Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

An ninh

Chiến lược an ninh quốc gia của Bush

Dưới thời kỳ tổng thống Buss, Mỹ coi khủng bố là mối đe dọa hàng đầu đối với
bản thân. Trong đó, “khủng bố” được xác định bắt nguồn từ:

- Các tổ chức khủng bố như Al-Qeada mà được thành lập từ các nhóm xã hội
chịu bất công và nghèo đói trong các quốc gia kém phát triển.

- Các quốc gia phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD). Để xác định các quốc
gia “khủng bố”, Mỹ đã đưa ra các tiêu chí của mình:

- Đàn áp dân chúng và sử dụng tài sản/tài nguyên quốc gia cho mục đích tư lợi

- Không tôn trọng pháp luật quốc tế, đe dọa các quốc gia lân cận và vi phạm các
hiệp ước mà mình tham gia.

- Kiên quyết phát triển vũ khí hàng loạt và sử dụng vào mục đích đe dọa hoặc
gây hấn.

- Hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố

- Phủ nhận các quyền và giá trị của con người, cũng như Mỹ hay các giá trị mà
Mỹ đại diện.

Tư tưởng chủ đạo của CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA 2002 là “đánh đòn phủ
đầu”, thể hiện trong cuộc tấn công Iraq – nhằm ngăn chặn khủng bố trước khi
chúng có điều kiện phát triển WMD. Bên cạnh sử dụng vũ lực, Mỹ cũng đưa ra
các giải pháp: sử dụng các công cụ ngoại giao, các hoạt động kiểm soát vũ trang,
thương mại đa phương và những can thiệp vào sự phát triển trong các lĩnh vực
như công nghệ, khoa học, … Bên cạnh đó, Mỹ cũng kêu gọi thành lập liên minh
chống khủng bố. Tập trung giúp đỡ các nhà nước, chính quyền hồi giáo tiến bộ
và dân chủ để ngăn chặn sự phát sinh của chủ nghĩa khủng bố cũng là một giải
pháp được Mỹ đưa ra trong cuộc chiến với chủ nghĩa khủng bố. Ngoài ra, CHIẾN
LƯỢC AN NINH QUỐC GIA 2002 cũng đưa ra các mối lo ngại về an ninh khác
như: Các xung đột khu vực, bệnh tật và đói nghèo ở châu Phi, …
Chiến lược an ninh quốc gia năm 2006 tiếp tục kế thừa các giá trị và mục tiêu cơ
bản từ năm 2002. Tuy không có sự xuất hiện của bất kì mối đe dọa nào mới, bộ
Quốc phòng Mỹ đã đưa ra cách xếp loại mới để xác định các mối đe dọa:

- Các mối đe dọa truyền thống: Các quốc gia sự dụng lực lượng quân đội truyền
thống tiến hành cạnh tranh quân sự.

- Các mối đe dọa đặc thù: Các chủ thể nhà nước và phi nhà nước lợi dụng khủng
bố hay các cuộc nội dậy để chống lại lực lượng quân đội truyền thống, hoặc ăn
cắp bản quyền, buôn bán ma túy làm tổn hại đến ựu ổn định của khu vực.

- Các mối đe dọa nghiêm trọng: Các chủ thể nhà nước và phi nhà nước mua lại,
sở hữu và sử dụng WMD; các đại dịch và thảm họa tự nhiên gây ra hậu quả
tương tự WMD.

- Các mối đe dọa gây cản trở: Các chủ thể nhà nước và phi nhà nước sử dụng
công nghệ theo cách mới (công nghệ sinh học, hoạt động không gian mạng, …)
để cản trở sự tiến bộ, chống lại các lợi thế quân sự của quân sự Mỹ.

Chính sách an ninh quốc gia của tổng thống Bush cũng khẳng định yêu cầu và
tầm quan trọng của các đồng minh, đối tác và tổ chức quốc tế và khu vực, mục
tiêu hợp tác để cùng đạt được lợi ích lâu dài.

Chiến lược an ninh quốc gia của Obama

Mỹ đã xác định 8 mối nguy hại và đe dọa đến bản thân trong Chiến lược an ninh
quốc phòng năm 2015:

- Các cuộc tấn công vào Mỹ và các cơ sở hạ tầng quan trọng.

