Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

GIẢI PHẪU HỆ TIÊU HÓA

- Ống tiêu hóa gồm: Ống tiêu hóa của mỗi người là một hệ thống thẳng, có
mối liên quan với nhau về cả cấu trúc và chức năng. Chúng xuất phát từ
miệng xuống hầu đi đến thực quản, dưới thực quản của mỗi người là dạ dày
và các ruột (ruột thì bao gồm có ruột non và ruột già, trong khi đó chúng
được chia thành các đoạn các phần khác nhau. Đối với ruột non được chia
thành ba đoạn là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Còn ruột già thì được
chia thành ba phần manh tràng, đại tràng và hậu môn cùng ống hậu môn)
còn kết thúc của một ống tiêu hóa bình thường là trực tràng và hậu môn.

- Tuyến tiêu hóa gồm: tuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến ruột, tuyến tụy,
gan

1. Miệng: Là phần mở rộng đầu của ống tiêu hóa, có răng, lợi, lưỡi, ống đổ vào
của các tuyến nước bọt.
- Răng: Có màu trắng ngà, được cắm chặt vào các hốc răng của xương hàm và cố
định bằng các phương tiện giữ răng như lợi, hốc răng, dây chằng hốc răng.

- Lợi: Là phần niêm mạc ở mỏm hốc răng của 2 hàm trên và dưới gắn chặt vào
màng xương.

- Lưỡi: là bộ phận được niêm mạc bao phủ gồm 2 mặt:

+) Mặt trước: có lằn lưỡi, niêm mạc xù xì, có chức năng xúc giác và vị giác.
+) Mặt sau: có các hạnh nhân lưỡi, lớp niêm mạc mỏng, nhẵn, trong suốt và nhiều
tĩnh mạch nổi, ở mạch giữa có nếp hãm lưỡi, 2 bên có ông tiết nước bọt. 

2. Thực quản: Thực quản là một ống cơ rỗng, vận chuyển nước bọt, chất lỏng và thức
ăn từ miệng đến dạ dày. Khi đứng thẳng, thực quản thường có chiều dài từ 25 đến 30
cm, chiều rộng trung bình khoảng 1,5 đến 2 cm.

- Vị trí: Thực quản nằm song song với khí quản, ở bên trái của tim và trước cột sống.
Là phần tiếp theo hầu ở cổ, xuống ngực qua trung thất trên rồi xuống trung thất sau đó
chui qua lỗ trực quản ở cơ hoành để vào dạ dày ở ổ bụng nối với dạ dày ở lỗ tâm vị.
Do đó, các vấn đề liên quan đến thực quản hoặc khi ăn một món ăn quá nóng có thể
dẫn đến một cơn đau ở gần tim hoặc cổ họng.

- Các đoạn: Thực quản là một trong những phần trên cùng của hệ thống tiêu hóa. Về
mặt giải phẫu học, thực quản được chia thành 3 đoạn chính:

 Đoạn cổ có chiều dài khoảng 3 cm


 Đoạn ngực dài khoảng 20 cm
 Đoạn bụng độ dài khoảng 2 cm.

Có rất nhiều mạch máu đi qua thực quản với nguồn cung cấp máu thay đổi theo quá
trình và chiều dài của thực quản như sau:

 Phần trên của thực quản và cơ thắt thực quản trên nhận máu từ động mạch
tuyến giáp.
 Đoạn ngực thực quản nhận máu từ động mạch phế quản và các nhánh thực quản
nhận máu trực tiếp từ động mạch chủ ngực.
 Đoạn bụng thực quản và cơ vòng nhận máu từ động mạch dạ dày trái và động
mạch phổi dưới bên trái.

- Các eo:  ( đọc mấy cái bôi đen thôi)


+ Điểm hẹp miệng TQ: ngang tầm C6 cách CRT 14-15cm; đường kính ngang 2,3cm; đường kính
trước sau 1,7cm. Đây là nơi hẹp nhất của TQ

+ Điểm hẹp quai động mạch (ĐM) chủ: do quai ĐM chủ đè vào sườn trái của TQ; ngang tầm D4;
cách CRT 22-24cm; đường kính ngang 2,3cm; đường kính trước sau 1,9cm. Những DV sắc nhọn
dễ gây tổn thương ĐM.

+ Điểm hẹp phế quản (PQ) gốc trái: PQ gốc trái bắt chéo phía trước TQ ngang tầm D5; cách CRT
27cm; đường kính ngang 2,3cm; đường kính trước sau 1,7cm.

+ Điểm hẹp hoành: chỗ TQ chui qua cơ hoành ngang tầm D10; cách CRT 36 cm; đường kính
ngang và trước sau 2,3cm.

+ Điểm hẹp tâm vị: cách CRT 39-40 cm


      
Thành thực quản: Gồm 3 lớp:
     + Lớp cơ dọc ở ngoài và cơ hoành ở trong. Ở ⅓ trên, cơ hoạt động theo ý muốn theo
sự vận động của cơ X chi phối còn ⅔ đoạn dưới được chi phối bởi các sợi phó giao cảm
của tia X và sợi giao cảm.
     + Lớp dưới niêm mạc có nhiều mạch máu và dây thần kinh.
     + Lớp niêm mạc có những nếp dọc dãn ra khi nuốt thức ăn.
3. Dạ dày: là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nổi giữa thực quản và tá tràng, nằm
dưới vòm hoành trái. Phần lớn dạ dày nằm ở bên trái của chính giữa bụng, chỉ một
phản ứng với vùng thượng vị và hạ sườn phải.

Dạ dày rất co giãn, dễ di động, có thể tích từ 2 đến 2,5 lít hoặc hơn nữa do vậy không
có hình dáng nhất định. Khi rỗng, dạ dày giống hình chữ J. Tuy nhiên, hình dạng dạ
dày tuỳ thuộc vào Iượng thức ăn, t- thể cơ thể, kích thước lồng ngực, tuổi, giới tính,
sức co bóp và lúc quan sát.

