Đề cương Truyền thông

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

NHẬP MÔN TRUYỀN THÔNG

Những khái niệm cơ bản về truyền thông


1. Truyền thông:Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, tư tưởng, tình
cảm,…giữa hai hoặc nhiều chiều nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi
nhận thức, điều chỉnh hành vi và thái độ cho phù hợp với nhu cầu truyền thông
của cá nhân, nhóm, xã hội.
2. Truyền thông đại chúng:
- Truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi, thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng.
- Chỉ là một phương thức biểu hiện mới của hoạt động truyền thông trong xã
hội. Truyền thông đại chúng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu giao tiếp mang tính
phổ biến và tạo ra hiệu quả ở quy mô và phạm vi xã hội rộng lớn.
Câu 1: Các kênh truyền thông. Điểm mạnh/yếu của từng kênh:
1. KN:
- Kênh truyền thông là con đường riêng biệt hoặc công cộng để truyền thông
điệp từ người gửi đến người nhận, từ đó thông tin được truyền tải đến đông đảo
công chúng.
- Hiện nay trên các kênh thông tin đại chúng hay phương tiện chuyên biệt mà ai
cũng có thể đăng ký hay bắt sóng. Những kênh chuyên biệt thường do 1 cá nhân
hay 1 nhóm người sử dụng, điều quan trọng là phương tiện truyền đạt có thể là
người có thể là thiết bị in ấn hay điện tử.
2. Các loại kênh truyền thông:
Có 2 loại kênh truyền thông chính: kênh trực tiếp và gián tiếp
2.1 Kênh truyền thông trực tiếp :
- Là kênh truyền thông được thực hiện trực diện giữa người với người. Đối
tượng của truyền thông trực tiếp có thể là một người hay một nhóm người. Họ
có thể truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với nhau, qua điện thoại, qua mạng
internet hoặc qua thư từ trên cơ sở giao tiếp cá nhân.
Kênh trực tiếp chia nhỏ ra thành kênh giới thiệu, kênh xã hội.
2.2 Kênh truyền thông gián tiếp:
- Là kênh truyền thông được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng
như vô tuyến, đài phát thanh, loa truyền thanh, báo, tạp chí, bản tin,... và các
loại tài liệu truyền thông như áp phích, tờ rơi,..
3. Ưu / Nhược điểm của các loại kênh truyền thông:
3.1. Truyền thông trực tiếp:
* Ưu:
- Không cần có một phương tiện trung gian.
- Truyền thông 1:1:
Dễ nắm bắt đối tượng -> dễ thay đổi nội dung và phương pháp phù hợp
Trực tiếp, sinh động, dễ thuyết phục, hiệu quả nhanh
- Truyền thông nhóm:
Dễ nắm bắt, dễ nghiên cứu, dùng tâm lí số đông để lôi kéo số ít
Dễ tiếp nhận thông tin phản hồi
- Truyền thông trực tiếp là kênh truyền thông có hiệu quả nhất. Nó quyết
định đến sự thay đổi hành vi, đối tượng.
* Nhược:
- Truyền thông 1:1:
Tốn kém, mất thời gian, đối tượng hẹp
Nhiều điều khó nói, tế nhị mà người ta dễ dàng viết trên giấy.
Chóng quên, không lưu trữ được tư liệu do giao tiếp qua cách nói thông
thường.
- Nhóm:
Khó tập hợp, khó xác định được nhu cầu và sự quan tâm chung -> khó
đưa ra thông điệp làm thỏa mãn mọi người
Kinh phí tốn kém, hiệu quả phụ thuộc vào người truyền thông
Khó khăn về tài liệu (nhóm)
3.2. Truyền thông gián tiếp:
*Ưu:
- Đối tượng tác động rộng cùng 1 lúc lan tỏa thông tin rất rộng
- Mức độ tiếp nhận thông tin sâu sắc.
- Dùng nhiều tài liệu phù hợp với nhiều đối tượng bằng các hình thức phong
phú, đa dạng, hấp dẫn tác động đến đối tượng và lưu giữ được.
- Tác động cả về lý trí và tình cảm, tìm nhiều con đường khác nhau để tác động
do vậy đạt hiệu quả cao, thuyết phục nhanh, nhiều, dễ chấp nhận.
- Tác động nhanh chóng, kịp thời, nhờ vào sự phát triển của công nghệ kĩ thuật,
thông tin đến với đông đảo công chúng đa dạng sinh động và hấp dẫn nhất.
*Hạn chế:
- Thông tin đại chúng chỉ có khả năng cung cấp kiến thức: nếu chỉ thực hiện
riêng truyền thông gián tiếp sẽ khó làm thay đổi hành vi của đối tượng.