- Đe dọa hoặc tấn công công dân Mỹ ở nước ngoài và các đồng minh.

- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và/hoặc suy thoái kinh tế lan rộng.

- Phổ biến và/hoặc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

- Dịch bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng phạm vi toàn cầu.

- Biến đổi khí hậu.


- Những rối loạn lớn ở thị trường năng lượng

- Những hậu quả an ninh nghiêm trọng bắt nguồn từ các quốc gia thất bại hoặc
yếu kém.

Các vấn đề an ninh sau đó được tổng thống Obama phân tích trong 8 đầu mục:
Tăng cường sức mạnh quốc phòng, củng cố an ninh quốc gia, chống lại môi đe
dọa khủng bố, phát triển năng lực để ngăn chặn xung đột, ngăn chặn sự lan rộng
và sử dụng vũ khi hủy diệt hàng loạt (WMD), đương đầu với biến đổi khí hậu,
đảm bảo quyền truy cập vào không gian chúng và tăng cường an ninh y tế toàn
cầu.

Dưới thời kỳ tổng thống Obama, Mỹ tiếp tục xác định khủng bố và nỗ lực theo
đuổi các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt là mối đe dọa hàng đầu. Yêu cầu nâng cao
khả năng phòng chống bệnh dịch và các mối nguy từ vi khuẩn sinh học kháng
thuốc, cũng như quản lý các sự cố sinh học cũng được đưa ra nhằm chặn đứng
nỗ lực của các lực lượng khủng bố như Al-Qaeda, ISIS.

Mỹ cũng xác định hai mối đe dọa bên ngoài chính là Iran và Triều Tiên. Toàn bộ
bán đảo Triều Tiên không nên sở hữu vũ khí hạt nhân, cũng như Syria và Lybia
không nên có WMD. Mỹ đã tiến hành các cuộc ngoại giao với Iran để xử lý vấn
đề hạt nhân, nhằm ngăn chặn phổ biến WMD và hạn chế phát triển hạt nhân
trong chương trình hạt nhân vì hòa bình. Mỹ cùng đồng minh của mình cũng đã
tiến hành các cuộc tấn công ở những nơi có dấu hiệu của khủng bố cũng như
giúp đỡ các chính quyền dân chủ và tiến bộ lật đổ chế độ độc tài ở đó, mà ở đây
chủ yếu là ở các quốc gia hồi giáo.

Về các mối đe dọa bên trong, Mỹ xác định thảm họa tự nhiên, các cuộc tấn công
không gian mạng và dịch bệnh là những mối đe dọa chính.

Chiến lược cũng khẳng định vai trò quan trọng của NATO, sự đảm bảo an ninh
cho các đồng minh của Mỹ tại Châu Á, Isreal với vị trí là đối tác an ninh quan
trọng đối với Mỹ cũng như tăng cường hợp tác phát triển để thu về lợi ích.

Chiến lược an ninh quốc gia của Trump


Khủng bố và WMD tiếp tục có tên trong danh sách các mối đe dọa. Trong cuộc
chiến chống khủng bố, tổng thống rump thể hiện rõ ràng quan điểm mạnh bạo
“cuộc chiến với Hồi giáo”.

Tổng thống Trump xác định kinh tế và an ninh là hai yếu tố cơ bản nhất của an
ninh quốc gia. Chiến lược an ninh quốc gia thời kỳ này đặt vấn đề an ninh nội bộ
lên ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, tổng thống Trump đã công khai chỉ ra ISIS là một
tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan, chế độ độc tài đang diễn ra tại Triều Tiên
và mối đe dọa từ các quốc gia xét lại là Trung Quốc và Nga.

Trong chiến lược cua mình, tổng thống Trump xác định các mối đe dọa theo 3
nhóm: các quốc gia. Tuy nhiên, ông lại không đưa ra các thứ tự ưu tiên trong
chiến lược an ninh quốc gia của mình

4 trụ cột an ninh chính trong chiến lược an ninh quốc gia thời kì này là:

- Bảo vệ người dân Mỹ, tổ quốc và phong cách sống đặc sắc Mỹ

- Thúc đẩy nền thịnh vượng

- Bảo vệ hòa bình bằng sức mạnh

- Tăng cường ảnh hưởng của Mỹ

Đồng thời, với quan điểm Mỹ là trên hết, chiến lược an ninh quốc gia giai đoạn
này đưa Mỹ về trạng thái độc lập, tập trung nguồn lực trở lợi đất nước để phát
triển kinh tế và quân sự. Các đồng minh lâu năm và các tổ chức, thể chế quan
trọng lâu đời với Mỹ đón nhận thái độ cương quyết và ít phần quân tâm của
chính quyền Trump.

