Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Ví dụ về tổ chức dạy học theo nhóm

Bài 41- Tiết 43: Môi trường và các nhân tố sinh thái ( Sinh học 9)
Hoạt động 1: Môi trường sống của sinh vật:
Giáo viên treo tranh vẽ hình 41.1 lên bảng yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ và
nghiên cứu thông tin mục I ( SGK) -> thảo luận theo nhóm các yêu cầu sau:
+ Trả lời câu hỏi:1, Môi trường sống của sinh vật ?
2, Có những loại môi trường sống nào?
3, Điền tiếp nội dung phù hợp vào các ô trống trong bảng 41.1
+ Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm mỗi nhóm 5-6 em mỗi nhóm có một một em
làm nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận theo yêu cầu giáo
viên đưa ra, một thư ký ghi chép nội dung thảo luận.Các nhóm thảo luận trong
thời gian 4 đến 5 phút.
- Gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình; các nhóm khác nêu
câu hỏi và ý kiến thắc mắc.
- Giáo viên nhận xét, tổng hợp và kết luận về kiến thức.
Hoạt động 2: Các nhận tố sinh thái của môi trường:
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm: Phân chia các nhân tố sinh thái
thành 2 nhóm nghiên cứu thông tin mục II (SGK) -> Thảo luận nhóm thống
nhất điền vào ô trống bảng 41.2 (SGK)
- GV nêu tên 2 nhóm nhân tố sinh thái, lấy ví dụ để học sinh hiểu sơ bộ sau đó
các em vận dụng bằng cách điền vào bảng 41.2.giáo viên giải thích thêm lý do
con người được tách riêng thành nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của
con người khác với hoạt động của động vật do sự phát triển cao về trí tuệ nên
con người tác động vào môi trường tự nhiên bằng các nhân tố xã hội. Đó là các
tác động có ý thức, có quy mô rộng lớn, vì vậy làm thay đổi mạnh mẽ môi
trường và sinh giới ở nhiều nơi.
- Gọi đại diện một số nhóm nêu kết quả điền vào bảng, các nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận.
Ví dụ về tổ chức dạy học theo cá nhân
Hoạt động 3: Nhận xét sự thay đổi của các nhân tố sinh thái:
- Học sinh hoạt động độc lập: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
1. Trong 1 ngày (từ sáng tới tối), ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi
như thế nào?
2. Ở nước ta, độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?
3. Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào ?
- Kết luật về sự ảnh hưởng của các tố sinh thái tới các sinh vật.
Hoạt động 4: Giới hạn sinh thái:
- Học sinh hoạt động cá nhân: Quan sát tranh vẽ hình 41.2 và nghiên cứu thông
tin mục III SGK, trả lời các câu hỏi sau:
1, Giới hạn sinh thái là gì ?
2, Giới hạn sinh thái ở các loài sinh vật có giống nhau không ?
Giáo viên kết luận.
Ví dụ về tổ chức dạy học cả lớp
Sau khi làm xong việc nhóm ở hoạt động 3 giáo viên giáo viên đưa ra những nhận xét
về kết quả của từng nhóm và và nhấn mạnh lại những kiến thức quan trọng nhất:
+ Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh
thái nhất định.
+ Nằm ngoài giới hạn sinh thái sinh vật sẽ yếu dần và chết.
- Giáo viên bổ sung thêm kiến thức về giới hạn sinh thái của sinh vật: Các sinh vật có
thể có giới hạn rộng với nhân tố sinh thái này nhưng có giới hạn hẹp với nhân tố sinh
thái khác, những loài có giới hạn sinh thái rộng thường phân bố rộng.

You might also like