Kể từ trên xuống, dạ dày gồm các phần:

– Tâm vị là một vùng rộng 3 – 4cm, nằm kế cận thực quản, bao gồm cả lỗ tâm vị. Lỗ
này thông thực quản với dạ dày, không có van đóng kín mà chỉ có nếp niêm mạc. 
- Đáy vị là phần phình to hình chỏm cầu, thường chứa không khí.
- Thân vị, nối tiếp phía dưới đáy vị. Giới hạn của thân vị ở phía trên là một phẳng
ngang qua lỗ tâm vị, phía dưới là một phẳng qua khuyết góc của bờ cong nhỏ.
- Phần môn vị gồm hang môn vị tiếp nối với thân vị, ống môn vị thu hẹp lại giống cái
phễu đổ vào lỗ môn vị. Lỗ môn vị nam giữa môn vị, thông với hành tá tràng, có cơ
thất vòng rất mạnh. 

Kể từ ngoài vào trong, thành dạ dày có 4 lớp:

− Lớp thanh mạc, thuộc lá tạng của phúc mạc và là sự liên tục của mạc nối nhỏ phủ
hai mặt trước và sau của dạ dày
- Lớp cơ trơn rất dày, kể từ ngoài vào trong gốm có lớp cơ dọc liên tục với các thớ cơ
dọc của thực quản và tá tràng, lớp cơ vòng bao kín toàn bộ dạ dày, đặc biệt dây ở môn
vị và tạo nên co thắt môn vị rất chắc và lớp cơ chéo là một lớp không hoàn toàn, chạy
vòng quanh đáy vị và đi chéo xuống dưới về phía bờ cong lớn
 - Lớp dưới niêm mạc là tổ chức liên kết rất lỏng lẻo, có nhiều mạch máu.
 – Lớp niêm mạc lót mặt trong của dạ dày. Mặt của niềm mạc có nhiều núm con,
mỗi núm có kích thước từ 1-6mm. Trên mặt núm có nhiều hố dạ dày. Hố là chỗ đổ
vào của 3–5 tuyến dạ dày, các tuyến vùng thân vị có 2 loại tế bào là tế bào chính tiết
pepsinogen và tế bào viền tiết acid clohydric và yếu tố nội, tế bào tuyến bài tiết chất
nhày. Những tế bào biểu mô của niêm mạc vùng hang vị bài tiết gastrin, có tác dụng
điều hoà bài tiết dịch vị. Các tuyến này, tiết khoảng 2 lít dịch trong 24 giờ. Riêng
tuyến vùng môn vị chỉ tiết ra dịch kiềm.

Hầu hết dịch vị là do các tuyến nằm ở niêm mạc vùng thân và đáy dạ dày bài tiết. Tùy
thành phần dịch tiết có thể phân chia các tuyến này ra làm 2 nhóm:

-Tuyến ở vùng tâm vị và môn vị: vai trò bài tiết chất nhầy

-Tuyến ở vùng thận: là tuyến tiêu hóa chính của dạ dày, gồm 4 loại tế bào chính:
Vị trí tuyến vị trong dạ dày
 Tế bào chính: Có nhiệm vụ tiết ra pepsinogen, một dạng tiền enzym (enzym chưa
hoạt động) và lipase dạ dày.

 Tế bào viền: Có nhiệm vụ bài tiết Acid clohydric (HCl) để tác động lên
pepsinogen, chuyển hóa chúng thành enzym Pepsin có tác dụng biến đổi protein
thành các chuỗi Polypeptide đơn giản hơn.

 Tế bào cổ tuyến: Là tế bào gốc của các loại tế bào khác nhờ hoạt động phân
bào. Có vai trò tiết ra chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động ăn
mòn của Acid clohydric do tế bào viền tiết ra.

 Tế bào nội tiết: Tiết ra hormone gastrin để kích thích hoạt động của tuyến vị.

Ngoài ra, toàn bộ niêm mạc của dạ dày còn bài tiết HCO3- và một ít chất nhầy. Như vậy, về
thành phần dịch vị có chứa 99,5% nước và 0,5% vật chất khô. Trong vật chất khô có chứa
các chất hữu cơ (gồm protein, các enzym như: axit lactic, axit uric, ure...), chất vô cơ (Acid
clohidric, muối clorua, muối sunfat của các nguyên tố Na,Ca,K,Mg).

 Pepsin: Có tác dụng thuỷ phân protein thành Proteose, Peptone và Polypeptide.
Ngoài ra pepsin cũng có khả năng tiêu hoá collagen, giúp các enzym tiêu hoá
khác thấm được vào thịt và tiêu hoá protein. Pepsin tiêu hoá từ 10 - 20% protein
thức ăn và hoạt động mạnh nhất ở độ pH từ 2 đến 3 và bị bất hoạt khi pH>5.

 Lipase dịch vị: Mỗi ngày chúng ta hấp thu khoảng 60 đến 100g lipid với thành
phần trong đó gồm 90% triglycerid, còn lại là cholesterol ester, phospholipid và
một số ít các loại vitamin tan trong mỡ. Lipase dịch vị là một enzym yếu tiêu hóa
lipid hoạt động trong môi trường acid, có tác dụng phân giải các triglycerid đã
được nhũ tương hóa sẵn trong thức ăn (sữa, lòng đỏ trứng) thành glycerol và
acid béo. Acid béo sau khi được giải phóng ở dạ dày sẽ kích thích niêm mạc tá
tràng bài tiết ra hormon cholecystokinin kích thích tụy bài tiết lipase.
Cấu trúc tinh thể của lipase dạ dày ở người
 Chymosin: Là enzym tiêu hóa sữa có vai trò quan trọng đối với những trẻ còn bú
mẹ. Chymosin có tác dụng phân giải caseinogen, một loại protein đặc biệt có
trong sữa thành casein giúp sữa đông vón lại. Casein sẽ được giữ lại trong dạ
dày để pepsin tiêu hóa còn đẩy các phần khác trong sữa xuống ruột. Nhờ cơ chế
này mà dạ dày trẻ tuy nhỏ nhưng khi bú có thể thu nhận một lượng sữa lớn hơn
thể tích dạ dày.

