Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CỦA BAEMIN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung


Bộ môn: Nguyên lý thống kê và thống kê doanh nghiệp
Lớp tín chỉ: TOA303(2.1-2021).1

1
Nhóm thực hiện: Nhóm 5

LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường giao thức ăn trực tuyến tại Việt Nam đang được đánh giá là tăng trưởng mạnh
mẽ và nhất là ngày càng có nhiều doanh nghiệp "nhảy" vào lĩnh vực này. Năm 2020, Việt
Nam ghi nhận tăng trưởng mạnh về giao hàng thực phẩm trực tuyến do Covid-19
(1,140,397 lượt thảo luận). Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng suốt năm 2021,
đồng thời được dự báo tăng trưởng sẽ đạt giá trị hơn 38 triệu USD và duy trì mức tăng
trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới. Không chỉ thành công ở các nước phát triển điển
hình là Mỹ và châu Âu, mô hình “đặt thức ăn trực tuyến” sau khi thâm nhập thị trường
Việt Nam đã thực sự trở thành một trào lưu đem lại cho khách hàng những trải nghiệm
mới mẻ về phong cách ẩm thực hiện đại cũng như chất lượng dịch vụ vượt trội. 

Một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong mảng đặt đồ ăn trực tuyến hiện nay là
Baemin. Với sứ mệnh “Giúp mọi người ăn ngon mọi lúc mọi nơi”, Baemin chính thức
chào sân tại thị trường Việt Nam vào tháng 5.2019. Chỉ trong vòng 2 năm, ứng dụng giao
đồ ăn vốn thống lĩnh thị trường Hàn Quốc nhanh chóng chiếm được cảm tình của người
dùng Việt Nam thông qua các chiến lược độc đáo, các chương trình quảng bá sáng tạo và
sự chăm chút về chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, các đối thủ của Baemin như Now và
Grabfood lại đang phần nào tích cực hơn trên các nền tảng mạng xã hội đồng thời đưa ra
những động thái quyết liệt để cạnh tranh. Điều này đòi hỏi Baemin cần tiếp tục duy trì
những lợi thế cạnh tranh và nâng cao trải nghiệm của khách hàng để giữ vững vị thế của
mình. Ngoài ra, các bạn học sinh, sinh viên ở Hà Nội cũng là một phần trong số những
người sử dụng dịch vụ của Baemin.  Nhu cầu ăn uống giá rẻ lại còn là một mối quan tâm
hàng đầu với những người chưa có thu nhập ổn định và không có nhiều thời gian cũng
như năng khiếu cho việc nấu ăn. Vì thế Baemin đã trở nên rất quen thuộc với sinh viên ở
Hà Nội. Từ những lý do trên, để tìm hiểu về mức độ hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng tới
sự hài lòng của người dùng Baemin, cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện
trải nghiệm của khách hàng sử dụng Baemin, nhóm chúng em đã chọn đề tài "Nghiên cứu
mức độ hài lòng của sinh viên Đại học tại Hà Nội đối với dịch vụ của Baemin"
Báo cáo này được chuẩn bị bởi nhóm 5, lớp TOA302.1 trường Đại học tại Hà Nội bao
gồm năm thành viên. Báo cáo cung cấp thông tin chi tiết về mục đích nghiên cứu, các
bước thực hiện, kết quả nghiên cứu cũng như các nhận xét và ý kiến đóng góp cụ thể để
cải thiện chất lượng dịch vụ của đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là Baemin.

2
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................4
I. Tổng quan về Baemin...............................................................................................4
1. Lịch sử..............................................................................................................4
2. Mô hình kinh doanh..........................................................................................4
3. Chiến lược quảng bá.........................................................................................4
4. Xếp hạng...........................................................................................................4
II. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................5
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................5
IV. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................5
V. Phương pháp và công cụ nghiên cứu..........................................................................6
CHƯƠNG II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................7
I. Phân tích dữ liệu.......................................................................................................7
1. Thống kê đối tượng sinh viên:..........................................................................7
2. Thực trạng sử dụng Baemin của sinh viên........................................................8
3. Đánh giá các dịch vụ trên ứng dụng đặt và giao đồ ăn Baemin của sinh viên 
trên địa bàn Hà Nội:...............................................................................................13
II. Hồi quy tương quan..................................................................................................18
1. Mối liên hệ giữa chi tiêu hàng thàng với số tiền dành cho mua sắm Baemin hàng
tháng....................................................................................................................... 18
2. Mối liên hệ giữa tần suất mua hàng trên Baemin với số tiền mua sắm trên
Baemin................................................................................................................... 21
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN........................................................................................25
I. Những đặc điểm chính rút ra sau khi nghiên cứu.......................................................25
II. Đề xuất cải thiện dịch vụ của Baemin.......................................................................25
1. Về mức độ dễ sử dụng....................................................................................25
2. Về mặt hàng....................................................................................................26
3. Về giao hàng...................................................................................................26
4. Về hỗ trợ khách hàng......................................................................................26
II. Những thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu...........................................................27
1. Thuận lợi............................................................................................................27
2. Khó khăn............................................................................................................27

3
LỜI KẾT....................................................................................................................... 28
PHỤ LỤC.......................................................................................................................29
I. BẢNG HỎI.............................................................................................................29
II. Bảng điểm đánh giá thành viên..............................................................................32
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thống kê số sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính.........................................9
Bảng 2: Thống kê số sinh viên tham gia khảo sát theo số năm học ................................10
Bảng 3: Thống kê số tiền chi tiêu hàng tháng trên Baemin...............................................12
Bảng 4: Đánh giá các dịch vụ của Baemin theo từng tiêu chí...........................................17
Bảng 5: Đánh giá tổng quan về mức độ hài lòng đối với ứng dụng Baemin.....................18
Bảng 6: Đánh giá mức độ sẵn sàng giới thiệu ứng dụng Baemin cho người khác............19
Bảng 7: Bảng tần số của mỗi mức tiền dành cho mua sắm Baemin tương ứng với chi tiêu
hàng tháng......................................................................................................................... 21
Bảng 8: Mối liên hệ giữa số tiền dành cho Baemin và mức chi tiêu hàng tháng...............21
Bảng 9: Quy đổi giữa tần suất mua hàng theo mẫu hỏi và trung bình tần suất mua hàng
theo tháng trên Baemin.....................................................................................................23
Bảng 10: Tần số của số tiền dành cho mua sắm với tần suất mua hàng trên Baemin hàng
tháng................................................................................................................................. 24
DANH MỤC BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 1: Cơ cấu số sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính.........................................8
Biểu đồ 2: Cơ cấu số sinh viên tham gia khảo sát theo số năm học....................................9
Biểu đồ 3: Mức độ phổ biến của Baemin............................................................................9
Biểu đồ 4: Tần suất sử dụng Baemin................................................................................10
Biểu đồ 5: Số tiền chi tiêu cho Baemin hàng tháng...........................................................11
Biểu đồ 6: Các mặt hàng ưa chuộng trên Baemin.............................................................12
Biểu đồ 7: Phương thức thanh toán trên Baemin..............................................................12
Biểu đồ 8: Lý do khách hàng không sử dụng Baemin.......................................................13
Biểu đồ 9: Dự định sử dụng Baemin của khách hàng.......................................................14
Biểu đồ 10: Mức đánh giá theo tiêu chí các dịch vụ mà Baemin cung cấp.......................16
Biểu đồ 11: Đánh giá tổng quan về mức độ hài lòng đối với các dịch vụ của Baemin......17
Biểu đồ 12: Đánh giá mức độ sẵn sàng giới thiệu ứng dụng Baemin cho người khác......19
Biểu đồ 13: Mối liên hệ giữa mức chi tiêu hàng tháng và số tiền dành cho Baemin.........21
Biểu đồ 14: Mối liên hệ giữa mức chi tiêu và số tiền dành cho Baemin hàng tháng.........24