- Khó thu được thông tin phản hồi do đó khó đánh giá được hiệu quả truyền
thông.
- Đòi hỏi phải có những phương tiện, trang thiết bị phục vụ quá trình truyền và
nhận tin như đài phát thanh, vô tuyến, đài thu thanh,..
Câu 2: 8 loại hình truyền thông đại chúng. So sánh sự giống + khác giữa
các loại
Căn cứ vào tính chất kỹ thuật và phương thức thực hiện truyền thông,
người ta chia truyền thông đại chúng thành các loại hình khác nhau:
- Sách - Truyền hình
- Báo in - Quảng cáo
- Điện ảnh - Internet
- Phát thanh - Quan hệ công chúng
1.Sách:
- Sách là một loại hình sản phẩm truyền thông đại chúng không định kỳ, được
sản xuất qua in ấn, trong đó truyền tải tri thức của con người. Trong cuộc sống
hiện nay, sách là một phần quen thuộc, thậm chí không thể thiếu đối với mỗi gia
đình và mỗi cá nhân. Tất cả các loại sách đều có một đặc điểm chung là truyền
tải thông tin thông qua chữ viết, và được con người tiếp nhận bằng thị giác.
2. Báo in:
- Báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời
sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội. Chỉ hai bộ phận: báo và tạp chí.
3. Phát thanh:
- Phát thanh (radio) là loại hình truyền thông đại chúng, trong đó nội dung thông
tin được chuyển tải qua âm thanh. Âm thanh trong phát thanh bao gồm lời nói,
âm nhạc, các loại tiếng động làm nền hoặc minh họa cho lời nói.
-Thuật ngữ phát thanh thực ra bao gồm cả hai loại hình nhỏ trong đó là phát
thanh qua làn sóng điện và truyền thanh qua hệ thống dây dẫn.
4.Truyền hình:
- Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải
thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Về kỹ thuật, truyền hình được hoạt
động theo nguyên lý cơ bản sau: hình ảnh về sự vật được máy ghi hình biến đổi
thành tín hiệu điện trong đó mang thông tin về độ sáng tối, màu sắc. Sau khi
được xử lý, khuếch đại, tín hiệu hình được truyền đi trên sóng truyền hình nhờ
máy phát sóng hoặc hệ thống dây dẫn.
- Sự xuất hiện của truyền hình như một điều thần kì trong sáng tạo của
con người, mang lại cho con người một cảm giác về một cuộc sống rất thật đang
hiện diện trước mắt.
5. Quảng cáo:
- Quảng cáo là một phương pháp truyền thông tin từ người có nhu cầu quảng
cáo qua các loại hình phương tiện truyền thông để đến với đông đảo công chúng
trong xã hội.
-Trong xã hội hiện đại, người ta bắt gặp quảng cáo ở khắp nơi, dưới mọi hình
thức, bằng mọi phương tiện. Quảng cáo đi vào cơ cấu đời sống như một yếu tố
cấu thành tất nhiên và càng ngày càng không thể thiếu.
- Chức năng chính là giải quyết nhiệm vụ marketing.
- Vai trò của quảng cáo đối với đời sống kinh tế xã hội:
• Quảng cáo là phương tiện chủ yếu đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng.
• Góp phần thúc đẩy sự phát triển, đổi mới, nâng cao hiệu dụng của hàng hóa.
• Là phương tiện thông tin chủ yếu về hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu
dùng.
6. Điện ảnh:
- Điện ảnh là một trong những phát minh vĩ đại của loài người trong quá
trình phát triển và tự hoàn thiện mình. Người ta gọi điện ảnh là nghệ thuật hình
ảnh động trên màn ảnh lớn vì thực chất đó là những hình ảnh tĩnh liên tục chiếu
lên màn ảnh đem lại ảo giác về sự vận động như cuộc sống thực.
7. Internet:
- Internet là một mạng thông tin diện rộng bao trùm toàn cầu, hình thành trên
cơ sở của kết nối giữa các máy tính điện tử, Internet được xây dựng theo cấu
hình mạng nhện để giúp cho việc truyền tin được thông suốt ngay cả khi một
đường dây bị đứt, thông qua các gateway và kênh truyền dẫn khác.
- Vai trò và đặc điểm của Internet:
• Internet là một kênh siêu thông tin toàn cầu, cho phép con người liên kết với
nhau bằng và kết nối tri thức đã tích lũy của toàn nhân loại trong một mạng lưu
thông nhất quán
• Tạo ra khả năng cung cấp thông tin trực tiếp theo đơn đặt hàng. Thông tin từ