 Acid clohydric (HCl): Tuy không phải là enzym tiêu hóa nhưng đóng vai trò rất
quan trọng trong quá trình tiêu hóa. HCI giúp tạo độ pH cần thiết để hoạt hóa
pepsinogen thành pepsin và tạo môi trường pH thích hợp cho pepsin hoạt động.
Ngoài ra còn có vai trò sát khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn có trong thức ăn. Những
người bài tiết ít acid clohydric dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

4. Ruột non:

Ruột non: là phần ống nằm giữa dạ dày và ruột già, từ môn vị đến lỗ hồi manh tràng.
chiếm phần lớn ổ bụng, phía dưới mạc treo đại tràng ngang. Ruột non dài khoảng 5 -
6m. Chiều dài này thay đổi tùy theo người, giới tính. Chiều rộng giảm dẫn từ các khúc
ruột đầu (cm) đến các khúc ruột cuối (2cm). Toàn bộ chiều dài của ruột non chia làm 3
phần chính là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng.

Tá tràng, đoạn ngắn nhất, là nơi bắt đầu chuẩn bị cho quá trình hấp thụ qua các phần lồi
nhỏ như ngón tay gọi là nhung mao. Hỗng tràng đặc biệt để hấp thụ qua lớp lót của nó
bởi các tế bào ruột: các phần tử dinh dưỡng nhỏ đã được tiêu hóa trước đó bởi các
enzym trong tá tràng. Chức năng chính của hồi tràng là hấp thụ vitamin B12, axit mật và
bất kỳ sản phẩm nào của quá trình tiêu hóa không được hỗng tràng hấp thụ.

Ruột non được chia thành ba phần theo cấu trúc.

 Tá tràng là một cấu trúc ngắn, dài từ 20 cm (7,9 inch) đến 25 cm (9,8 inch) và
có hình dạng giống như chữ "C". Nó bao quanh phần đầu của tuyến tụy. Nó
nhận được dưỡng trấp từ dạ dày, cùng với dịch tiêu hóa từ tuyến tụy (enzym
tiêu hóa) và gan (mật). Các enzym tiêu hóa phân hủy protein và mật nhũ
hóa chất béo thành các micelle. Tá tràng chứa các tuyến của Brunner, nơi sản
xuất ra chất tiết nhiều chất nhầy có tính kiềm chứa bicarbonate. Những chất
bài tiết này, kết hợp với bicarbonate từ tuyến tụy, trung hòa các axit dạ dày
có trong dịch vị.
 Hỗng tràng là phần giữa của ruột non, nối tá tràng với hồi tràng. Nó dài
khoảng 2,5 m, có các tua cuốn và nhung mao làm tăng diện tích bề mặt của
nó. Các sản phẩm của quá trình tiêu hóa (đường đơn, amino acid, axit
béo, glixêrin và các thành phần cấu tạo nên nucleotide) được hấp thụ vào
máu ở đây. Cơ treo tá tràng đánh dấu sự phân chia giữa tá tràng và hỗng
tràng.
 Hồi tràng là đoạn cuối cùng của ruột non. Nó dài khoảng 3 m, và chứa các
nhung mao tương tự như hỗng tràng. Nó hấp thụ chủ yếu vitamin B12 và axit mật,
cũng như bất kỳ chất dinh dưỡng còn lại nào khác. Hồi tràng nối với manh
tràng của ruột già ở chỗ nối hồi tràng.
Hỗng tràng và hồi tràng được treo trong khoang bụng bằng mạc treo. Mạc treo ruột là
một phần của phúc mạc. Động mạch, tĩnh mạch, mạch bạch huyết và dây thần kinh di
chuyển trong mạc treo.
Nơi đổ dịch tụy, dich mật là tá tràng
5. Ruột già:
- Vị trí:
Ruột già bắt đầu ở vùng chậu phía bên phải và dưới thắt lưng phía bên phải, đây là
nơi nối với đầu dưới của ruột non, sau đó nó tiếp tục đi lên phía trên bụng và qua
chiều rộng của khoang bụng và sau đó đi xuống phía dưới, điểm cuối tiếp xúc là
vùng hậu môn.
Về tổng thể thì ruột già có hình chữ U ngược thông với ruột non tại ranh giới giữa
manh tràng và kết tràng
- Cấu tạo:
+  Có 3 thành phần chính cấu tạo nên ruột già. Cụ thể là: manh tràng, kết tràng và
trực tràng.
              *Manh tràng:
Hình dạng của manh tràng như một cái túi tròn. Nó nằm ở hố chậu phải ngay dưới
lỗ hồi manh tràng, cao 6cm, rộng 6-8cm. Đầu manh tràng được bịt kín bởi một
đoạn ruột ngắn có hình đầu giun. Người ta còn gọi đây là đoạn ruột thừa. Lòng ruột
thừa thông với manh tràng.
                *Kết tràng:
Là bộ phận chính và dài nhất của ruột già. Người ta còn gọi là ruột kết. Nó được
chia thành 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích
ma.
 (( Kết tràng lên: nằm bên phải của ổ bụng, dính vào thành bụng sau bằng niêm
mạc dính kết tràng lên, nối tiếp với kết tràng ngang.
Kết tràng ngang: chạy từ bên phải sang bên trái, hơi lên trên đến dưới lách tạo nên
góc tràng lách hay góc kết tràng trái. Được treo vào thành bụng sau bằng một mạc
treo gọi là mạc treo kết tràng ngang.
Kết tràng xuống: nằm bên trái ổ bụng, kết tràng xuống dính chặt vào thành bụng
sau bằng mạc dính kết tràng xuống. Ở hố chậu trái thì kết tràng xuống được nối
tiếp bằng kết tràng sigma.
Kết tràng sigma: có dạng hình chữ sigma, chiều dài rất thay đổi, treo vào thành
bụng sau bằng mạc treo kết tràng sigma.  ))