4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. Tổng quan về Baemin


1. Lịch sử
 Năm 2010, Woowa Brothers cho ra mắt ứng dụng “Bae-dal-e-min-jok” (viết
tắt là Baemin) tại Hàn Quốc. Với tầm nhìn “Sử dụng sức mạnh của Công nghệ thông tin
để phát triển ngành Công nghiệp giao hàng", sự ra đời của ứng dụng này đã tạo ra một trải
nghiệm giao nhận đồ ăn online với tương tác 2 chiều, mang đến sự cách tân cho ngành
Giao đồ ăn.
2. Mô hình kinh doanh
 Mô hình hiện tại của Baemin tại Việt Nam hoàn toàn được lấy nền tảng từ
“ứng dụng mẹ” Baedal Minjok, ứng dụng cung cấp dịch vụ giao thức ăn được ra mắt tại
Hàn Quốc vào tháng 6/2010 (hiện đã và đang nắm giữ thị phần đáng kể với hơn 10 triệu
người sử dụng (active), có 30 triệu đơn hàng mỗi tháng – trở thành ứng dụng đặt đồ ăn số
1 Hàn Quốc). Cơ bản, Baemin giống với Now hay Grabfood khi là một ứng dụng giao đồ
ăn, tính năng chính là đặt đồ ăn trực tuyến bằng app trên điện thoại di động. Baemin hoạt
động theo mô hình B2C (Business to Customer) tức là từ Doanh nghiệp bán cho Khách
hàng. Họ đóng vai trò là trung gian giữa người mua và người bán. Người bán ở đây chính
là những nhà hàng, quán ăn,...còn người mua là khách hàng lẻ trên thị trường. Cũng như
Now và Grabfood, Baemin có đội ngũ shipper giao đồ ăn riêng và không sử dụng các dịch
vụ giao hàng trung gian.
 Baemin cho phép các nhà cung cấp thuê “mặt bằng” trên website của mình
để bán thức ăn (hình thức này nhằm đa dạng hàng hóa và giúp Baemin có thêm nguồn thu
từ phí dịch vụ). Khi khách đặt mua đồ ăn, người bán sẽ giao hàng cho các nhân viên vận
chuyển của Baemin, thông qua đó hàng hóa sẽ được chuyển đến tay khách hàng.
 Hãng cũng phát triển ứng dụng riêng cho mỗi nước, đây là một phần trong
chiến lược tập trung vào cách tiếp cận địa phương hóa cao cho từng thị trường một. Với
chiến lược cá nhân hóa theo từng thị trường, Baemin đã đạt được thành công đáng mơ
ước ở từng quốc gia.

3. Chiến lược quảng bá


 Baemin là một thương hiệu hoạt động mạnh mẽ trên mặt trận quảng cáo
truyền thông. Các hình thức quảng bá của hãng thường nhắm đến sự ngắn gọn, súc tích,
dễ dàng tiếp cận người dùng hiện nay, từ đó tăng độ phủ sóng trên thị trường. Một số hình
thức quảng bá của Baemin trong tổng thể chiến lược marketing của hãng có thể kể đến
như: video quảng cáo, slogan bắt tai, hợp tác với nhiều người nổi tiếng,...
 Thêm vào đó, hãng cũng thực hiện nhiều chương trình khuyến mại giảm giá
nhằm kích cầu người dùng tham gia mua hàng theo từng đợt.

5
4. Xếp hạng
 Chỉ 2 năm sau khi chính thức gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt
Nam, Baemin nhanh chóng vươn lên giữ vị trí top 3 trong bảng xếp hạng các ứng dụng
đặt đồ ăn trên điện thoại.  
 Chỉ trong vòng 2 năm ngắn ngủi, ứng dụng giao đồ ăn vốn thống lĩnh thị
trường Hàn Quốc nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng Việt Nam thông qua
các chiến lược độc đáo, các chương trình quảng bá sáng tạo và sự chăm chút về chất
lượng dịch vụ. Chính điều này đã giúp Baemin trở thành quán quân về mức độ hài lòng
của khách hàng theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Q&Me vào tháng 12/2020 và là
ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực ăn uống trên CH Play và App Store (tính đến tháng
5 năm 2021).

II. Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu chung của đề tài hướng tới việc nghiên cứu mức độ hài lòng với dịch vụ
của Baemin của sinh viên tại Hà Nội. Đồng thời, việc nghiên cứu cũng nhằm đáp ứng
những mục tiêu cụ thể hơn: khảo sát mức độ hài lòng với dịch vụ của Baemin, tìm hiểu
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ sau đó đưa ra một số giải pháp,
kiến nghị nhằm cải thiện những điểm yếu.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Mức độ hài lòng của sinh viên tại Hà Nội với dịch vụ của
Baemin.
 Đối tượng khảo sát: Sinh viên trường Đại học tại Hà Nội.
 Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Thành phố Hà Nội
Thời gian: Khảo sát được tiến hành trong tháng 8/2021.

IV. Nội dung nghiên cứu

 Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên tại Hà Nội đối với dịch vụ của
Baemin.
 Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội .
 Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hà Nội.
 Quy mô nghiên cứu: 305 sinh viên, bao gồm sinh viên của nhiều khóa khác nhau
trong trường.
 Thời gian nghiên cứu: 8/2021 – 3/9/2021.

