Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

10/18/2020

CON NGƯỜI
VÀ MÔI TRƯỜNG

ThS. Nguyễn Văn Minh


Email: minh.nv@ou.edu.vn
Facebook/nguyenvanminh0501
1

1. Khái quát chung về môi trường và con người


2. Các nguyên lý sinh thái học ứng dụng trong
NỘI DUNG môi trường
3. Dân số và môi trường
4. Nhu cầu và hoạt động thỏa mãn nhu cầu của
con người
5. Tài nguyên thiên nhiên
6. Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu
7. Bảo vệ môi trường

1
10/18/2020

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ


MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI MÔI TRƯỜNG

• Mối quan hệ giữa con người và môi trường được thiết lập lâu đời, từ khi
con người đặt chân lên Trái đất này. Con người sống giữa thiên nhiên và
tương tác liên tục với chúng.
• Mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ hai chiều
phức tạp, con người có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường và ngược lại.

2
10/18/2020

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN


MÔI TRƯỜNG
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Những vấn đề trọng tâm cần nắm vững

1. Các khái niệm về môi trường và tài nguyên


2. Các chức năng cơ bản của môi trường
3. Khái niệm và nguyên nhân gây suy thoái môi trường

3
10/18/2020

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG

1. Môi trường của một vật thể, sự kiện, sinh vật


2. Môi trường sống của con người (theo nghĩa rộng)
3. Môi trường sống của con người (theo nghĩa hẹp)

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG

Chức năng môi trường tự nhiên:


- Cung cấp không gian sống cho con người và các sinh vật
- Chứa đựng và cung cấp tài nguyên thiên nhiên
- Tiếp nhận, chứa đựng và phân hủy chất thải
- Bảo vệ và làm giảm nhẹ các tác động của thiên tai đối với con người
và sinh vật (cung cấp vùng đệm, tín hiệu báo động, lá chắn ozon)
- Lưu giữ và cung cấp thông tin

4
10/18/2020

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG
Theo luật Luật Bảo vệ môi trường,2014. (số 55/2014/QH13 được QH thông qua
ngày 23/6/2014)
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với
sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, kh
ông khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các
tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
9
nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
9

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương
lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm
tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có
trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi
trường. 10

10

5
10/18/2020

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các
yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dư
ới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
Sức khỏe môi trường là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành môi
trường có tác động đến sức khỏe và bệnh tật của con người
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật.
11

11

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc bi
ến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện
trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác.
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy,
12
dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
12

6
10/18/2020

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Công nghiệp môi trường là một ngành kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịc
h vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã
bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một
quá trình sản xuất khác.
Sức chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các
nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi.
13

13

Hệ sinh thái là quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng
tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái
Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô
nhiễm.

14

14

7
10/18/2020

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Hồ sơ môi trường là tập hợp các tài liệu về môi trường, tổ chức và hoạt động bảo
vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo
quy định của pháp luật.
Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn,
phát triển
và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp
bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường,
các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng,
diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. 15

15

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Thông tin môi trường là số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dạng ký hiệu, chữ viết,
chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường
của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án
đó.
Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm
thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lư
ợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
16

16

8
10/18/2020

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa
Trái Đất và không gian xung quanh làm nhiệt độ không khí bao quanh bề mặt Trái
Đất nóng lên
Hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là khối lượng khí gây hiệu ứng n
hà kính của mỗi quốc gia được phép thải vào bầu khí quyển theo quy định của các
điều ước quốc tế liên quan.