                *Trực tràng:
Là đoạn ruột thẳng nối tiếp kết tràng xích ma. Đây cũng là thành phần cuối cùng
của ruột già. Chiều dài của trực tràng khoảng 15cm. Nó có thể phình to. Phần ở
trên gọi là bóng trực tràng. Phần dưới hẹp gọi là ống hậu môn.
    +  Đặc điểm giải phẫu của ruột già gồm 5 lớp: lớp niêm mạc; lớp dưới niêm
mạc; lớp cơ (gồm cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong); lớp dưới thanh mạc và lớp
thanh mạc.
6. Tuyên nước bọt:
- Có 3 tuyến nước bọt lớn là tuyến mang tai , tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi
+ tuyến mang tai: nằm sau ngành trên của xương hàm dưới và dưới ống tai ngoài
,đổ nước bọt vào miệng qua lỗ ống Stenon ở mặt trong má ngang mức răng hàm
trên số7
+ tuyến dưới hàm: nằm ở mặt trong xương hàm dưới , dưới nền miệng
+ tuyến dưới lưỡi: có nhiều tuyến nhỏ nằm ở dưới nền miệng
- Ngoài 3 tuyến lớn còn có nhiều tuyến nhỏ nằm rải rác ở nhiều nơi trong thành
miệng, hầu.
7. Tuyến tụy:

- Cấu tạo : gồm 3 phần là phần đầu , thân và đuôi


+ đầu tụy nằm gọn trong khung tá tràng, là phần cố định
+ thân tụy đi chếch lên trên sang trái có hai chiều cong là lõm ra trước ôm cột sống
và lõm ra sau ôm dạ dày
+ đuôi tụy tiếp theo thân tụy kéo dài đến sát lách, có thể dài, ngắn, tròn ,dẹt và là
phần di động

- Ống tụy: có ống tụy chính và phụ


Ống tụy  bắt đầu từ đuôi tụy. Đi qua phía bên phải nhờ thân tụy và sau khi đi vào
đầu tụy thì đi xuống dưới. Trong phần dưới của đầu tụy, ống tụy hợp với ống mật.
Ống tụy chính là một ống dẫn nối tuyến tụy với ống mật chủ để cung cấp chất dịch
tụy, chất hỗ trợ tiêu hóa tiết ra từ tuyến tụy ngoại tiết.

- Chỗ đổ dịch tụy vào tá tràng :


Ống tụy nằm dọc suốt chiều dài của tụy và dẫn lưu dịch tụy đổ vào đoạn D2 của tá
tràng.
8. Gan
- Vị trí:
+ Gan nằm ngay dưới cơ hoành, dưới vòm hoành phải nhưng có một phần lấn sang
trái, nằm dưới vòm hoành trái và vùng thượng vị.
 + Gan nằm ở bên phải ổ bụng và tiếp giáp với nhiều cơ quan khác trong cơ thể:
phía trước bên trái giáp với dạ dày, phía sau bên phải giáp với thận phải, phía dưới
giáp với ruột non cùng ruột già. Mặt dưới của gan có túi mật.
- Hình thể ngoài :
Hình thể của gan gồm 2 mặt: mặt hoành lồi và mặt tạng phẳng, ranh giới phía
trước là bờ dưới còn ranh giới phía sau không rõ
+ Mặt hoành tạo cho gan những đường cong chia gan thành 4 phần: phần trên,
phần dưới, phần phải và phần sau.
+Mặt tạng và bờ dưới sẽ hướng xuống dưới, ra sau và sang trái, mang vết ẩn của
nhiều tạng liền kề nên mặt tạng không đều
+Gan có 4 thùy: thùy phải, thùy trái, thùy vuông và thùy đuôi được chia bởi 2 rãnh
dọc và 1 rãnh ngang hình chữ H.
+Bờ dưới của gan rõ và sắc chạy từ phải sang trái, giữa phần trước của mặt hoành
và mặt tạng, gồm 2 khuyết: khuyết dây chằng tròn và khuyết túi mật.

- Cấu tạo 
Gan được cấu tạo bởi bao gan, mô gan, mạch máu và đường mật trong gan:
• Bao thanh mạc là lá tạng lớp phúc mạc bọc bên ngoài gan
• Bao xơ dính chặt vào bao thanh mạc ở ngoài và nhu mô gan ở trong
• Tế bào gan, mạch máu và đường mật trong gan tạo nên mô gan
Gan được giữ ở vị trí cố định nhờ hệ thống tĩnh mạch và dây chằng bao gồm: tĩnh
mạch chủ dưới, dây chằng vành, dây chằng hoành gan, dây chằng tam giác phải và
trái, dây chằng liềm.
 cấu trúc vi thể của tiểu thùy gan:
 mỗi tiểu thùy :khối nhu gan mà mặt cắt ngang có hình 5 hay 6 cạnh
 ở mỗi góc tiểu thùy : khoảng cửa (1 nhánh ™ cửa , 1 nhánh đm gan ,1
ống dẫn mật)
 trung tâm tiểu thùy : tĩnh mạch trung tâm
 từ ™ trung tâm có đôi dây tế bào gan tỏa ra ngoại vi
 giữa 2 dây tb gan là mao mạch dạng xoang dẫn máu từ ™ cửa và
nhánh đm gan vào ™ trung tâm 
 giữa 2 đôi dây tb gan là vi quản mật, dẫn mật đổ vào ống mật khoảng
cửa, các ống hợp thành ống mật lớn dần
- Các ống dẫn mật: 
đường dẫn mật ngoài gan gồm ống gan,ống mật  chủ gọi là đường dẫn mật chính.
ống túi mật và túi mật là đường dẫn mật phụ
+ ống gan có 2 ống gan phải và trái,2 ống gan này dẫn mật từ gan ra họp thành ống
gan chung chạy trong cuống gan. Ống gan chung khi tới bờ trên tá tràng thì hợp
với ống túi mật tạo thành ống mật chủ.
+ ống mật chủ đi từ bờ trên tá tràng tới sau tụy rồi đổ vào cục ruột to ở niêm mạc
phần cuống tá tràng.
+ túi mật lưu trữ ,cô đặc mật trước khi chảy vào tá tràng, nằm áp sát mặt dưới gan
trong một hố, hố túi mật.  (gồm 3 phần là đáy túi mật nằm ở giao điểm giữa bờ
sườn phải và bờ cơ thẳng bụng bên phải. Thân túi mật chếch ra sau lên trên và sang
trái,mặt trên dính vào gan và cổ túi mật phình ở giữa , đầu trên gấp vào thân, đầu
dưới gấp vào ống túi mật)
+ ống túi mật nằm dưới cổ túi mật,dẫn mật từ túi mật xuống ống mật chủ.
 
