Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

1

TIỂU LUẬN

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA


GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
ĐỐI VỚI SINH VIÊN THUỘC CỘNG ĐỒNG LGBT+

NHÓM 5
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: Huỳnh Ngọc Chương

Năm học 2021 – 2022


2

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐỐI VỚI SINH VIÊN THUỘC CỘNG ĐỒNG LGBT+

Tỷ lệ đóng
Thành viên MSSV Phần nội dung góp cho đề
tài
Kết quả nghiên cứu
Kết luận: Câu hỏi nghiên cứu
Nguyễn Bích Ngọc K204081581 20%
(2), Hướng nghiên cứu trong
tương lai
Phương pháp nghiên cứu
Nguyễn Thu Phương K204081591 Kết luận: Câu hỏi nghiên cứu 20%
(1), Hạn chế

Tóm tắt
Các khái niệm nghiên cứu liên
Vũ Thành Nam K204081577 20%
quan
Tổng hợp và thiết kế tiểu luận

Tổng quan về đề tài nghiên


Nguyễn Thị Nguyệt Hà K204081561 20%
cứu

Khung phân tích trong nghiên


Lê Ngọc Huyền Vân K204081600 20%
cứu
3

MỤC LỤC

TÊN ĐỀ TÀI 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC HÌNH 6
TÓM TẮT 7
PHẦN MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
1. Bối cảnh và lý do chọn đề tài 8
2. Mục tiêu nghiên cứu 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu 9
4. Đóng góp của đề tài 9
5. Kết cấu đề tài 9
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 10
1.1. Các khái niệm có liên quan 10
1.2. Nền tảng lý thuyết 12
1.2.1. Thuyết thái độ 12
1.2.2. Thuyết dị tính 12
1.3. Lược khảo các nghiên cứu đi trước 12
1.4. Khung phân tích đề xuất 15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Quy trình nghiên cứu 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.3. Phương pháp lấy mẫu 21
2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
4

3.1. Thái độ chung 23


3.2. Quê quán 24
3.3. Tôn giáo 24
3.4. Thâm niên giảng dạy 25
3.5. Xu hướng tính dục 26
PHẦN KẾT LUẬN 27
1. Kết luận 27
1.1. Thái độ chung của giảng viên đối với sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+ 27
1.2. Những nhân tố tác động đến thái độ của giảng viên đối với sinh viên thuộc
cộng đồng LGBT+ 27
2. Hạn chế 28
3. Hướng nghiên cứu trong tương lai 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Bảng tổng hợp lược khảo các bài nghiên cứu trước 13
6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Khung phân tích bài nghiên cứu gốc 16

Hình 2 Khung phân tích liên quan 1 17

Hình 3 Khung phân tích liên quan 2 17

Hình 4 Khung phân tích liên quan 3 18

Hình 5 Khung phân tích liên quan 4 19

Hình 6 Khung phân tích liên quan 5 18

Hình 7 Khung phân tích cuối cùng của đề tài 19


7

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu nhằm xác định: Thái độ của giảng viên đối với sinh viên thuộc cộng
đồng LGBT+ và những nhân tố tác động đến thái độ của giảng viên đối với sinh viên
thuộc cộng đồng này.
Qua quá trình lược khảo và tham khảo các khung phân tích từ những nghiên cứu đi
trước, chúng tôi đã đưa ra 4 nhân tố có thể tác động đến thái độ của giảng viên đối với
sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+ để phân tích: (1) Quê quán, (2) Tôn giáo, (3) Thâm
niên giảng dạy và (4) Xu hướng tính dục.
Nhằm có được dữ liệu đáng tin cậy và chất lượng, bài nghiên cứu đã sử dụng
phương pháp tiếp cận định tính. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành liên hệ và phỏng vấn trực
tiếp 5 giảng viên thông qua các câu hỏi khảo sát đã chuẩn bị cùng với việc gửi các câu
hỏi trả lời tự luận qua văn bản cho 20 giảng viên.
Sau khi phỏng vấn các giảng viên thuộc Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của đề
tài, chúng tôi tiến hành tổng hợp dữ liệu và phân tích định tích qua 2 bước: (1) Tóm tắt
và diễn giải lại thông tin dữ liệu, (2) Vận dụng phần diễn giải để đưa vào những đánh giá
và nhận xét cá nhân nhóm về đặc tính, xu hướng, nguyên nhân của kết quả khảo sát. Sau
cùng đưa ra quả và kết luận cho đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, thông qua việc nhận và đánh giá kết quả từ bài nghiên cứu, nhóm nhận
thức và chỉ ra các hạn chế của đề tài ở thời điểm hiện tại, từ đó có những hướng nghiên
cứu tiếp theo để phát triển đề tài trong tương lai.
8

PHẦN MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Bối cảnh và lý do chọn đề tài


Như tất cả chúng ta đều biết, với xu hướng hiện đại của cuộc sống ngày nay, giới
trẻ, đặc biệt là sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+ đã cởi mở và thoải mái hơn khi chia sẻ
về chủ đề giới tính/xu hướng tình dục cũng như chú trọng đề cao việc thể hiện đúng bản
thân mình. Xã hội Việt Nam tuy đã có cái nhìn thoáng hơn về LGBT+, song, những sinh
viên thuộc cộng đồng này - nhóm thiểu số trong các trường Đại học, luôn đứng trước
nguy cơ bị đánh giá và phân biệt đối xử. Và giảng viên đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo nên trải nghiệm học đường của sinh viên. Mục đích của nghiên cứu này là giúp chúng
ta đánh giá và có cái nhìn thực tế hơn về thái độ của giảng viên đối với sinh viên thuộc
cộng động LGBT+ ở thời điểm hiện tại.
Lý giải cho việc chọn đề tài này, nhóm nghiên cứu nhận ra có rất nhiều đề tài về
cộng đồng LGBT+ dưới góc nhìn của sinh viên hay phụ huynh,... nhưng đứng dưới góc
độ của giảng viên thì còn khá ít. Vậy nên, một đề tài tuy có vẻ đã phổ biến nhưng lại được
nghiên cứu khi đứng dưới góc độ mới mẻ sẽ tạo nên tính hấp dẫn và độc đáo cho đề tài
của chúng tôi. Ở thế giới, việc nghiên cứu đề này tài này giúp mọi người có cái nhìn
khách quan về thái độ của giảng viên đối với sinh viên cộng đồng LGBT+.
Nhưng những đề tài về cộng đồng LGBT+ gần đây không xuất hiện nhiều tại Việt
Nam như thời gian trước.
Vậy nên, như tôi đã trình bày ở trên, đề tài của chúng tôi sẽ giải quyết được khách
quan và tính cập nhật về thái độ của giảng viên đối với sinh viên thuộc cộng đồng
LGBT+, cũng như đảm bảo tính hấp dẫn khi nghiên cứu dưới góc độ của giảng viên - một
góc độ mới đối với Việt Nam. Từ đó, giúp chúng ta đánh giá chính xác sự công bằng và
trải nghiệm học đường của sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+ trong cuộc sống hiện đại
ngày nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu


- Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu thái độ của giảng viên đối sinh viên thuộc cộng đồng
LGBT+ trong trường đại học Kinh tế- Luật
- Mục tiêu cụ thể: Phân tích các tác nhân tác động đến thái độ của giảng viên thuộc
trường đại học Kinh tế- Luật đối với sinh viên LGBT+

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu
9

Để thực hiện được đề tài “Thái độ của giảng viên đối với sinh viên thuộc cộng đồng
LGBT”, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn những giảng viên thuộc trường Đại học
Kinh tế- Luật. Trong đó, đối tượng phân tích chính của đề tài này là những nhân tố ảnh
hưởng đến thái độ của giảng viên trường Đại học Kinh tế- Luật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong điều kiện thời gian và không gian không thuận lợi, và bước đầu tập làm
nghiên cứu khoa học, năng lực còn hạn chế nên nhóm nghiên cứu chỉ tập trung thực hiện
trong trường đại học Kinh tế- Luật , là nơi mà các giảng viên đang giảng dạy, cũng như
tiếp xúc và quan sát những bạn sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+.

