Phạm Văn Nghĩa Nộp Bài Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

Bộ giáo dục và đào tạo

Khoa: Marketing

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-


LÊNIN

Đề tài: CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Họ và tên: Phạm Văn Nghĩa

Mã sinh viên: 11202787

Khóa: K62

Lớp: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (220)-28

Số điện thoại: 0961700492

Giáo viên hướng dẫn: TS Mai Lan Hương

Quảng Bình 05-06-2021


Bộ giáo dục và đào tạo

Khoa: Marketing

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-


LÊNIN

Đề tài: CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Quảng Bình 05-06-2021


MỤC LỤC

Tính cấp thiết

Chương I: Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0

I- Công nghiệp hóa hiện đại hóa


1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2. Tác dụng của công nghiệp hóa hiện đại hóa
3. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
4. Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
II- Cách mạng công nghiệp 4.0
1. Một số đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
2. Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam

Chương II: Thực trạng công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0

I- Một số thành tựu công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian qua
1. Về công nghiệp
2. Về khoa học công nghệ
3. Về y tế
II- Những tồn tại và hạn chế công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam trong
bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian qua

Kết luận

Tài liệu tham khảo


TÍNH CẤP THIẾT

Đất nước ta bước vào thời kì quá độ quá độ lên CNXH khi mà nền sản xuất chưa vận
động theo con đường bình thường của nó. Lịch sử đã để lại cho chúng ta một nền sản xuất
nghèo nàn và lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, lực lượng sản xuất rất thấp kém.
Nhưng ngày nay khi độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là một điều tất yếu của lịch sử,
khi giai cấp công nhân đã nắm quyền lảnh đạo cách mạng thì kết thúc các cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ cũng là lúc cuộc cách mạng XHCN bắt đầu. Cách mạng XHCN nước ta là
một quá trình biến đổi toàn diện, sâu sắc và triệt để đó là một quá trình vừa xóa bỏ cái cũ,
vừa xây dựng cái mới từ gốc đến ngọn.

Công nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình phát
triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa - xã hội của đất nước lên trình
độ mới.

Ðối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa có vai trò tạo ra điều kiện,
tiền đề vật chất - kỹ thuật cho chế độ xã hội chủ nghĩa. Ở mỗi thời kỳ lịch sử và trong
từng bối cảnh kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa có nội dung và con đường thực hiện cụ
thể. Ðối với Việt Nam trước kia, đó là quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và từ
cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.

Ðây là một quá trình kinh tế, kỹ thuật - công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng
nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên
trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh.

Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ
XX đến nay và bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Ðại hội XIII của Ðảng đề ra chủ
trương: "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa
học, công nghệ và đổi mới sáng tạo".
Chương I

CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

I- Công nghiệp hóa hiện đại hóa

1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nay, trong lịch sử đã diễn ra các loại công nghiệp hoá
khác nhau: Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.
Các loại công nghiệp hoá này, xét về mặt lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ
là giống nhau. Song chúng có sự khác nhau về mục đích, về phương thức tiến hành, về
sự chi phối của quan hệ sản xuất thống trị. Công nghiệp hoá diễn ra ở các nước khác
nhau, vào những thời điểm lịch sử khác nhau, trong những điều kiện kinh tế - xã hội
khác nhau, do vậy nội dung khái niệm có sự khác nhau. Tuy nhiên, theo nghĩa chung,
khái quát nhất, công nghiệp hoá là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu
thành một nước công nghiệp. Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn
minh nhân loại về công nghiệp hoá vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay,
Đảng ta nêu ra quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính
sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương
pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học
công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Quan niệm nêu trên cho thấy, quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung công
nghiệp hoá và hiện đại hoá trong quá trình phát triển. Quá trình ấy, không chỉ đơn
thuần phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng
ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công
nghệ hiện đại. Quá trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động
hoá, tin học hoá, mà còn sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ công truyền thống với công
nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết
định. Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu
"dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và Việt Nam tích
cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Tác dụng của công nghiệp hóa hiện đại hóa


Thực hiện đúng đắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có những tác dụng to
lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: - Tạo điều kiện thay
đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con
người đối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân
dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần quyết định sự thắng lợi của
chủ nghĩa xã hội. - Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế
của Nhà nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất, tạo
ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do toàn diện của con
người trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. - Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và
công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật
chất - kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; bảo đảm đời sống kinh tế, chính trị, xã hội
của đất nước ngày càng được cải thiện. Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế. Sự phân tích
trên cho thấy mối quan hệ gắn bó trực tiếp giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa với lực
lượng sản xuất. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là để thực hiện xã hội hóa sản xuất về
mặt kinh tế - kỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó có tác dụng, ý nghĩa quan
trọng và toàn diện. Vì vậy, Đảng ta xác định: "Phát triển lực lượng sản xuất, công
nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại ... là nhiệm vụ trung tâm"

3. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

Xây dựng nước ta thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phấn đấu để đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại.

4. Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với
phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng
hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối
đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới,
hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước
sản xuất có hiệu quả.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.

- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
bảo vệ môi trường.

- Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết hợp công
nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những
khâu quyết định.

- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển,
lựa chọn dự án đầu tư vào công nghệ.

- Kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh.

II- Cách mạng công nghiệp 4.0

1. Một số đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể

Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra, còn được nhiều chuyên gia gọi là “Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, đã bắt đầu từ những năm 2000, đặc trưng bởi sự
hợp nhất, không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh
học. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối
Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS).

Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư này đang làm thay đổi cách thức sản xuất, chế
tạo. Trong các “nhà máy thông minh”, các máy móc được kết nối Internet và liên kết
với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra
quyết định sẽ thay thế dần các dây chuyền sản xuất trước đây. Nhờ khả năng kết nối
của hàng tỷ người trên trên thế giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận
được với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi
những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người
máy, Internet kết nối vạn vật, xe tự lái, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, công
nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử.

Qui mô và tốc độ phát triển – Chưa có tiền lệ trong lịch sử nhân loại

Tốc độ phát triển của những đột phá trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là
không có tiền lệ trong lịch sử. Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây
diễn ra với tốc độ theo cấp số cộng (hay tuyến tính) thì tốc độ phát triển của cách
mạng công nghiệp lần thứ tư này là theo cấp số nhân. Thời gian từ khi các ý tưởng về
công nghệ và đổi mới sáng tạo được phôi thai, hiện thực hóa các ý tưởng đó trong các
phòng thí nghiệm và thương mại hóa ở qui mô lớn các sản phẩm và qui trình mới được
tạo ra trên phạm vi toàn cầu được rút ngắn đáng kể. Những đột phá công nghệ diễn ra
trong nhiều lĩnh vực như kể trên với tốc độ rất nhanh và tương tác thúc đẩy nhau đang
tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và ngày càng trở nên hiệu quả và thông
minh hơn.

Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động to lớn về kinh tế, xã hội và
môi trường ở tất cả các cấp – toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia. Các tác động
này mang tính rất tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều thách thức điều chỉnh
trong ngắn đến trung hạn.

Về mặt kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động đến tiêu dùng, sản
xuất và giá cả. Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người dân đều được hưởng lợi nhờ
tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí thấp hơn.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động tích cực đến lạm phát toàn cầu.
Nhờ những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng (cả sản xuất cũng như
sử dụng), vật liệu, Internet vạn vật, người máy, ứng dụng công nghệ in 3D (hay còn
được gọi là công nghệ chế tạo đắp dần, có ưu việt là giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và
chi phí lưu kho hơn nhiều so với công nghệ chế tạo cắt gọt truyền thống v.v… đã giúp
giảm mạnh áp lực chi phí đẩy đến lạm phát toàn cầu nhờ chuyển đổi sang một thế giới
hiệu quả, thông minh và sử dụng nguồn lực tiết kiệm hơn.

Từ góc độ sản xuất, trong dài hạn, cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽ tác động
hết sức tích cực. Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa
vào động lực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay cho tăng
trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào luôn có trần giới hạn.

Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghệ này đang tạo ra những thách thức liên quan đến
những chi phí điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn do tác động không đồng đều đến
các ngành khác nhau: có những ngành sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và có những ngành sẽ
phải thu hẹp đáng kể. Trong từng ngành, kể cả các ngành tăng trưởng, tác động cũng
có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, với sự xuất hiện và tăng trưởng nhanh của
nhiều doanh nghiệp tạo ra những công nghệ mới và sự thu hẹp, kể cả đào thải của các
doanh nghiệp lạc nhịp về công nghệ.