 chỗ đổ dịch mật vào tá tràng, túi mật:Từ ống mật chung, mật chảy trực tiếp
vào tá tràng hoặc qua ống túi mật 

C11: Sự phân  chia vùng trên ổ bụng:


Khu vực ổ bụng được tạm phân chia thành các vùng:
• Vùng trên rốn ( thượng vị): gồm có gan, mật (đường dẫn mật và túi mật), dạ
dày – hành tá tràng, tụy, lách, phía trên hệ tiết niệu (thận, phía trên niệu quản), bao
quanh các cơ quan trên rốn có màng bụng. 
• Vùng dưới rốn (hạ vị): có ruột (ruột non, ruột già, trực tràng, phần dưới niệu
quản, bàng quang, phần phụ (nữ giới)…
• Hố chậu phải và hố chậu trái.

HỆ NỘI TIẾT
2.Tuyến yên:
-Vị trí: Tuyến yên hay còn gọi là tuyến não thùy là một tuyến nội tiết có kích thước
bằng hạt đậu và khối lượng 0.5g (0.018 oz) nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên
của thân xương bướm. Đây là một tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động
của hầu hết các tuyến nội tiết khác.

-Cấu tạo: (cấu trúc vi thể)

Dựa vào hình thể, nguồn gốc thai và chức năng, người ta chia tuyến yên làm ba
thùy: thùy trước, thuỳ giữa và thuỳ sau.(cấu trúc đại thể)
+Thùy trước tuyến yên(tuyến yên bạch)
Thùy trước được chia làm 3 phần: phần phễu, phần trung gian, và phần xa (hay
phần hầu). Thùy trước tuyến yên có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự, nó gồm
hai loại tế bào: tế bào ưa acid tiết ra hormon GH và Prolactin, tế bào ưa kiềm tiết ra
ACTH, TSH, FSH, LH, Lipoprotein...
ACTH kiểm soát đường trong máu, điều hòa huyết áp, chống viêm
GH
LH kích thích rụng trứng, kích thích tế bào tiết hocmon
Prolactin: kích thích sản xuất sữa
Chức năng: các hormon này tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ
thể như: quyết định sự tăng trưởng của cơ thể (GH), sự tăng trưởng và phát triển
các tuyến sinh dục (LH, FSH). Đặc biệt các hormon tuyến yên còn có tác động
điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác, nên người ta gọi tuyến yên là đầu đàn
trong các tuyến hệ nội tiết.
+Thuỳ sau tuyến yên
Gồm các tế bào giống như các tế bào mô thần kinh đệm,các tế bào này không có
khả năng bài tiết hormon. Chúng chứa các hormon do vùng dưới đồi bài tiết ra đó
là Vasopressin và Oxytoxin. Chức năng của Vasopressin (ADH): hay còn gọi là
hormon làm tăng hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp. Nếu thiếu hormon này
thì nước không thể tái hấp thu ở thận gây bệnh đái tháo nhạt. Oxytoxin: đây là
hormone làm tăng co bóp cơ tử cung. Phụ nữ có thai thường có nồng độ hormone
này tăng cao trong máu. Đến giai đoạn sinh, tác dụng của oxytoxin làm co bóp
mạnh cơ tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài

+Thuỳ giữa tuyến yên

Thường phát triển mạnh ở động vật cấp thấp, ở người chỉ phát triển ở trẻ nhỏ. Thuỳ
giữa tuyến yên tiết ra MSH có tác dụng phân bố sắc tố da. Động mạch cung cấp
máu cho tuyến yên là hai nhánh: động mạch tuyến yên trên và động mạch tuyến
yên dưới, cả hai đều xuất phát từ động mạch cảnh trong.

-Các hormone:  Tuyến yên tiết ra nhiều loại hormon khác nhau, tác động đến các
bộ phận kh ác nhau của cơ thể.

Thuỳ trước tuyến yên:


·        Hormon Adrenocorticotrophic hormone (ACTH) có chức năng kích
thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol. Cortisol có vai trò quan trọng
trong trao đổi chất, kiểm soát lượng đường, điều hòa huyết áp và là yếu tố
chống viêm.
·        Hormone tăng trưởng (Growth hormone -GH) tác động đến nhiều tế
bào khác nhau, giúp tăng chiều cao ở trẻ em, kiểm soát khối lượng cơ bắp,và
lượng mỡ trong cơ thể.
·        Hormon Prolactin ( PRL ) khích thích tuyến vú sản xuất sữa.
·        Hormon kích thích tuyến giáp TSH kích thích tuyến giáp sản xuất
hormon tuyến giáp là triiodothyronine (T3) và thyroxin (T4), giúp kiểm soát
nhiều chức năng của cơ thể như nhịp tim, nhiệt độ và trao đổi chất.
·        Hormone kích thích nang trứng (Follicle-stimulating hormone – FSH)
giúp kích thích buồng trứng sinh nang trứng và tinh hoàn sinh tinh trùng.
Trong khi đó, hormone Luteinising hormone (LH) kích thích sự rụng trứng
và kích thích các tế bào trong tinh hoàn sản xuất testosterone
Thuỳ sau tuyến yên:
 
·        Hormone Oxytocin là kích thích sự co bóp của tử cung lúc phụ nữ
chuyển dạ và giúp vú tiết sữa.
·        Hormone chống bài niệu (ADH) tác động lên thận, giúp cơ thể hấp thu
lại nước từ ống lượn xa và ống góp. Nếu thiếu hormone này sẽ gây nên bệnh
đái tháo nhạt, là tình trạng nước không thể tái hấp thu tại thận. Hormon
ADH cũng gây tăng huyết áp.