6
ST
Các tiêu thức thống kê Thang đo
T
1 Số năm học tại trường Định danh
2 Giới tính Định danh
3 Chi tiêu trung bình hàng tháng Khoảng
4 Chi tiêu cho việc mua sắm trên Baemin hàng tháng Khoảng
5 Tần suất mua sắm trên Baemin hàng tháng Khoảng
6 Loại hàng hóa Định danh
7 Hình thức thanh toán Định danh
8 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trên Baemin Thứ bậc
9 Mức độ hài lòng đối với dịch vụ của Baemin Thứ bậc
10 Mức độ giới thiệu dịch vụ của Baemin cho những người khác Thứ bậc
Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
11 Định danh
của Baemin
 

V. Phương pháp và công cụ nghiên cứu

Cuộc điều tra này là điều tra không thường xuyên (cuộc điều tra nhằm thu thập số
liệu về mức độ hài lòng của sinh viên các trường ĐH tại Hà Nội phục vụ cho bài tập của
nhóm và trong 1 thời gian ngắn)
Đây là cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (tất cả các sinh viên trong
trường đều được tự do cung cấp các thông tin)
Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng là thu thập thông tin gián tiếp (qua
bảng câu hỏi)
Các phương pháp thống kê được dùng trong báo cáo này là:
 Thiết kế phiếu điều tra
 Thu thập thông tin
 Tổng hợp thông tin
 Bảng và đồ thị thống kê
 Các tham số phân tích thống kê
 Hồi quy và tương quan

7
CHƯƠNG II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. Phân tích dữ liệu


1. Thống kê đối tượng sinh viên: 
 Xét theo giới tính
Nam Nữ
108 197

Bảng 1: Thống kê số sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính

Biểu đồ 1: Cơ cấu số sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính

Trong tổng số 199 sinh viên được khảo sát có 197 sinh viên nữ, chiếm 64,6% tổng số sinh
viên. Số còn lại là 108 sinh viên nam, chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều với 35,4%.

 Xét theo số năm học:

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4


53 123 84 45

8
Bảng 2: Thống kê số sinh viên tham gia khảo sát theo số năm học

Biểu đồ 2: Cơ cấu số sinh viên tham gia khảo sát theo số năm học
Từ biểu đồ ta thấy đa số sinh viên tham gia khảo sát là sinh viên năm thứ hai
(40,3%). Số sinh viên năm thứ ba tham gia khảo sát có tỉ lệ cao thứ hai với 27,5%. Theo
sau đó là số sinh viên năm nhất với 17,4% và cuối cùng là số sinh viên năm tư (14,8%).
2. Thực trạng sử dụng Baemin của sinh viên
a. Đối với những sinh viên đã sử dụng Baemin       
Mức độ phổ biến của Baemin (Đã từng sử dụng Baemin chưa?)

Biểu đồ 3: Mức độ phổ biến của Baemin


Số lượng sinh viên đã biết đến và sử dụng Baemin chiếm khoảng 2/3 trong tổng số
lượng các bạn sinh viên tham gia khảo sát (trên 65%). Vậy có thể kết luận rằng: Nhu cầu
sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn online đang ngày càng trở nên quen thuộc với các bạn sinh
viên. Với lịch học dày và công việc bận rộn thì việc đặt đồ ăn online mang lại cho các bạn
sự tiện lợi hơn nhiều so với việc dành thời gian đi ăn ngoài hàng, và mua nguyên liệu nấu
ăn tại nhà.

9
·        
Tần suất sử dụng Baemin 

Biểu đồ 4: Tần suất sử dụng Baemin


        Qua biểu đồ bên trên chúng ta thấy rằng:
 Tần suất đặt hàng trên Baemin của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà
Nội rất đa dạng, chủ yếu là mua hàng 2 – 3 lần/tuần
 Tỷ lệ mua hàng thường xuyên, đều đặn chiếm phần trăm cao (55,2%), trong đó tỷ
lệ số sinh viên đặt đồ ăn trên Baemin hàng ngày chiếm 8,5%, tỷ lệ số sinh viên đặt
hàng 2 – 3 lần/tuần chiếm phần trăm cao nhất là 25,6%, còn lại 1 lần/tuần là 21,1%

Số tiền chi tiêu (Mốt, trung vị,...)

Số tiền chi tiêu Số sinh viên

Dưới 100k 45

Từ 100k - 300k 80

Từ 300k -500k 43

Từ 500k – 1 triệu 24

Trên 1 triệu 7
10
Tổng: 199

Bảng 3: Thống kê số tiền chi tiêu hàng tháng trên Baemin

Biểu đồ 5: Số tiền chi tiêu cho Baemin hàng tháng

Dựa vào bảng thống kê và biểu đồ, ta tính được mức chi tiêu trung bình của một
sinh viên cho việc đặt đồ ăn trên Baemin là  là 312,56 nghìn đồng.

Mode M = 90 cho biết mức chi tiêu của sinh viên cho Baemin dao động phần lớn ở
0

khoảng 90 nghìn đồng.

Số trung vị M = 236,25 cho biết số sinh viên chi tiêu cho Baemin dưới mức 236,25
e

nghìn đồng bằng số sinh viên chi tiêu cho Baemin trên mức 236,25 nghìn đồng.

Độ lệch tiêu chuẩn б = 276,27 cho biết số đông sinh viên chi tiêu từ 100k - 300k
cho việc đặt đồ ăn trên Baemin. Cụ thể, ở mức chi tiêu này có 80 sinh viên, chiếm 40,2%.
Ở mức chi tiêu dưới 100k có 45 sinh viên, chiếm 22,6%. Chi tiêu tại mức 300k – 500k có
43 sinh viên, chiếm 21,6% và có 24 sinh viên chi tiêu trong khoảng 500k – 1 triệu đồng,
chiếm 12,1%. Còn lại là có 7 sinh viên chi tiêu cho Baemin trên 1 triệu chiếm 3,5% trong
mẫu.

11
Mặt hàng ưa chuộng

Biểu đồ 6: Các mặt hàng ưa chuộng trên Baemin


Dựa vào dữ liệu từ biểu đồ thì mặt hàng được sinh viên ưa chuộng nhất là Đồ uống
chiếm 70,9%. Đứng ở thứ hai là Cơm chiếm 63,3%. Theo ngay sau là 62,3% ở mặt hàng
Bún, phở, các món ăn như Đặc sản: Bánh xèo, Bánh cuốn.., Đồ ăn nhanh, Đồ ăn Eat
Clean lần lượt chiếm: 18,7%, 55,3%, 22,6%. Cuối cùng các món ăn khác chiếm 8%.

Phương thức thanh toán

12
Biểu đồ 7: Phương thức thanh toán trên Baemin
Trong 199 sinh viên sử dụng Baemin có 61 sinh viên chỉ lựa chọn trả bằng tiền mặt
và 138 sinh viên chỉ thanh toán qua Airpay/Tài khoản ngân hàng. Cho thấy tỉ lệ sử dụng
các ví điện tử, tài khoản ngân hàng trong sinh viên là khá cao.

b. Đối với sinh viên chưa từng sử dụng Baemin

Lý do bạn không sử dụng dịch vụ của Baemin

Biểu đồ 8: Lý do khách hàng không sử dụng Baemin

Có 106 sinh viên trên tổng số 305 sinh viên thực hiện khảo sát chưa từng sử dụng
Baemin và lý do mà các bạn đưa ra là: chưa nghe đến Baemin, không có thói quen đặt đồ
online,... Trong đó, lý do chiếm tỷ trọng cao nhất là quen sử dụng dịch vụ của các bên
khác hơn (54,7%), theo sau là lý do không có thói quen đặt đồ ăn online (34%) và chưa
nghe đến Baemin bao giờ (17,9%). Còn lại một vài lí do khác như là bạn cũng phòng là
người đặt đồ, sinh viên mới ra Hà Nội chưa quen sử dụng... 
13
Dự định sử dụng dịch vụ của Baemin trong tương lai

Biểu đồ 9: Dự định sử dụng Baemin của khách hàng

Trong 106 câu trả lời về việc liệu có dự định sử dụng dịch vụ của Baemin trong
tương lai không thì số sinh viên trả lời Có và Cân nhắc sẽ sử dụng là bằng nhau bằng 47
sinh viên (44,3%). Số sinh viên không muốn sử dụng Baemin là 11,3%.