4. Đóng góp của đề tài


- Ý nghĩa khoa học: Hướng nghiên cứu về thái độ của giảng viên đối với sinh viên thuộc
cộng đồng LGBT+ là vấn đề khá hấp dẫn và mới lạ.Nghiên cứu này góp phần làm sáng
tỏ thực tế thái độ của giảng viên và các tác nhân tác động lên thái độ ấy.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả giúp chúng ta thấy rõ được thái độ của các giảng viên như
thế nào đối với sinh viên LGBT+, và từ đó chúng ta cũng nên có nhận thức và thái độ
phù hợp, kết hợp với những người thuộc LGBT+ hòa nhập sống chung sống tốt với xã
hội.

5. Kết cấu đề tài


Đề tài bao gồm: 
PHẦN MỞ ĐẦU: Tổng quan về đề tài nghiên cứu để tóm lược các kiến thức và nội dung
khái quát của chủ đề như bối cảnh, lí do lựa chọn đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên
cứu,...
PHẦN NỘI DUNG: Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: chương này giải thích các lý
thuyết liên quan và nền tảng lý thuyết về LGBT+, chỉ rõ vấn đề cần được giải quyết và
đưa ra mục tiêu nghiên cứu từ vấn đề đó.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu: quy trình và những phương pháp được áp
dụng để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu nằm trong chương này
Chương 3: Kết quả nghiên cứu: Sau khi các cuộc khảo sát, phỏng vấn được tiến
hành, các kết quả cho ra được trình bày đầy đủ trong chương này. Các khảo sát về các
nhân tố quê quán, tôn giáo, thâm niên giảng dạy, xu hướng tính dục và thái độ chung.

PHẦN KẾT LUẬN:  Với những kết quả thu được ở chương 3, chương 4 tổng hợp những
kết luận phục vụ cho câu hỏi nghiên cứu. Bên cạnh đó chỉ ra những hạn chế của bài làm
và hướng nghiên cứu tương lai.
10

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm có liên quan


1.1.1.Xu hướng tính dục
Xu hướng tình dục là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ đặc trưng về cảm xúc của
một người, cùng với đó là sự hấp dẫn tình dục của họ đối với những người thuộc một giới
tính cụ thể (giới nam hay giới nữ). Yếu tố tình dục được xem là một trong những yếu tố
quyết định nên con người của mỗi chúng ta. Bên cạnh phục vụ cho mục đích sinh sản hay
duy trì nòi giống, tình dục còn thể hiện cách nhìn nhận về bản thân của mỗi chúng ta và
cách chúng ta nhìn nhận những người khác.
Xu hướng tính dục phổ biến nhất là dị tính (tức xu hướng chỉ thích nam hoặc chỉ
thích nữ). Trước đây, khi nhắc tới xu hướng tính dục ngoài dị tính (tức xu hướng chỉ thích
nam hoặc chỉ thích nữ), người ta sẽ thường chỉ biết đến đồng tính nam (thường được gọi
ngắn gọn là “gay”) hoặc đồng tính nữ (thường được gọi ngắn gọn là “les”). Tuy nhiên,
trên thực tế tồn tại nhiều hơn các xu hướng tính dục ngoài dị tính bên cạnh hai xu hướng
tính dục trên. Những người có xu hướng tính dục ngoài dịnh tính được gọi chung là
LGBT+ (hay LGBTQ+).
Xu hướng tính dục liên quan đến cảm xúc và ý thức về bản sắc của một người; nó
không nhất thiết phải là thứ gì đó gây chú ý cho người khác. Mọi người có thể có hoặc
không hành động dựa trên những điểm hấp dẫn mà họ cảm thấy.
Phần lớn các nhà khoa học đều cho rằng xu hướng tình dục là kết quả của sự hoà
trộn của các yếu tố khác nhau bao gồm nội tiết tố, tình cảm, môi trường và yếu tố sinh
học. Hay hiểu theo một cách khác, nhiều yếu tố góp phần tạo nên xu hướng tình dục của
một người và những yếu tố này có thể khác nhau giữa những người khác nhau.
Đồng tính hay song tính nguyên nhân không bắt nguồn từ cách nuôi dạy con cái của
phụ huynh hay do những biến cố xảy ra với chúng khi còn bé. Trở thành một người đồng
tính hay song tính không đồng nghĩa với việc họ bất bình thường hay có bất cứ vấn đề gì
về sức khoẻ. Tuy là vậy, phần lớn vẫn phải đối mặt với cái nhìn không thiện cảm và ngay
cả sự kì thị của những người xung quanh.
Ngày nay, thái độ kỳ thị đối với những người có xu hướng tính dục khác với dị tính
vẫn tồn tại dù đã giảm đi rất nhiều. Ở nhiều quốc gia phương Tây đã áp dụng nhiều hình
phạt cho hành vi xâm phạm và phân biệt đối xử với người đồng tính thông qua luật hiến
pháp và các hiệp định quốc tế thuộc quyền bảo vệ Nhân quyền. Bên cạnh đó còn tồn tại
11

nhiều trường hợp những người có xu hướng tính dục ngoài dị tính tự mình tạo ra khoảng
cách với cả cộng đồng LGBT+.
1.1.2.LGBT+
Khái niệm LGBT+ hay LGBTQ+ được hiểu là cộng đồng những người có xu hướng
tính dục ngoài dị tính nói chung. LGBT+ là viết tắt của các chữ cái đầu các xu hướng đó:
Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (song tính), Transgender (chuyển
giới) và Queer (không nhận mình theo xu hướng nào) hoặc Questioning (đang xác định xu
hướng). Biểu tượng dấu cộng được thêm vào phía sau đại điện cho các nhóm xu hướng
khác hiện đang tồn tại như: Asexual (vô tính), Intersex (liên giới) hay Non-binary (phi nhị
nguyên giới), v.v...

Lesbian
Định nghĩa về xu hướng này được dùng khi một người phụ nữ bị hấp dẫn về thể chất lẫn
tinh thần bởi một người phụ nữ khác. Thậm chí, một số người đồng tính nữ còn được xác
định là đồng tính nam hoặc là phụ nữ đồng tính nam.

