Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA TÀI CHÍNH – CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO

KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN


Mã phân tích: TAR – Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An

Giảng viên HD: TS Phạm Tiến Mạnh

Họ và tên: Lê Hồng Nhung

Lớp: K21CLCC

Mã sinh viên: 21A4010421


NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ngày 12 tháng 10 năm 2021

Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR)

TAR – MUA
Upside: 27,9%
Biến động giá cổ phiếu TAR LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
I. TRÚNG 3 GÓI THẦU LỚN NĂM 2021
TAR trúng gói thầu hơn 25 nghìn tấn gạo trong chương
trình cứu trợ dịch bệnh cho người dân với giá 9.848 đồng/kg
(~250 tỷ đồng).
Sau đợt trúng thầu xuất khẩu 11.000 tấn đã giao hàng
vào cuối tháng 6/2021, TAR tiếp tục trúng thầu lần 2 với tổng
khối lượng 22.222 tấn, giá CIF 578USD/tấn và dự kiến giao
hàng trong tháng 9-10/2021. Đây được xem là mức giá tốt trong
điều kiện giá gạo thế giới đang tụt giảm.
Thông tin giao dịch II. TRIỂN VỌNG TƯƠI SÁNG CUỐI NĂM 2021
6 tháng đầu năm, doanh thu xuất khẩu tăng 57,5 tỷ
(12/10/2021)
(20%), ngoài gói thầu xuất khẩu Hàn Quốc thì các đối tác
truyền thống như EU, Trung quốc đều tăng 5-10% sản lượng
Giá hiện tại (VNĐ) 23,600 gạo nhập khẩu với mức giá tốt. Tháng 6/2021, TAR đã mở Văn
Giá cao nhất 52 25,400 phòng đại diện tại Đức để tiếp cận đến khối khách hàng Châu
tuần Âu.
(VNĐ/CP)
Giá thấp nhất 52 14,500 Thêm đó, việc cải tiến lại toàn bộ cánh đồng mẫu Kiên
tuần Giang theo kỹ thuật mới từ làm đất, tưới tiêu,… giúp giảm chi
(VNĐ/CP) phí đầu vào và tăng năng suất thu hoạch.
Số lượng CP lưu 46,199,9 Luôn đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trước tình
hành (CP) 33 hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh và hoàn thành các đơn
KLGD BQ 10 ngày 1,688,66 hàng xuất khẩu.
(CP/ngày) 5
Vốn hóa (tỷ VNĐ) 1,136.5 III. TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU
2 Hiệp định EVFTA giúp giảm thuế và phí khi xuất khẩu
EPS (VNĐ/CP) 0.99 qua EU, đây là thị trường tiềm năng mà TAR nhắm đến: EU là
P/E 24.76 thị trường cao cấp sẵn sàng trả giá 2000USD/tấn gạo tuy nhiên
đi kèm với đó là yêu cầu khắt khe về chất lượng. TAR đang là
doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu gạo tiềm năng khi trong năm
2020 đã xuất khẩu 3000 tấn gạo sang EU và đảm bảo các yêu
cầu về chất lượng.
IV. MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH KHÉP
KÍN, TẬP TRUNG SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG
CAO
TAR định hướng dòng gạo sạch cao cấp chất lượng cao.
Trong 800 ha ở Kiên Giang dành riêng để phát triển nguyên
liệu lúa hữu cơ theo hình thức 100% tự nhiên có 100ha được
cấp chứng chỉ organic theo tiêu chuẩn của Mỹ cà Châu Âu, kì
vọng mở rộng diện tích Organic ra 700ha còn lại qua đó tăng
1
năng suất xuất khẩu gạo
sang EU.
V. ƯỚC TÍNH QUÝ III KHÁ TÍCH CỰC
Ước tính doanh thu đạt 500 tỷ đồng (-8% yoy), lợi nhuận đạt 40 tỷ đồng (+66% yoy).
Với kết quả kinh doanh quý III/2021 lạc quan, TAR tự tin khi dịch bệnh được kiểm soát cơ
bản, Công ty sẽ hoàn thành thậm chí vượt mức kế hoạch kinh doanh đã được thông qua tại
Đại hội cổ đông năm 2021.
VI. HÀNG TRĂM TỶ ĐỒNG DỰ KIẾN THU ĐƯỢC TỪ CHUYỂN NHƯỢNG
BẤT ĐỘNG SẢN
TAR thông qua chuyển nhượng quyền sử dụng gần 11.000 m2 đất sát ven bờ sông Hậu,
dự kiến hoàn thành trong Q2.2022. Nếu trong quý IV hoàn thành, lợi nhuận năm nay của TAR
sẽ thêm 200 tỷ đồng là lợi nhuận đột biến từ bất động sản.
KHUYẾN NGHỊ
Em xin đưa ra khuyến nghị MUA cho cổ phiếu TAR với giá mục tiêu 30,180 VNĐ/CP. Giá
hiện tại: 23,600 VNĐ. Upside: 27,9%