ngay nguồn sẽ đến thẳng người khai thác mà không qua trung gian
• Internet ngoài chứa thông tin hữu ích thì cũng đang phải chứa rất nhiều thông
tin vô bổ, thiếu trung thực, thông tin được đưa lên internet mà không có chọn
lọc, gây khó khăn cho những người có nhu cầu tìm thông tin chính xác.
• Bảo mật mạng vẫn không ngăn chặn hoàn toàn được các thành phần tin tặc
và các virus. Vấn đề bảo mật thông tin vẫn còn cần phải lưu tâm
• Internet đang có nguy cơ biến thành mảnh đất cho sự độc quyền vì sự phát
triển không đồng đều giữa các quốc gia. Thậm chí còn bị biến thành một công
cụ để can thiệp chính trị.
8.Quan hệ công chúng:
- PR là một quá trình truyền thông hai chiều giữa một cá nhân/ một tổ chức và
công chúng, thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau, nhằm mục đích
là xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau giữa cả 2 phía,
từ đó tạo dựng niềm tin.
- Các công việc liên quan đến PR:
Truyền thông nội bộ • Quản lý sự kiện
• Quan hệ báo chí • Quản trị khủng hoảng
• Quan hệ cộng đồng • Tài trợ
• Quảng bá • Quan hệ nhà đầu tư
So sánh sự giống và khác nhau giữa các loại hình truyền thông:
* Giống nhau:
Là các phương tiện được sử dụng để truyền đạt thông tin một cách rộng rãi, tức
là có khả năng đưa thông tin tới đối tượng đại chúng mục tiêu.
Đều phản ánh trình độ phát triển của thời đại và đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi về
giao tiếp xã hội trong thời kỳ lịch sử đó
Đều phát huy tác dụng khi tham gia giải quyết những vấn đề mà xã hội đang đặt
ra
Khác nhau:
Loại hình Tính chất kỹ thuật Phương thức thực hiện truyền
TTĐC thông
Sách - được chế tác bằng in ấn chuyển chở thông tin thông qua hệ
- sách điện tử: truyền qua mạng máy thống chữ viết và hình ảnh, được
tính, ghi vào đĩa hoặc dưới dạng sản con người tiếp nhận bằng thị giác
phẩm kỹ thuật đơn chiếc cầm tay
Báo in được nhân bản bằng máy in và phát chuyển tải nội dung thông tin thông
hành rộng rãi trong xã hội qua văn bản in: chữ in, hình vẽ,
tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ,...
Điện ảnh những hình ảnh tĩnh liên tục chiếu mang đến công chúng xã hội rộng
lên màn ảnh đem lại ảo giác về sự rãi những thông điệp mới mẻ thông
vận động như cuộc sống thực qua hệ thống phát hành và các rạp
chiếu phim
Phát thanh - âm thanh trong phát thanh: lời nói, - nội dung thông tin được chuyển
tiếng động,... tải qua âm thanh
- Gồm: phát thanh qua làn sóng điện - chuyển tải thông tin cùng với sự
và phát thanh qua hệ thống dây dẫn biểu cảm, cho phép thể hiện trạng
thái tâm lý và thái độ tình cảm
Truyền nguyên lý hoạt động: hình ảnh được - chuyển tải thông tin bằng hình
hình ghi hình biến đổi thành tín hiệu hình; ảnh động và âm thanh
sau khi được xử lý, khuếch đại, tín - sử dụng tổng hợp tất cả các loại
hiệu hình được truyền đi trên sóng thông tin có trong báo, phát thanh,
truyền hình nhờ máy phát sóng hoặc phim ảnh,...
dây dẫn; máy thu hình tiếp nhận rồi - giao tiếp với con người bằng cả
đưa đến đèn hình hình thành hình thị giác và thính giác
ảnh trên màn hình.
Internet hình thành trên cơ sở kết nối các thông tin và kết nối nguồn tri thức
máy tính điện tử đã tích lũy của toàn nhân loại trong
một mạng lưu thông nhất quán
Quảng cáo thực hiện dưới mọi hình thức, mọi truyền thông tin từ người có nhu
phương tiện: trên đài, truyền hình, cầu quảng cáo qua các loại hình
báo, tạp chí, ngoài trời,... phương tiện truyền thông để đến
với đông đảo công chúng trong xã
hội
Quan hệ sử dụng nhiều phương tiện khác truyền thông hai chiều tới các tổ
công nhau: mạng Internet, bản tin, tạp chức và công chúng nhằm xây
chúng chí,... dựng và duy trì mối quan hệ tốt
đẹp, sự hiểu biết lẫn nhau giữa tổ
chức/cá nhân và công chúng của họ
thông qua các hoạt động truyền
thông