-Sự liên hệ giữa vùng dưới đồi và tuyến yên

+Kết nối mạch máu

Vùng dưới đồi nằm dưới đồi thị trong khi tuyến yên nằm dưới vùng dưới đồi.
Tuyến yên được gắn vào vùng dưới đồi bằng một cuống. Hypothalamus được kết
nối với cả hai thùy của tuyến yên. Nó kết nối với tuyến yên trước bằng hệ thống
máu cổng thông tin. Do đó, sự giao tiếp giữa vùng dưới đồi và tuyến yên trước xảy
ra thông qua các tín hiệu hóa học (kích thích và ức chế hormone). Những tín hiệu
hóa học này được tạo ra bởi các tế bào thần kinh trong vùng dưới đồi. Chúng được
giải phóng vào một mạng lưới mao mạch gọi là đám rối nguyên phát để được vận
chuyển qua các tĩnh mạch cửa dưới đồi đến mạng lưới mao mạch thứ hai gọi là
đám rối thứ phát. Các đám rối nguyên phát, cũng như các tĩnh mạch cửa dưới sinh
lý, thuộc về infundibulum. Các đám rối thứ phát thuộc về tuyến yên trước. Phức
hợp tuyến yên trước 

               Hình 3: Phức hợp tuyến yên trước

+Kết nối thần kinh


Một số tế bào thần kinh thực vật mở rộng một khoảng cách ngắn từ vùng dưới đồi
đến tuyến yên sau thông qua vô bào. Các hormone được sản xuất bởi các tế bào
thần kinh này được lưu trữ trong các túi và vận chuyển qua các sợi trục. Việc lưu
trữ các hormone này xảy ra ở các đầu sợi trục ở tuyến yên sau. Khi các tế bào thần
kinh được kích thích, các hormone trong túi được giải phóng vào mạng lưới mao
mạch ở tuyến yên sau. Phức hợp tuyến yên sau.

                  Hình 4: Phức hợp tuyến yên sau

Do sự kết nối giữa vùng dưới đồi và hai thùy của tuyến yên, tuyến yên có liên quan
đến việc lưu trữ và giải phóng các hormone do vùng dưới đồi sản xuất vào máu.

3.Tuyến giáp:

-Vị trí: Theo bản đồ y khoa, tuyến giáp là một bộ phận rất nhỏ nằm phía trước cổ
tương đương với đốt sống cổ 5 đến đốt sống ngực 1, có hình dạng giống con
bướm; phía trước là da và cơ thịt, phía sau là khí quản. Trọng lượng tuyến giáp
khoảng 10-20 gram, cấu tạo gồm 2 thùy phải và thùy trái và 1 eo tuyến nối 2 thùy
lại với nhau. 
- Cấu tạo:

+Cấu trúc đa thể: 2 thùy (thùy phải và thùy trái), mỗi thùy áp vào mặt trước bên
của sụn giáp và phần trên khí quản, và 1 eo tuyến nối 2 thùy với nhau. Tuyến màu
nâu đỏ được cấu tạo bên ngoài bởi 1 lớp bao xơ được tạo ra bởi lớp cân sau gắn
tuyến vào sụn giáp, nên khi nuốt tuyến di động theo thanh quản.

+Cấu trúc vi thể: tế bào tiết.

-  hormon gồm: hormon thyroxin(T4), hormon triiodothyronin(T3) chúng có vai


trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của cơ thể và quá trình chuyển hóa năng
lượng.

-Cấu trúc gồm nhiều nang giáp, trong chứa đầy dịch keo, xen lẫn hệ thống mạch
máu rất phong phú (1% lưu lượng tim), ở đây tổng hợp và dự  trữ hormon T3, T4.

Hình: Nang giáp


Các nang giáp cấu tạo bởi những tế bào tuyến, đáy tiếp xúc với mao mạch, đỉnh tế
bào tiếp xúc với dịch keo trong lòng nang.
Ngoài ra, cạnh các nang giáp, các tế bào cạnh nang bài tiết ra calcitonin là hormon
tham gia chuyển hoá can-xi (hình 4).

4.Tuyến tuỵ:
-Vị trí: Tụy là một tuyến thuộc bộ máy tiêu hóa vừa có chức năng ngoại tiết (tiết ra
dịch tụy đổ vào ruột giúp tiêu hóa thức ăn) vừa có chức năng nội tiết (như tiết
insulin đổ vào máu có tác dụng điều hòa đường huyết...). Tụy nằm sau phúc mạc,
sau dạ dày, sát thành sau ổ bụng, vắt ngang qua các đốt sống thắt lưng trên.

-Cấu tạo :

+Vi thể: Có 2 loại tế bào trong các đảo tụy: tế bào a tiết glucagôn, tế bào b tiết
insulin.

+Đại thể: có màu trắng hồng, dài 15cm, cao 6cm và dầy 3cm, nặng khoảng
80gram,

-Hormon:

2 loại hoocmôn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong
máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn
làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm.

