Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

CÂU HỎI GIÁO LÝ

XƯNG TỘI - RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU

Bài 1: TỘI LỖI LÀM TA XA THIÊN CHÚA (1)

1- H. Khi nào ta sống không xứng đáng là con cái Thiên Chúa?

T. Khi ta phạm tội.

2- H. Tội là gì?

T. Tội là / lời nói, việc làm hoặc ước muốn / nghịch với Luật Chúa. Tội /
xúc phạm đến Thiên Chúa, gây tổn thương cho bản thân / và cho tình liên
đới với tha nhân.

3- H. Khi phạm tội, ta xúc phạm đến ai?

T. Ta xúc phạm đến chính Thiên Chúa và tha nhân, làm hại bản thân ta /
và gây thiệt hại cho cả Hội Thánh nữa.

Bài 2: TỘI LỖI LÀM TA XA THIÊN CHÚA (2)

1- H. Có mấy thứ tội?

T. Có hai thứ tội: một là tội trọng, hai là tội nhẹ.

2- H. Thế nào là tội trọng ?

T. Tội trọng là cố tình phạm luật Thiên Chúa / trong những điều quan
trọng / mà ta kịp suy biết.

3- H. Tội trọng làm hại ta thế nào ? 

T. Tội trọng phá hủy sự sống và phẩm giá cao qúy của con người ; đồng
thời cắt đứt tình nghĩa với Thiên Chúa, và nếu không hối cải, thì sẽ phải
xa cách Người đời đời.
4- H. Khi lỡ phạm tội trọng thì phải làm gì ?  

T. Phải thực lòng thống hối và lo liệu đi xưng tội ngay, đồng thời dùng
mọi phương thế để không tái phạm nữa.

5- H. Thế nào là tội nhẹ ? 

T. Tội nhẹ là chỉ phạm một điều luật nhẹ / hoặc một điều luật nặng /
nhưng chưa kịp suy biết rõ ràng / hay là chưa hoàn toàn ưng theo.

6- H. Tội nhẹ làm hại ta thế nào ? 

T. Tội nhẹ khiến ta giảm bớt lòng mến Chúa / dễ hướng chiều về điều
xấu/ và dễ phạm tội trọng hơn.

Bài 3: CHÚA GIÊ-SU LẬP BÍ TÍCH HOÀ GIẢI.

1- H. Bí tích Hòa Giải là gì ? 

T. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập / để tha các tội riêng ta phạm / từ khi
lãnh nhận Bí tích Rửa tội về sau,/ cùng giao hòa ta với Chúa và Hội
thánh. Bí tích này còn được gọi là Giải tội hay Sám hối.

2- H. Chúa Giê-su đã trao quyền tha tội cho ai?

T. Chúa Giê-su đã trao quyền tha tội cho Hội Thánh.

3- H. Những ai trong Hội Thánh, được quyền tha tội cho ta?

T. Chỉ các Giám Mục và Linh Mục hợp pháp.

Bài 4: CHÚA GIÊ-SU THA TỘI CHO TA

1- H. Trong toà giải tội, ai tha tội cho ta?


T. Chính Chúa Giê-su dùng Linh mục mà tha tội cho ta.
2- H. Bí tích Hòa Giải ban những ơn ích thiêng liêng nào ?     
T. Bí tích Hòa giải ban cho ta những ơn này : 
- Một  là  tha  tội / để ta được giao hoà với Thiên Chúa và Hội thánh.
- Hai là tha hình phạt muôn đời / do các tội trọng đã gây ra / và tha một
phần các hình phạt tạm.
- Ba là ban sự bình an / và gia tăng sức mạnh / để giúp ta tránh xa tội
lỗi / và sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa .
3- H. Những ai cần lãnh nhận Bí tích Hòa Giải ?  
T. Những người đã phạm tội trọng / thì cần lãnh nhận Bí tích Hòa giải ;
còn ai chỉ mắc tội nhẹ / mà lãnh Bí tích này thì được nhiều ơn ích thiêng
liêng.

Bài 5: DỌN MÌNH XƯNG TỘI (1)

1- H. Muốn lãnh nhận Bí tích Hòa Giải thì phải làm gì ?        

T. Phải làm năm việc này :

- Một là xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng.

- Hai là xét mình.

- Ba là ăn năn dốc lòng chừa.

- Bốn là xưng tội.

