Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

I.

THAN HOẠT TÍNH (ACTIVATED CACBON):


Than hoạt tính (Activated carbon) là một chất có thành phần chủ yếu
là nguyên tố carbon ở dạng vô định hình (bột), một phần nữa có dạng tinh
thể vụn grafit. Với cấu trúc đặc biệt và được sản xuất bởi quy trình công
nghệ tiên tiến. Than hoạt tính có khả năng loại bỏ hàng trăm hợp chất hóa
học. Có thể gây hại cho con người. Than hoạt tính loại bỏ các chất ô
nhiễm trong nước bằng cách hấp phụ khi nước chảy qua bề mặt than.
Than hoạt tính là một dạng của carbon được xử lý để có những lỗ rỗng
bé thể tích nhỏ để tăng diện tích bề mặt cho hấp phụ hoặc phản ứng hóa
học. Do mức độ vi mao quản cao, chỉ một gam than hoạt tính có diện tích
bề mặt vượt quá 800 – 1000 m2, được xác định bởi phương pháp hấp phụ
khí.

 DẪN VẤN ĐỀ:


Than hoạt tính có thể được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như:
than bùn, than đá, sọ dừa, vỏ lạc, bã mía, than gỗ, than tre,… Tuy nhiên việc sử
dụng những nguồn nguyên liệu này lại gặp những vấn đề như: Nguồn nguyên liệu
hóa thạch như than bùn, than đá không phải là tài nguyên vô tận và sẽ cạn kiệt
trong tương lai, bên cạnh đó việc sử dụng những nguyên liệu này sẽ tạo ra sản
phẩm than hoạt tính có hàm lượng tro cao hạn chế về khả năng ứng dụng; Sản xuất
than hoạt tính từ sọ dừa tuy có bề mặt riêng lớn và chất lượng cao nhưng sản lượng
gáo dừa hàng năm cũng không thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ than hoạt tính
ngày càng tăng. Ngoài ra, sọ dừa cũng đang ưu tiên được sử dụng trong ngành sản
xuất đồ mỹ nghệ, đem lại lợi nhuận cao hơn; Việc sử dụng than củi sẽ kéo theo
việc chặt phá rừng làm mất cân bằng hệ sinh thái và cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên. Do vậy tìm được nguồn nguyên liệu thay thế để sản xuất than hoạt tính là
một vấn đề cấp thiết hiện nay.

Nhằm nghiên cứu thiết bị và công nghệ than hóa trấu phù hợp với điều kiện Việt
Nam: Xây dựng cơ sở khoa học kỹ thuật các quá trình đốt cháy thiếu oxy vỏ trấu
để chế tạo than, thiết kế thiết bị và quy trình công nghệ xử lý để đạt năng suất cao,
tỷ lệ thu hồi than lớn, dễ tách SiO2 khỏi than trấu, có cấu trúc thuận lợi cho quá
trình hoạt tính hoá tiếp theo; Tách SiO2 ra khỏi than; Xây dựng công nghệ xử lý
hoạt tính than: Thực nghiệm đánh giá mức độ hoạt tính thông qua bề mặt riêng
(BET), tạo độ xốp để nâng cao hoạt tính, xác định công nghệ xử lý để nhận được
mức độ hoạt tính khác nhau đáp ứng với mục đích sử dụng sản phẩm than sau này;
Nghiên cứu khả năng áp dụng sản phẩm than hoạt tính: Ứng dụng than hoạt tính
làm vật liệu lọc trong xử lý nước thải, nước ăn, làm chất hấp phụ trong khử mùi và
các chất ô nhiễm...

II CÁC PHƯƠNG PHÁP:


III QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THAN HOẠT TÍNH:
Gồm có 2 giai đoạn: giai đoạn than hoá (cacbon hoá) nguyên liệu
trong môi trường thiếu oxy ; giai đoạn tiếp theo là hoạt hoá than thu
được từ giai đoạn đầu bằng phương pháp hoá học hoặc phương pháp
hoá lý.
A. Quá trình than hoá:
Qúa trình than hoá trấu ở nhiệt độ cao trong môi trường yếm khí cũng
tương tự như quá trình than hoá gỗ nên có thể căn cứ vào CSLT để hiểu rõ
bản chất từng quá trình than hoá vật liệu:
Nguyên tắc cacbon hoá của quá trình sản xuất than gỗ là dùng nhiệt phân
huỷ trong điều kiện ko có oxy được thực hiện trong các thiết bị kín, đốt
nóng gián tiếp qua thành thiết bị. Dưới tác dụng của nhiệt xảy ra một số
biến đổi theo các giai đoạn sau:
 Giai đoạn sấy: từ nhiệt độ thường đến 170℃ gỗ bị khô dần, hơi nước
thoát ra
 Từ 170 - 280℃ gỗ bị phân huỷ theo những quá trình toả nhiệt, ở đây
trong quá trình nước ngưng từ gỗ xuất hiện hang loạt những sản
phảm hữu cơ và khí thoát ra, giải phóng CO, CO 2, acid acetic,..
 Giai đoạn luyện than: 280 - 380℃ xảy ra sự phân huỷ phát nhiệt giải
phóng methanol, hắc-in ,…
 Qúa trình than xem như kết thúc ở 400 - 600℃ .
B. Quá trình hoạt hoá:
Qúa trình hoạt hoá trong s/x có ý nghĩa rất lớn vì nó quyết định khả năng
hấp phụ của than nên người ta cố gắng tập trung nghiên cứu nhiều ở giai
đoạn này. Quá trình hoạt hoá quyết định cấu trúc của than hoạt tính:
o Thời gian hoạt hoá dài: than có cấu trúc lỗ lớn và trung
o Thời gian hoạt hoá trung bình: than có cấu trúc lỗ trung
o Thời gian hoạt hoá ngắn: than có cấu trúc lỗ nhỏ
Quá trình hoạt hoá có thể phân chia 1 cách có điều kiện thành 2 phương
pháp là hoá học và hoá lý.
Trong nội dung lần này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu phương pháp HOÁ LÝ
PHƯƠNG PHÁP HOÁ LÝ: là phương pháp dung các chất oxi hoá như
hơi nước, CO 2 làm tác nhân tác dụng với than nguyên liệu. Khi mức độ hoạt
hoá chưa cao, tác nhân hoá học tác dụng với cacbon vô định hình và cacbon
mạch cao nằm trên bề mặt nhằm giải phóng độ xốp có sẵn trong than, tiếp
theo đó chúng tác dụng với khung than làm cháy 1 phần cacbon tinh thể tạo
them độ xốp cho than.
Ưu điểm và nhược điểm của PP hoá lý:
 Ưu điểm:
Sản phẩm thu được sạch
 Nhược điểm:
Sản phẩm thu được có khả năng hấp phụ không cao (so với hoá học)
Thời gian hoạt hoá tiến hành tương đối lâu
Nhiệt độ hoạt hoá rất cao.

 Hoạt hoá bằng hơi nước


Khi nghiên cứu phản ứng C + H 2 O ở những nhiệt độ từ 750 ℃−950℃ . Từ kết quả thu
được người ta đã thiết lập rằng trong tác dụng giữa hơi nước và một phản ứng
chuyển hoá CO:
C + H 2 O → CO+ H 2
C + H 2 O → CO2 + H 2
Cơ chế của phản ứng C + H 2 O gồm 6 giai đoạn:
1. Hấp phụ cân bằng hơi nước trên bề mặt than:
H 2 O+C → H 2 Ohp+C
H 2 O hp: hơi nước sau khi đã bị than hấp phụ

2. Hình thành phức chất hấp phụ bề mặt:


H 2 O hp+C → C x O y + H 2 hp
H 2 hp: là hydro tạo ra sau khi hơi nước đã bị than hấp phụ

3. Phân huỷ phức chất bề mặt do va chạm với phân tử pha khí:
C x O y + H 2 O→ CO hp+ H 2
CO hp: là CO tạo ra sau khi hơi nước đã bị than hấp phụ.