Gay
Đây tính từ được dùng để để chỉ bộ phận những người là nam có sức hấp dẫn về thể chất
lần tinh thần với nhau.

Bisexual
Thuật ngữ này được dùng cho những người bị hấp dẫn về thể chất lẫn tinh thần bởi cả
những người cùng giới hoặc khác giới. Mức độ song giới tính của mỗi người có thể khác
nhau và ranh giới giữa người dị tính và song tính cũng rất mong manh vì trên thực tế, hầu
như tất cả mọi người đều có một chút cảm xúc gì đó với người cùng giới với mình mặc dù
mang xu hướng tính dục dị tính.

Transgender
Một thuật ngữ chung để chỉ những người có biểu hiện về cảm xúc, tinh thần, tình cảm
khác với giới tính sinh học của họ khi sinh ra. Trên thực tế, có nhiều bác sĩ đã kê đơn
thuốc nội tiết tố cho những người chuyển giới để giúp cơ thể họ phù hợp với bản dạng
giới của họ. Một số khác thì tìm đến phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải tất
cả người chuyển giới đều có thể hoặc sẽ thực hiện chúng, việc một người có phải là người
chuyển giới hay không không phụ thuộc vào ngoại hình của họ.

Queer
Đây là một tính từ được sử dụng bởi một số người có xu hướng tình dục không chỉ là dị
tính. Thông thường, đối với những người xác định là đồng tính luyến ái, các thuật ngữ
12

đồng tính nữ, đồng tính nam và song tính được cho là quá hạn chế và/hoặc chứa đầy hàm
ý văn hóa mà họ cảm thấy không thể dùng cho họ. Một số người có thể sử dụng “queer”
hoặc “genderqueer” để mô tả bản dạng giới hoặc biểu hiện giới tính của họ.

Questioning
Đôi khi, Q được nhìn thấy ở cuối LGBT, nó cũng có nghĩa là nghi vấn. Thuật ngữ này mô
tả một người nào đó đang đặt câu hỏi về xu hướng tình dục hoặc bản dạng giới của họ.

1.2. Nền tảng lý thuyết


Lý thuyết nền tảng là một hệ thống khái niệm về các nhân tố và mối quan hệ giữa
các nhân tố này. Lý thuyết nền tảng này giúp hiểu được những cái cốt lõi nhất của đề tài
nghiên cứu, từ đó mới hiểu sâu rộng hơn vấn đề.
Với đề tài nghiên cứu này, nhóm đã sử dụng những lý thuyết nền tảng sau
1.2.1.Thuyết thái độ
Để thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của giảng viên đối với sinh
viên thuộc cộng đồng LGBT+”, nhóm nghiên cứu tiến hành tìm hiểu những thuyết liên
quan đến thái độ. Mô hình thái độ ba bên hay đa thành phần cho rằng thái độ liên quan
đến nhận thức, tình cảm và hành vi (Maio & Haddock 2015). Nhận thức đề cập đến
những suy nghĩ và niềm tin gắn liền với thái độ. Tình cảm dùng để chỉ tình cảm, cảm xúc
gắn với thái độ. Hành vi đề cập đến những trải nghiệm trong quá khứ, hiện tại và tương
lai liên quan đến thái độ. Bên cạnh đó, lý giải cho những câu trả lời nhận được mang tính
đại khái, chung chung từ đối tượng nghiên cứu, những nghiên cứu đi trước cho rằng thái
độ có thể được biểu hiện rõ ràng hoặc ẩn ý (Ranganath & Nosek 2007). Dù là thái độ rõ
ràng hay ngầm hiểu thì nó đều có thể tác động đến nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân.
1.2.2.Thuyết dị biệt (thuyết lệch pha)
Thuyết dị biệt là một trường phái quan điểm xuất hiện vào đầu những năm 1990
nhằm phê phán tính chuẩn mực tính dục và tính cực đoan của độc tôn dị tính. Không chỉ
dừng lại ở mặt tự nhiên sinh học, thuyết dị biệt đặt tình trạng giới tính và quan hệ tính dục
của con người trong tiến trình phát triển xã hội. 
Theo Teresa de Lauretis (1996), thuyết dị biệt lý giải ba điều cốt lõi:
 Dị tính không phải xu hướng tính dục độc tôn
 Đồng tính nam và đồng tính nữ là hai lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt
 Nhận diện và giải quyết những định kiến xuất phát từ tư tưởng độc tôn dị
tính
Thuyết dị biệt là một học thuyết nền tảng để tiếp cận các vấn đề xoay quanh cộng
đồng LGBT+. Nó là công cụ cung cấp cho “giới” một sự đánh giá lại: rộng hơn, sâu hơn
và công bằng hơn.

1.3. Lược khảo các nghiên cứu đi trước


13

Lược khảo là việc trình bày tổng quan những nghiên cứu trước đây về chủ đề muốn
nghiên cứu và những câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu. Nhóm đã tiến hành lược
khảo tổng cộng tất cả 35 bài nghiên cứu, trong đó có 20 bài gốc và 15 bài có liên quan.
Một số các nghiên cứu đi trước trong những năm gần đây (2019-2021) mà nhóm đã
lược khảo và được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1 Bảng tổng hợp lược khảo các bài nghiên cứu trước

Câu hỏi nghiên


ST Bài nghiên Tác giả
cứu/ Mục tiêu Kết quả nghiên cứu
T cứu (năm)
nghiên cứu

“The major results of the study


show that the teachers have the
Teachers’ degree to accept the LGBTQ
Acceptance of students, they're connected to
Lesbian, Gay, Find out the their teacher's approval with the
Greg T.
Bisexual, acceptance of level of equal practice, these
1 Teodoro
Transgender, the teacher for students.
(2021)
and Queer LGBT. Tell them that they've been
(LGBTQ) accepted by their teachers
Students because later treated them like
normal and equal to the other
students."

Men are more prejudiced against


homosexuality than women;
This study
Knowledge they show less willingness to
investigated the
and Perception accept the LGBTQ+ community
understanding
of Trainee Perez & and have worse behavior
and awareness
2 Teachers Jorge towards the LGBTQ+
of intern
towards the (2020) community. There is still a great
teachers towards
LGBTQ + lack of understanding about the
the LGBTQ+
Community LGBTQ+ community and other
community
sexual orientations and
identities. together.
14

To examine
L. S. Discrimination is widely
reported
Casey, S. experienced by LGBTQ adults
experiences of
Discrimination Reisner, across health care and other
discrimination
in the United Mary T G domains, especially among
against lesbian,
States: Findling, racial/ethnic minorities. Policy
gay, bisexual,
Experiences of R. and programmatic efforts are
transgender, and
3 lesbian, gay, Blendon, needed to reduce these negative
queer (LGBTQ)
bisexual, J. Benson, experiences and their health
adults in the
transgender, Justin M. impact on sexual and/or gender
United States,
and queer Sayde, minority adults, particularly
which broadly
Americans Carolyn E. those who experience
contribute to
Miller compounded forms of
poor health
(2019) discrimination.
outcomes.