3. Đánh giá các dịch vụ trên ứng dụng đặt và giao đồ ăn Baemin của sinh viên 
trên địa bàn Hà Nội: 
a. Đánh giá mức độ hài lòng về các dịch vụ trên ứng dụng đặt và giao đồ ăn
Baemin của sinh viên  trên địa bàn Hà Nội: 
Các dịch vụ của Baemin được khảo sát bao gồm: Giao diện; Bố cục; Sự tiện lợi
khi truy cập trang web, tốc độ tìm kiếm; Sự hiệu quả, chính xác của công cụ tìm kiếm,
Độ chính xác, tin cậy của thông tin sản phẩm; Độ phong phú của sản phẩm; Độ tin
cậy của các review; Tốc độ vận chuyển; Khả năng cập nhật đơn hàng; Khả năng liên
lạc với người bán và Dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Các tiêu chí được đánh giá trên mẫu là
199 sinh viên trên địa bàn Hà Nội đã sử dụng ứng dụng đặt và giao đồ ăn Baemin.
Sự hài lòng của sinh viên trên địa bàn Hà Nội đối với dịch vụ của Baemin được
đánh giá dựa theo mức độ đồng ý với các giả thiết đã cho trên thang điểm từ 1 – 5, tương
ứng với mức độ từ hoàn toàn không đồng ý tới hoàn toàn đồng ý. Tương ứng với mỗi
mức điểm là số lượng sinh viên đã lựa chọn mức điểm đó. Các mức điểm có khoảng cách
đều nhau và được áp dụng như nhau với mỗi tiêu chí, do đó mức độ đồng ý với các giả
thiết được lượng hóa bằng điểm trung bình của các tiêu chí. Điểm trung bình của từng tiêu
chí được tính theo công thức số bình quân cộng gia quyền:
Điểm trung bình từng tiêu chí=Mức điểm . Sốsinh viên chọn mức điểm Số
lượngsinh viên tham gia đánh giá  
Trên thang điểm 5, điểm càng cao càng thể hiện mức độ hài lòng càng cao của sinh
viên trên địa bàn Hà Nội về dịch vụ của Baemin:

14
Số lượng viên tham gia đánh giá
(người)
Điểm trung
Tiêu chí
bình
1 2 3 4 5

Giao diện bắt mắt, đẹp 9 0 36 90 64 4,005

Bố cục phù hợp, cân đối, dễ dùng 8 3 39 86 63 3,97

Tiện lợi, truy cập vào trang web 8 7 43 88 53 3,859


nhanh, dễ tìm kiếm

Công cụ tìm kiếm hiệu quả, chính 7 11 52 97 32 3,683


xác

Thông tin sản phẩm chính xác, 6 8 88 71 26 3,518


đáng tin cậy

Mặc hàng phong phú 5 19 66 71 38 3,593

Có nhiều review, các review chính 9 20 92 55 23 3,317


xác, đáng tin cậy

Vận chuyển hàng nhanh 6 4 48 95 46 3,859

Thường xuyên cập nhật tình trạng 7 9 30 110 43 3,869


đơn hàng

Dễ dàng liên lạc với người bán 7 10 58 96 28 3,643

15
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhanh, 6 5 76 77 35 3,653
chu đáo 

Bảng 4: Đánh giá các dịch vụ của Baemin theo từng tiêu chí

Biểu đồ 10: Mức đánh giá theo tiêu chí các dịch vụ mà Baemin cung cấp
Giao diện bắt mắt là tiêu chí được đánh giá tích cực nhất với 4,005/5 điểm. Thứ 2
là bố cục phù hợp, cân đối, dễ dùng với 3,97 điểm (trên thang 5). Theo sau đó là khả năng
cập nhật tình trạng đơn hàng cũng được đánh giá cao với 3,869 điểm. Thông qua biểu đồ,
có thể thấy được trên đây là những tiêu chí quan trọng góp phần khiến khách hàng tiếp tục
sử dụng dịch vụ của Baemin. Có thể nói, Baemin đang làm tốt khi chăm chút các nhu cầu
của người sử dụng khi cung cấp những tiện ích trên. Điều này cũng một phần giúp
Baemin trở thành một trong những ứng dụng đặt đồ ăn được sử dụng nhiều và được đánh
giá cao trong nhiều quý.  
Bên cạnh những tiêu chí được đánh giá cao thì vẫn có những tiêu chí được đánh
giá khá thấp. Từ biểu đồ trên ta thấy tiêu chí "Có nhiều review, các review chính xác,
đáng tin cậy" chưa được đánh giá cao (3,317/5 điểm), trong khi đó đây lại là yếu tố giúp
khách hàng phần nào xác định chất lượng sản phẩm. 
b. Đánh giá mức độ hài lòng tổng quan: 
Dưới đây là kết quả khảo sát của 199 sinh viên đã từng sử dụng Baemin khi được
yêu cầu đánh giá mức độ hài lòng với dịch vụ của Baemin một cách tổng quan, trên thang
điểm từ 1 – 10, tương ứng với mức độ rất không hài lòng tới rất hài lòng:

Điểm đánh giá Số lượng sinh viên Tỉ lệ (%)


16
(người)

1 0 0

2 0 0

3 0 0

4 1 0,5

5 4 2

6 8 4

7 34 17,1

8 72 36,2

9 56 28,1

10 24 12,1

199 100
Bảng 5: Đánh giá tổng quan về mức độ hài lòng đối với ứng dụng Baemin

Biểu đồ 11: Đánh giá tổng quan về mức độ hài lòng đối với các dịch vụ của Baemin
Khi xét về tập sinh viên đánh giá tổng quan mức độ hài lòng, ta có:

17
                                x = 1.0+2.0+3.0+4.1+5.4+6.8+7.34+8.72+9.56+10.24199=8,19

M = 8; M = 8
e 0

Theo kết quả thu được, điểm số hài lòng tổng quan trung bình là 8,19/10. Số lượng
sinh viên đánh giá tổng quan mức độ hài lòng với dịch vụ Baemin ở mức 8/10 là nhiều
nhất với 72 người, chiếm tỉ lệ 36,2% tổng số sinh viên đã sử dụng ứng dụng này. Bên
cạnh đó, số liệu trên cũng cho ta biết lượng sinh viên đánh giá mức độ hài lòng thấp hơn 8
bằng lượng sinh viên đánh giá mức độ hài lòng cao hơn 8 (vì M = 8) e