4. Nhiệt phân phức chất bề mặt:


C x O y → COhp +C x−1

5. Khử hấp phụ cân bằng Oxid cacbon:


CO hp → CO

6. Khử hấp phụ cân bằng Hydro:


H 2 hp → H 2

Theo sơ đồ cơ chế thì phản ứng giữa cacbon và hơi nước là phản ứng trên bề
mặt phân chia pha, các phân tử hơi nước tham gia phản ứng được hấp phụ trên bề
mặt cacbon. Theo đó quá trình hình thành và phân huỷ phức chất bề mặt xảy ra
trong lớp hấp phụ.
Người ta đã nghiên cứu tiếp mặt động học của phản ứng, tốc độ phản ứng được
xác định bằng thành phần chất bề mặt không phụ thuộc nồng độ hơi nước. Người
ta xác định giá trị hằng số xác định tốc độ phản ứng hình thành phức chất bề mặt
K 0 và hằng số tốc độ phản ứng phân huỷ phức chất bề mặt K 1 và chứng minh rằng

khi nhiệt độ tăng K 0 tăng nhanh hơn K 1, tốc độ phản ứng phân huỷ phức chất bề
mặt trở thành chậm hơn và quyết định tốc độ chung của phản ứng.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các sản phẩm do phản ứng C + H 2 O tạo ra như
CO 2 , H 2 và CO 2 . Thực nghiệm được tiến hành ở 700-800 và 900℃ , kết quả cho thấy

sự có mặt CO trong hơi nước không ảnh hưởng của các sản phẩm do phản ứng
hoạt hoá nhưng H 2 thì làm chậm tốc độ phản ứng hoạt hoá và tạo ra những chu kỳ
giảm, tang khối lượng than. Người ta cho rằng bên cạnh quá trình hấp phụ hoá học
hydro nguyên tử hoạt động hơn hơi nước kết hợp với nguyên tử cacbon tạo ra phức
chất phức tạp gây trở ngại cho phản ứng.
 Tính phức tạp của phản ứng hoạt hoá là ở chỗ vật liệu cacbon có cấu trúc
xốp, phản ứng hoạt hoá để tạo thêm độ xopps luôn luôn xảy ra trên thành
các mao quản. Do vậy việc thâm nhập các chất vào sâu trong các cấu trúc
đó, việc tách các sản phẩm phản ứng khỏi môi trường tác dụng liên hệ
với quá trình khuếch tán. Tuỳ thuộc mqh giữa vtoc pư hoá học và vtoc
khuếch tán mà pư chỉ xảy ra trên toàn chiều sâu của cấu trúc xốp hoặc chỉ
xảu ra trên mặt ngoài của vật xốp. Để hiểu rõ quá trình pư: C + H 2 O cần
loại bỏ ảnh hưởng của quá trình khuếch tán, thực hiện trong miền động
học thuần tuý.
Nghiên cứu phản ứng C + H 2 O ở 800 và 850℃ trong điều kiện thay đổi kích
thước hạt than ở 800℃ kích thước hạt than thay đổi từ 0,25 – 0,5mm ; còn ở 850℃
thì từ 0,5 – 3mm. Người ta thấy việc thay đổi kích thước hạt than không gây ảnh
hưởng gì lên tốc độ riêng của pư. Người ta kết luận tại vùng nhiệt độ này pư được
xem xảy ra thuần tuý trong miền động học.
IIII ỨNG DỤNG:
Than hoạt tính từ tro trấu có bề mặt riêng lớn dao động từ vài trăm đến hàng nghìn
mét vuông trên gram (diện tích sân bóng đá khoảng 4000 m2). Nhờ có hoạt tính cao
than hoạt tính từ vỏ trấu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống:

 Trong y học: Than hoạt tính từ tro trấu có thể được dùng để cứu chữa những
bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn.
 Trong công nghiệp hóa học: Than hoạt tính từ tro trấu được dùng làm chất
xúc tác hoặc kết hợp với một lượng nhỏ chất xúc tác khác (khoảng vài %
khối lượng) tạo ra những vật liệu vừa có khả năng hấp thụ vừa có tính oxy
hóa.
 Trong công nghiệp mỹ phẩm: Than hoạt tính từ tro trấu được dùng trong
việc sản xuất mặt nạ, kem dưỡng trắng da,..
 Trong kỹ thuật: Than hoạt tính từ tro trấu được dùng để lọc những khí độc
hại và được ứng dụng trong việc chế tạo mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế
hay đầu lọc thuốc lá,..
 Trong xử lý nước thải: Than hoạt tính từ tro trấu cũng được dùng phổ
biến trong công nghệ xử lý nước như: loại tạp chất, khử trùng, khử độc, khử
mùi,..
 Ứng dụng khác: Than hoạt tính từ tro trấu còn được dùng trong các loại mỹ
phẩm, xà phòng đen, …

You might also like