Chính vì vậy mà Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang vẽ lại bản đồ kinh tế
trên thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia dựa chủ yếu vào khai thác tài
nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi
mới sáng tạo

2. Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam

Cơ hội

Thế giới đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp 4.0, với nội dung cơ bản là tạo ra cấu
trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới
Internet của vạn vật, trí tuệ nhân tạo…

Công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ
thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; với những công nghệ đang
và sẽ có tác động lớn như công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu
mới, công nghệ tự động hóa, robot…

Đặc trưng lớn nhất của công nghiệp 4.0 là tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình
kinh tế nhờ vào sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin và Internet, mà đỉnh cao
là mạng lưới vạn vật kết nối.
Tính kết nối này đang tạo ra một xu hướng mới thường được gọi với khái niệm “kinh
tế chia sẻ”. Theo đó, các mô hình chia sẻ nguồn lực trực tiếp giữa cá nhân với cá nhân
được hiện thực hóa nhờ nền tảng công nghệ thông tin và Internet, hướng tới mục tiêu
tối ưu hóa nguồn lực toàn xã hội.
Nói một cách khác, công nghiệp 4.0 đang xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực với
thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới, sáng tạo không ngừng.

Đặc biệt, mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của cuộc cách mạng này diễn ra trên quy mô toàn
cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước đến nay và dự báo sẽ làm thay
đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới.

Cùng với đó, người tiêu dùng sẽ có được lợi ích từ việc tiêu dùng các sản phẩm chất
lượng cao hơn, giá cả cạnh tranh hơn và đặc biệt là được cá nhân hóa theo ý muốn.
Mỗi cuộc chuyển đổi cách mạng công nghiệp đều đặt ra yêu cầu phải thay đổi kỹ năng
để đáp ứng điều kiện làm việc mới và cuộc cách mạng 4.0 cũng không phải ngoại lệ.
Đối với Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là cơ hội
tốt để bứt phá.

Việt Nam đang có sự tiếp cận rất nhanh chóng về công nghiệp 4.0 khi hàng loạt các
cuộc thảo luận, nghiên cứu cho nội dung này đã được thực hiện. Nhưng điều đáng nói
hơn cả là sự tích cực và chủ động từ Chính phủ và các bộ ngành với quyết tâm “đi tắt
đón đầu” cuộc cách mạnh công nghiệp lần này.

Thách thức

CMCN 4.0 lần này cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới đối với các nước đang phát
triển như Việt Nam. Đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi
thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu
sắc hơn... Chính phủ, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo dục
tại Việt Nam cần phải nhận thức được và sẵn sàng thay đổi và có chiến lược phù hợp
cho việc phát triển công - nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế hay nguồn nhân lực trong
thời kỳ Internet vạn vật và cuộc CMCN 4.0.

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đã và đang đến. Đây là cuộc cách
mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, nó sẽ diễn biến rất nhanh, là sự kết hợp của
công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra những khả năng hoàn
toàn mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế
giới.

Cuộc cách mạng sản xuất mới này được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi quốc
gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, cũng như làm thay đổi căn
bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất
CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

I- Một số thành tựu công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian qua

Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới
trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu
vực và thế giới; đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, vị thế và uy tín của
đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Đóng góp vào những thành
quả to lớn này của phát triển đất nước có vai trò hết sức quan trọng của ngành Công
Thương với việc Việt Nam đã và đang dần khẳng định được vị thế là một trong những
trung tâm sản xuất công nghiệp của khu vực và của thế giới.

Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp có năng
lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) ở mức khá cao, thuộc vào nhóm các quốc gia có năng
lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao với vị trí thứ 44 trên thế giới vào năm 2018
theo đánh giá của UNIDO. Theo đó, trong giai đoạn 1990-2018 đã tăng 50 bậc và giai
đoạn 2010-2018 tăng 23 bậc, tăng nhanh nhất trong các nước thuộc khu vực ASEAN
và đã tiệm cận vị trí thứ 5 của Philipphin (chỉ thua 0.001 điểm), tiến gần hơn với nhóm
4 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất trong khối.

1. Về công nghiệp

Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân
với đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước,
góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm
2018. Một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo định hướng
chiến lược của ta đã trở thành các ngành công nghiệp lớn nhất đất nước, qua đó đưa
nước ta cơ bản đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu với sự dẫn dắt của
một số doanh nghiệp công nghiệp lớn như điện tử, dệt may, da giày…

Trong tổng số 32 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD vào năm 2019 hàng
công nghiệp chiếm 29/32 mặt hàng và 5/5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ
USD (điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ, máy móc, thiết bị). Một số ngành công nghiệp
hiện có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới hiện nay như dệt may (đứng thứ 7 về
xuất khẩu), da giày (thứ 3 về sản xuất và thứ 2 về xuất khẩu), điện tử (đứng thứ 12 về
xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại di động đứng thứ 2 về xuất khẩu), đồ gỗ
(đứng thứ 5 về xuất khẩu).

Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, nâng cao năng suất lao động đã đi vào thực chất hơn, ngày càng hướng vào lõi
công nghiệp hóa. Theo đó, công nghiệp tiếp tục duy trì là ngành có năng suất lao động
cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với tỷ trọng trong GDP tăng từ 26,63% năm
2011 lên 27,81% năm 2015 và 28,55% năm 2019.

Cơ cấu nội ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công
nghiệp khai khoáng (từ 36,47% năm 2011 xuống còn 25,61% năm 2019) và tăng tỷ
trọng công nghiệp chế biến chế tạo (từ 49,82% năm 2011 lên 54,57% năm 2019) và
trở thành động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp (ước VA tăng 10,99%
giai đoạn 2011-2020 và 12,64% giai đoạn 2016-2020).

2. Về khoa học công nghệ

Năm 2019, đã có 68.386 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, tăng 18%
so với cùng kỳ năm 2018; Lượng đơn sở hữu công nghiệp được xử lý tăng đột biến
(46,9% so với cùng kỳ năm 2018); cấp văn bằng bảo hộ cho 30.453 đối tượng sở
hữu công nghiệp, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm 2018 (20.251 văn bằng).
Cùng với đó, theo kết quả TĐT dân số năm 2019, tỷ lệ dân số có trình độ chuyên
môn kỹ thuật của Việt Nam đã tăng lên đáng kể so với năm 2009, tăng 5,9 điểm phần
trăm, đạt 19,2% (năm 2009: 13,3%). Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên tăng
mạnh nhất (chiếm 9,3%), gấp hơn hai lần so với năm 2009 (năm 2009: 4,4%).
Với nguồn lực tham gia hoạt động KHCN hiện có, Việt Nam đã có thêm nhiều những
thành tựu trong nghiên cứu, đổi mới sáng tạo. Theo đó, KHCN đã có những đóng góp
mạnh mẽ cho sự phát triển của các ngành chủ chốt. Cụ thể: Năm 2019, lần đầu tiên vệ
tinh do kỹ sư Việt Nam thiết kế bay vào vũ trụ; ra mắt nền tảng dữ liệu bản đồ số Việt
Nam - Vmap

3. Về y tế
Những tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh cả thế giới đang gồng mình chống đại
dịch COVID-19, Việt Nam là một trong số ít các nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng
trưởng dương. Trong kết quả đó, vai trò của KHCN đã càng ngày càng được khẳng
định với nhiều đề xuất, giải pháp sáng chế, phục vụ hiệu quả cho công tác phòng
chống dịch, như: Nghiên cứu, sản xuất thành công bộ KIT phát hiện SARS-CoV-2, đã
được Bộ Y tế cấp phép sử dụng, Vương Quốc Anh cấp giấy chứng nhận được bán tự
do tại thị trường châu Âu; Tổ chức Y tế thế giới cũng đã cấp Giấy chứng nhận chất
lượng sản phẩm vào ngày 24/4/2020. Cho đến nay, hơn 230.000 test đã được cung cấp
cho cả nước, góp phần đặc biệt quan trọng trong công tác phòng chống Covid-19 ở
nước ta.
 
Ngoài ra, với sự tham gia của KHCN, Việt Nam cũng đã nghiên cứu, sản xuất và thử
nghiệm thành công sản phẩm robot hỗ trợ y tế, giúp giảm tải công việc cho đội ngũ y
bác sỹ, giảm tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, người nghi nhiễm bệnh, qua
đó giảm lây nhiễm chéo virut Corona…

II- Những tồn tại và hạn chế công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam trong
bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian qua

Mặc dù đạt được một số thành tựu, tuy nhiên, nền công nghiệp nước ta thời gian qua
phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ yếu
phát triển theo các mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững. Những hạn chế, tồn tại của
công nghiệp Việt Nam chủ yếu gồm:

 - Tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp chưa thực sự là nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Trong nhiều năm qua, tỷ trọng của công nghiệp trong GDP thay đổi không
lớn. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp có xu hướng tăng song vẫn ở mức thấp so với
yêu cầu công nghiệp hóa.

 - Tái cơ cấu các ngành công nghiệp thực hiện còn chậm, chưa tạo ra những thay đổi
đáng kể về cơ cấu ngành, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

  - Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp, chậm được đổi mới, nhất là đối với các
doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp
nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 –
3 thế hệ, đặc biệt là trình độ cơ khí chế tạo (là trụ cột của sản xuất công nghiệp).