In order to know
the recent views
or perspective
of people
towards lesbian
Knowledge &
gay bisexual
Perception Of
and transgender
Medical A result has shown that majority
(LGBT) a study
Students of respondents have accept and
Ramya is conducted.
Towards The support LGBT people. There
Madarapu, The study
LGBT were no much significant
K. Pratap, investigated
(Lesbian, Gay, differences. The findings from
4 T. Padma, attitudes toward
Bisexual & this study can be used to acquire
V. Kalyan, LGBT by
Transgender) knowledge to people about
P. Srikanth surveying 200
Patients & societal attitudes to decrease any
(2019) students from
Their Rights: oppression or gender
Mamata college
A Cross discrimination.
Khammam in
Sectional
2019 to
Study.
determine
student’s
perceptions
regarding LGBT
community.
5 A Gap Shally This work It was found that the attitude of
Analysis of Dabra explores the gap the teachers was quite positive
the Perception (2021) between the whereas that of students was
of College attitude of more towards neutrality. The
15

Teachers and college teachers


Students and students difference between the attitude
towards the towards The of teachers and students was
LGBT LGBT found to be significant.
Community community.
Abstract
Bisexual People
of Color (POC)
may experience
Relationships
greater barriers
Between Corey E. Amongst some participants,
in connecting to
Social Flanders, greater rates of binegativity
social support
Support, Sarah were associated with worse
compared to
Identity, Shuler, depression and anxiety
White sexual
6 Anxiety, and Sophie A. symptoms. The current findings
minority people
Depression Desnoyers, support that young bisexual
and
Among Young Nicole A. POC are able to effectively
heterosexual
Bisexual VanKim utilize positive sources of social
racial or ethnic
People of (2019) support.
minority people
Color
due to multiple
intersecting
experiences of
marginalization.

1.4. Khung phân tích đề xuất


Để câu hỏi nghiên cứu được giải đáp, bắt buộc phải có khung phân tích chung cho
cả đề tài. Toàn bộ đề tài sẽ đi tìm hiểu và xây dựng theo hướng mà khung nghiên cứu đã
đưa ra, tránh trường hợp đi lệch hướng.
Các bước để nhóm xây dựng khung phân tích cho đề tài:
Bước 1: Chọn 1 khung phân tích gắn liền hoặc có liên quan đến đề tài (dựa trên
khung phân tích của bài gốc).
Khung phân tích gốc giúp hình dung được bản chất của dữ liệu, nguồn dữ liệu, từ đó tiến
hành tiến trình thu thập, phương thức xử lý để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Tuy
nhiên, khung phân tích gốc chưa bao hàm cũng như nêu rõ hết được các nhân tố ảnh
hưởng đến thái độ của giảng viên đối với sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+. Dựa vào
khung phân tích gốc để có cơ sở điều chỉnh khung phân tích cho đề tài đầy đủ nhất.
16

Hình 1 Khung phân tích bài nghiên cứu gốc

Bước 2: Lấy khung phân tích cơ sở (khung phân tích bài gốc) + kết hợp với các
khung phân tích có liên quan. Tìm hiểu, chọn lọc một số nhân tố quan trọng, có tác động
lớn đến thái độ của giảng viên đối với sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+.
Ví dụ: Ở khung phân tích bài “Knowledge & Perception Of Trainee Teachers Towards
the LGBT Community”, qua nghiên cứu và tìm hiểu thì nhóm chọn được nhân tố Xu
hướng tính dục, Tôn giáo và Độ tuổi là có ảnh hưởng lớn. Còn những nhân tố còn lại có
ảnh hưởng nhưng chỉ một phần không đủ lớn nên nhóm đã lược bỏ qua. Tương tự như
những khung phân tích còn lại

Hình 2 Khung phân tích liên quan 1


17

Hình 3 Khung phân tích liên quan 2

Hình 4 Khung phân tích liên quan 3


Hình 5 Khung phân tích liên quan 4
18

Hình 6 Khung phân tích liên quan 5

Bước 3: Hoàn thiện khung phân tích của đề tài.


Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu và chọn lọc thì thu thập được các nhân tố thật sự ảnh
hưởng đến thái độ của giảng viên đối với sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+. Tổng hợp
lại và bổ sung hoàn chỉnh cho khung phân tích đề xuất của đề tài. Bước này là bước nền
tảng quan trọng để bắt đầu quy trình nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu.
Hình 4 Khung phân tích cuối cùng của đề tài
19

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Quy trình nghiên cứu


Quy trình nghiên cứu của nhóm đã trải qua các giai đoạn như sau:
- Lựa chọn đề tài nghiên cứu
- Đặt vấn đề nghiên cứu
+ Xác định câu hỏi nghiên cứu
+ Xác định phạm vi nghiên cứu
- Lược khảo lý thuyết và các khung lý thuyết liên quan
- Xây dựng khung phân tích
- Xác định phương pháp nghiên cứu
+ Thiết kế bảng hỏi
+ Thực hiện phỏng vấn
- Trình bày kết quả nghiên cứu
- Đưa ra kết luận đề tài

2.2. Phương pháp nghiên cứu


Bài nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu thái độ chung của giảng viên và đặc
biệt là các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của giảng viên đối với sinh viên thuộc cộng
đồng LGBT+ cho nên nhóm nghiên cứu đã lựa chọn và sử dụng phương pháp đo lường
định tính là phương pháp nghiên cứu trung tâm cho đề tài này.
Chủ đề LGBT+ trong xã hội nói chung và môi trường học thuật nói riêng là một chủ
đề nhạy cảm. Hơn nữa, trong phạm vi nguồn lực của nhóm, đối tượng nghiên cứu là giảng
viên được đánh giá tương đối khó tiếp cận, vì vậy nhóm nghiên cứu quyết định tập trung
vào mặt “chất” mà phương pháp định tính mang lại hơn là mặt “lượng” của việc khảo sát
đại trà. Phương pháp định tính cho phép nhóm nghiên cứu tiếp cận được những dữ liệu
đáng tin cậy, trực tiếp, đa dạng và có khả năng gợi mở nhiều khía cạnh xung quanh đề tài
nghiên cứu mà không bị giới hạn trong phạm vi câu hỏi phỏng vấn.
Với mong muốn thu được dữ liệu định tính chất lượng và có thể trả lời đầy đủ câu
hỏi nghiên cứu đã đặt ra của đề tài, nhóm đã thiết kế một bảng phỏng vấn mở nhằm mục
đích tìm câu trả lời thông qua những câu hỏi sau đây:
Thái độ chung
(i) Thầy/Cô có cảm nhận và suy nghĩ như thế nào khi giao lưu và kết bạn với những
người thuộc cộng đồng LGBT+?
(ii) Thầy/Cô có cảm thấy thoải mái khi chia sẻ về chủ đề LGBT+ với sinh viên trên
giảng đường? Thầy/Cô có thường xuyên chia sẻ về vấn đề này không?
20