- Năm là làm việc đền tội.

2- H. Xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng để dọn mình xưng tội là làm
sao?

T. Là xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho ta biết mọi tội ta đã phạm / và
xin Ngài giúp ta thật lòng trở về với Thiên Chúa.

Bài 6: DỌN MÌNH XƯNG TỘI (2)

1- H. Ta xét mình như thế nào?


T. Ta xét xem từ khi xưng tội lần trước đến nay / đã được bao lâu: mấy
tuần hay mấy tháng / và xét xem đã phạm những tội nào / và mội tội
phạm mấy lần, / có những trường hợp nào làm cho tội nặng hoặc nhẹ
hơn không.
2- Ta dựa vào đâu để xét mình?
T. Ta dựa vào bốn điểm sau đây:
- Một là Mười điều răn của Thiên Chúa.
- Hai là Sáu điều răn Hội Thánh.
- Ba là Bảy mối tội đầu và 14 mối thương người.
- Bốn là các việc bổn phận của ta.
3- Muốn dễ nhớ các tội đã phạm, ta nên xét mình thế nào?
T. Ta nên xét xem / ở nhà, ở lớp, ở lối xóm, ở nhà thờ / ta đã sống với
Thiên Chúa và với mọi người như thế nào.
4- H. Xét mình xong ta làm gì?
T. Ta giục lòng ăn năn tội và quyết chí sửa mình.
5- H. Ăn năn tội là làm sao?
T. Là đau đớn hối hận vì đã phạm tội mất lòng Chúa / và nay ta tin vào
lòng Chúa yêu thương mà trở lại với Ngài.
6- H. Quyết chí sửa mình là làm sao?
T. Là trông cậy vào ơn Chúa giúp / ta nhất định từ nay sẽ không phạm tội
nữa / nhưng luôn sống theo Lời Chúa dạy.

Bài 7: CÁCH XƯNG TỘI (1)

1- H. Xưng tội là gì ?

T. Xưng tội là thành tâm thú nhận các tội mình đã phạm với linh mục giải
tội / để Ngài thay mặt Chúa Giê-su mà tha tội cho ta.

2- H. Phải xưng tội thế nào ? 

T. Phải xưng thật rõ ràng tất cả các tội trọng ta đã xét thấy, / không được
giấu tội nào / và khuyên xưng các tội nhẹ để sống đẹp lòng Chúa hơn.

3- H. Vì sao không được giấu tội trọng?

T. Vì giấu tội trọng là chưa thật lòng ăn năn, và dó đó, không được tha
thứ.

4- H. Người giấu tội trọng thì lần sau phải xưng thế nào?

T. Phải xưng lại những tội đã xưng lần trước, cả tội đã giấu / và các tội
mới phạm trong thời gian qua.

5- H. Những tội trọng ta quên có được tha không?

T. Được. Nhưng lần sau nếu nhớ ra / thì cần xưng thêm tội quên ấy.
Bài 8: CÁCH XƯNG TỘI (2)

1- H. Xưng tội xong ta làm gì?


T. Ta chăm chú lắng nghe cha giải tội khuyên nhủ và chỉ việc đền tội cho
ta.
2- H. Ta làm gì khi linh mục đọc lời tha tội cho ta?
T. Ta giục lòng ăn năn / và khi linh mục đọc tới câu: “ Nhân danh Cha và
Con và Thánh Thần” / thì ta làm dấu thánh giá và thưa: “Amen”.
3- H. Ra khỏi toà giải tội ta còn phải làm gì?
T. Ta phải cảm ơn Chúa đã tha tội cho ta / và làm việc đền tội ngay để
khỏi quên.
4- H. Đền tội là gì ?       
T. Đền tội là làm việc mà cha giải tội chỉ định để tạ lỗi cùng Thiên Chúa /
và đền bù, sửa lại những thiệt hại do tội lỗi gây ra.
5- H. Nếu việc đền tội quá khó, ta liệu không làm được thì sao?
T. Ta thưa lại ngay với cha giải tội / để cha đổi việc khác cho ta.

Bài 9: CHÚA GIÊ-SU LÀ BÁNH HẰNG SỐNG NUÔI DƯỠNG LINH HỒN
TA.

1- H. Bí tích Thánh Thể là gì ? 


T. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập / để tiếp tục lễ hy sinh trên thánh giá / và
để ban Mình Máu Người dưới hình bánh rượu / làm của nuôi linh hồn ta.
2- H. Chúa Giê-su đã lập Bí tích Thánh Thể khi nào ?   
T. Chúa Giê-su đã lập Bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc sau hết, trước
khi Người đi chịu chết.
3- H. Trong Thánh Lễ, khi nào bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa
Giê-su ?   
T. Khi linh mục đọc lời truyền phép / thì nhờ quyền năng Chúa Thánh
Thần, bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa Giê-su.
4- H. Chúa Giê-su hiện diện trong Bí tích Thánh Thể thế nào ?
T. Chúa Giê-su hiện diện dưới hình bánh rượu cách thực sự và toàn
vẹn / cùng với linh hồn và thần tính của Người  (x.Dz. 1651).
5- H. Chúa Giê-su ban quyền cho ai được cử hành Bí tích Thánh
Thể?  
T. Chúa Giê-su ban quyền cho các tông đồ / và những người kế tiếp các
ngài trong chức linh mục / khi nói rằng :"Các con hãy làm việc này mà
nhớ đến Thầy" (Kinh nguyện Thánh Thể).
6- H. Ta phải thờ kính Chúa Giê-su trong Bí tích Thánh Thể thế nào?
T. Ta phải siêng năng kính viếng thờ lạy Thánh Thể, giữ nghiêm trang
đứng đắn trong nhà thờ, nhất là tham dự thánh lễ và rước lễ.

Bài 10: CHÚA GIÊ-SU ĐẾN VỚI TA TRONG THÁNH LỄ.

1- H. Dâng thánh lễ là làm sao?


T. Là dâng chính Chúa Giê-su / và dâng cả bản thân ta / để thờ phượng
và tạ ơn Thiên Chúa Cha.
2- H. Khi dâng thánh lễ ta được kết hiệp với ai?
T. Ta được kết hiệp với Chúa Giê-su / và mọi anh chị em trong Hội
Thánh.
3- H. Trong Thánh lễ Chúa Giê-su ban điều gì cho ta?
T. Trong Thánh lễ Chúa Giê-su ban cho ta Lời Ngài / và Mình Máu
Thánh Ngài.
4- H. Ta phải lắng nghe Lời Chúa thế nào?
T. Ta phải chăm chú lắng nghe các bài đọc Kinh Thánh / và lời Linh mục
giảng / để đem ra thực hành.

Bài 11: CHÚA GIÊ-SU MUỐN NGỰ VÀO LÒNG TA

1- H. Chúa Giê-su nuôi ta bằng Mình và Máu Người khi nào?


T. Khi ta rước lễ.
2- H. Rước lễ là làm sao?
T. Rước lễ là rước chính Mình Máu Thánh Chúa Giê-su.
3- H. Rước lễ có phải là ăn bánh thường không?
T. Không, vì sau lời Linh Mục truyền phép / thì bánh và rượu đã trở nên
Mình thật và Máu thật Chúa Giê-su.
4- H. Khi bẻ Mình Thánh Chúa ra, thì Chúa Giê-su có bị phân chia
không?
T. Chúa Giê-su không bị phân chia / vì trong mỗi hình bánh hình rượu,
dù rất nhỏ, đều có toàn vẹn Chúa Giê-su.
5- H. Khi rước lễ ta được ơn gì?
T. Ta được chính Chúa Giê-su ngự vào lòng, nhờ đó, được kết hiệp mật
thiết với Ngài hơn.
6- H. Vì sao Chúa Giê-su muốn ngự vào lòng ta?
T. Vì Chúa Giê-su yêu thương ta, Ngài muốn sống trong ta / để làm cho
ta được nên giống Ngài và được sống đời đời.
Bài 12: CHÚA GIÊ-SU MỜI TA ĐÓN RƯỚC NGÀI (1)

1- H. Muốn đón rước Chúa cho xứng đáng, ta phải làm gì?
T. Ta phải chuẩn bị cả tâm hồn và thể xác.
2- H. Chuẩn bị tâm hồn là làm sao?
T. Là giữ tâm hồn sạch tội trọng / và hết sức ước ao đón rước Chúa.
3- H. Khi đang mắc tội trọng, có được rước lễ không?
T. Không, phải ăn năn thống hối và đi xưng tội / rồi mới được rước lễ.
4- H. Chuẩn bị thân xác là làm sao?
T. Là không ăn uống gì / trong khoảng một giờ trước khi rước lễ. Cũng
nên ăn mặc chỉnh tề và lên rước Chúa cách nghiêm trang.