Câu 3: 4 hình thức truyền thông cơ bản. Đặc điểm + vai trò của từng loại
1. Truyền thông nội cá nhân (tự sự): Là quá trình trao đổi thông điệp diễn ra
trong tâm trí mỗi con người.
2. Truyền thông liên cá nhân: Là hoạt động trao đổi giữa người này và người
khác nhằm đạt được mục đích cụ thể.
3. Truyền thông nhóm: Quá trình trao đổi thông điệp giữa các nhóm người.
4. Truyền thông đại chúng: Những nhà truyền thông chuyên nghiệp sử dụng
những phương tiện kỹ thuật giao tiếp gây ảnh hưởng tới quảng đại công chúng.

Hình thức Đặc điểm Vai trò


truyền thông
Truyền Quá trình trao đổi thông điệp (test- có thể theo hoặc k
thông nội cá diễn ra trong nội tâm mỗi con theo: Truyền thông nội cá
người nhân vừa là yếu tố kích thích
nhân phát triển vừa là tiêu chí đánh
(test- có thể theo hoặc k theo: giá năng lực tư duy cá nhân.)
Diễn ra thường xuyên, liên tục ở mỗi
cá nhân. Hiệu quả của nó phụ thuộc
vào năng lực, tư chất cá nhân và môi
trường giao tiếp xã hội rõ rệt. )

Truyền Truyền thông cá nhân với cá (test : là chìa khóa cho một mối
thông liên cá nhân diễn ra giữa hai hay nhiều quan hệ tốt đẹp và lâu dài. Nếu
các cá nhân không giao tiếp với
nhân người. Yếu tố cần thiết là giữa nhau một cách hiệu quả, sẽ xảy
họ có sự tương tác mặt giáp ra các vấn đề)
mặt. Cả hai đều là nguồn phát
và người nhận thông tin
Truyền từ phía người nói thì chỉ có một là huyết mạch của sinh
thông trong hay vài người còn từ phía người hoạt nhóm và quyết định
nhóm/tổ nghe thì đông hơn nhiều. sự thành công hay thất bại
chức Ví dụ như một buổi diễn thuyết, của nhóm
một lớp học
(test: tạo ảnh hưởng trong phạm vi
nhóm nhỏ hoặc giữa các nhóm xã hội
cụ thể.Muốn đạt hiệu quả đòi hỏi các
thành viên trong nhóm cần tuân thủ
các nguyên tắc phát huy tính tích cực
chủ động tham gia bày tỏ và chia sẻ ý
kiến, suy nghĩ, kinh nghiệm, tình cảm
của mình.)

