Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Cấu trúc – Tác dụng

1. CTCT và tên gọi


- CTPT: C27H38N2O4
- Tên gọi: Verapamil
- Tên IUPAC:
1) 2- (3,4-Dimetoxyphenyl) -5- [2 - (3,4-dimetoxyphenyl) etyl-metylamino]
-2-propan-2-ylpentannitril
2) 2-(3,4-Dimethoxyphenyl)-5-{[2-(3,4 dimethoxyphenyl)ethyl]
(methyl)amino}-2-isopropylpentanenitrile
3) 5-[(3,4-Dimethoxyphenethyl)methylamino]-2-(3,4-dimethoxyphenyl)-2-
isopropylvaleronitrile
*Liên quan cấu trúc-tác dụng:

Verapamil có cấu trúc cồng kềnh phức tạp, có cấu trúc 2 nhân phenyl ở 2 đầu, ở
giữa là cầu nối alkylamin, với nhóm amin bậc 3, verapamil có tính base yếu, 2
nhóm phenyl hai đầu, verapamil không bền, khồng ổn định, khó bảo quản,

Khi tạo muối với acid clohydrid, verapamil chuyển sang dạng trung tính, không
còn tính base, thành dạng muối bào chế, nguyên liệu dược dụng để sản xuất thuốc,
dễ tan trong nước, bền hơn, ổn định hơn và dễ bảo quản hơn,
2. Tính chất lý học
- Bột kết tinh màu trắng hay gần như trắng.
- Tan trong nước, dề tan trong methanol, hơi tan trong ethanol 96 %.
- Nhiệt độ nóng chảy khoảng 144 °C.
- Hấp thụ UV, IR đặc trưng
3. Tính chất hóa học
- Tính base (N bậc 3): tạo muối với acid vô cơ, được ứng dụng để điều chế nguyên
liệu dược dụng.
- Acid kết hợp: dùng để định tính, định lượng bằng phương pháp trung hòa.
4. Kiểm nghiệm
a) Định tính:
- Phổ hấp thụ hồng ngoại
- Phổ hấp thụ tử ngoại
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Về cách kiểm tra kết quả: Vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thừ
phải phù hợp với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí và
kích thước. Phép thử chì có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2)
cho 2 vết tách rò ràng

b) Định lượng
- NaOH, EtOH, chuẩn độ 2 điểm
- Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong 50 ml ethanol, thêm 5,0 ml dung dịch acid
hydrocloric 0,01 N. Chuẩn đô bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N. Xác định điểm
kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thể. Đọc thê tích dung dịch natrị
hydroxyd 0,1 N tiêu thụ giữa hai điểm uốn cùa đường chuẩn độ.
1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N tương đương với 49,11 mg C27H38N2O4.HCl

Tác dụng chỉ định


 Chỉ định:
- Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (chỉ định chính hiện nay)
- Đau thắt ngực các dạng: Cơn đau thắt ngực ổn định hoặc không ổn định,
cơn Prinzmetal.
- Điều trị tăng huyết áp.
- Có thể dùng điều trị bệnh cơ tim phì đại.
 Chống chỉ định:
- Rối loạn dẫn truyền nặng: Blốc nhĩ thất độ 2 và 3, blốc xoang nhĩ, hội chứng
suy nút xoang (trừ khi bệnh nhân có đặt máy tạo nhịp).
- Nhịp chậm, suy tim mất bù, nhịp nhanh thất, hạ huyết áp (huyết áp tâm thu <
90 mmHg), sốc tim, rung/cuồng nhĩ do đường dẫn truyền phụ
- Dị ứng với verapamil.
- Không dùng verapamil đường tĩnh mạch cùng với thuốc chẹn beta giao cảm.
 Liều dùng
- Đau thắt ngực: Liều thường dùng là 80 - 120 mg/lần, uống 3 lần mỗi ngày.
Dạng giải phóng kéo dài có thể dùng tới liều 480 mg/ngày. Dạng kéo dài
phải nuốt nguyên viên, không nhai.
- Điều trị và phòng ngừa nhịp nhanh kịch phát trên thất: Để xử trí cắt cơn
nhịp nhanh kịch phát trên thất, thường dùng đường tiêm tĩnh mạch (dưới sự
kiểm soát liên tục về huyết áp và điện tâm đồ), liều khởi đầu là 5 - 10 mg,
tiêm tĩnh mạch chậm trong 2 - 3 phút; nếu cần thiết tiêm tiếp một liều thứ
hai 5 mg sau khi tiêm liều đầu 5 - 10 phút hoặc 10 mg sau khi tiêm liều đầu
30 phút. Liều uống để điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất là 120 - 480
mg/ngày, chia 3 - 4 lần tùy theo mức độ nghiêm trọng và đáp ứng của bệnh
nhân.
- Tăng huyết áp: Liều khởi đầu đường uống là 80 mg/lần, 3 lần mỗi ngày. Có
thể tăng liều đến 480mg/ngày. Dạng giải phóng kéo dài cũng dùng liều
tương tự.
- Dùng thuốc cho trẻ em: Lưu ý theo dõi cẩn thận, đặc biệt với trẻ sơ sinh,
liều lượng như sau:
+ Loạn nhịp trên thất: Tiêm tĩnh mạch: Trẻ dưới 1 tuổi dùng liều 100 –
200 microgam/kg; trẻ từ 1 - 15 tuổi dùng liều 100 - 300 microgam/kg (tối đa
5 mg); liều này phải tiêm trong ít nhất 2 phút, có thể lặp lại sau 30 phút nếu
thấy cần thiết; dừng ngay đường tiêm nếu đã có đáp ứng tốt. Đường uống
cho loạn nhịp trên thất hoặc tăng huyết áp ở trẻ em: Dưới 2 tuổi dùng liều 20
mg × 2 - 3 lần/ngày; trên 2 tuổi dùng liều 40 - 120 mg/lần × 2 - 3 lần/ngày
tùy theo tuổi và đáp ứng.
Tác dụng không mong muốn (ADR) Verapamil