(iii) Những định kiến và kỳ thị đối với cộng đồng LGBT+ vẫn còn tồn tại rất nhiều
trong xã hội. Thầy/Cô có khuyến khích sinh viên của mình "come out" hay không?
Tại sao?
Quê quán
(i) Ở quê quán của Thầy/Cô, mọi người có thái độ như thế nào đối với cộng đồng
LGBT+?
(ii) Nhận thức chung về cộng đồng LGBT+ ở quê nhà có định hướng thái độ của
Thầy/Cô đối với sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+ không?
Tôn giáo
(i) Tôn giáo của Thầy/Cô có cái nhìn như thế nào (cởi mở, hà khắc,...) về cộng đồng
LGBT+? Điều đó có được thể hiện qua giáo điều/giáo lý nào hay không?
(ii) Thầy/Cô có cố gắng để mang niềm tin tôn giáo vào thái độ của mình đối với
cộng đồng LGBT+ hay không?
Thâm niên giảng dạy
Góc nhìn của Thầy/Cô về cộng đồng LGBT+ có chịu ảnh hưởng trong quá trình
giảng dạy ở trường Đại học hay không và nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó
(những câu chuyện về sinh viên thuộc LGBT+; quan sát/tiếp xúc với họ trong quá
trình giảng dạy,...)
Xu hướng tính dục
Đối với các xu hướng tính dục ngoài dị tính (thích người khác giới) phổ biến hiện
nay như đồng tính, song tính, chuyển giới,... Thầy/Cô có cảm thấy cởi mở nhất với
xu hướng nào không và lý do Thầy/Cô cởi mở nhất với xu hướng đó?

Bảng câu hỏi phỏng vấn trên được nhóm sử dụng trong quá trình thu thập dữ liệu dưới hai
hình thức:
- Phỏng vấn trực tiếp giảng viên dựa trên bảng hỏi
- Phỏng vấn thông qua văn bản bằng việc gửi bảng hỏi trực tiếp đến email của giảng viên

2.3. Phương pháp lấy mẫu


Ngay từ đầu mẫu nghiên cứu đã được nhóm giới hạn trong phạm vi Trường Đại học
Kinh tế - Luật, tuy nhiên vì đặc thù của đề tài và khả năng tiếp cận đối tượng nghiên cứu
hạn chế như đã đề cập ở trên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn phương pháp lấy mẫu
phi ngẫu nhiên, cụ thể là chọn mẫu phán đoán. Tính đại diện của mẫu hoàn toàn phụ
thuộc vào kinh nghiệm và quan sát trong quá trình học tập tại trường của chính các thành
viên trong nhóm nghiên cứu để phán đoán mức độ quan tâm của giảng viên đến chủ đề
LGBT+, chất lượng dữ liệu thu thập được từ giảng viên, khả năng phản hồi phỏng vấn
21

của giảng viên. Từ đó, nhóm lựa chọn được một mẫu bao gồm những giảng viên có tiềm
năng nhất để thực hiện phỏng vấn.
Mẫu nghiên cứu của nhóm bao gồm 25 giảng viên. Về giới tính, giảng viên nữ
chiếm 57,1%, giảng viên nam chiếm 42,9%. Thâm niên giảng dạy được phân thành hai
nhóm: (i) từ 1-5 năm, (ii) trên 5 năm; trong đó 50% giảng viên thuộc nhóm (i), 50% giảng
viên thuộc nhóm (ii). Chuyên môn giảng dạy của giảng viên bao quát 3 nhóm ngành trọng
điểm: Kinh tế - Quản lý - Luật với tỉ lệ lần lượt 42,9%; 21,4%; 35,7%. Về mặt quê quán,
có 42,9% giảng viên đến từ miền Nam, 35,7% đến từ miền Trung và 21,4% đến từ miền
Bắc. Phần lớn giảng viên không theo tôn giáo, số này chiếm 71,4% tổng thể mẫu và
28,6% còn lại theo các tôn giáo như: Thiên Chúa giáo (14,3%), Phật giáo (7,1%), Công
giáo (7,1%).

2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu


Dữ liệu nhóm đề tài thu thập được sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn là dữ liệu
định tính. Để phân tích loại dữ liệu này, nhóm tiến hành hai giai đoạn chủ yếu:
Thứ nhất, mô tả dữ liệu
Sau khi sắp xếp và tổng hợp câu trả lời phỏng vấn thu được, nhóm nghiên cứu tiến
hành mô tả lại dữ liệu và tìm ra xu hướng dữ liệu dựa theo phân loại của Creswell
(2002):
- Xu hướng thông thường
- Xu hướng không mong đợi
- Xu hướng khó phân loại
- Xu hướng chính và xu hướng phụ
Thứ hai, phân tích dữ liệu
Lấy phần mô tả dữ liệu làm nền tảng, nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích, đưa luận
điểm, lập luận và minh chứng nổi bật để diễn giải kết quả thu được. Phần này bao
gồm các thao tác sau được lấy tham khảo từ bài viết của tác giả Nguyễn Văn Hạnh
- Đánh giá các xu hướng dữ liệu và phát hiện chính
- Phản ánh góc nhìn cá nhân nhóm đối với ý nghĩa của dữ liệu
- So sánh, đối chiếu quan điểm và góc nhìn cá nhân nhóm với những tài liệu liên
quan
- Đưa ra hạn chế của bài nghiên cứu
- Đưa ra đề xuất nghiên cứu trong tương lai
22

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thái độ chung


Hơn 90% các giảng viên được hỏi đều cảm thấy bình thường, thậm chí trong số đó
có khoảng 50% thầy cô khá thoải mái đối với những người thuộc cộng đồng LGBT+ nói
chung và sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+ nói riêng. Đối với giảng viên, họ cũng như
những người khác, không có ác cảm và cũng không thiên vị. Một số giáo viên còn dành
rất nhiều tình cảm cho các bạn sinh viên thuộc cộng đồng này. Một giảng viên nói rằng:
“Sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+ thường rất vui tính, có thiên hướng nghệ thuật như
viết văn, vẽ tranh,… và họ có rất nhiều năng lượng tích cực để truyền cho mọi người”.
Thậm chí, có những giảng viên sẵn sàng trở thành người bạn, chỗ dựa tinh thần cho các
bạn sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+.
Tuy nhiên, khoảng 20% khi được hỏi về vấn đề này thì đưa ra câu trả lời chung
chung, đại khái. Qua đó, ta thấy được vẫn còn những giảng viên ngại khi phải đề cập về
chủ đề LGBT+, họ không thực sự thoải mái và tự tin để bộc lộ suy nghĩ và cảm nhận của
mình. Có giảng viên nghĩ rằng LGBT+ khá phổ biến, như một xu hướng nổi lên chứ
không hẳn là một đặc tính tự nhiên vì việc công khai tương đối dễ dàng và dễ chấp nhận ở
Việt Nam. Bên cạnh đó, một số giảng viên cho rằng thái độ của họ đối sinh viên thuộc
cộng đồng LGBT+ là phụ thuộc vào cách mà các sinh viên đó thể hiện có đúng mực hay
không. Trích lời từ một giảng viên: “Tuy nhiên nếu người đó xấu tính, ví dụ như đặt điều,
nói xấu sau lưng hay kiểu nói mình kỳ thị dù mình không kỳ thị, hoặc hay than vãn (có
thể vì họ cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống) thì mình không thích sự tiêu cực
đó. Nên LGBT+ hay người không thuộc cộng đồng này với mình là như nhau, tùy tính
cách mà mình sẽ quyết định”.
65% thầy cô không thường xuyên chia sẻ về chủ đề LGBT+ với sinh viên trên giảng
đường vì tính chất môn học không liên quan, và đặc biệt là chưa thực sự tự tin khi chia sẻ
vấn đề này đối với sinh viên. Một giảng viên chia sẻ: “Thật ra mỗi lần đề cập tới LGBT+,
mình cảm thấy có chút không thoải mái vì quan trọng nhất là sợ ảnh hưởng đến các bạn
thuộc nhóm LGBT+, họ dễ xúc động, hay cảm nhận khác. Đôi khi những câu chuyện đơn
thuần là chuyện vui, hài nhưng các bạn LGBT+ có thể cảm thấy không thoải mái, do đó
mình tránh những câu chuyện có thể ảnh hưởng đến vấn đề giới”.
Về việc khuyến khích sinh viên của mình “come out”, hơn một nửa số thầy cô được
hỏi cho rằng đây là sự lựa chọn của chính sinh viên, và thầy cô không can thiệp mà chỉ là
người đồng hành để các bạn có thể chia sẻ. Thứ nhất, một số giảng viên cho rằng cần phải
hiểu rõ bản chất của cụm từ “come out” thực sự, đó là sự không che giấu. Nghĩa là mỗi
khi được hỏi, bản thân người LGBT+ sẽ thừa nhận giới tính của mình chứ không phải
công bố cho toàn thể thế giới biết. Thứ 2, mặc dù cuộc sống trở nên hiện đại, mọi người
đã cởi mở hơn khi đề cập đến giới tính/xu hướng tình dục,… đâu đó vẫn còn những định
23