Truyền nguồn thông tin công chúng - Chức năng tư tưởng:


thông đại được khuếch đại qua các + hướng dẫn và hình
chúng phương tiện kỹ thuật để truyền thành dư luận xã hội tích
bá thật rộng và nhanh. cực
Ví dụ như báo chí, phát thanh, + giáo dục chính trị - tư
truyền hình, internet,... tưởng
(test: hình thức truyền thông – giao - Chức năng giám sát và
tiếp công chúng xã hội rộng rãi, được quản lý xã hội
thực hiện thông qua phương tiện kỹ
thuật, công nghệ truyền thông, với - Chức năng văn hóa:
phạm vi ảnh hưởng rộng lớn tới công nâng cao trình độ hiểu biết
chúng – nhóm lớn xã hội.) chung, khẳng định và phát
huy những giá trị văn hóa
tốt đẹp
- Trong kinh doanh: là
hàng hóa
- Giải trí
- Giải quyết một số dịch
vụ của XH hiện đại: giao
tiếp, tư vấn, thương mại,...
Câu 4: Vai trò của truyền thông:
Đối với chính quyền nhà nước:
Đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật
pháp đến với dân chúng, thuyết phục công chúng thay đổi về nhận thức và hành
xử đúng pháp luật.
Thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành các văn bản pháp lý; điều
chỉnh các chính sách quản lý của mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân
chúng.
Truyền thông làm cho chính phủ, những người thừa hành pháp luật được trong
sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin phản biện của các đối tượng dân
chúng trong xã hội.
Đối với công chúng:
Giúp cho người dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật trong
và ngoài nước. Giúp người dân giải trí và học tập về phong cách sống những
người xung quanh.
Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu hướng về lối sống, văn hóa,
thời trang…
Giúp cho người dân phản hồi, nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ các quyền và
lợi ích chính đáng của mình.
Đối với nền kinh tế:
Doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và
sử dụng sản phẩm và dịch vụ.
Tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn
việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển.
Là một ngành kinh tế quan trọng của một quốc gia, giải quyết công ăn việc làm
và tạo ra giá trị cho nền kinh tế.
Là công cụ giúp cho người tiêu dùng phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch
vụ của các nhà sản xuất.
Câu 5: Các mô hình truyền thông. Phân tích.
5.1. Mô hình truyền thông tuyến tính (một chiều) – Harold D.Lasswell
(1948)
Năm 1948, Harold Lasswell – nhà chính trị học nổi tiếng người Mỹ đã đưa ra
mô hình truyền thông một chiều. Mô hình này của Lasswell bao hàm những
phần tử chủ yếu của quá trình truyền thông trong đó:
S: Ai ( Source/ Sender): Nguồn, người cung cấp, khởi xướng
M: nói, đọc, viết gì (message): thông điệp, nội dung thông báo
C: kênh (channel): bằng kênh nào
R: cho ai (Receiver): người nhận, nơi nhận
E: Hiệu quả (Effect): hiệu quả, kết quả của quá trình truyền thông
Với mô hình này của Lasswell, mọi việc nghiên cứu có thể tiến hành, tập trung
vào những phần tử đó.

Người truyền Thông điệp Kênh Người nhận


thông tin
Khái niệm _ Là một người, _ Là trí thức, _ Là phương _ Là 1 người
nhóm, tổ chức cảm xúc, ý tiện, cách hay nhóm
mạng nội dung kiến,...được thức truyền người mà
thông tin nằm truyền đi tải thông thông điệp
trao đổi, lan _ Message điệp hướng tới.
truyền _ Channel _ Receiver
_ Source,
Sender,
Communicator,
Enceder
Yếu tố _ Kỹ năng _ Nội dung _ Nghe _ Kỹ năng
quyết định _ Thái độ _ Thành tố nội _ Nhìn _ Thái độ
_ Kiến thức dung _ Chạm _ Kiến thức
_ Yếu tố xã hội _ Cảm giác _ Yếu tố xã
_ Văn hóa hội
_ Văn hóa