So sánh:

Trước tiên, chiến lược an ninh quốc gia ở mỗi thời kỳ đều sở hữu cho mình cách
xác định các mối đe dọa khác nhau cùng những khái niệm, chính sách mới liên
quan. Với Bush, dưới sự tác động của bối cảnh hậu chiến tranh lạnh và cuộc
khủng bố 9/11, các mối đe dọa được xác định xoay quanh yếu tố khủng bố và
WMD. Đến thời kỳ của Obama, CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA của ông đã tiếp
tục và kế thừa những yếu tố cốt lỗi của bản CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA
trước. Tuy nhiên, chính quyền Obama cũng đã xác định những yếu tố mới và
thái độ phù hợp hơn trong bối cảnh quốc tế có nhiều sự chuyển biến. Trong đó,
nhận thức mới về ưu tiên dành cho các mối đe dọa phi quân sự là điểm khác
biệt đầu tiên, kể đến như biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế và sự bùng phát
của các loại dịch bệnh. Về bản CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA của Trump,
Trump phân loại các mối đe dọa dựa trên nền tảng quân sự và kinh tế, cùng với
thái độ cứng rắn khi nhắc đến trực tiếp các mối đe dọa. Khác với Obama, mối đe
dọa từ biến đổi khí hậu dưới thời kỳ của Trump đánh mất vị trí và yêu cầu bảo
vệ môi trường được triển khai theo hướng khác biệt. Nhìn chung, cả 3 chính
quyền Mỹ đều xác định khủng bố và WMD là những mối đe dọa hàng đầu, trong
đó khu vực Trung Á luôn được xác định là trung tâm để sử dụng các biện pháp
quân sự cũng như ngoại giao. Tuy nhiên, thay vì các đối tác và đồng minh truyền
thống chống khủng bố, chính quyền Trump thực hiện các chính sách thiết lập các
mối quan hệ song phương tức thời để giải quyết vấn đề trong khu vực cũng như
hủy bỏ chúng khi đã đạt được mục tiêu.

Trong khi chính quyền của Bush và Obama nhấn mạnh sự hợp tác cần thiết với
các đồng minh thân cận, các đối tác, các tổ chức quốc tế và khu vực, các chủ thể
nhà nước cũng như phi nhà nước và các thể chế kinh tế, chính quyền của Trump
lựa chọn con đường cạnh tranh quyết liệt như một cá thể độc lập thay vì tăng
cường hợp tác. Quan điểm này thể hiện rõ trong NATO, UN và các hiệp ước Mỹ
tham gia, quan điểm của Trump khi Mỹ sẵn sàng từ bỏ trách nhiệm của mình
nếu cần thiết và yêu cầu đồng minh chia sẻ gánh nặng về tài chính cũng như
quân sự trong các cơ chế. Vai trò của sức mạnh mềm đến thời kì của Trump
cũng suy giảm, và tăng cường sức mạnh quân sự ở cấp độ toàn cầu được chính
quyền Trump xác định là một mục tiêu hàng đầu hướng tới.

Ngoài ra, nếu Turkey – một đồng minh cũng như thành viên quan trọng đối với
Mỹ và NATO được nhắc đến trong CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA của Bush và
Obama, thì trong CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA của Trump, Turkey không
được nhắc đến một lần nào mặc cho những xung đột và “sứt mẻ” kéo dài trong
mối quan hệ của hai nước.

THỊNH VƯỢNG
Chiến lược an ninh quốc gia của Bush

Nền kinh tế Mỹ là nề kinh tế lớn nhất, mở nhất và tiên tiến nhât trên thế giới.
Mỹ sẽ tiếp tục phát triển nền kinh tế của bản thân thông qua phát triển khoa
học- công nghệ, nâng cao cở sở hạ tầng, đẩy mạnh thương mại trao đổi. Các
hoạt động cứu trợ giảm đói nghèo được đẩy mạnh, Mỹ sẽ tăng cường giúp đỡ
nền kinh tế các quốc gia nghèo đói và đang phát triển dưới dạng các gói đầu tư
và cứu trợ quốc tế thay vì các khoản vay hoàn lại. Ngoài ra, các vấn đề y tế, giáo
dục và nông nghiệp được đễ xuất để khắc phục sự yếu kém của các nền kinh tế
non trẻ.