2
MỤC LỤC
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ...........................................................................................................................1

I. Giới thiệu công ty............................................................................................................................4

1. Lịch sử hình thành........................................................................................................................4

2. Lĩnh vực kinh doanh.....................................................................................................................4

3. Cơ cấu bộ máy quản lý..................................................................................................................4

4. Cơ cấu sở hữu...............................................................................................................................4

5. Công ty con....................................................................................................................................5

6. Chiến lược phát triển....................................................................................................................5

II. Tổng quan về ngành gạo.................................................................................................................5

III. Phân tích hoạt động kinh doanh.................................................................................................7

1. Hoạt động sản xuất và chế biến lúa gạo......................................................................................7

2. Hoạt động phân phối.....................................................................................................................7

3. Dịch vụ khác..................................................................................................................................8

IV. Phân tích tình hình tài chính của công ty..................................................................................8

V. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính.................................................................................................9

VI. Định giá.......................................................................................................................................10

VII. Phân tích kĩ thuật.......................................................................................................................10

VIII. Rủi ro.......................................................................................................................................12

1. Diễn biến COVID-19 phức tạp...................................................................................................12

2. Giá gạo thay đổi theo chiều hướng tiêu cực..............................................................................13

3. Sự cạnh tranh từ gạo Ấn Độ.......................................................................................................13

4. Một số rủi ro khác:......................................................................................................................13

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................14

3
I. Giới thiệu công ty
1. Lịch sử hình thành

Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) thành lập ngày
16/08/1996 tại Cần Thơ. Được cấp giấy phép xuất khẩu gạo sang nước ngoài năm 2004.

2. Lĩnh vực kinh doanh

Gia công xay xát, chế biến gạo xuất khẩu với hoạt động chính là:

- Bán buôn thực phẩm


- Bán buôn gạo
- Trồng lúa
3. Cơ cấu bộ máy quản lý

4. Cơ cấu sở hữu

4
5. Công ty con

6. Chiến lược phát triển

- Mở rộng, thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn trên vùng nguyên liệu còn lại được giao

- Phát triển sản phẩm gạo chất lượng cao

- Hợp tác chặt chẽ với khách hàng hiện có và tìm kiếm khách hàng mới cả trong và ngoài
nước

II. Tổng quan về ngành gạo

Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 6 về sản xuất lúa gạo và thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế
giới. Sản lượng và giá trị xuất gạo trong 8 tháng đầu năm 2021 là:

5
Lợi thế

Hiệp định EVFTA (trước kí 800USD/tấn sau kí >1000USD/tấn trong tương lai) giúp
giảm thuế và phí khi xuất khẩu qua EU. EU cam kết sau 3-5 năm đưa thuế suất về 0% đối với
sản phẩm gạo.

Hiệp định CPTPP giúp việc xuất khẩu gạo tới các quốc gia cùng khối dễ hơn khi
Australia và Singapore xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam.

Hiệp định của WTO và thỏa thuận song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam, Hàn
Quốc đã cấp hạn ngạch 55.112 tấn gạo cho Việt Nam với thuế nhập khẩu 5%, cao gần gấp đôi
hạn ngạch của Thái Lan.

Khó khăn

Theo VFA, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm do cầu nước ngoài giảm, phí vận
chuyển cao, dịch COVID tái bùng phát. Trong nước, do ảnh hưởng dịch COVID mà giá lúa
thu mua giảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ. Do lo sợ không kịp giao hàng mà
Doanh nghiệp trong nước không dám ký hợp đồng với đối tác nước ngoài.
6
III. Phân tích hoạt động kinh doanh
1. Hoạt động sản xuất và chế biến lúa gạo

TAR hiện có 30 ngàn ha cánh đồng, năng suất bình quân 9 tấn/ha/vụ, sản lượng
150.000 – 200.000 ngàn tấn/năm. Có 4 nhà máy lớn tại Cần Thơ với 100% máy móc và trang
thiết bị hiện đại với chế độ vận hành hoàn toàn tự động hóa từ trồng trọt đến bước đóng gói.
Hệ thống kho chứa lên đến 30.000 tấn với quy cách lưu trữ bằng các Silo hiện đại có hệ thống
kiểm soát độ ẩm - nhiệt độ - áp suất, giúp lúa gạo giữ được chất lượng tốt nhất.