  - Nội lực của ngành công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài trong khi việc chuyển giao công nghệ còn hạn chế; năng lực,
hiệu quả của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước ở mức thấp.

  - Năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp còn thấp, kém xa các nước khác trong
khu vực và châu lục.

   - Chất lượng năng suất lao động ngành công nghiệp còn thấp, có khoảng cách khá
xa so với các nước khác.

- Nhiều ngành công nghiệp ưu tiên phát triển không đạt mục tiêu đã đề ra. Trong số
các ngành ưu tiên theo xác định của Chính phủ, có các ngành công nghiệp ưu tiên có
tốc độ tăng trưởng khá cao là dệt may, da – giày, thép, điện tử. Tuy nhiên, các ngành
công nghiệp này chỉ thực sự tham gia được ở một vài khâu có giá trị gia tăng thấp
trong chuỗi giá trị, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu, các sản phẩm
trung gian, máy móc thiết bị sản xuất trong khi nguồn lực nhà nước hỗ trợ các ngành
này thông qua ưu đãi về thuế là khá lớn. Nhiều ngành công nghiệp ưu tiên khác không
đạt mục tiêu đã đề ra.

- Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển.  Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ mới đáp ứng được
khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đối với các sản phẩm
chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm.
Tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết các ngành công nghiệp ở mức thấp.

- Vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp đa số tập trung vào các ngành có thời gian
hoàn vốn ngắn như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm, số dự
án đầu tư vào công nghệ cao chưa nhiều.

 - Phát triển công nghiệp gắn kết chưa chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là
nông nghiệp.

Ngành công nghiệp phát triển thiếu gắn kết chặt chẽ đã ảnh hưởng đến việc phát huy
tối đa lợi thế của các ngành kinh tế khác, trong đó đặc biệt là nông nghiệp. Giữa công
nghiệp và nông nghiệp là mối liên kết cộng sinh, không thể phát triển ngành này mà
không cần đến sự phát triển của ngành kia, và ngược lại. Đối với công nghiệp, nông
nghiệp là nguồn cung nguyên liệu đầu vào như mía, bông, trà, gạo, lúa mì… cho
ngành công nghiệp chế biến. Ngược lại, đối với nông nghiệp, công nghiệp là ngành
cung cấp công cụ lao động, máy móc thiết bị giúp nâng cao hiệu quả sản xuất như máy
kéo, máy cày, máy thu hoạch, máy bơm nước, phân bón… tăng hiệu quả tiếp cận thị
trường cho các sản phẩm nông nghiệp thông qua các hoạt động xây dựng đường sá,
chợ, siêu thị, nhà kho… Trong các chính sách phát triển công nghiệp phục vụ nông
nghiệp, nông thôn, trọng tâm là việc cơ khí hóa nông nghiệp và phát triển các ngành
công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
KẾT LUẬN

Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với các đặc điểm
khác nhau. Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, góp
phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, thúc đẩy công tác xóa đói
giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, quá trình thực hiện
CNH, HĐH thời gian qua cũng đang bộc lộ những hạn chế, đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh
tế vẫn thấp so với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và chậm được cải thiện, chất lượng
nguồn nhân lực còn thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng còn chậm phát triển. Để đẩy nhanh quá
trình CNH, HĐH đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam
cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó phải thực hiện quyết liệt quá trình chuyển đổi
mô hình kinh tế; nâng cao hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực, đẩy mạnh việc hoàn
thiện thể chế về tài chính, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, chú trọng
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh trên các cấp độ quốc
gia, địa phương, ngành và sản phẩm; tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực,
trong đó, nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát
triển KT - XH gắn với thu hút đầu tư của khu vực tư nhân, tạo cơ chế tài chính để các địa
phương thu hút các nguồn lực cho phát triển; hình thành các chính sách phù hợp để thúc
đẩy sự phát triển của các yếu tố tiền đề CNH, HĐH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Những thành tựu nổi bật trong phát triển công nghiệp góp phần quan trọng thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nxb: Ban chỉ đạo 35 Bộ
Công Thương
2. Thực trạng công nghiệp Việt Nam thời gian qua. Nxb: Bộ Công Thương
3. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – LêNin
4. CMCN4: Một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách cho Việt Nam. Nxb: TS.
Nguyễn Thắng - Giám đốc Trung tâm Phân tích & Dự báo, Viện Hàn lâm KH-XH
Việt Nam
5. Cơ hội và thách thức. Nxb: Báo nhân dân

You might also like