Bài 13: CHÚA GIÊ-SU MỜI TA ĐÓN RƯỚC NGÀI (2)

1- H. Trước khi lên rước lễ ta phải làm gì?


T. Ta phải thiết tha cầu nguyện, xin Chúa tẩy sạch mọi tội lỗi để ta xứng
đáng đón rước Chúa là Đấng rất mực thánh thiện.
2- H. Khi rước lễ, linh mục nói: “ Mình Thánh Chúa Ki-tô” / thì ta
thưa lại: “Amen” nghĩa là làm sao?
T. Nghĩa là ta tin thật / đây chính là Mình Thánh Chúa Ki-tô / và ta rất
ước ao được rước Chúa vào lòng ta.
3- H. Khi rước lễ xong ta nhớ phải làm gì?
T. Ta nhớ cảm ơn Chúa đã ngự vào lòng ta / và xin Chúa những ơn
phần hồn phần xác / cho ta và cho mọi người.
4- H. Ta có nên rước lễ thường xuyên không?
T. Ta rất nên rước lễ thường xuyên / như lời Hội Thánh dạy / để được
kết hiệp nhiều hơn với Chúa Giê-Su / và với mọi anh chị em trong Hội
Thánh.
5- H. Ta nên siêng năng rước lễ thế nào ?  
T. Ngoài bổn phận rước lễ mỗi năm ít là một lần, ta nên rước lễ hằng
ngày. Có thể Rước lễ lần thứ hai trong cùng một ngày khi tham dự
Thánh lễ.

Bài 14: SỐNG NGÀY CHÚA NHÂT

1- H. Ngày Chúa nhật là ngày gì?


T. Ngày Chúa Nhật là ngày dành riêng cho Thiên Chúa / để ta thờ
phượng Ngài đặc biệt hơn các ngày khác trong tuần.
2- H. Tại sao ngày đầu tuần lại được chọn làm ngày của Chúa?
T. Vì Chúa Giê-su đã sống lại vào ngày này / khai mở cuộc sáng tạo mới.
3- H. Ta nên làm gì trong ngày Chúa Nhât?
T. Ta nghỉ việc làm ăn để dâng thánh lễ, học hỏi giáo lý, làm việc bác ái
và vun xới tình gia đình.
4- H. Việc buộc quan trọng nhất trong ngày Chúa Nhật là việc gì?
T. Là tham dự thánh lễ.

Bài 15: SỐNG TRONG HỘI THÁNH

1- H. Có mấy Hội Thánh trên thế giới?


T. Trên toàn thế giới chỉ có một Hội Thánh / nhưng mỗi giáo phận cũng
được gọi là Hội Thánh Địa phương / và mỗi gia đình cũng được gọi là
Hội Thánh tại gia.
2- H. Trong Hội Thánh ta sống như thế nào?
T. Ta sống yêu thương đùm bọc nhau, siêng năng cầu nguyện, học hỏi
Giáo lý Lời Chúa, và tham dự phụng vụ sốt sắng nghiêm trang.
3- H. Ngoài những người đang sống ở trần gian, gia đình Hội Thánh
còn gồm những ai?
T. Còn gồm Đức Mẹ, các thánh trên trời / và các linh hồn trong luyện
ngục.

Bài 16: TỔ CHỨC CỦA HỘI THÁNH

1- H. Hội thánh là cộng đoàn nào ?       


