giá lên R*
Chính sách:
 Để giảm tiêu dùng trong nước: Tài khóa thắt chặt kết hợp tiền tệ mở rộng.
 Để tăng tỷ giá: phá giá nội tệ.

Lý giải:
 Chính sách tài khóa thắt chặt:
 Chính phủ giảm bớt chi tiêu mua sắm của mình  Chi tiêu trong nước
giảm
 Hoặc Chính phủ tăng thuế, tức là Hộ gia đình và Doanh nghiệp phải chi trả
nhiều hơn cho Chính phủ  Chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của 2
đối tượng này giảm  Chi tiêu trong nước giảm.
 Chính sách Tiền tệ mở rộng:
Ngân hàng Trung ương mở rộng mức cung tiền lớn hơn mức bình thường  Lãi suất
giảm xuống  Mức đầu tư của các doanh nghiệp sẽ tăng (do việc vay mượn tiền từ nền
kinh tế tài chính trở nên ít đắt đỏ hơn) và việc giữ tiền trong các hộ gia đình và doanh
nghiệp trong nền kinh tế tài chính trở nên ít hấp dẫn hơn  Việc doanh nghiệp mở rộng
sản xuất kinh doanh sẽ khiến quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ
lệ thất nghiệp giảm.
 Phá giá nội tệ: làm giảm giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ, nghĩa là
làm cho tỉ giá hối đoái danh nghĩa tăng lên.

 TH: Quốc gia ở trạng thái cân bằng một trong hai đường.
Ví dụ điểm J thuộc EE, tại đây quốc gia thực sự cân có cân bằng bên ngoài thì nếu chỉ
nâng giá nội tệ sẽ đưa nền kinh tế trở về điểm J’ trên đường YY, khi đó nền kinh tế gặp
phải tình trạng thất nghiệp. Do vậy tại:
 Điểm J: quốc gia có thể đạt tới điểm F bằng cách giảm tiêu dung D2
xuống D*, đồng thời cũng giảm tỷ giá xuống mức R*

Chính sách:
 Để giảm tiêu dùng trong nước: Tài khóa thắt chặt kết hợp tiền tệ thắt chặt.
 Để giảm tỷ giá: nâng giá nội tệ.
Lý giải:
 Chính sách tài khóa thắt chặt:
 Chính phủ giảm bớt chi tiêu mua sắm của mình  Chi tiêu trong nước
giảm
 Hoặc Chính phủ tăng thuế, tức là Hộ gia đình và Doanh nghiệp phải chi trả
nhiều hơn cho Chính phủ  Chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của 2
đối tượng này giảm  Chi tiêu trong nước giảm.

 Chính sách tiền tệ thắt chặt:


 Ngân hàng Trung ương tác động nhằm giảm bớt mức cung tiền  Lãi suất trên thị
trường tăng lên  Mức đầu tư của các doanh nghiệp giảm (do việc vay mượn tiền
trở nên đắt đỏ) và việc giữ tiền trong các hộ gia đình và doanh nghiệp cũng trở nên
hấp dẫn hơn  Chi tiêu trong nước giảm, mức giá chung giảm xuống, lạm phát
được kiểm soát.
 Nâng giá nội tệ: là biện pháp chủ động làm tăng giá đồng nội tệ so
với ngoại tệ, nghĩa là làm tỉ giá hối đoái danh nghĩa giảm xuống.

 KẾT LUẬN: Vì vậy, cả hai chính sách cần được tiến hành đồng thời để đạt được
đồng thời hai mục tiêu cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài. Chỉ trong TH
quốc gia tình cờ tại điểm ngang điểm F hoặc dưới điểm F thì quốc gia có thể đạt
tới điểm F với chỉ một công cụ chính sách. Ví dụ TH quá đặc biệt:

 Xét vùng I: Thặng dư bên ngoài (BOP) và thất nghiệp


 Điểm K: quốc gia có thể đạt tới điểm F bằng cách tăng tiêu dùng trong
nước D1 đến D* bởi gia tăng tiêu dùng khiến nhập khẩu tăng một lượng
đúng bằng đòi hỏi khử thặng dư ban đầu mà không cần có sự thay đổi
trong tỷ giá hối đoái.

Do vậy chỉ sử dụng Chính sách thay đổi chi tiêu: Kết hợp Tài khóa mở rộng và Tiền tệ
mở rộng.
R không đổi (Vì tại điểm K thì R=R*)
Lý giải:
 Chính sách Tài khóa mở rộng:
 Chính phủ tăng chi tiêu mua sắm Chi tiêu trong nước tăng.
 Hoặc Chính phủ giảm thuế  Thu nhập của Hộ gia đình và Doanh nghiệp
có thêm phần dôi ra để chi tiêu  Chi tiêu trong nước tăng.
 Chính sách Tiền tệ mở rộng:
Ngân hàng Trung ương mở rộng mức cung tiền lớn hơn mức bình thường  Lãi suất
giảm xuống  Mức đầu tư của các doanh nghiệp sẽ tăng (do việc vay mượn tiền từ nền
kinh tế tài chính trở nên ít đắt đỏ hơn) và việc giữ tiền trong các hộ gia đình và doanh
nghiệp trong nền kinh tế tài chính trở nên ít hấp dẫn hơn  Việc doanh nghiệp mở rộng
sản xuất kinh doanh sẽ khiến quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ
lệ thất nghiệp giảm.

You might also like