-So sánh:

  Tuỵ nội tiết Tuỵ ngoại tiết

Vị trí Nằm trong nhu mô của tụy Tụy được bao bọc bởi bao tụy tiểu
ngoại thùy
Chức tiết các hormone quan trọng là nguồn chứa các men tiêu hóa mỡ và
năng insulin, glucagon, và các protein còn niêm mạc ruột lại có các
hormone khác men tiêu hóa được đường

Cấu tiểu đảo tụy hay tiểu đảo bởi các tế bào tụy ngoại tiết
tạo Langerhans

5.Tuyến thượng thận:

-Vị trí: Tuyến thượng thận nằm sâu sau phúc mạc

+Có hai tuyến thượng thận nằm ở phía trên mỗi thận. Kích thước khoảng bằng quả
óc chó, mỗi tuyến thượng thận có một phần bên ngoài (vỏ thượng thận) và một
phần bên trong (tủy thượng thận). Tế bào trong những vùng khác nhau của tuyến
thượng thận tạo những hormone khác nhau.

-Cấu tạo:

Tuyến thượng thận chia làm hai miền:


·        Miền vỏ: gồm ba lớp: lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới.
·        Miền tủy: là một bộ phận thuộc hệ thần kinh giao cảm, được coi như
hạch giao cảm, bao gồm các noron sau hạch đã bị biến đổi, chỉ có thân mà
không có sợi nhánh và sợi trục được chi phối bởi các sợi trước hạch của hệ
giao cảm

-Hormon:

+ glucocorticoid được tổng hợp ở lớp giữa của vỏ thượng thận được gọi là zona
fasciculata.

+Androgens, hay hoóc môn giới tính, được tổng hợp trong lớp trong cùng của vỏ
thượng thận được gọi là zona reticularis

+ mineralocorticoid các hormon khoáng bào được tổng hợp ở lớp ngoài cùng của
vỏ thượng thận được gọi là zona glomerulosa.

6.Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết:

- Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm (chất tiết) theo ống dẫn đến các cơ quan xác định
hoặc đưa ra ngoài.Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt...
- Tuyến nội tiết: Sản phẩm là các chất tiết (hoocmôn) tiết ra được ngấm thấm thẳng
vào máu đưa đến cơ quan đích. Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp...

 
-Tuyến ngoại tiết là các tuyến tiết ra các chất trên bề mặt biểu mô thông qua ống
dẫn. Ví dụ về các tuyến ngoại tiết bao gồm mồ hôi, nước bọt, tuyến vú, tuyến lông
mi, tuyến nước mắt, tuyến bã nhờn và chất nhầy. Các tuyến ngoại tiết là một trong
hai loại tuyến trong cơ thể người, loại còn lại là tuyến nội tiết, tiết ra các sản phẩm
của chúng trực tiếp vào máu. Gan và tuyến tụy vừa là tuyến ngoại tiết vừa là tuyến
nội tiết; Chúng là các tuyến ngoại tiết vì chúng tiết ra các sản phẩm mật và dịch
tụy, chảy vào đường tiêu hóa thông qua một loạt các ống dẫn và là tuyến nội tiết vì
chúng còn tiết ra các chất khác trực tiếp vào máu.
-Tuyến nội tiết là tuyến đổ vào máu một chất hóa học gọi là nội tiết tố, chất này
được máu đưa đến các mô, cơ quan và có tác dụng lên các mô, các cơ đó. Tuyến
không có ống tiết (ống dẫn), các tế bào tuyến đổ nội tiết tố trực tiếp vào máu, với
lý do đó, nên tuyến có khá nhiều mạch máu.
Vì các tuyến hormone cũng thải hormone ra máu nên cũng là tuyến nội tiết, gọi
chung toàn thể là hệ nội tiết.
 HỆ TIẾT NIỆU
HỆ TIẾT NIỆU 
 Bao gồm: 
Thận
Đường dẫn niệu: Niệu quản, Bàng quang, Niệu đạo

 Thận
- Vị trí:

Nằm hai bên của cột sống, thường từ đốt sống lưng thứ 11-> đốt sống thắt lưng 3, thận
bên phải thấp hơn thận bên trái, sau màng bụng
Thận ở người trưởng thành nặng 130g, dài 10cm, rộng 5cm, dày 3cm
- Hình thể ngoài:
2 mặt, 2 cực, 2 bờ, bờ trong lõm tại rốn thận là nơi đi ra và đi vào của các
ống (Động mạch thận: lấy máu đi vào thận, tĩnh mạch thận: lấy máu đi ra)
- Hình thể bên trong:

Gồm 2 phần
 - Phần đặc :
+vỏ thận: gồm các cột thận nằm giữ các tháp thận
+ tuỷ thận: gồm 8-18 tháp thận  
- Phần rỗng: gồm Đài thận bé, đài thận lớn, bể thận

Vỏ thận càng mỏng thì chức năng càng yếu vì chứa phần lớn đơn vị chức
năng của thận (nephron)

- Đơn vị chức năng của thận là Nephron: 


o
 Cầu thận:chức năng lọc huyết tương
 Ống thận:chức năng tái hấp thu, bài tiết
 Ống lượn gần:Tế bào trụ đơn, có nhiều vi nhung mao nên còn
có tên là tế bào diềm bàn chải, có tính thấm cao với nước và
chất hòa tan.
 Ống lượn xa: Tế bào vuông đơn, có ít vi nhung mao, tái hấp
thu nước, Na+, bài tiết K+.
 Quai henle nằm trong tuỷ thận: Tế bào ở phần mỏng quai
Henle (ngành xuống).
Biểu mô đơn có tính thấm cao với nước nhưng không thấm
với các chất tan.
Tế bào ở phần dày quai Henle (ngành lên).
Biểu mô trụ đơn, giống ống lượn gần : Có tính thấm cao với
chất hòa tan, không thấm nước.
Lưu ý: ông góp k thuộc nephron
- Cấu tạo mô học cầu thận:
o