Chiến lược an ninh quốc gia của Obama

Mỹ sẽ cố gắng duy trì vai trò lãnh đạo của mình và định hình nền kinh tế toàn
cầu bằng thương mại và các chính sách đầu tư. Các chính sách sẽ đảm bảo hệ
thống thương mại toàn cầu sẽ phát triển theo hướng có lợi cho Mỹ, cùng lúc
xóa đói giảm nghèo và loại bỏ bất công xã hội.

Phần thịnh vượng được tổng thống Obama đề cập trong 5 đề mục: Đưa nền
kinh tế của vào hoạt động, thúc đẩy an ninh năng lượng, dẫn đầu về công nghệ,
khoa học và đổi mới, định hình trật tự kinh tế toàn cầu và chấm dứt đói nghèo
cùng cực.

Nền kinh tế Mỹ là động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như nền
tảng ổn định cho hệ thống quốc tế và sẽ tiếp tục hợp tác với Lực lượng Đặc
nhiệm Hành động Tài chính và G-20 để duy trì tính toàn vẹn của hệ thống tài
chính toàn cầu. Về mặt này, bảo vệ vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới, đa
dạng hóa các nguồn năng lượng, đảm bảo cung cấp năng lượng và an ninh
tuyến đường, thiết lập trật tự thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng,
ngăn ngừa xung đột có thể phát sinh về chính sách năng lượng, củng cố hệ
thống tài chính toàn cầu, đồng thời dỡ bỏ các rào cản đối với xuất khẩu của Mỹ
với các động thái của Hiệp định Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-
TIP) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), duy trì trật tự kinh tế
bằng cách đặt Mỹ vào trung tâm của khu thương mại tự do và chấm dứt tình
trạng nghèo cùng cực trên thế giới là những mục tiêu quan trọng của Mỹ.
Chiến lược an ninh quốc gia của Trump

Chiến lược thời kì này tập trung vào việc tăng cường phúc lợi của người Mỹ với
mục đích “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”,
đồng thời các vấn đề về quan hệ kinh tế, thương mại tự do, khoa học, công
nghệ, đổi mới và các lĩnh vực năng lượng và “an ninh kinh tế” trở thành một
phần quan trọng của an ninh quốc gia. Theo tổng thống Trump, các mối quan hệ
thương mại quốc tế đang gây bất lợi cho Mỹ và các biện pháp kinh tế sẽ được
thực hiện.

Ở giai đoạn cầm quyền của mình, tổng thống Trump nhấn mạnh vai trò của
thương mại công bằng và hai bên, đồng thời thúc đẩy cạnh tranh quyết liệt và
để mắt đến những đối thủ kinh tế, các cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc
thay vì phát triển hợp tác kinh tế và thương mại. Ngoài ra, hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương cũng không được nhắc đến trong chiến lược của tổng
thống Trump. Một điểm khác là vấn đề năng lượng, không giống như những
người tiền nhiệm, tổng thống Trump không đề cập đến an ninh môi trường
trong chiến lược của mình, nhưng lại tuyên bố môi trường cần được bảo vệ.
Ông coi Thỏa thuận khí hậu Paris là trở ngại cho tăng trưởng toàn cầu và Mỹ đã
phải chịu gánh nặng quá lâu, vì thế tổng thống Trump đã quyết định rút khỏi
thỏa thuận này. Bên cạnh đó, về dầu mỏ, Trump ẩn ý cho sự hiện diện của mình
ở Syria trong khi tiếp tục né tránh đối đầu với Nga và Iran.

So sánh

Tổng thống Bush và Obama cùng chia sẻ quan điểm về sự đói nghèo của thế giới
và vai trò của Mỹ trong việc giúp đỡ và vực dậy các quốc gia yếu kém. Tổng
thống Obama còn tiến xa hơn nữa khi ông đề cập đến mục tiêu chấm dứt đói
nghèo cùng cực.