TAR thực hiện quy trình khép kín “Quy trình Xanh – sản phẩm Sạch”, từ khâu nuôi cấy
đến chế biến để ra sản phẩm.

2. Hoạt động phân phối


- Hoạt động xuất khẩu: có nhiều đối tác lớn trên thế giới và có mặt tại 19 thị trường bao
gồm cả Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Úc,...
- Thị trường nội địa:
+ Liên kết với hệ thống siêu thị
+ Tự mở cửa hàng phân phối
3. Dịch vụ khác

Các dịch vụ khác: cho thuê kho bãi, ủy thác xuất khẩu

7
IV. Phân tích tình hình tài chính của công ty

Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần -21% yoy, chi phí bán hàng +91% yoy nên
LNST -67% yoy tương ứng mức giảm gần 30 tỷ đồng.

Đi sâu hơn có thể thấy Q2.2021 mặc dù giá vốn hàng bán đã -14% yoy, tuy nhiên
doanh thu thuần giảm, chi phí lãi vay và chi phí bán hàng tăng mạnh nên LNST -46% yoy
xuống mức 15.89 tỷ đồng. Nguyên nhân chính do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến TAR gặp
khó khăn khi duy trì hoạt động bằng áp dụng 3 tại chỗ khiến chi phí tăng mạnh, bên cạnh đó
là giá gạo thế giới giảm mạnh.

8
6 tháng đầu năm tổng tài sản +29%, TAR gần như hoàn tất việc xây dựng cải tạo cánh
đồng mẫu ở Kiên Giang nên chi phí cơ bản dở dang -95%. Do dịch bệnh mà 1 số đơn hàng
chưa được xuất khẩu, dẫn đến khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh 322%, vay và nợ thuê tài
chính ngắn hạn cũng tăng mạnh nhằm duy trì dòng tiền sản xuất kinh doanh (+42%). Vì lý do
đó mà 6 tháng đầu năm TAR phải tăng tiền mặt nhằm đảm bảo việc trả lãi ngắn hạn và các
chi phí phát sinh trong mùa dịch.

V. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính

Do tình hình dịch bệnh khiến lợi nhuận giảm mạnh đã phản ánh vào EPS, giảm từ
3,100 xuống còn 1,159, P/E khá cao với mức 15.01 cao nhất trong 4 quý gần nhất. Mặc dù
EPS giảm nhưng P/E tăng thể hiện giá cổ phiếu đang giao dịch ở mức cao và kỳ vọng vào
tương lai sẽ tăng trưởng. Nhìn chung TAR đang gặp khó khăn trong ngắn hạn nhưng sẽ phục
hồi và tăng trưởng trong tương lai, những dấu hiệu đó được thể hiện thông qua BVPS tăng
qua 4 quý và P/B giảm thể hiện sự tương quan giữa tổng tài sản tăng và giá cổ phiếu chỉ tăng
nhẹ. Qua đó thấy được tiềm năng tăng giá của TAR.

9
Mặc dù do TAR đang phải vay ngắn hạn khá lớn và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở
mức 170% nhằm duy trì sản xuất kinh doanh nhưng hệ số thanh toán ngắn hạn đang duy trì ở
mức quanh 1 và khả năng thanh toán lãi vay ~2 lần, thể hiện trong ngắn hạn vẫn đảm bảo sẵn
sàng thanh toán những khoản nợ và lãi nhờ vào tài sản ngắn hạn (tiền mặt và các khoản phải
thu ngắn hạn đến từ các lô hàng xuất khẩu gạo). Từ đó cho thấy TAR sẽ sớm trở lại quỹ đạo
tăng trưởng.

Đánh giá tổng thể các chỉ số sinh lời sẽ thấy do khó khăn của dịch bệnh mà ROEA
ROAA ROS đều giảm do chi phí tăng khiến lợi nhuận giảm. Đối với 1 doanh nghiệp có tính
chu kì thì lợi nhuận sẽ đạt mức cao vào quý 2,3 hàng năm, do đó có thể kì vọng rằng TAR
đang dần phục hồi và sẽ tăng trưởng mạnh từ quý 3 năm nay sau khi việc đi lại di chuyển
thuận tiện và việc xuất kho, xuất khẩu dễ dàng hơn.
VI. Định giá

Em sử dụng phương pháp định giá P/E để tính mức giá hợp lý với TAR là 30,180
VNĐ/CP (chi tiết trong file Excel đính kèm)

VII. Phân tích kĩ thuật


Giá và đường trung bình động: sau phiên giao dịch ngày 12/10, TAR đóng cửa ở mức
giá 23.6, ngay dưới đường MA20 và vẫn trên các đường MA lớn hơn 20. Có thể thấy MA10
(xanh lá cây) đang có dấu hiệu cắt xuống MA20 (xanh dương), thể hiện trong ngắn hạn giá
của TAR có thể giảm.