Vì M = M < x , có thể kết luận đây là phân phối có xu hướng lệch phải.
0 e

Từ kết quả trên, ta có thể kết luận rằng: Khi có một cái nhìn bao quát hơn để đánh
giá về dịch vụ của Baemin một cách tổng thể, sinh viên trên địa bàn Hà Nội vẫn khá hài
lòng với những gì Baemin đã và đang cung cấp cho mình.
c. Đánh giá mức độ sẵn sàng giới thiệu ứng dụng Baemin cho người khác của
sinh viên trên địa bàn Hà Nội

Khi được hỏi về mức độ sẵn sàng giới thiệu ứng dụng Baemin cho người khác, 199
sinh viên đã đưa ra câu trả lời trên thang điểm từ 1 – 5, với 1 là rất không sẵn sàng và 5 là
rất sẵn sàng giới thiệu. Kết quả được tổng kết tại bảng và biểu đồ dưới đây:

Điểm đánh giá Số lượng sinh viên (người) Tỷ lệ (%)


1 0 0
2 2 1
3 31 15,58
4 77 38,69
5 89 44,72
199 100

Bảng 6: Đánh giá mức độ sẵn sàng giới thiệu ứng dụng Baemin cho người khác

18
Biểu đồ 12: Đánh giá mức độ sẵn sàng giới thiệu ứng dụng Baemin cho người khác
Khi xét về mức độ sẵn sàng giới thiệu ứng dụng Baemin cho người khác của sinh
viên trên địa bàn Hà Nội, ta có: 
x = 1.0+2.2+3.31+4.77+5.89199 = 4,27
M = 4; M = 5
e 0

Theo kết quả thu được, điểm số sẵn sàng giới thiệu trung bình là 4,27/5. Số lượng
sinh viên đánh giá mức độ sẵn sàng giới thiệu Baemin cho người khác ở mức 5 điểm là
nhiều nhất với 89 người, chiếm tỉ lệ 44,72 % tổng số sinh viên đã sử dụng ứng dụng này.
Bên cạnh đó, số liệu trên cũng cho ta biết lượng sinh viên đánh giá mức độ sẵn sàng giới
thiệu thấp hơn 4 bằng lượng sinh viên đánh giá mức độ sẵn sàng cao hơn 4 (vì M = 4). Vìe

M > x > M , có thể kết luận đây là phân phối có xu hướng lệch phải.
0 e

Kết quả này cho ta thấy sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mức độ sẵn sàng giới
thiệu Baemin cho người khác khá cao. Điều này có thể lý giải bởi sự hài lòng của sinh
viên đối với dịch vụ mà ứng dụng này cung cấp. Vì mức độ hài lòng tổng quan khá cao
nên sinh viên sẵn sàng giới thiệu Baemin tới người khác để họ cùng được trải nghiệm
dịch vụ và cảm thấy hài lòng như vậy.

II. Hồi quy tương quan

1. Mối liên hệ giữa chi tiêu hàng thàng với số tiền dành cho mua sắm Baemin
hàng tháng
Dựa vào bộ dữ liệu câu trả lời thu thập được từ 305 sinh viên, ta có bảng tần số của
mỗi mức tiền dành cho mua sắm Baemin hàng tháng tương ứng với mỗi mức chi tiêu
hàng tháng như sau:
19
Trên 1
Dưới 100 Từ 100 – 300 Từ 300 – 500 Từ 500 ngàn
triệu Tổng
ngàn VNĐ ngàn VNĐ ngàn VNĐ –  1 triêụ VNĐ
VNĐ

Dưới 1 triêụ 12 8 2 0 0 22
Từ 1 đến 2
14 33 8 2 0 57
triêụ
Từ 2 đến 4
16 32 28 8 2 86
triêụ
Trên 4 triêụ 3 7 5 14 5 34

Tổng 45 80 43 24 7 199
Bảng 7: Bảng tần số của mỗi mức tiền dành cho mua sắm Baemin tương ứng với chi tiêu
hàng tháng.
Ta đi xây dựng hàm hồi quy tuyến tính có dạng: y = a + bx
Trong đó: x là “Trung bình chi tiêu hàng tháng” (tiêu thức nguyên nhân) 
      y là “Trung bình mức tiền dành cho Baemin hàng tháng” (tiêu thức kết quả). 
Ta có bảng sau:

Trung bình chi Trung bình mức tiền


tiêu hàng tháng dành cho Baemin  hàng
(x) (triêụ VNĐ) tháng (y) (VNĐ)

0.5 163.636
1.5 222.807
3 322.093
5 601.471
Bảng 8: Mối liên hệ giữa số tiền dành cho Baemin và mức chi tiêu hàng tháng.
Trước tiên, thăm dò đồ thị với trục hoành là tiêu thức nguyên nhân x và trục tung
là tiêu thức kết quả y, nhâ ̣n thấy các điểm trên đồ thị phân bổ theo dạng phương trình
đường thẳng:

20
Trung bình mức tiền dành cho Baemin hàng tháng (y) (VNĐ)
700.000

600.000
f(x) = 96.93 x + 85.19
500.000 R² = 0.96 Trung bình mức tiền dành cho
BAEMIN  hàng tháng (y) (VNĐ)
400.000 Linear (Trung bình mức tiền dành
cho BAEMIN  hàng tháng (y)
300.000 (VNĐ))

200.000

100.000

0.000
0 1 2 3 4 5 6

Biểu đồ 13: Mối liên hệ giữa mức chi tiêu hàng tháng và số tiền dành cho Baemin
Phương trình hồi quy có dạng: y = a + bx
Áp dụng phương pháp tìm hàm hồi quy bằng Excel thông qua đồ thị Scartter ta có
hàm hồi quy:

y = 96.925 x+ 85.188

 Tính tỷ số tương quan:


Bởi vì x và y có quan hệ tuyến tính nên ta tính tỷ số tương quan eta giữa 2 biến.
Ta có bảng:

x y x^2 y^2
0.5 163.636 0.25 26776.860
1.5 222.807 2.25 49642.967
3 322.093 9 103743.916
5 601.471 25 361766.869
10 1352.586 36.5 541903.611

Ta có công thức : r = b * σ x /σ y
Tỷ số tương quan:

R = 0.978

Kết luận: Sau khi tính được hệ số tương quan ta thấy r>0 cho nên hai tiêu thức ta
phân tích ở trên có mối liên hệ tương quan thuận. Hơn nữa, |r| > 0.8 nên ta thấy
21
được hai tiêu thức này có mối liên hệ tương quan rất chă ̣t chẽ, hay nói cách khác,
chi tiêu hàng tháng và số tiền dành cho Baemin hàng tháng có mối liên hê ̣ rất chă ̣t
chẽ với nhau. 
2. Mối liên hệ giữa tần suất mua hàng trên Baemin với số tiền mua sắm trên Baemin
Trước hết, để thuâ ̣n tiê ̣n cho viê ̣c tính toán mối liên hê ̣ giữa tần suất mua hàng
hàng tháng trên Baemin với số tiền dành ra cho viêc̣ mua sắm trên Baemin, ta cần quy đổi
tần suất mua hàng trong mẫu hỏi ra tần suất mua hàng hàng tháng theo bảng sau:

Trung bình tần suất


Tần suất mua hàng Trung bình số lần
mua hàng hàng
theo mẫu hỏi mua hàng 1 năm
tháng (lần/tháng)

2 – 3 lần/năm (Hiếm
2,5 0,208
khi)
Vài tháng/lần (Thỉnh
6 0,5
thoảng)

1 lần/tháng (Bình
12 1
thường)

2 – 3 lần/tháng (Khá
30 2,5
bình thường)

1 lần/tuần (Thường
50 4,167
xuyên)

2 – 3 lần/tuần (Khá
125 10,417
thường xuyên)

Hàng ngày (Rất


360 30
thường xuyên)
Bảng 9: Quy đổi giữa tần suất mua hàng theo mẫu hỏi và trung bình tần suất mua hàng
theo tháng trên Baemin
Dựa vào bộ dữ liệu câu trả lời thu thập được từ 305 sinh viên, ta có bảng tần số của
mỗi mức tiền dành cho mua sắm Baemin hàng tháng tương ứng với mỗi mức tần suất mua
sắm theo tháng trên Baemin:

22
Dưới 100 Từ 100 – Từ 500 ngàn
Từ 300 – 500
ngàn 300 ngàn –  1 triêụ Trên 1 triệu Tổng
ngàn VNĐ
VNĐ VNĐ VNĐ

0.208 1 1 0 0 0 2

0.5 18 8 2 0 0 28

1 8 5 1 0 0 14

2.5 7 31 5 2 0 45

4.167 5 23 12 2 0 42

10.417 4 10 21 15 1 51

30 2 2 2 5 6 17

Tổng 45 80 43 24 7 199

Bảng 10: Tần số của số tiền dành cho mua sắm với tần suất mua hàng trên Baemin hàng
tháng.
Ta đi xây dựng hàm hồi quy tuyến tính có dạng: y = a + bx
Trong đó: x là “Trung bình tần suất mua sắm trên Baemin hàng tháng (lần/tháng)” (tiêu
thức nguyên nhân) 
y là “Trung bình mức tiền dành cho Baemin hàng tháng” (tiêu thức kết quả). 
Ta có bảng sau:

Trung bình tần suất Trung bình mức tiền


mua sắm trên Baemin dành cho Baemin
(x) (lần/tháng) hàng tháng (y) (VNĐ)

0.208 125
0.5 117.857
1 128.571
2.5 223.333
4.167 265.476

23
10.417 452.941
30 738.235

Trước tiên, thăm dò đồ thị với trục hoành là tiêu thức nguyên nhân x và trục tung là
tiêu thức kết quả y, nhâ ̣n thấy các điểm trên đồ thị phân bổ theo dạng phương trình đường
thẳng:

Trung bình mức tiền dành cho Baemin hàng tháng (y) (VNĐ)
800
f(x) = 20.83 x + 147.84
700 R² = 0.95

600

500 Trung bình mức tiền dành cho Baemin


hàng tháng (y) (VNĐ)
400 Linear (Trung bình mức tiền dành cho
Baemin hàng tháng (y) (VNĐ))
300

200

100

0
0 5 10 15 20 25 30 35

Biểu đồ 14: Mối liên hệ giữa mức chi tiêu và số tiền dành cho Baemin hàng tháng

Phương trình hồi quy có dạng: y = a + bx


Áp dụng phương pháp tìm hàm hồi quy bằng Excel thông qua đồ thị Scartter ta có
hàm hồi quy:

y = 20.834 x +147.84

 Tính tỷ số tương quan:


Bởi vì x và y có quan hệ tuyến tính nên ta tính tỷ số tương quan eta giữa 2 biến. Ta
có bảng:

24
x y x^2 y^2
0.208 125 0.043 15625
0.5 117.857 0.25 13890.306
1 128.571 1 16530.612
2.5 223.333 6.25 49877.778
4.167 265.476 17.364 70477.608
10.417 452.941 108.514 205155.709
30 738.235 900 544991.349
48.792 2051.415 1033.421 916548.3627

Ta có công thức : r = b * σ x /σ y
Tỷ số tương quan:

R = 0.977

Kết luận: Sau khi tính được hệ số tương quan ta thấy r>0 cho nên hai tiêu thức ta
phân tích ở trên có mối liên hệ tương quan thuận. Hơn nữa, |r| > 0.8 nên ta thấy được hai
tiêu thức này có mối liên hệ tương quan rất chă ̣t chẽ, hay nói cách khác, tần suất mua
hàng hàng tháng và số tiền dành cho Baemin hàng tháng có mối liên hê ̣ rất chă ̣t chẽ với
nhau. 

25
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN

I. Những đặc điểm chính rút ra sau khi nghiên cứu

Qua nghiên cứu ta có thể thấy được những xu hướng chủ đạo như sau: Baemin khá
phổ biến đối với sinh viên trên địa bàn Hà Nội; phần lớn sinh viên tham gia khảo sát đều
đã nghe hoặc biết đến nền tảng mua sắm trực tuyến này và đa số trong số đó đã sử dụng
dịch vụ của Baemin. Sử dụng ứng dụng đặt và giao đồ ăn online đang càng trở nên quen
thuộc với các bạn sinh viên bởi sự tiện lợi và dễ dàng. Tần suất đặt hàng và mức chi tiêu
của sinh viên ở Hà Nội dành cho Baemin rất đa dạng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Tuy phần lớn trong số đó mua sắm 2-3 lần/tuần nhưng chỉ sẵn sàng chi ra khoảng 100k-
300k/tháng cho việc mua hàng trên Baemin. Các mặt hàng đồ ăn phong phú trong đó mặt
hàng được đặt nhiều nhất qua ứng dụng là Đồ uống. Về mức độ hài lòng đối với dịch vụ
của Baemin, sinh viên có mức độ hài lòng khá cao. Đa số sinh viên hài lòng khi sử dụng
nền tảng bởi nhiều yếu tố: Sản phẩm phong phú, bố cục và giao diện tìm kiếm đẹp mắt,
phù hợp với đối tượng hướng đến, dễ sử dụng, sự nhanh chóng trong việc giao hàng cũng
như liên lạc với người bán,... Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, Baemin vẫn còn tồn đọng
1 số hạn chế về sự đa dạng của các mặt hàng đồ ăn, độ chính xác từ phần đánh giá cũng
như phí ship còn khá cao. Mặc dù còn vài thiếu sót nhưng Baemin vẫn đang cố gắng cải
thiện và đem tới trải nghiệm tích cực cho sinh viên ở Hà Nội, sinh viên sẵn lòng giới thiệu
Baemin cho người khác để họ cùng được trải nghiệm dịch vụ và cảm thấy hài lòng như
vậy.