Dưới thời của tổng thống Trump, lần đầu tiên an ninh kinh tế trở thành một trụ
cột chính trong chiến lược an ninh quốc gia. Trong khi tổng thống Obama
khuyến khích trật tự quốc tế cấp tiến, tổng thống Trump lại lựa chọn thương
mại công bằng và hai bên.
Đồng thời trong chiến lược an ninh quốc gia của mình, tổng thống Trump đã
lồng ghép các tuyên bố về chính sách đối nội cùng với nhiều chương trình nghị
sự chính trị địa phương để phát triển kinh tế.

Trong khi chính quyền Obama mong muốn hợp tác với Trung Quốc, thì chính
quyền Trump lại coi Trung Quốc – một quốc gia đang không ngừng phát triển về
kinh tế, là một lực lượng theo chủ nghĩa xét lại và coi đây là một mối đe dọa có
thể xảy ra. Nga và Trung Quốc là mối đe dọa đối với nền kinh tế và sự thịnh
vượng của Mỹ, và tuyên bố rằng những quốc gia này sẽ không bao giờ được tha
thứ.

GIÁ TRỊ

Chiến lược an ninh quốc gia của Bush

Các giá trị tư tưởng mang đặc sắc Mỹ hầu như luôn xuất hiện trong chiến lược
an ninh quốc gia ở mọi chính quyền tổng thống. Với chiến lược an ninh quốc gia
của Bush, ông tiếp tục nêu cao quan điểm của Mỹ trong việc bảo vệ và thúc đẩy
các giá trị dân chủ, tự do và bình đẳng. Bảo vệ dân chủ và nhân quyền là vì lợi
ích quốc gia lâu dài của Mỹ. Trong khi Mỹ thúc đẩy các giá trị phổ quát ở nước
ngoài, những giá trị ấy phải được theo đuổi và tuân theo trên hết ở trong nước.

Chiến lược an ninh quốc gia của Obama

Trong chiến lược của Obama, các giá trị cơ bản mà Mỹ đại diện tiếp tục được đề
cập đến. Tuy nhiên, Obama đã sử dụng chúng để chứng tỏ vai trò lãnh đạo của
Mỹ trong việc xúc tiến hòa bình, tự do và dân chủ. Từ đó, Mỹ có thể dẫn dắt thế
giới đối mặt với những thách thức trước mắt. Chính quyền Obama xác định hầu
hết các mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ bắt nguồn từ các quốc gia độc tài
muốn chống lại các lực lượng dân chủ, ví dụ như sự xâm lược của Nga ở
Ukraine và cuộc khủng hoảng dẫn đến sự trỗi dậy của IS trong cuộc nội chiến
Syria và ở đây, Mỹ ủng hộ quá trình chuyển đổi dân chủ hòa bình ở quốc gia
này. Mỹ cũng sẽ giúp các quốc gia củng cố lợi ích của họ và chuyển sang các hệ
thống quản lý dân chủ và đại diện hơn. Bắc Phi và Trung Đông được Obama
nhắc đến là những nơi cần có sự “thay đổi”.
Chiến lược an ninh quốc gia của Trump

Trong thời kỳ Trump, một số quy tắc đã thay đổi. Không có sự nhấn mạnh nào
từ phía chính quyền Trump vào sự lan tỏa các giá trị dân chủ. Trump, chỉ trích
chính sách nhập cư của Obama. Chiến lược an ninh quốc gia thời kì này coi nhập
cư từ một số nước láng giềng như Mexico là một vấn đề và cần phải ngăn chặn
những vụ vượt biên trái phép.

SO SÁNH

So với sự tiếp tục các giá trị truyền thống của Bush, Obama không những kế
thừa mà còn vận dụng các giá trị này để đảm bảo vị trí lãnh đạo của Mỹ với thế
giới. Với vị trí lãnh đạo và sứ mệnh lan truyền và bảo hộ cho các giá trị mà Mỹ
đại diện, an ninh Mỹ sẽ được đảm bảo trong một thế giới nơi giá trị và các quy
chuẩn được Mỹ điều hướng. Chính sách nhập cư gây tranh cãi của Obama cũng
là một điểm nối liền với mục tiêu phát huy và lan truyền các giá trị Mỹ.