10
TAR đang vận động trong mô hình kênh tăng giá, khi chạm đến đường kênh dưới đã
bật tăng trở lại.

Hiện tại, TAR đã chạm cận dưới của mô hình tam giác rồi bật tăng trở lại, là điểm mua
hợp lý.

11
Tương tự, TAR hiện vẫn đang đi ngang trong vùng hộp xanh, theo kỹ thuật thì điểm
mua là chạm cận dưới của hộp, sau khi break vùng hộp kèm volume lớn là điểm mua gia tăng.

Khối lượng: Thanh khoản trong 11 phiên gần đây duy trì ở mức thấp hơn so với trung
bình 15 phiên tuy nhiên để ý khối lượng theo mức giá sẽ thấy TAR đang tích lũy.
VIII. Rủi ro

1. Diễn biến COVID-19 phức tạp

9 tháng đầu 2021 ngành nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa gạo bị ảnh hưởng khi giãn
cách xã hội, sản lượng sản xuất ít, hạn chế xuất khẩu do tạm đóng cửa cảng. Nếu tình hình dịch
cuối năm không thuyên giảm, không chỉ TAR mà cả nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, lô hàng xuất
khẩu của TAR sẽ không được giao đúng thời hạn, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bên
cạnh đó không đảm bảo đủ sản lượng sản xuất, gây ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.

12
2. Giá gạo thay đổi theo chiều hướng tiêu cực

Giá gạo xuất khẩu của TAR phụ thuộc nhiều vào giá gạo thế giới, nếu trong điều kiện
không thuận lợi khiến giá gạo giảm, giá trị xuất khẩu giảm, làm lợi nhuận sụt giảm.

3. Sự cạnh tranh từ gạo Ấn Độ

Nhờ bội thu nên nguồn cung gạo Ấn Độ sẽ tiếp tục dồi dào giúp duy trì giá gạo ở mức
thấp. Ấn Độ sẽ là đối thủ cạnh tranh với Việt Nam, theo đó là Thái Lan và Philipin.

4. Một số rủi ro khác: rủi ro nguồn cung nguyên liệu ( do khí hậu thay đổi, dịch bệnh làm
sản lượng giảm), chi phí sản xuất lớn, rủi ro tỷ giá hối đoái, lạm phát, ..

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. VietnamBiz (08/2021), Báo cáo Thị trường Gạo tháng 8/2021,
<https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/9/19/bao-cao-thi-truong-gao-thang-
8-2021-1-16320465255051908955394.pdf>
2. Nhã An (09/2021), Trung An (TAR) dự kiến thu hàng trăm tỷ đồng từ chuyển nhượng bất
động sản, <https://tinnhanhchungkhoan.vn/trung-an-tar-du-kien-thu-hang-tram-ty-dong-tu-
chuyen-nhuong-bat-dong-san-post281115.html>

13
3. Trung chánh (05/2021), Trung An tiếp tục trúng thầu bán gạo cho Hàn Quốc,
<https://thesaigontimes.vn/trung-an-tiep-tuc-trung-thau-ban-gao-cho-han-quoc/>
4. Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Kinh tế Sài Gòn, Báo Thanh Niên (09/2021), Trung
An Liên Tục Trúng Thầu Xuất Khẩu Gạo Sang Hàn Quốc 2 Đợt Với Sản Lượng 30.000 Tấn,
<https://trunganrice.com/xuat-khau-gao-sang-han-quoc/>
5. Nhã An (09/2021), Trung An (TAR) trúng thầu cung cấp gạo hỗ trợ người dân bị ảnh
hưởng bởi Covid-19, < https://tinnhanhchungkhoan.vn/trung-an-tar-trung-thau-cung-cap-
gao-ho-tro-nguoi-dan-bi-anh-huong-boi-covid-19-post280617.html>
6. TAR (2021), BCTC Hợp nhất Soát xét 6 tháng đầu năm 2021
7. TAR (2020), Báo cáo thường niên
8. TAR (2019), Bản cáo bạch
9. TAR (2021), Nghị quyết đại hội cổ đông thường niên năm 2021
10. Dữ liệu từ Vietstock và CafeF

14

You might also like