kiến đối với cộng đồng LGBT+ nói chung, khiến giảng viên vẫn còn e dè khi chia sẻ về
vấn đề này. Trích lời từ một giảng viên được phỏng vấn: “Định kiến của xã hội Việt Nam
vẫn còn. Gia đình và xã hội có thể làm tổn thương tinh thần các em nếu các em chưa thực
sự sẵn sàng”. Ta thấy rằng, việc “come out” hay không không ảnh hưởng quá nhiều đến
giới tính thực sự cũng như năng lực, đạo đức của cá nhân ấy, nó càng không khiến thay
đổi định kiến lẫn sự kỳ thị mà cộng đồng đã “dán nhãn” lên nhóm giới tính này.

3.2. Quê quán


“Mình đang ở trong cuộc sống mà một nửa chấp nhận (những bạn đồng trang lứa),
một nửa kỳ thị (những người ở thế hệ trước)”. Mọi giảng viên đều cho rằng ở quê vẫn có
một bộ phận những người vẫn có cái nhìn không thiện cảm đối với người thuộc cộng
đồng LGBT+, nhưng không hẳn là kỳ thị. Lý giải cho vấn đề này, đa số những người lớn
tuổi không được tiếp cận kiến thức nhiều về cộng đồng LGBT+, họ cho rằng đây là “căn
bệnh”, trái với quy luật tự nhiên. Chỉ có những người trẻ, nhận thức của họ về LGBT+
tương đối khách quan, khoa học nên thái độ của họ đối với những người thuộc cộng đồng
này cởi mở và thân thiện hơn.
Tại miền Bắc, các thầy cô cho rằng một bộ phận lớn những người ở quê không chấp
nhận LGBT+ và cho đó là một “bệnh lý ghê tởm, làm màu” cần được giúp đỡ, chữa trị.
Những thầy cô có quê quán ở miền Trung thì cho rằng mọi người ở quê vẫn chưa ủng hộ
LGBT+, đôi khi có những góc nhìn kỳ thị. Còn tại miền Nam thì mọi người có cái nhìn
thoáng, nhẹ nhàng hơn đối với những người thuộc cộng đồng này. Một giảng viên kể
rằng: “Cùng xóm mình có những bé nhỏ thuộc cộng đồng LGBT+, các bạn đã từng "come
out" và bố mẹ cho rằng "Đó là do con cảm giác", "Không phải như vậy đâu. Lớn lên con
sẽ thích đúng giới tính thôi". Điều này cho thấy rằng, ở miền Nam, mặc dù chính con họ
thuộc cộng đồng LGBT+, họ cũng không phản ứng quá gay gắt mà chỉ không chấp nhận
sự thật và muốn định hướng con mình về xu hướng tình dục dị tính.
Nhìn chung, nhận thức về cộng đồng LGBT+ ở quê không có tác động, định hướng
thái độ của giảng viên đối với sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+. Mặc dù tại quê vẫn có
bộ phận có cái nhìn không thiện cảm về cộng đồng LGBT+ nhưng thầy cô vẫn chấp nhận,
cởi mở và tôn trọng những sinh viên này.

3.3. Tôn giáo


Yếu tố tôn giáo được đưa vào bài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của nhân tố
này thông qua việc tìm hiểu mức độ cởi mở của mỗi tôn giáo đối với cộng đồng LGBT+
và cách giảng viên áp dụng những niềm tin tôn giáo này vào thái độ đối với sinh viên
cộng đồng này.
24

Suốt quá trình phỏng vấn, yếu tố tôn giáo không được khai thác triệt để. Phần lớn
giảng viên được phỏng vấn không theo tôn giáo nào, chỉ có một số rất ít phản hồi của
giảng viên về việc theo một tôn giáo cụ thể.
Trong số những giảng viên được phỏng vấn, một giáo viên theo đạo Thiên Chúa
giáo cho rằng nếu chỉ dựa vào câu chữ của kinh thánh, thì mọi người hay hiểu là Thiên
Chúa sinh ra loài người có nam có nữ, thuỷ tổ của loài người là ông Adam và bà Eva,
thuộc 2 giới tính rõ ràng, do đó Hội Thánh Công giáo chưa công nhận hôn nhân đồng tính
cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, giáo viên đó cho rằng mặc dù vẫn có niềm tin vững
vàng vào Thiên Chúa và Hội Thánh, song vẫn không cố gắng áp đặt niềm tin tôn giáo vào
việc bày tỏ thái độ đối với sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+: “Với mình, Chúa chỉ dạy 2
điều: yêu Chúa và yêu người. Và miễn là các khác biệt, dù là khác biệt về giới hay khác
biệt về điều gì khác không cản trở thực hiện 2 điều đó thì tất cả khác biệt đều đáng được
tôn trọng”.
Vì những hạn chế về điều kiện và phạm vi cỡ mẫu còn tương đối nhỏ, những dữ liệu
thu được từ khảo sát không giúp kết luận yếu tố tôn giáo có ảnh hưởng đến thái độ hay
không? Và ảnh hưởng theo chiều hướng nào? Đây còn là một câu hỏi mở mà nhóm
nghiên cứu sẽ tiếp tục khảo sát đánh giá trong tương lai để mang lại kết quả rõ ràng hơn.

