Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Thành viên Team BUN_DAU:

1. Lê Đức Phú
2. Nguyễn Như Nhi Trang
3. Đặng Thị Vân Dung
4. Phan Thị Khánh Hạ
5. Bùi Thị Phượng Linh

—-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Quản trị là quá trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu
của tổ chức trong môi trường luôn thay đổi. Trọng tâm của quá trình này là sử dụng một cách
có hiệu quả và hiệu suất nguồn lực có giới hạn.Và các hoạt động quản trị như thế luôn tồn tại
trong đời sống của con người. Thông qua bộ phim hoạt hình ngắn “For the birds”, chúng ta sẽ
có thêm nhiều góc nhìn về vấn đề ý nghĩa và bài học của quản trị trong thực tiễn.

Xét khía cạnh đầu tiên chính là tính tính khoa học và tính nghệ thuật của quản trị. Xuyên suốt
“For the birds” là sự hiện hữu giữa hai tuyến nhân vật chính là các chú chim nhỏ và một chú
chim lớn. Khi chú chim lớn xuất hiện, những chú chim nhỏ đã có thái độ đàn áp và tìm cách
loại trừ. Điều này có thể dễ dàng giả tưởng trong mô hình doanh nghiệp: cách sử dụng một
nhân tố và giải quyết vấn đề thuộc phạm trù của nhà quản trị. Với trường hợp trên, nó đã
phản ánh việc đưa ra quyết định của các nhà quản trị cấp cao, hoặc người lãnh đạo mang tính
chủ quan, phụ thuộc vào cảm xúc, tầm nhìn hạn hẹp. Quay lại với khái niệm quản trị, chúng
ta có thể thấy phương thức hoạt động này hướng đến việc đảm bảo kết quả thực hiện, tuy
nhiên trong bộ phim, các chú chim nhỏ đều gặp thất bại sau khi cố gắng đàn áp một nhân tố.
Từ đấy, sự thiếu sót lớn đối với một nhà quản trị chính là thiếu hiểu biết về cơ sở lý thuyết
tính khoa học và tính nghệ thuật của quản trị và ứng dụng điều đấy vào thực tiễn. Nếu khoa
học quản trị cung cấp cho nhà quản trị tư duy hệ thống thì nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức
để vận dụng cho phù hợp trong từng lĩnh vực, tình huống cụ thể. Hai yếu tố trên luôn góp
phần vào sự thành công của một mô hình kinh doanh, mất đi một trong hai yếu tố sẽ dẫn đến
thất bại.

Từ cơ sở trên, khía cạnh thứ hai cần được bàn luận thêm là vấn đề kỹ năng của nhà quản trị.
Để thực hiện nhiệm vụ quản trị có hiệu quả, nhà quản trị cần phải có những kỹ năng nhất
định. Trong mô hình kinh doanh giả tưởng từ bộ phim trên, hành động của chú chim nhỏ với
chú chim lớn đã thể hiện việc thiếu kỹ năng nhân sự. Nhà quản trị phải thực hiện công việc
của mình thông qua những người khác nên kỹ năng nhân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng,
phản ánh khả năng lãnh đạo của nhà quản trị. Dây chuyền hệ thống là một tổng thể vận hành
các yếu tố để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt chuẩn mục như mục tiêu ban đầu đề ra, thế
nhưng trong giai đoạn vận hành, một nhánh nhỏ không hoạt động được sẽ ảnh hưởng đến chu
trình toàn mạch và kỹ năng nhân sự từ nhà quản trị đóng vai trò sử dụng, liên kết, tạo ra môi
trường tốt nhất để thu hút sự cống hiến của người khác. Bởi vậy, không thấu đáo được vấn đề
trên thì doanh nghiệp sẽ gặp phải hậu quả nặng nề như kết cục của những chú chim nhỏ.

Trong vấn đề kỹ năng của nhà quản trị, một kỹ năng mà chúng ta có thể nhìn nhận là kỹ năng
tư duy từ nhà quản trị cấp cao. Kỹ năng này thể hiện tầm nhìn bao quát bức tranh tổng thể,
những vấn đề phức tạp của toàn bộ tổ chức và biết cách làm cho các bộ phận trong tổ chức
gắn bó với nhau. Nghiễm nhiên, kỹ năng này thuộc về những nhà quản trị cấp cao. Trong
“For the birds”, những chú chim nhỏ xuất hiện với số lượng nhiều nhưng chú chim lớn chỉ
xuất hiện một. Vấn đề được đặt ra ở đây các chú chim trên thiếu một chú chim lãnh đạo. Sự
mâu thuẫn giữa các thành viên như thế đã dẫn đến kết quả dở khóc dở cười như cuối phim.
Đặt trong mô hình kinh doanh, đây là một tổ chức không có tính hệ thống ví thiếu vai trò của
nhà lãnh đạo, hoặc có thể gọi là nhà quản trị cấp cao. Kỹ năng tư duy của nhà quản trị này sẽ
định hướng được sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Thiếu đi người giữ vai trò
lãnh đạo, sự sụp đổ của một tổ chức xảy ra là điều tất yếu và một tổ chức cũng không bao giờ
hoàn thiện.

Tóm lại, thông qua bộ phim ngắn “For the birds”, chúng ta ngẫm thêm được về vai trò và ý
nghĩa của tính khoa học và nghệ thuật của quản trị, kỹ năng của nhà quản trị (ở mảng kỹ năng
nhân sự và kỹ năng tư duy), đặc biệt cơ cấu hoàn thiện của một tổ chức cần phải có một nhà
lãnh đạo/nhà quản trị cấp cao để định hướng phát triển.

You might also like