II. Đề xuất cải thiện dịch vụ của Baemin

Sau khi rút ra kết luận về mức độ hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ của ứng
dụng giao và đặt hàng đồ ăn của Baemin, nhóm có một vài đề xuất giúp cải thiện dịch vụ
của Baemin như dưới đây:
1. Về mức độ dễ sử dụng
 Baemin nên điều chỉnh thiết kế lại giao diện của nền tảng sao cho dễ nhìn, thuận
tiện hơn với mọi đối tượng sử dụng.
 Nhiều phàn nàn từ phía người sử dụng về độ ổn định khi đặt hàng trên ứng dụng,
Baemin cần nâng cấp kỹ thuật, cải thiện ứng dụng giúp tốc độ truy cập ổn định,
mượt mà hơn.
 Công cụ tìm kiếm cần được cải thiện, đặc biệt là phần tìm kiếm bằng hình ảnh.
Baemin nên nâng cấp thuật toán tìm kiếm để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm
sản phẩm theo đúng ý muốn.
 Cần có sự chính xác và trung thực hơn trong phần đánh giá của người mua cũng
như hình ảnh được feedback để người mua có được sự lựa chọn ưng ý, hài lòng
nhất.
26
 Nên có thêm các chương trình khuyến mãi, giảm giá, freeship hơn để lôi kéo nhiều
hơn sự chú ý từ người dùng đồng thời tăng sự cạnh tranh với các ứng dụng khác
như Now, GrabFood, Gojek,...

2. Về mặt hàng
 Nên cập nhật số lượng cửa hàng, quán ăn đồng thời các loại đồ ăn hằng tháng để
tăng sự đa dạng trong lựa chọn cho người sử dụng.
 Baemin cần kiểm soát gắt gao, chọn lọc kỹ lưỡng hơn nơi bán đồ ăn, người bán
hàng. 
 Cải thiện khâu xét duyệt thông tin người cung cấp trước khi cập nhật quán vào
giao diện nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng đồ ăn chất lượng kém. Đảm bảo yếu tố
chất lượng của mặt hàng ăn uống này – yếu tố mà khách hàng coi trọng nhất khi
đặt hàng.
 Ở mỗi mặt hàng trên nền tảng đều có mục đánh giá riêng. Tuy nhiên còn tình trạng
đánh giá “ảo”, thiếu trung thực gây trở ngại khi đặt hàng. Baemin cần lọc và loại
bỏ những đánh giá như vậy. Cần thiết có một bộ phận kiểm soát để phần đánh giá
được rõ ràng, chi tiết và đáng tin cậy.
 Cải thiện thuật toán đánh giá mức độ uy tín của quán ăn trong từng mặt hàng để
người mua có được cảm giác an toàn - một trong những yếu tố cốt lõi của đặt hàng
online.
3. Về giao hàng
 Khi mua đồ ăn tại Baemin, quán ăn sẽ tự chịu trách nhiệm khâu bảo quản, đóng gói
hàng hóa, Baemin cần có quy định kiểm soát cách thức đóng gói để đồ ăn được ở
trong tình trạng tốt nhất khi đến tay khách hàng. (Nên giảm thiểu việc đóng gói
bằng đồ nhựa và ni-lông và thay vào đó là những sản phẩm thân thiện với môi
trường hơn).
 Ở ứng dụng Baemin đều có phần đánh giá cho từng sản phẩm, nhưng chưa có mục
đánh giá giao hàng. Baemin nên bổ sung thêm phần đánh giá người giao hàng ở
một mục riêng. Tại đó khách hàng có thể đưa ra nhận xét, góp ý để cải thiện dịch
vụ vận chuyển, đưa tới trải nghiệm tốt hơn.
 Ngày càng nhiều ưu đãi vận chuyển, freeship, khuyến mãi theo % trên tổng hóa
đơn là một điểm mạnh lớn của Baemin, tuy nhiên Baemin vẫn cần phải đưa ra quy
định mức phí vận chuyển hợp lý hơn. Loại bỏ tình trạng giảm giá sản phẩm nhưng
đội giá chi phí vận chuyển cao lên.
4. Về hỗ trợ khách hàng
 Baemin cần có quy định rõ ràng về vấn đề hủy đơn hàng. Tình trạng người mua đã
đặt hàng thành công nhưng tình trạng bị hủy đơn vẫn còn diễn ra, khiến người sử
dụng ứng dụng có trải nghiệm không tốt khi đặt hàng trên Baemin.
 Mặc dù Baemin có phần liên lạc giúp người sử dụng liên hệ với nhau, tuy nhiên
còn chưa thực sự hoàn thiện. Phần liên lạc cần được nâng cấp để khách hàng và
người bán dễ dàng trao đổi, liên lạc. 

27
 Mỗi ngày Baemin tiếp nhận nhiều ý kiến đóng góp từ khách hàng, tuy nhiên vẫn
còn một số trường hợp không được giải quyết ổn thỏa, gây mất uy tín cho Baemin.
Bộ phận tiếp nhận xử lý khiếu nại cần xem xét kỹ lưỡng các trường hợp để giúp
người dùng có trải nghiệm tốt hơn.
 Ưu điểm của Baemin là các mặt hàng vô cùng đa dạng, phong phú, nhưng đôi khi
sẽ gây khó khăn cho người mua khi lựa chọn quán để đặt đồ ăn mình mong muốn.
Baemin có thể cân nhắc bổ sung bộ phận hỗ trợ khách hàng lựa chọn món án, so
sánh giá phù hợp nhu cầu…