Phản ứng không mong muốn ít xảy ra khi thuốc được dùng với liều điều trị. Một
số phản ứng gặp khi tiêm tĩnh mạch nhiều hơn khi uống thuốc.

Thường gặp, ADR > 1/100

Tuần hoàn: Hạ huyết áp, nhịp tim chậm (< 50 lần/phút), blốc nhĩ thất hoàn toàn.

Toàn thân: Ðau đầu, mệt mỏi.

Thần kinh: Chóng mặt.

Hô hấp: Khó thở.

Tiêu hóa: Táo bón, buồn nôn.

Da: Phát ban.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Ðỏ bừng.

Tuần hoàn: Bốc nhĩ thất độ 2 và độ 3, hạ huyết áp thế đứng.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000


Các thuốc đang dùng

link ảnh: https://nhathuoctayankhang.com/wp-content/uploads/2021/05/mylan-


isoptine-40mg-75-vien.jpg

Tên thuốc: Mylan Isoptine

Dạng bào chế : Viên nén , 40mg

Nơi sản xuất: Ấn Độ

Tên thuốc: Isoptine 120mg Abbott

Dạng bào chế: viên nén bao phim 120mg


Nơi sản xuất: Mỹ

Câu hỏi
Câu 1: Tại sao Verapamil lại có chỉ định chính là điều trị rối loạn nhịp tim?

Trả lời:

Tế bào của các mô cơ thể có nhiều týp vận chuyển ion can xi.
1. Týp L: là loại kênh vận chuyển ion can xi có nhiều ở màng tế bào cơ trơn  thành
động mạch (đặc biệt ở các tiểu động mạch), cơ tim. Ngoài ra nó còn có thể có
trong một số mô khác như: phế quản, dạ dày-ruột, tử cung…
2. Týp T: là loại kênh có chủ yếu ở các tế bào thần kinh tự động của tim, đặc biệt ở
nút xoang và nút nhĩ thất. Loại kênh này ít có ở tế bào cơ trơn động mạch và hoạt
động mang tính bị động nhiều hơn týp L.
3. Týp P: loại kênh này có chủ yếu ở mạng Purkinje.
4. Týp N: loại kênh có chủ yếu ở các mô thần kinh.
Verapamil là một thuốc chẹn kênh calci, ngăn cản dòng Ca2+ đi qua kênh, chậm
vào tế bào thần kinh dẫn truyền và tế bào cơ tim => tác dụng chống loạn nhịp

Verapamil có ái lực cao với các tế bào thần kinh tự động của mô các nút của tim
,nút xoang, nút nhĩ thất. Thuốc làm giảm tính tự động khử cực của các tế bào thần
kinh tự động, có tác dụng chống loạn nhịp tim mạnh, đặc biệt đối với loạn nhịp tim
trên thất. Thuốc kéo dài dẫn truyền xung động trong nút nhĩ thất và do đó, tùy theo
loại loạn nhịp nhanh, phục hồi nhịp xoang và/hoặc làm chậm tần số thất ,thuốc
chống loạn nhịp nhóm IV.
Đối với các tế bào thần kinh tự động của các nút tim và mạng dẫn truyền purkinje
chúng làm giảm nồng độ ion can xi trong tế bào làm thay đổi điện thế màng tế bào,
làm giảm tính khử cực của các tế bào thần kinh tự động này và tăng thời gian dẫn
truyền trong tim.  Như vậy thuốc đã làm giảm nhịp tim, tăng thời kỳ tâm trương
cũng như giảm nhu cầu oxy của cơ tim. Do thay đổi điện thế màng tế bào làm giảm
tính tự khử cực của các đám tế bào những ổ ngoại vị (vùng nhĩ) trong ngoại tâm
thu.
Câu 2: Thức ăn và rượu bia có tương tác tới Verapamil không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với
những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác:

- Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy
tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức
ăn, rượu và thuốc lá. Sử dụng thuốc này với bất kỳ những điều sau đây
thường không được khuyến khích, nhưng có thể là không thể tránh khỏi
trong một số trường hợp. Nếu sử dụng cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều
lượng hoặc số lần sử dụng thuốc này, hoặc cung cấp cho bạn các hướng dẫn
đặc biệt về việc sử dụng các thực phẩm, rượu, thuốc lá. Thuốc lá. Sử dụng
thuốc này với bất kỳ những điều sau đây có thể gây tăng nguy cơ tác dụng
phụ nhất định nhưng có thể là không thể tránh khỏi trong một số trường hợp.
Nếu sử dụng cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc số lần sử
dụng thuốc này, hoặc cung cấp cho bạn các hướng dẫn đặc biệt về việc sử
dụng các thực phẩm, rượu, thuốc lá.
- Ethanol;
- Quả bưởi.

You might also like