3.4. Thâm niên giảng dạy


Thâm niên giảng dạy là một yếu tố gắn liền với giảng viên. Vì vậy, nhóm nghiên
cứu cho rằng thời gian và quá trình giảng dạy sẽ là một yếu tố tác động đến thái độ của
giảng viên về sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+.
Nhìn chung, yếu tố thâm niên giảng dạy có tác động đến thái độ của giảng viên theo
hướng tích cực. Số thời gian công tác giúp giảng viên có cái nhìn thoải mái và sâu sắc hơn
về sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+ nói riêng và cộng đồng LGBT+ nói chung. Thông
qua việc quan sát, tiếp xúc, đánh giá lối sống, hành vi và những đóng góp của họ cho
người thân và xã hội trong quá trình giảng dạy, góc nhìn của giảng viên đối với sinh viên
thuộc cộng đồng này trở nên cởi mở và thấu hiểu hơn.
Mức độ tác động của thâm niên giảng dạy thay đổi theo số năm đứng lớp cụ thể. Đối
với giảng viên có thâm niên trên 5 năm, họ cảm thấy thái độ của mình có chịu tác động
nhưng chịu tác động không nhiều bởi yếu tố này. Trái lại, giảng viên đã giảng dạy từ 1-5
năm đánh giá yếu tố thâm niên tác động rất nhiều đến thái độ của họ đối với LGBT+,
thậm chí giảng viên còn được truyền cảm hứng bởi cộng đồng này. Trích lời một giảng
viên được phỏng vấn: “Qua nhiều năm đi dạy, cộng đồng LGBT+ làm thay đổi quan điểm
của tôi rất nhiều. Họ chứng minh việc mình yêu ai, thích ai không quan trọng, quan trọng
là họ vẫn đóng góp không ngừng nghỉ cho xã hội và sống có ích.”
25

3.5. Xu hướng tính dục


Những xu hướng tính dục ngoài dị tính thuộc cộng đồng LGBT+ khác nhau như
đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính, chuyển giới,... sẽ nhận được sự cởi mở đón nhận
ở mức độ khác nhau, điều đó góp phần phân hóa thái độ của giảng viên đối với từng
nhóm nhỏ trong cộng đồng sinh viên LGBT+.
Dữ liệu phỏng vấn thu được chia thành hai chiều hướng. Thứ nhất, hơn 80% giảng
viên chỉ ra rằng yếu tố xu hướng tính dục không làm thay đổi thái độ của họ. Một giảng
viên bày tỏ: “Tôi cho rằng xu hướng tính dục được quyết định bởi nhiều yếu tố (môi
trường xã hội lẫn gen sinh học) & xu hướng tính dục không đồng nghĩa với nhu cầu tình
dục như xã hội thường đánh đồng. Mặt khác, nếu xu hướng tính dục của một các nhân
(mà nó khác biệt với xu hướng tính dục phổ biến của xã hội) là nhu cầu tự thân chứ không
phải một thứ công cụ nhằm “đánh bóng” cái tôi khác biệt thì tôi rằng nó không đáng để
nhận về sự đánh giá khác biệt, thậm chí tiêu cực”. Tuy nhiên, khoảng 20% giảng viên còn
lại cho rằng họ tiếp xúc và có thiện cảm nhiều hơn với xu hướng tính dục đồng giới và
thậm chí có kết bạn, giao lưu với một số người thuộc xu hướng tính dục này.
26

PHẦN KẾT LUẬN

1. Kết luận
Chủ đề LGBT+ đặt dưới góc nhìn của giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật là một đề
tài mới mẻ và gợi cho nhóm nghiên cứu rất nhiều sự tò mò. Trong quá trình tiếp cận và
nghiên cứu đề tài, nhóm đã quyết định tập trung đi tìm lời giải đáp cho hai câu hỏi sau:
(i) Thái độ chung của giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật đối với sinh viên thuộc
cộng đồng LGBT+ như thế nào?
(ii) Những nhân tố nào tác động đến thái độ của giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật
đối với sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+?
1.1. Thái độ chung của giảng viên đối với sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+
Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng thái độ của giảng viên đối với sinh viên
thuộc cộng đồng LGBT+ phần lớn là tích cực và cởi mở, mặc dù vẫn còn một bộ phận
nhỏ giữ thái độ trung lập. Song, nhóm không ghi nhận bất cứ phản hồi tiêu cực và gay gắt
nào của giảng viên đối với cộng đồng này. Đây là một tín hiệu lạc quan cho thấy môi
trường học tập dành cho sinh viên LGBT+ đã được cải thiện kể từ khi một nghiên cứu của
CCIHP (2011) chỉ ra rằng 17% những hình thức bạo lực mà học sinh, sinh viên LGBT+
phải chịu đến từ bản thân giáo viên và cán bộ trường học. Sự đi lên tích cực trong thái độ
của giảng viên là động lực lớn giúp cho sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+ thể hiện và
phát huy khả năng của mình trong môi trường học thuật cũng như môi trường xã hội
(Susan R Rankin, JC Garvey, A Duran, 2019). Bên cạnh ghi nhận được thái độ tích cực từ
giảng viên, nhóm nghiên cứu nhận thấy phần lớn giảng viên thẳng thắn nhấn mạnh vai trò
thứ yếu của mình trong việc định hướng sinh viên LGBT+. Vì thế, giảng viên sẽ đóng vai
trò là một người đồng hành hơn là một người đấu tranh cho sinh viên thuộc cộng đồng
LGBT+.
1.2. Những nhân tố tác động đến thái độ của giảng viên đối với sinh viên thuộc cộng
đồng LGBT+
Các yếu tố quan trọng tác động đến thái độ của giảng viên đối với sinh viên thuộc
cộng đồng LGBT+ được phân tích bao gồm: Quê quán, Tôn giáo, Thâm niên giảng dạy
và Xu hướng tính dục. Ở nhân tố đầu tiên - Quê quán, chúng tôi quan sát thấy có sự chấp
nhận ở mức độ khác nhau giữa 3 miền, góc nhìn thoải mái và cởi mở hơn tăng dần từ
miền Bắc, miền Trung đến miền Nam. Mức độ chấp nhận khác nhau này có thể đến từ
văn hóa làng quê của các vùng miền. Mặc dù có sự khác nhau đó, song, yếu tố quê quán
không góp phần định hướng thái độ của giảng viên đối với sinh viên thuộc cộng đồng
LGBT+. Thứ 2, nhân tố Tôn giáo chưa được khai thác triệt để vì hạn chế phạm vi cỡ mẫu
còn tương đối nhỏ, những giảng viên được phỏng vấn đa phần trả lời không theo tôn giáo
nào. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chỉ khai thác được một khía cạnh nhỏ của
Thiên Chúa giáo. Quan sát thấy, mặc dù cho đến hiện tại, Thiên Chúa giáo và Hội thánh
27