Thông tin được đi theo một chiều từ nguồn phát đến người nhận
Nguồn phát giữ vai trò quyết định, áp đặt ý chí của mình đối với công chúng
Công chúng chỉ giữ vai trò là người tiếp nhận thông tin một cách thụ động,
không có hoặc có rất ít sự đóng góp tích cực hay sự lựa chọn các thông điệp
mình muốn
5.2. Theo lý thuyết thông tin và điều khiển học – Claude Shannon
Theo Shannon, quá trình truyền thông còn được bổ sung thêm hai yếu tố: Hiện
tượng nhiễu (noise) và phản hồi (feedback).
Do đó mô hình của Harold Lasswell có thể được bổ sung như sau:

Theo mô hình này, chúng ta có thể thấy luồng thông tin được chuyển đi theo các
bước như sau:
Người gửi xây dựng thông điệp, mã hóa thông điệp thành lời, cử chỉ, ngữ điệu,
hay những biểu tượng, ký hiệu khác.
Thông điệp được mã hóa sẽ chuyển đến người nhận có chủ ý trước thông qua
một hay nhiều kênh truyền thông.
Người nhận thông điệp sẽ giải mã thông điệp. Lý tưởng nhất là ý nghĩa giải mã
thông điệp đúng với những gì người gửi muốn trình bày.
Để hoàn chỉnh hệ thống truyền tin, cần phải có phản hồi. Phản hồi là một cách
kiểm tra sự thành công của quá trình chuyển đổi thông điệp.
Câu 6: Công thức phổ biến trong truyền thông ngôn từ và phi ngôn từ:
*Công thức SOFTEN trong truyền thông phi ngôn từ:
Smile: mỉm cười -> niềm nở
Open: cởi mở -> sẵn sàng hợp tác
Forward: cúi về phía trước -> chăm chú, tôn trọng
Touch: tiếp xúc, bắt tay, ôm hôn -> thân thiện
Eye - contact: giao tiếp bằng mắt -> trung thực
Nod: gật đầu -> đồng tình, tán thưởng
*công thức của Perry the platypus đâu ?
Câu 7: Phân biệt truyền thông và truyền bá:
Truyền thông Truyền bá
Mục tiêu Gây dựng sự chú ý và Thông báo, giúp người nhận
quan tâm của cộng đồng lĩnh hội thông tin về kết quả
về một hành động, hoạt của một hành động, hoạt động
động, sự kiện,... nào đó, sự kiện,..cụ thể
thúc đẩy tầm ảnh hưởng
của chúng tới mọi người
Đối tượng Công chúng, người dân Các nhóm đối tượng được xác
nói chung và các phương định cụ thể: một cộng đồng dân
tiện thông tin đại chúng cư nhất định, một nhóm người
nhất định
Ngôn ngữ sử Không sử dụng ngôn ngữ Sử dụng ngôn ngữ mang tính
dụng đặc biệt khoa học
Các kênh sử TV, radio, báo, thư, Hội thảo, kho lưu trữ thông tin
dụng website,... khoa học,...
Tầm ảnh hưởng Có tầm ảnh hưởng lớn, Không ảnh hưởng bằng truyền
mang tính ngắn hạn, thiên thông và chỉ ảnh hưởng trong
về mặt thương mại và kinh một vùng cộng đồng, nhóm
tế người nhất định, mang tính dài
hạn, thiên về mặt kiến thức
được lĩnh hội, tích lũy.

Câu 8: Phân biệt truyền thông và giao tiếp

Tiêu chí Truyền thông Giao tiếp


Mục tiêu Gây dựng sự chú ý và quan tâm - Truyền tải những thông điệp
của cộng đồng về một hành - Có được sự phản hồi từ người
động, hoạt động, sự kiện,... nào nghe
đó, thúc đẩy tầm ảnh hưởng của - Duy trì mối quan hệ tốt đẹp
chúng tới mọi người với người nghe

Đối Công chúng, người dân nói Người gửi và người nhận thông
tượng chung và các phương tiện thông điệp
tin đại chúng
Kênh sử TV, radio, báo, thư, website,... - Nói thì bằng cách gặp mặt đối
dụng mặt, gọi điện thoại, gặp qua
video;
- Viết thì bằng thư từ, email,
bản ghi nhớ hay báo cáo.
Quá Một chiều hoặc hai chiều Hai chiều
trình

Câu 9: Lịch sử phát triển của truyền thông:


Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người
khác thông qua các ký, tín hiệu có ý nghĩa.Việc truyền đạt thông tin cho nhau đã
diễn ra từ rất lâu trước đây.
- Thời cổ đại: Truyền thông bằng ngôn từ và phi ngôn từ:
Ký hiệu, hình vẽ được khắc trên đá trong hang động, trên vỏ cây,...
Bản viết tay
Sử dụng bồ câu để đưa thư
Dùng khói làm kí hiệu
-1440: In ấn trên giấy ra đời
- 1684: Cờ tín hiệu ( cờ hàng hải )
- 1836: Mã Morse
- 1867: Máy đánh chữ
- 1876: Điện thoại
- 1920: Phát thanh
- 1925: Truyền hình
- 1964: Xử lý VB
- 1965: Thư điện tử
- 1969: Internet
- 1996: Tin nhắn nhanh
- 2002: Mạng xã hội
Ngày nay, các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển và hiện đại hơn.
Câu 10: Phương tiện là gì ? Phương tiện truyền thông là gì ? Use khi nào ở
đâu? Ưu + nhược ?
1. Phương tiện là gì? (= Công cụ)
Phương tiện là cái dùng làm một việc gì, để đạt một mục đích nào đó.
Ví dụ : Phương tiện giao thông, các phương tiện thông tin đại chúng...
2. Phương tiện truyền thông là gì?
Phương tiện truyền thông là việc vận dụng những khả năng của cơ thể, sử dụng
những phương tiện có sẵn trong tự nhiên, nhưng công cụ nhân tạo nhằm diễn tả
và truyền tải những thông điệp từ bản thân đến người khác.
3. Các phương tiện truyền thông được sử dụng khi nào, ở đâu?
Được sử dụng khi các cá nhân hay tổ chức muốn truyền tải thông tin đến các cá
nhân hay tổ chức khác. Các phương tiện truyền thông xuất hiện ở khắp mọi nơi,
ngày càng đa dạng và có mức độ tác động lớn tới nhiều đối tượng, độ tuổi....
4. Ưu nhược điểm của các phương tiện truyền thông?
Các phương Ưu điểm Nhược điểm
tiện
1. Truyền - Trực quan, sinh động, - Chi phí đắt đỏ
hình khách hàng dễ dàng bị thu - Lặp lại quá nhiều gây khó chịu,
hút phản tác dụng
- Có lượng người xem vô
cùng lớn, tác động được đến
nhiều đối tượng
- Được coi là một phương
tiện truyền thông chính
thống

2. Báo chí - Độ tin cậy cao - Lương thông tin lớn, dễ bị


- Mức chi phí bỏ ra rẻ người đọc bỏ qua

3. Internet - Nhiều người sử dụng, tiếp - Có nhiều thông tin không chính
cận được nhiều đối tượng, độ thống, khó chiếm được lòng tin.
tuổi - Đôi khi không tiếp cận được
- Chi phí rẻ chính xác đối tượng mong muốn
- Có thể đo lường được mức - Đôi khi khách hàng cảm thấy
độ hiệu quả bị làm phiền

4. Điện thoại - Được trao đổi trực tiếp, dễ - Chi phí quá cao
trực tiếp dàng cho các bước bán hàng - Chỉ tiếp cận được một số ít
tiếp theo khách hàng
- Truyền tải một cách chi - Mất nhiều thời gian, có thể gây
tiết, cụ thể khó chịu cho khách hàng

Truyền thông Tuyên truyền


Đề cao công chúng Đề cao chủ thể
Tương tác, bình đẳng Áp đặt. một chiều
Coi trọng chia sẻ, tôn trọng khác biệt Nhấn mạnh. truyền đạt để chấp hành
Tiến tới tương đồng, bảo lưu khác biệt Tiến tới đồng nhất, xóa bỏ khác biệt
Mô hình hai, đa chiều Mô hình truyền thông 1 chiều từ trên
xuống
Là ngành kinh tế, dịch vụ, xã hội truyền Chủ yếu bao cấp vì mục đích tuyên
thông truyền chính trị.
Phương tây dùng tuyên truyền để đối Các quốc gia XHCN dùng tuyên
ngoại, truyền thông để đối nội truyền trong cả hai.

You might also like