II. Những thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu

1. Thuận lợi
 Các thành viên trong nhóm đều là những sinh viên quen biết và hoạt động với
nhau  từ trước, cho nên mọi người đều đã hiểu rõ phần lớn về nhau, rất dễ hợp tác trong  
quá trình thảo luận và tiến hành thực hiện đề tài. Đồng thời các bạn đều đã được học  qua
bộ môn “Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học” và được  trang bị các
kiến thức cần thiết để tiến hành làm một đề tài nghiên cứu khoa học.  Bên cạnh đó, trong
quá trình học tập, các thành viên cũng có ý thức học tập tốt, hăng  say học tập và nghiên
cứu thêm để có những đóng góp tích cực vào bài tiểu luận. 
 Trong thời đại 4.0 hiện nay, công nghệ ngày càng phổ biến và đang len lỏi 
vào từng ngóc ngách trong đời sống con người nói chung và sinh viên nói riêng.
Phần  đông sinh viên đã sử dụng ứng dụng mua và giao đồ ăn trực tuyến để phục vụ
nhu cầu của bản thân, điều đó đã góp phần tạo thuận lợi trong việc thu  thập thông
tin cho khảo sát của nhóm.
 Đề tài của nhóm được các bạn tham gia khảo sát phản ánh lại là gần gũi và
có tính thiết thực với sinh viên, đồng thời nhóm cũng đã nhận được nhiều sự phản
hồi, đóng  góp và hỗ trợ nhiệt tình từ các bạn sinh viên trên địa bàn Hà Nội để có
thể hoàn thành đề  tài tốt hơn.
 Trong quá trình thực hiện đề tài, giảng viên đã tận tình giảng dạy và trang
bị cho  sinh viên các kiến thức đầy đủ để phục vụ khảo sát, cũng như việc cung cấp
tập tin  hướng dẫn chi tiết về việc chọn đề tài và thực hiện đề tài, bên cạnh đó giảng
viên cũng rất nhiệt tình trả lời thắc mắc của sinh viên thông qua quá trình học tập
môn  học.
2. Khó khăn
 Đây là lần đầu tiên nhóm thực hiện khảo sát nghiên cứu phục vụ cho bộ
môn nguyên lý thống kê và thống kê doanh nghiệp nên còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu
sót không tránh khỏi.
 Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhóm đã không thể thực hiện việc
khảo sát trực  tiếp các bạn sinh viên để có thể thu được thêm dữ liệu và để tăng
thêm tính thiết thực cho đề tài.
 Với quyết định chọn đối tượng khảo sát là sinh viên trên địa bàn Hà Nội,
nhóm đã thống  nhất chỉ thu thập và sử dụng thông tin sơ cấp, cho nên thông tin thu
28
về cũng có sự  hạn chế và không thể phản ánh đầy đủ hết thực trạng sử dụng ứng
dụng đặt và giao đồ ăn online của sinh viên trên toàn địa bàn.
 Bản thân các thành viên cũng chỉ mới là sinh viên năm hai và năm ba, đều
có ít kinh nghiệm trong vấn đề nghiên cứu khoa học cho nên còn nhiều thiếu sót
trong các khâu làm  việc và trong chính đề tài. 

29
LỜI KẾT
Với những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình nên bài nghiên cứu của nhóm
không tránh khỏi một vài thiếu sót. Vì vậy, nhóm chúng em mong nhận được sự góp ý
của cô và các bạn để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

30
PHỤ LỤC
I. BẢNG HỎI
THÔNG TIN CHUNG
1. Giới tính
 Nam
 Nữ
 Mục khác:
2. Bạn là sinh viên năm mấy?
 Năm 1
 Năm 2
 Năm 3
 Năm 4
3. Mức chi tiêu của bạn mỗi tháng là bao nhiêu?
 Dưới 1 triệu
 Từ 1 – 2 triệu
 Từ 2 – 4 triệu
 Trên 4 triệu
4. Bạn đã sử dụng dịch vụ của Baemin bao giờ chưa?
 Rồi
 Mình chưa từng dùng
NẾU BẠN ĐÃ TỪNG SỬ DỤNG BAEMIN RỒI
1. Tần suất mua hàng trên Baemin của bạn
 Hàng ngày (Rất thường xuyên)
 2 – 3 lần/tuần (Khá thường xuyên)
 1 lần/tuần (Thường xuyên)
 2 – 3 lần/tháng (Khá bình thường)
 1 lần/tháng (Bình thường)
 Vài tháng 1 lần (Thỉnh thoảng)
 2 – 3 lần/năm (Hiếm khi)
2. Trung bình một tháng bạn dành bao nhiêu tiền cho việc mua sắm trên Baemin?
 Dưới 100k
 Từ 100k – 300k
 Từ 300k – 500k
 Từ 500k – 1 triệu
 Trên 1 triệu
3. Khi mua hàng trên Baemin bạn thường thanh toán theo hình thức nào?
 Trả bằng tiền mặt
 Thanh toán qua AirPay/Tài khoản ngân hàng
31
4. Bạn thường mua loại mặt hàng nào trên Baemin?
 Cơm
  Bún, phở 
 Đồ uống 
 Đặc sản: Bánh xèo, Bánh cuốn…Đồ ăn nhanh
 Đồ ăn nhanh
 Mục khác
5. Trên thang điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý, còn 5 là hoàn
toàn đồng ý, hãy cho biết mức độ đồng tình của bạn khi đánh giá các dịch vụ dưới
đây của Baemin:

1 – Hoàn 5 – Hoàn
2 – Không 3 – Bình 4 –
toàn không toàn đồng
đồng ý thường Đồng ý
đồng ý ý

Giao diện bắt mắt, đẹp ⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪

Bố cục phù hợp, cân


⚪ ⚪ ⚪ ⚪
đối, dễ dùng ⚪

Tiện lợi, truy cập vào


trang web nhanh, dễ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪
tìm kiếm

Công cụ tìm kiếm hiệu


⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪
quả, chính xác

Thông tin sản phẩm


⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪
chính xác, đáng tin cậy

Mặt hàng phong phú ⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪

Có nhiều review, các


review chính xác, đáng ⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪
tin cậy

Vận chuyển hàng


⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪
nhanh

32
Thường xuyên cập
nhật tình trạng đơn ⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪
hàng

Dễ dàng liên lạc với


⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪
người bán

Dịch vụ hỗ trợ khách


⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪
hàng nhanh, chu đáo

6. Đánh giá mức độ hài lòng của bạn với Baemin trên thang điểm từ 1 đến 10

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Rất không hài Rất


⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪
lòng hài lòng

7. Trên thang điểm từ 1 đến 5, đánh giá mức độ bạn muốn giới thiệu người khác sử
dụng dịch vụ của Baemin

1 2 3 4 5

Không muốn giới


⚪ ⚪ ⚪ ⚪ ⚪ Chắc chắn sẽ giới thiệu
thiệu

NẾU BẠN CHƯA DÙNG BAEMIN BAO GIỜ


1. Tại sao bạn không sử dụng dịch vụ của Baemin?
 Chưa nghe đến Baemin bao giờ
 Không có thói quen mua sắm online
 Quen sử dụng dịch vụ của các bên khác hơn
 Mục khác
2. Bạn có dự định sử dụng dịch vụ của Baemin trong tương lai không?
 Có, mình sẽ sử dụng
 Không, mình không muốn
 Mình sẽ cân nhắc thêm
PHẦN CUỐI
Nếu có thể, bạn muốn cải thiện điểm nào ở Baemin?

33
II. Bảng điểm đánh giá thành viên

Thành viên Điểm đánh giá Chữ ký


Mã số sinh viên
(thang điểm 100)

Nguyễn Thị Thảo Uyên 1912210209 100 Uyên

Nguyễn Thị Hường 1912210080 100 Hường

Nguyễn Vũ Quang 1912210562 100 Quang

Lê Hải Yến 2014210159 100 Yến

Lê Thảo Nguyên 2014210111 100 Nguyên

Nhóm xin cam đoan điểm số đánh giá trên đã được đánh giá công bằng và thống
nhất dựa trên ý kiến đồng thuận của tất cả thành viên của nhóm.

34

You might also like