Tuy nhiên, sau khi Trump cầm quyền, đã có sự đổi mới tư duy về giá trị. Trump
đã xác định, phân tích các giá trị trung tâm đối với người dân Mỹ một cách rõ
ràng trong khi Obama và Bush không xác định các giá trị một cách chi tiết mà chỉ
nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ các giá trị của Mỹ ở trong và ngoài nước.
Trong khi các chính quyền trước đó tuyên bố rằng Hoa Kỳ ủng hộ thay đổi dân
chủ hòa bình và sẽ giúp các nước củng cố lợi ích của họ cũng như chuyển sang
các hệ thống quản lý dân chủ và đại diện hơn, chính quyền Trump không nhấn
mạnh đến sự phổ biến của dân chủ. Không giống như Obama, Trump chỉ trích
đặc biệt chính sách nhập cư của thời Obama, cho rằng người nhập cư từ một số
quốc gia láng giềng, chẳng hạn như Mexico, là một vấn đề ảnh hưởng đến an
ninh đất nước và biên giới Mỹ-Mexico cần phải được xây dựng bức tường để
ngăn chặn những hành động bất hợp pháp này.

TRẬT TỰ QUỐC TẾ

Chiến lược an ninh quốc gia của Bush

Bên cạnh các giá trị vừa được phân tích, vai trò lãnh đạo và gìn giữ trật tự thế
giới được chính quyền Bush nhắc đến trong chiến lược an ninh quốc gia của
mình. Trong thế kỷ 21, Mỹ sẽ tích cực củng cố và định hình các quy tắc, chuẩn
mực và thể chế tạo cơ sở cho việc bảo vệ nhân quyền, hòa bình, an ninh và
thịnh vượng, cũng như có những biện pháp để trừng phạt các cá nhân, tổ chức
mong muốn và thực hiện đe dọa nó.

Chiến lược an ninh quốc gia của Obama

Trong chiến lược của Obama, quan điểm lâu đời Mỹ có trách nhiệm bảo vệ trật
tự quốc tế tiếp tục được nhắc đến, cùng chỉ chích các nỗ lực cải tổ Liên Hợp
Quốc và cơ chế chừng phạt dành cho các quốc gia không tôn trọng các giá trị
vốn có. Mối nguy hiểm từ Triều Tiên được nhắc đến cũng như quá trình hiện đại
hóa quân sự của Trung Quốc được giám sát chặt chẽ. Sáng kiến đối với Cuba
cũng được cân nhắc để xử lý mối quan hệ với đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ và đồng minh, các tổ chức đa phương sẽ cống hiến hết mình vì trật tự hiện
tại và thẳng tay trừng phạt các đối tượng vi phạm, gây tổn hại đến hòa bình thế
giới hay có các hành vi gây hấn quân sự. Obama cũng nhấn mạnh Mỹ sẽ hoạt
động đơn lẻ nếu cần thiết và can thiệp quân sự sẽ không được khuyến khích.

Chiến lược an ninh quốc gia của Trump

Chương cuối trong chiến lược của Trump mang tên “Chiến lược trong bối cảnh
khu vực” - trình bày các chiến lược Mỹ phát triển để đảm bảo lợi ích trên “đấu
trường quốc tế” với các mục tiêu khác nhau trên từng khu vực. Về tinh thần
chung, chính quyền của Trump sẵn sàng sử dụng quân sự thay vì phương pháp
đàm phán.

So Sánh

Nhìn chung, cả ba chính quyền đều cho thấy tư cách lãnh đạo hiển nhiên của Mỹ
đối với trật tự thế giới. So với chiến lược của Bush, chiến lược của Obama đã đi
vào chi tiết vai trò lãnh đạo của Mỹ trong trật tự thế giới, các nhân tố cơ bản
cần thiết như sự hợp tác với các đồng minh thân cận và các tổ chức đa phương
có ảnh hưởng, sức mạnh nội tại và tư duy lãnh đạo lâu dài. Phương pháp chung
được Bush và Obama đồng tình là ngoại giao thay vì các hoạt động can thiệp
quân sự. Tuy nhiên, dưới quan điểm chính quyền Trump, vai trò của hợp tác đã
giảm sút và Mỹ dường như sẽ một mình điều hướng trật tự thế giới. Ngoài ra,
phương pháp quân sự truyền thống được đề cao hơn trong giai đoạn này.

You might also like