17

17

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự thay đổi tính chất của môi trường (về mặt lý,
hóa học, sinh học), vi phạm tiêu chuẩn môi trường cho phép. Sự thay đổi tính chất
môi trường gây nên bởi những thay đổi thành phần môi trường, như xuất hiện các c
hất mới có tính độc hại, hoặc sự gia tăng một chất nào đó trong môi trường tới
ngưỡng độc hại.
Ô nhiễm môi trường xảy ra khi dòng chất gây ô nhiễm đi vào môi trường lớn hơn
dòng ra, đồng thời khả năng của môi trường chứa và biến đổi làm sạch chất gây ô
nhiễm hạn chế, dẫn đến sự tích lũy chất gây ô nhiễm trong môi trường nhanh
chóng vượt qua ngưỡng cho phép.
18

18

9
10/18/2020

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Sơ đồ khái niệm ô nhiễm môi trường


19

19

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Phân loại ô nhiễm môi trường được theo nhiều cách khác nhau:
- Theo đặc điểm nguồn gây ô nhiễm: có ô nhiễm sơ cấp (trong đó chất gây ô nhiễm trực tiếp
gây nên tác động bất lợi) và ô nhiễm thứ cấp (là dạng ô nhiễm trong đó chất thải ban đầu
bị biến đổi trong môi trường, trở thành các chất độc hại khác, hoặc do sự có mặt của các
chất thải tạo ra sự thay đổi các quá trình tự nhiên trong môi trường, từ đó tạo ra những
bất lợi cho cuộc sống).
- Theo các thành phần môi trường bị ô nhiễm: có ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không
khí.
- Theo tính chất ô nhiễm: có ô nhiễm lý học, ô nhiễm hóa học, ô nhiễm sinh học.
- Theo yếu tố gây ô nhiễm: có ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm đồng, chì, coban, ô
nhiễm chất hữu cơ,… 20

20

10
10/18/2020

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Suy thoái và ô nhiễm môi trường gây hệ quả rất lớn, làm tổn thương hệ sống,
suy giảm sức đề kháng, suy giảm khả năng đáp ứng các nhu cầu, biến dị bất lợi,
hoặc cấp tính gây ngộ độc, từ vong cá thể, hủy diệt quần thể, hệ sinh thái; Phá vỡ
tính quy luật của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên, tăng cường mức ác liệt
của các tai biến thiên nhiên, cản trở các hoạt động dự báo, dự phòng và hạn chế
rủi ro, gây thiệt hại kinh tế và cản trở phát triển; Gây khủng hoảng môi trường và
hệ sinh thái.

21

21

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm
trọng. Sự cố môi trường có thể xảy ra do thiên tai tự nhiên như động đất, lũ lụt…,
hoặc do sự cố kỹ thuật như đắm tàu chở dầu, sự cố lò phản ứng hạt nhân, vỡ đập
thủy điện,…

22

22

11
10/18/2020

MÔI TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Khủng hoảng môi trường là những suy thoái chất lượng moi trường sống quy mô toàn
cầu, đe dọa cuộc sống của toàn bộ hay một bộ phận lớn loài người.
Tác động bất lợi của con người tới môi trường có nguồn gốc từ các yếu tố gây sức
ép cơ bản là: Tăng dân số, đặc biệt là tăng dân số đô thị và các vùng tài nguyên khan
hiếm; Phân hóa giàu nghèo, đặc biệt là nghèo đói; Hoạt động kinh tế và dân sinh.
Ngoài ra vấn đề môi trường còn chịu tác động của các yếu tố thúc đẩy sau: Thị trường y
ếu kém;Điều hành của chính quyền yếu kém, nhất là trong lĩnh vực can thiệp và ra quyết
định; Khiếm khuyết về thể chế, tạo ra sự chồng chéo trách nhiệm, thiếu tính pháp lý;
Khiếm khuyết do quyền tư hữu. Thiếu thông tin do sự cảnh báo và ủy quyền chưa đầy đ
ủ, thiếu tri thức do giáo dục môi trường chưa tốt. 23

23

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN


TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng, vật chất, thông tin tự nhiên, tồn
tại khách quan ngoài ý muốn con người, có giá trị tự thân mà con người có thể sử
dụng được trong hiện tại và tương lai để phục vụ cho sự phát triển của xã hội loài
người.

