Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang nỗ lực hướng các

chiến dịch, chiến lược marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua
sắm. Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản phẩm
hoặc dịch vụ.
Mục tiêu cao nhất mà hoạt động marketing hướng tới đó là trở thành chiếc cầu nối
nhanh chóng và vững chắc giữa doanh nghiệp với khách hàng. Ngỡ tưởng làm
marketing chỉ cần “há miệng chờ sung”, ngồi một chỗ hưởng thành quả, nhưng họ
phải cùng lúc kiêm đủ thứ việc trên đời. Từ lên kế hoạch, chạy quảng cáo, viết
content, cho tới thiết kế, tổ chức sự kiện,….1 ngày của họ chỉ xoay quanh mục tiêu,
chiến lược, nghiên cứu, số liệu và nội dung. Những nhà Marketer, phải là người có
chiến lược, có tầm nhìn xa và năng lực phán đoán vô cùng chuẩn xác. Và hơn ai hết,
họ là nhưng người thấm nhuần câu nói “Mồi câu phải phù hợp với khẩu vị của cá chứ
không phải phù hợp với khẩu vị của người đi câu”
STP
Phân khúc thị trường
Ở từng bờ biển, con sông, ao hồ đều sẽ có những loài cá khác nhau, và con người
cũng vậy, họ không sinh sống ở cùng lãnh thổ, quốc gia, đó là về mặt địa lý. Và tiếp
theo, cũng chẳng điều gì bảo đảm những người cùng sống chung ở 1 khu vực nào đó
sẽ có những sở thích nhu cầu giống nhau, vì vậy yếu tố phân khúc khách hàng theo
nhân khẩu, hành vi, tâm lý là vô cùng quan trọng.
Việc xác định phân khúc thị trường giúp đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp:
Với sự phát triển của Internet, doanh nghiệp có thêm nhiều cách tiếp cận khách hàng
hơn, từ đó mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng tăng lên. Vì vậy, việc sở
hữu lợi thế cạnh tranh để thu hút và thuyết phục khách hàng là điều rất cần thiết.
Marketer có thể truyền tải những thông điệp, nội dung của các chiến dịch Marketing
một cách phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng, từ đó thu hút khách hàng hiệu quả
hơn và thuyết phục họ lựa chọn đầu tư chi trả cho sản phẩm / dịch vụ mà doanh
nghiệp cung cấp thay vì sản phẩm / dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
Thị trường mục tiêu
Đi câu ở những nơi nhiều cá to và béo bở thì ai cũng muốn, chẳng ai muốn bỏ thời
gian để đâm đầu vào nơi mà không khai thác được gì cả, hay khai thác được rất ít.
Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của lựa chọn thị trường mục tiêu. Một thị
trường mục tiêu bao gồm những khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm đến sản
phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn được 1 thị trường mục tiêu tiềm năng sẽ giúp các nhà Marketer hướng
mọi chiến lược và nỗ lực tiếp thị đến. Đối với nhóm khách hàng mục tiêu, họ có
chung những đặc điểm như: nhân khẩu học, trình độ học vấn, thu nhập, tâm lý và hành
vi,…
Khi marketer truyền tải những thông điệp phù hợp đến với khách hàng trong thị
trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ có nhiều khả năng thu hút đúng đối tượng hơn. Đối
tượng đó sẽ có hứng thú với sản phẩm của bạn và sẵn sàng chi trả cho sản phẩm đó
hơn là những đối tượng khách hàng khác không thuộc thị trường mục tiêu. Điều này
sẽ giúp các marketer, doanh nghiệp tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng và
tăng doanh số bán hàng
Định vị sản phẩm
Cá thì nhiều nhưng người đi câu cũng chẳng ít. Trong thời buổi mà công nghệ, kĩ
thuật số lên ngôi và những doanh nghiệp, nhà marketer dễ dàng để tiếp cận vào thị
trường. Chẳng điều gì bảo đảm khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của bạn
thay vì là của doanh nghiệp khác. Vấn đề này cho ta thấy được tầm quan trọng của
chiến lược định vị sản phẩm
Các yêu cầu cơ bản để định vị sản phẩm là sản phẩm phải tạo được sự khác biệt, đặc
tính riêng, hoặc 1 giá bán đủ tính cạnh tranh, marketer sẽ thuyết phục khách hàng
bằng cách nhấn mạnh lợi ích của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp so với sản
phẩm của đối thủ.
Một khi hiểu rõ được định vị sản phẩm là gì sẽ giúp doanh nghiệp tự tin hơn, xác định
chính xác hơn, chuyên nghiệp hơnnếu bạn lựa chọn 1 chiến lược định vị sản phẩm tối
ưu, có thể khẳng định bạn đã nắm được lợi thế cạnh tranh so với những doanh nghiệp
khác trong việc thu hút khách hàng.

You might also like