T. Hội thánh là một cộng đoàn những người được Lời Thiên Chúa qui tụ
thành Dân Chúa / được tổ chức như một cơ thể, trong đó mỗi tín hữu / là
chi thể của thân mình Chúa Ki-tô.
2- H. Ai là đầu Hội Thánh?
T. Chúa Ki-tô là đầu Hội Thánh. Ngài đã đặt Thánh Phê-rô và các tông
đồ khác / thay mặt Ngài mà chăm sóc dẫn dắt Hội Thánh.
3- H. Ai tiếp tục nhiệm vụ của thánh Phê-rô và các tông đồ?
T. Đức Giáo Hoàng ở Rô-ma / và các Đức Giám Mục trên toàn thế giới
liên kết với Ngài.
4- H. Ai phụ giúp Đức Giám Mục giáo phận chăm sóc dạy dỗ ta?
T. Các Linh mục.
5- H. Ta cần có tâm tình nào đối với Đức Giám Mục của mình?
T. Ta cần tôn kính và gắn bó với Đức Giám Mục của mình / như Hội
Thánh gắn bó với Chúa Giê-su / và như Chúa Giê-su gắn bó với Chúa
Cha.
BẢN HƯỚNG DẪN
THIẾU NHI XÉT MÌNH XƯNG TỘI
 Chuẩn bị: Dấu Thánh Giá – Kinh CTT – Tin – Cậy – Mến – Sấp Mình –
Vì Dấu – Cáo Mình – Trước khi xét mình.
 Xét Mình: (Phỏng theo 10 điều răn Chúa và 6 điều luật Hội Thánh
Công Giáo).
A/. CÁC TỘI VỀ ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT.
Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự:
1. Con lười đọc kinh sáng tối…..………………………………………….lần
2. Con lười tham dự Thánh lễ.…………………………………………….lần
3. Con lười đọc hay làm biếng nghe Lời Chúa……………………….…lần
4. Con chối mình là người có đạo………………………………………...lần
5. Con nghịch phá, đùa giỡn, nói chuyện riêng, chia trí hay ngủ gật trong
khi đọc kinh hay dự lễ…………………………………………………...lần
6. Con lười biếng học giáo lý……………………………………………...lần
7. Con giấu tội trọng trong những lần xưng tội…...……………………..lần
8. Con để tội trọng chưa xưng mà lên rước lễ…………………………..lần
9. Con ăn xong chưa đủ một giờ mà đi rước lễ……..…………...……..lần
10. Con tin bói tướng, số đề, dị đoan…………………………………….lần
B/. CÁC TỘI VỀ ĐIỀU RĂN THỨ HAI.
Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ:
1. Con nói hỗn láo đến Chúa, Đức Mẹ hay các Thánh…………….......lần
2. Con kêu tên Chúa mà thiếu lòng kính trọng…………………………..lần
3. Con thề gian, thề vặt khi không cần thiết………………………..........lần
C/. CÁC TỘI VỀ ĐIỀU RĂN THỨ BA+ 6 Điều răn Hội Thánh
Giữ ngày Chúa Nhật:
1. Con bỏ lễ ngày Chúa Nhật, lễ buộc khi không đủ lý do……………..lần
2. Con dự lễ ngày Chúa Nhật, lễ buộc thiếu đầu thiếu cuối…………...lần
3. Con làm việc xác trong ngày Chúa Nhật, lễ buộc…….……………...lần
4. Con ăn thịt ngày thứ sáu và không làm việc khác để bù lại………...lần
D/. CÁC TỘI VỀ ĐIỀU RĂN THỨ BỐN.
Thảo kính cha mẹ:
1. Con giận ghét, hỗn láo với cha mẹ, ông bà, cô dì hay với người lớn
tuổi……………………………………………………………………...…lần
2. Con không vâng lời hay không giúp đỡ cha mẹ trong những công việc
vừa với sức mình………………………………………………………....lần
3. Con nói dối hay đánh lừa cha mẹ……………………………………….lần
4. Con ăn cắp tiền bạc hay đồ dùng của cha mẹ………………………...lần
5. Con đánh đập, mắng chửi, giận ghét cha mẹ hay anh chị em……....lần
6. Con làm gương xấu cho anh chị em, ganh tỵ với anh chị em…….…lần
E/. CÁC TỘI VỀ ĐIỀU RĂN THỨ NĂM.
Chớ giết người:
1. Con đánh nhau, gây gỗ, mắng chửi, giận ghét, rủa trù người
khác………………………………………………………………………..lần
2. Con xúi dục người khác đánh, chửi nhau……………………………..lần
3. Con không giúp đỡ người ta khi có thể………………………………..lần
4. Con nghi sự trái cho người ta…………………………………………..lần
5. Con nô dỡn, chạy ngoài đường giao thông dễ gây tai nạn hay trở ngại
lưu thông………………………………………………………………….lần
6. Con tụ tập băng nhóm để đánh nhau, nô nghịch, chơi bời, phá phách
làm mất an ninh trật tự…………………………………………………..lần
7. Con đánh cờ bạc, rượu chè, trai gái, xì ke, ma tuý…………………..lần
8. Con ghen tỵ, phách lối với bạn bè……………………………………...lần
9. Con giết hại mình, hoặc người khác……………………………………lần
10. Con làm gương xấu cho người khác.…………………………….…..lần