24

24

12
10/18/2020

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN


TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Phân loại tài nguyên thiên nhiên: theo nhiều cách khác nhau
- Theo dạng tồn tại của vật chất: tài nguyên vật liệu, tài nguyên năng lượng và tài
nguyên thông tin.
- Theo đặc trưng về bản chất: tài nguyên đất, nước, sinh vật, khoáng sản, năng
lượng.
- Theo khả năng phục hồi có tài nguyên vô tận (năng lượng mặt trời, thủy triều, gió,
…), tài nguyên tái tạo (sinh vật, nước, đất) và tài nguyên không tái tạo (khoáng
sản). Đối với tài nguyên có khả năng tái tạo, con người sẽ có cơ hội sử dụng lâu
bến nếu biết khai thác trong phạm vi khả năng phục hồi và không làm tổn thương
các điều kiện cần cho quá trình tái tạo tài nguyên. 25

25

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN


KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

1. Khái niệm
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

26

26

13
10/18/2020

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


KHÁI NIỆM

Khoa học môi trường là khoa học liên ngành, nghiên cứu tổng thể các vấn đề
môi trường liên quan đến đời sống cá nhân và sựu phát triển kinh tế xã hội của
loài người. Nói cách khác, khoa học môi trường nghiên cứu về sự tồn tại, biến đổi
và sự tương tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh.
Khoa học môi trường chỉ nghiên cứu đối tượng đó trong mối quan hệ với con ng
ười, vì con người.
Khoa học môi trường là ngành khoa học độc lập nghiên cứu về môi trường sống
của con người và tác động qua lại của con người và môi trường, được xây dựng
trên cơ sở tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau.
27

27

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


KHÁI NIỆM

Nhiệm vụ khoa học môi trường là nghiên cứu tìm ra các giải pháp bảo vệ môi
trường trong quá trình phát triển (phát triển bền vững) và giải quyết các vấn đề
môi trường gay cấn hiện nay.
Khoa học môi trường sử dụng các thành tựu của khoa học tự nhiên (sinh học,
sinh thái học, địa lý, địa chất, khí tượng thủy văn hải dương học, toán học, vật lý,
hóa học,..) và khoa học xã hội (kinh tế, nhân văn,..) làm cơ sở nghiên cứu, dự báo
nguyên nhân, diễn biến, hiện trạng, hệ quả các vấn đề môi trường. Khoa học môi
trường cũng sử dụng thành tựu của các ngành khoa học công nghệ, kỹ thuật và
khoa học xã hội (luật, chính trị,..) làm công cụ giải quyết các vấn đề môi trường,
28
bảo vệ môi trường
28

14
10/18/2020

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


NỘI DUNG VÀ PP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu đa ngành: để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về
môi trường như: Sinh học, địa lý, địa chất, lý học, hóa học, toán học,..
Các phương pháp cụ thể thường được áp dụng như:
- Thu thập và phân tích thông tin thực địa
- Đánh giá nhanh môi trường
- Phân tích thành phần môi trường
- Phân tích, đánh giá kinh tế- xã hội
- Phan tích hệ thống, phân tichsinh thái nhân văn
- Phân tích vòng đời sản phẩm
29
- Giải pháp kỹ thuật, công nghệ,…

29

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


NỘI DUNG VÀ PP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu: chia thành 4 loại chủ yếu như sau
- Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần và sự biến động môi trường, đặc biệt
là mối quan hệ và tác động qua lại giữa môi trường và con người.
- Nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ xử lý ô nhiễm.
- Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý khoa học, kinh tế, luật pháp, xã hội
nhằm bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững.
- Nghiên cứu các phương pháp như mô hình hóa, phân tích hóa lý, sinh học, kinh
tế, xã hội,…phục vụ cho các nội dung trên.

30

30

15
10/18/2020

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Các khái niệm về môi trường. Phân tích sự khác biệt và giới hạn về khái niệm
môi trường trong luật bảo vệ môi trường ở nước ta
2. Phân tích sự giống và khác nhau giữ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
3. Những chức năng cơ bản của môi trường đối với con người. Thế nào là môi tr
ường tốt đối với con người
4. Suy thoái và ô nhiễm môi trường là gì? Các chất gây ô nhiễm môi trường và
nguyên nhân sâu xa của ô nhiễm môi trường

31

31

THANK YOU
Powerpoint is a complete presentation graphic
package it gives you everything you need to produce a
professional-looking presentation

32

16

You might also like