-Bọc bowman: là một túi lõm hình chén vây kín quanh búi bao mạch, thành
bọc gồm hai lớp biểu mô ngăn cách bằng một khoang bao
-Búi mao mạch : tạo thành bởi 30-50 mao mạch, nằm giữa tiểu động mạch
đến và tiểu động mạch đi
Quá trình lọc huyết tương là một phần của huyết tương đi qua mao mạch,
vào khoang bowman, tạo nước tiểu đầu đi theo hệ thống ống thận rồi đi
tiếp\
-Màng lọc cầu thận: cấu tạo bởi búi mao mạch cầu thận và bao bên ngoài
bằng bọc bowman
o Màng lọc cầu thận: 
Cấu tạo bởi búi mao mạch cầu thận và bao bên ngoài bằng bọc bowman,
thành mao mạch cầu thận và thành mao mạch bowman tạo thành màng lọc
cầu thận
Màng lọc cầu thận gồm 3 lớp:
 Lớp tế bào nội mô mao mạch cầu thận: giữa các tế bào này có những
lỗ gọi là cửa sổ có đường kính 160A
 Màng đáy: cấu tạo từ các sợi collagen và protecoglycan tạo ra lưới
lọc có các lỗ nhỏ  đường kính 110A, tích điện âm, cho phép dịch lọc
đi qua dễ dàng.
 Lớp tế bào biểu mô cảu bọc bowman: là một lớp tế bào biểu mô có
chân, giữa các chân có các khe nhỏ có đường kính khoảng 70-75A.
=> Ý nghĩa: màng lọc cầu thận có tính thấm chọn lọc rất cao, phụ
thuộc vào 2 yếu tố: kích thước lỗ lọc và điện tích thành lỗ lọc.Những chất có đường kính
<70A (~15.000 dalton) đi được qua màng, những chất có đường kính và trọng lượng >
80.000 dalton không đi qua được. các phân tử có kích thước trung gian, mang điện tích
âm khó đi hơn các phân tử không mang điện tích, các phân tử gắn với protein không qua
màng được. Kết quả của quá trính lọc cầu thận là tạo nước tiểu đầu ở bọc bowman.
o Bộ máy cận cầu thận

o
Các tế bào biểu mô đoạn dày của quai Henle, phần đầu ống lượn xa đi qua góc giữa tiểu
động mạch đến và tiểu động mạch đi biến đổi cấu trúc tạo thành macula densa.
Chỗ tiếp xúc với macula densa, các tế bào cơ trơn thành tiểu động mạch đến và tiểu động
mạch đi lại nở to và chứa các hạt renin ở dạng chưa hoạt động gọi là tế bào cạnh cầu thận
Bộ máy cạnh cầu thận gồm các tế bào của macula densa và các tế bào cạnh cầu thận vừa
có chức năng nhận cảm vừa có chức năng bài tiết các chất điều hòa lưu lượng máu thận

 Đường tiết niệu


o Niệu quản
o

o
 Niệu quản là hệ thống ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng
quang, dài 25 - 30 cm.
 Đường kính ngoài của niệu quản là 4 - 5 mm, đường kính trong
khoảng 2 - 3 mm, tuy nhiên đường kính trong của niệu quản có
thể căng rộng 7mm. Niệu quản có cấu tạo từ ngoài vào trong gồm
ba lớp: lớp thanh mạc, lớp cơ, lớp niêm mạc.
 NIệu quản được chia làm 4 đoạn: 
+Đoạn bụng: đi từ thận đến bờ xương chậu, nằm ép vào thành bụng sau
+Đoạn Chậu: Đi từ bờ xương chậu đến eo trên, nằm trong chậu hông lớn
+Đoạn chậu hông: Từ eo trên đến bàng quang, nằm trong chậu hông bé
+Đoạn bàng quang: Chạy chếch xuống dưới, vào trong và nằm trong
chậu hông bé.

o Bàng quang: 

o
Là một túi cơ rỗng , có khả năng co giãn, nằm trong chậu hông sau khớp
mu, bàng quang nữ nằm trước âm đạo và dưới tử cung, bàng quang nam
nằm trước trực tràng và túi tinh. Hình dạng tuỳ vào lượng nước tiểu mà nó
chứa .Dung tích bàng quang trung bình 700-800ml.
Bàng quang được cấu tạo bao gồm 4 lớp, từ trong ra ngoài gồm:
 Lớp niêm mạc: che phủ mặt trong của bàng quang
 Lớp hạ niêm mạc:  lớp hạ niêm mạc của bàng quang rất lỏng lẻo
làm cho lớp cơ và lớp hạ niêm có thể trượt lên nhau.
 Lớp cơ: lớp cơ bàng quang gồm 3 lớp: lớp cơ vòng ở trong, lớp cơ
chéo ở giữa và lớp cơ dọc ở ngoài.
 Lớp thanh mạc. 
 
o Niệu đạo
 Ở nam giới


 trưởng thành dài từ 14 - 16 cm, được chia ra làm hai phần:
 Niệu đạo sau: dài 4 cm, được chia thành niệu đạo tuyến tiền liệt (dài 3 cm) và
niệu đạo màng (1 - 1,5 cm) đi xuyên qua cân đáy chậu giữa. Niệu đạo màng dễ
bị tổn thương trong các chấn thương vỡ xương chậu. Niệu đạo tuyến tiền liệt
thường chỉ bị tổn thương trong các thủ thuật nội soi tiết niệu
 Niệu đạo trước: có chiều dài từ 10 - 12cm, gồm niệu đạo dương vật (di động),
niệu đạo bìu, niệu đạo tầng sinh môn. Niệu đạo trước có vật xốp bao quanh, vì
vậy khi chấn thương vật xốp dễ bị tổn thương gây chảy máu nhiều, hay để lại di
chứng hẹp niệu đạo hơn niệu đạo sau.

 Ở nữ giới: Niệu đạo nữ cố định có chiều dài 3cm, tương ứng


niệu đạo sau ở nam giới, liên quan chặt chẽ với thành trước âm
đạo
 

You might also like