Bài tập tự luận số 1- Lê Thị Minh Tâm lớp 62a1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI LÀM BÀI TẬP TỰ LUẬN SỐ 1:

Câu 1:

Theo sơ đồ khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam theo QĐ 1981 năm 2016 của
Thủ tướng Chính phủ, ta có thể hiểu như sau:

- Hệ thống giáo dục của Việt Nam có 8 cấp học ,từ giáo dục mầm non đến tầng đào tạo tiến sĩ:

+ Giáo dục nhà trẻ tiếp nhận trẻ từ độ tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi.

+ Cấp mẫu giáo: thời gian học 3 năm.

+ Cấp tiểu học: thời gian học 5 năm.

+ Cấp trung học cơ sở: thời gian học 4 năm.

+ Cấp giáo dục trung học phổ thông chia thành hai luồng: trung học phổ thông bình thường và
trung cấp; thời gian học tập 3 năm.

+ Cấp đại học chia thành hai luồng là đại học định hướng nghiên cứu và đại học định hướng ứng
dụng; thời gian đào tạo 3-5 năm. Ngoài ra còn đào tạo cao đẳng (2-3 năm) là một con đường đi
lên cho học sinh tốt nghiệp.

+ Trình độ thạc sĩ (tiếp nhận người đã tốt nghiệp trình độ đại học) với hai luồng: thạc sĩ định
hướng nghiên cứu và thạc sĩ định hướng ứng dụng; thời gian đào tạo trong vòng 1-2 năm.

+ Trình độ tiến sĩ (tiếp nhận người đã tốt nghiệp trình độ thạc sỹ hoặc đại học) là cấp bậc cao
nhất trong cơ cấu giáo dục Việt Nam với thời gian đào tạo 3-4 năm.

Câu 2:

Mục tiêu của các cấp giáo dục tiểu học, THPT và THCS như sau:

- Giáo dục tiểu học: là bước đệm đầu cho sự hình thành về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ,
năng lực của HS.

- THCS:

+ Củng cố và phát triển kết quả của GD tiểu học.

+ Trang bị cho học sinh về học vấn phổ thông nền tảng,

+ Nắm bắt tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT hoặc CT GD nghề
nghiệp.
- THPT:

+ Hoàn thiện học vấn phổ thông.

+ Hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp.

+ Phát huy được năng lực cá nhân để đưa ra lựa chọn phát triển phù hợp cho bản thân (tiếp tục
học lên GD đại học, GD nghề nghiệp; nhập ngũ,….).

Câu 3:

-Khung trình độ quốc gia Việt Nam có 8 bậc từ sơ cấp 1 đến tiến sĩ.

-Đối với bậc 6 (trình độ đại học) :

+ Chuẩn đầu ra:

 Người học có kiến thức trên mặt lý thuyết và ngoài thực tế vững chắc, toàn diện.
Chuyên sâu về một ngành đào tạo.

 Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật.

 Có đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho công việc; kỹ năng nhận thức (phản biện, phân tích,
tổng hợp); kỹ năng mềm (giao tiếp, ứng xử…).

 Biết chịu trách nhiệm bản thân hay trách nhiệm đối với nhóm khi làm việc cá nhân hay
hoạt động nhóm.

+ Khối lượng học tập tối thiểu 120 tín chỉ.

Câu 4:

Hệ thống GDPT của CCGD năm 1950 và năm 1956 khác nhau ở 2 điểm :

1950 1956
Cơ cấu trường PT 9 năm với 3 cấp học 10 năm với 3 cấp học
Chất lượng sách Hệ thống bình dân học vụ phục vụ Biên soạn SGK
người lớn.

Câu 5:

Hệ thống GDPT của Việt Nam từ năm 1979 đến năm 1992 có những thay đổi:

- Khuôn mẫu giáo dục ở miền Bắc tiếp cận với hệ thống giáo dục đã được thiết lập ở miền Nam,
cụ thể:
+ Học trình 10 năm tiểu học và trung học ở miền Bắc phải phù hợp với học trình 12 năm ở trong
Nam.

+Hai hệ thống này song hành; Miền Bắc tiếp tục hệ 10 năm và miền Nam giữ hệ 12 năm từ năm
1976 đến năm 1981.

- Đến năm 1981, thì cho áp dụng hệ 11 năm cho miền Bắc.

- Từ năm 1992, hệ thống giáo dục chuyển từ 10 năm sang 12 năm (bỏ lớp vỡ lòng), kéo theo sự
đổi mới chương trình sách giáo khoa và cải tiến chữ viết.

Câu 6:

-Mục tiêu đổi mới của GDPT năm 2000:

+ Nâng cao chất lượng GD toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục
vụ CNH – HĐH.

+ Tiếp cận với trình độ GDPT ở các nước phát triển trên thế giới.

- Việc phân ban ở cấp THPT:

+ Để có thể giao cụ thể từng nhiệm vụ cho mỗi thành viên, nhằm giúp việc quản lí trường, lớp về
kỷ luật, nề nếp được bao quát, cẩn thận và kỹ càng hơn. Nhanh chóng kịp thời phát hiện những
sai sót trong quá trình dạy học và làm việc.

+ Với việc phân ban các môn cụ thể ( ban chuyên văn, chuyên toán, chuyên tiếng anh,…) nhằm
để trao đổi chuyên môn, cải thiện chất lượng dạy và học, đào tạo được đúng thế mạnh năng lực
của học sinh.

Câu 7:

Cải cách và đổi mới giáo dục ở Việt Nam từ năm 1950 đến năm 2000 có ý nghĩa vô cùng quan
trọng với nền giáo dục của nước nhà:

- Giúp hình thành và phát triển những con người của xã hội, cho xã hội và vì sự phát triển của xã
hội.

- Sự bùng nổ và phát triển về công nghệ giáo dục trong từng giai đoạn đã dần tạo ra những
phương thức giáo dục tân tiến hơn theo thời gian, chất lượng giáo dục được nâng cao, thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người.

- Hội nhập được với các hình thức giáo dục quốc tế để sánh vai với các cường quốc năm châu

- Mở ra cơ hội học tập tốt hơn, có chất lượng hơn cho những người có nhu cầu.
 

You might also like