Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

TUẦN 6

BÀI ÔN TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT


Họ và tên: …………………………………………………lớp 5A1
Ôn tập về giải toán (tiếp theo)

1. Mua 15 bộ đồ dùng học toán hết 450 000 đồng. Hỏi mua 30 bộ đồ dùng học toán như thế hết
bao nhiêu tiền?
Tóm tắt Bài giải
……………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….................
………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..................
………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..................
………………………………………………………………………………………………………..
2. Cứ 1 tạ thóc thì xay xát được 60kg gạo. Hỏi có 300 kg thóc thì xay được bao nhiêu ki – lô - gam
gạo?
Tóm tắt Bài giải
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………...............................................................
……………………………………………………………………………………………………….
3. Một người đi xe máy cứ 15 phút đi được 6000 m. Hỏi trong một giờ người đi xe máy đó đi được
bao nhiêu ki-lô-mét?
Tóm tắt Bài giải
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………...............................................................
………………………………………………………………………………………………………
4. Lúc đầu bác Bình mua 8 kg gạo hết 96 000 đồng, sau đó bác Bình mua thêm 4 kg gạo nữa. Hỏi
bác Bình mua gạo hết tất cả bao nhiêu tiền? (giá tiền mỗi ki-lô-gam gạo không đổi)
Tóm tắt Bài giải
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………...............................................................
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………...............
………………………………………………………………………………………………………

5. Một nền nhà hình chữ nhật có chiều dài 18m và chiều rộng bằng chiều dài. Người ta dự định

lát nền nhà bằng loại gạch men xanh hình vuông có cạnh 30cm. Hỏi:
a) Tính số viên gạch cần mua để lát nền nhà?

b) Nếu muốn lát diện tích nền nhà bằng một loại gạch men khác, thì người ta phải mua giảm đi

bao nhiêu viên gạch men xanh so với dự định?


Bài giải
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………...............................................................
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………...............
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………...............
………………………………………………………………………………………………………

TIẾNG VIỆT (Đọc hiểu)


I. Em hãy đọc bài:
Những con sếu bằng giấy
Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ
quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.
Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống
của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do
nhiễm phóng xạ nguyên tử.
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn.
Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm
từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một
nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện,
trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho
Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô chết khi em mới gấp được 644 con.
Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một
tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là
hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi
muốn thế giới này mãi mãi hòa bình."
(Theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới)
II. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn ý trả lời đúng và trả lời các câu hỏi:
1. Nối từ ở cột A với phần lý giải tương ứng ở B:
A B
a. Chất sinh ra khi bom nguyên tử nổ, rất có
1. Bom nguyên tử hại cho sức khỏe và môi trường.
b. Bom có sức sát thương và công phá mạnh
2. Phóng xạ nguyên tử gấp nhiều lần bom thường.

2. Nước Mĩ đã chế tạo và ném thứ gì xuống Nhật Bản?


a. bom nguyên tử b. tàu vũ trụ c. bom B52 d. hạt nhân nguyên tử
3. Hai quả bom nguyên tử đã được ném xuống thành phố nào của Nhật Bản?
a. Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki b. Na-ga-sa-ki và Tô-ky-ô
c. Hi-rô-si-ma và Ô-sa-ka d. Na-ga-sa-ki và Na-gôi-a
4. Việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã để lại hậu quả nghiêm trọng như thế
nào?
a. Hàng trăm nghìn người mất nhà, lưu lạc, thương vong.
b. Hàng trăm nghìn người chết đói vì bom phá tan các ruộng đồng, nhà cửa, công trình công
cộng,…
c. Gần nửa triệu người thiệt mạng, sau 6 năm có thêm gần 100 000 người chết do nhiễm phóng xạ
nguyên tử.
d. Nhật Bản quyết định trả thù Mĩ bằng cách thả tiếp hai quả bom nguyên tử sang Mĩ.
5. Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
a. Khi chiến tranh Mĩ - Nhật vừa kết thúc.
b. Khi gia đình cô mới chuyển đến Nhật Bản.
c. Khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
d. Khi cô bé vừa mới sinh ra đời.
6. Từ khi bị nhiễm phóng xạ bao lâu sau Xa - xa - cô mới mắc bệnh?
a. sau 1 năm. b. sau 5 năm. c. sau 10 năm d. sau 20 năm.
7. Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
a. Ngày ngày phải đi bệnh viện. b. Ngày ngày phải gấp sếu bằng giấy.
c. Ngày ngày phải uống thuốc. d. Ngày ngày phải gấp một con vật.
8. Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô?
a. Trẻ em cả nước và thế giới gửi hàng ngàn bức thư chúc Xa-xa-cô mau khỏi bệnh.
b. Trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô.
c. Mọi người quyên góp tiền xây đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.
d. Mọi người quyên góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ cô bé Xa-xa-cô.
9. Em thấy Xa-xa-cô là cô bé như thế nào? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
10. Bài tập đọc “Những con sếu bằng giấy” muốn nói lên điều gì?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
11. Em hãy gạch chân cặp từ trái nghĩa trong câu thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a. Gạn đục khơi trong.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
c. Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
d. Trên kính dưới nhường.
12. Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào mỗi ô trống:
a. Một miếng khi…………… bằng một gói khi …………
b.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn…………người …………. nết còn hơn đẹp người.
c. ………..nhà…………..bụng.
d. ………..người…………nết.
TẬP LÀM VĂN
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
I. Bài văn tả cảnh gồm có ba phần:
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
2. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
II. Sơ đồ tư duy Tả ngôi trường

III. Dựa vào sơ đồ tư duy em hãy lập dàn ý chi tiết tả ngôi trường Tiểu học Võ Trường Toản.
Bài làm
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Lưu ý tất cả học sinh lập dàn ý chi tiết xong, chụp dàn ý chi tiết của mình gửi vào Zalo
của GVCN. Nếu học sinh không gửi bài làm, GVCN sẽ gọi điện trực tiếp đến phụ huynh.

You might also like