Công giáo chưa chấp nhận hôn nhân đồng tính nhưng giảng viên không cố áp đặt niềm tin
tôn giáo vào việc thể hiện thái độ đối với sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+. Thâm niên
giảng dạy là một nhân tố gắn liền với giảng viên và ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với
sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+. Nghiên cứu của chúng tôi nhận được kết quả theo
chiều hướng tích cực, rằng thông qua việc công tác, đứng lớp, giảng viên có thể quan sát
hành vi, thái độ cũng như những đóng góp từ các sinh viên thuộc cộng đồng này, từ đó có
cái nhìn thấu hiểu, sâu sắc hơn. Cụ thể, mức độ tác động của nhân tố này là khác nhau.
Đối với giảng viên có thâm niên từ 1-5 năm đánh giá thâm niên giảng dạy tác động mạnh
mẽ đến họ trong việc định hướng thái độ của họ đối với sinh viên thuộc cộng đồng
LGBT+, còn giảng viên có thâm niên 5 năm trở lên lại chịu tác động ít hơn. Có thể nhận
định rằng, giảng viên càng trẻ thì mức độ chấp nhận cũng như thay đổi góc nhìn thông
qua việc đánh giá và quan sát thuận lợi và cởi mở hơn. Điều này phù hợp với nghiên cứu
của Steffens & Wagner (2004) khi cho rằng cá nhân càng trẻ thì càng dễ dàng có quan
điểm tích cực và tư duy cởi mở, dễ thay đổi hơn đối với cộng đồng LGBT+. Cuối cùng,
Xu hướng tính dục chia ra làm 2 chiều hướng chính. Một bộ phận giảng viên không bị tác
động bởi nhân tố này. Phát hiện này tương tự với nghiên cứu của Kristof De Witte & cộng
sự (2019) khi nhận định rằng không tìm thấy sự khác biệt khi so sánh sự thoải mái của
giảng viên và sinh viên đối với cặp đồng tính nam và cặp đồng tính nữ. Bên cạnh đó, một
bộ phận giảng viên khác lại có cái nhìn thiện cảm hơn đối với các cặp đồng giới so với
các xu hướng tính dục khác.

2. Hạn chế
Bài nghiên cứu này còn tồn tại một số hạn chế. Trong đó hạn chế lớn nhất là cỡ mẫu
khảo sát còn tương đối nhỏ do hạn chế nguồn lực và đặc thù riêng của đối tượng nghiên
cứu dẫn đến dữ liệu thu thập được không đảm bảo tính đại diện tổng thể. Tuy nhiên,
nhóm nghiên cứu đã cố gắng khắc phục bằng cách khai thác triệt để dữ liệu định tính thu
được. Ngoài ra, chủ đề nghiên cứu LGBT+ là một vấn đề nhạy cảm và tế nhị, hình thức
thu thập dữ liệu mang tính cá nhân hóa cao, vì thế không loại trừ khả năng người phỏng
vấn trả lời không trung thực nhằm bảo vệ hình ảnh cá nhân. Để giảm bớt tác động của hạn
chế này, nhóm đã thiết kế bảng hỏi với một số câu hỏi mang tính chất tương đương làm
cơ sở so sánh và loại ra biến không đủ độ tin cậy.

3. Hướng nghiên cứu trong tương lai


Nghiên cứu của chúng tôi là tiền đề và có thể cung cấp một số cơ hội nghiên cứu
trong tương lai. Đầu tiên, bài nghiên cứu đã bỏ qua một số nhân tố khác (độ tuổi, tình
trạng hôn nhân, giới tính,...). Trong quá trình phỏng vấn, một số giảng viên cho rằng xu
hướng “come-out” tại trường Đại học Kinh tế - Luật - nơi tỷ lệ sinh viên nữ chênh lệch rất
lớn so với sinh viên nam, là vô cùng phổ biến và dễ dàng. Trong tương lai, nghiên cứu có
28

thể phát triển bằng cách nghiên cứu giới tính của giảng viên có ảnh hưởng đến việc định
hướng thái độ của họ đối với sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+ hay không và tác động
theo chiều hướng như thế nào? Bên cạnh đó, bài nghiên cứu hiện tại kiểm tra thái độ rõ
ràng của giảng viên nhưng đôi khi nhận lại được những câu trả lời chung chung, đại khái.
Nghiên cứu tương lai cũng có thể xác định thái độ ngầm của giảng viên vì ta biết rằng cả
thành kiến rõ ràng lẫn ẩn ý đều có thể ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân (Greenwald &
cộng sự, 2009). Giảng viên có thể sẽ không nhận thức được những thành kiến đã ăn sâu
trong tư tưởng và những thành kiến đó vô tình định hướng đến cách họ thể hiện thái độ
đối với sinh viên thuộc cộng đồng LGBT+. Từ dữ liệu thu thập được từ mẫu giảng viên,
nghiên cứu trong tương lai cũng có thể kiểm tra thái độ của những đối tượng khác trong
môi trường giảng đường như sinh viên, nhân viên tại trường,... Nhờ đó, có thể đánh giá
khách quan mức độ công bằng ở môi trường Đại học và có những giải pháp phù hợp. Bất
kể niềm tin cá nhân như thế nào, những người làm trong môi trường giáo dục đều có trách
nhiệm cung cấp cho tất cả các học sinh (ở bất kỳ xu hướng tính dục/giới tính) một nền
giáo dục chất lượng và một môi trường học tập an toàn, công bằng.
29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Creswell, J. W. (2002) Educational research: Planning, conducting, and evaluating


quantitative. Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.
Greenwald & et al. (2009) Understanding and using the implicit association test. Journal
of Personality and Social Psychology, 2003, Vol. 85, No. 2, 197–216.
Kristof De Witte & et al. (2019) Teachers’ and pupils’ perspectives on homosexuality: A
comparative analysis across European countries. Sage jounals, Volume 34 Issue 4,
471-591.
Một vài nét nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với hiện tượng đồng tính luyến ái.
Trích dẫn từ https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/mot-vai-net-nghien-cuu-ve-nhan-
thuc-cua-sinh-vien-doi-voi-hien-tuong-dong-tinh-luyen-ai-597622.html
Nguyễn Văn Hạnh. “Phân tích dữ liệu định tính”. Nghiencuugiaoduc.com.vn. Trích dẫn
từ https://nghiencuugiaoduc.com.vn/bai-8-phan-tich-du-lieu-dinh-tinh/.
S Rankin & et al (2019). A retrospective of LGBT issues on US college campuses: 1990–
2020. Sage journals, Volume 34 Issue 4, 435-454.
Steffens & Wagner. (2004) Attitudes toward lesbians, gay men, bisexual women, and
bisexual men in Germany. The jounal of sex research, Volume 41, 2004 - Issue 2.
Trung tâm sáng kiến và sức khỏe dân số (CCIHP), nghiên cứu "Kỳ thị và phân biệt đối xử
đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam", 2008.
Teresa de Lauretis & et al. (1996). Queer theory: Lesbian and Gay Sexualities. Australian
Humanities Review
Haddock, G., & Maio, G. R. (2007) Attitude-behavior consistency.
Ranganath, K. A., & Nosek, B. A. (2007) Implicit attitudes.
Ths.BS Trần Quốc Phong. LGBT là gì? Sự kỳ thị đối với cộng đồng LGBT.
Trích dẫn từ https://youmed.vn/tin-tuc/lgbt-la-gi-su-ky-thi-doi-voi-cong-dong-lgbt/

You might also like