F/. CÁC TỘI VỀ ĐIỀU RĂN THỨ SÁU VÀ THỨ CHÍN


Chớ làm sự dâm dục, chớ muốn vợ chồng người:
1. Con ghép đôi, ghép lứa cho người khác………………………………lần
2. Con chửi thề, nói tục……………………………………………………..lần
3. Con cố tình xem phim ảnh hoặc sách báo dâm ô để thoả mãn nhục
dục………………………………………………………………………….lần
4. Con ngẫm nghĩ những tư tưởng về dâm dật để khoái lạc về nhục
dục………………………………………………………………………….lần
5. Con làm những điều dâm ô một mình hay với người khác…………..lần
G/. CÁC TỘI VỀ ĐIỀU RĂN THỨ BẢY VÀ THỨ MƯỜI
Chớ lấy của người, chớ tham của người:
1. Con lười biếng học hành, mua chuộc bài vở hay bằng cấp………....lần
2. Con không gìn giữ đồ dùng học tập cho gia đình đỡ tốn phí………...lần
3. Con phung phí tiền bạc của cha mẹ vì những lý do giả tạo hay không
cần thiết…………………………………………………………………….lần
4. Con gian lận quay cóp bài kiểm tra hay bài thi…………………………lần
5. Con ăn cắp, phá hoại, mượn mà không trả tài sản của người khác, nhà
trường, nhà thờ hay của chung……………………………………….....lần
H/. CÁC TỘI VỀ ĐIỀU RĂN THỨ TÁM:
Chớ làm chứng dối:
1. Con nói dối, đánh lừa người khác……………………………………….lần
2. Con nói khoác, khoe khoang, đề cao mình quá với sức mình xứng
đáng………………………………………………………………………...lần
3. Con cáo gian hay vu vạ cho người khác……………………………….lần
4. Con nói xấu người khác………………………………………………….lần
5. Con ghen tỵ, bới móc, mỉa mai chuyện người khác…………………..lần
 Dục lóng sám hối: Kinh ăn năn tội
 Xưng tội
- Khi vào Toà giải tội: Làm dấu Thánh giá: Nhân danh Cha và Con và
Thánh Thần.
Thưa cha, xin cha tha tội cho con, vì con là kẻ có tội, con xưng tội
(lần đầu) cách đây ………(tuần / tháng). Việc đền tội lần trước con
(……….). Con xin xưng tội con đã phạm (trong thời gian qua):
- Kể tội theo những gì mình đã xét thấy, không được giấu một tội nào.
- Sau khi kể tội xong: Thưa cha con xin xưng tội con quên xót.
- Nghe cha giải tội khuyên bảo, ra việc đền tội (có điều gì không hiểu,
không nghe thì phải hỏi lại) và nghe những lời xá giải.
- Sau lời xá giải đến câu: “… vậy Cha tha tội cho con Nhân Danh Cha
và Con và Thánh Thần” thì làm Dấu Thánh Giá theo và đáp: Amen,
Con cảm ơn cha. Xin cha cầu nguyện cho con.
- Ra khỏi toà giải tội phải quỳ lại để cảm ơn Chúa đã tha thứ tội lỗi cho
mình, và dâng lời cầu nguyện riêng hay đọc kinh này: Lạy Cha chúng
con ở trên trời, qua sự chết trên Thánh giá vì yêu chúng con của Con
Yêu Dấu Cha là Chúa Giê-su đã mang bình an đến cho thế giới này
bằng cách tha hết mọi tội lỗi chúng con. Con cảm ơn Chúa về lòng
thương xót của Ngài dành cho con và cho hết mọi người ăn năn vì đã
phạm tội mất lòng Chúa. Xin quyền năng tình yêu của Chúa ban cho
con qua bí tích giải tội dẫn con trong những việc con làm đẹp lòng
Chúa. Lạy Chúa, cảm ơn Chúa về tình yêu và lòng thương xót của
Chúa. Amen. – Xin Chúa nâng đỡ để con tránh việc tội xúc phạm đến
Chúa.
- Rồi làm việc đền tội ngay nếu thuận lợi, hay là sớm hết sức./

You might also like