Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI TẬP VĨ MÔ CHƯƠNG 9

I.Trả lời ngắn :


Câu 1:
-Các nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu, xuất khẩu, cán cân thanh toán:
+ Thị hiếu của người tiêu dung đối với hàng nội và hàng ngoại
+ Giá của hàng hóa trong nước và nước ngoài
+ Tỉ giá trao đổi giữa nội tệ và ngoại tệ
+ Thu nhập của người tiêu dung trong nước và nước ngoài
+ Chi phí vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác
+ Các chính sách của chính phủ đối với thương mại quốc tế

Câu 2:
-Các nhân tố ảnh hưởng của dòng vốn ra dòng:
+ Lãi suất thực của các tài sản trong và ngoài nước
+ Các rủi ro kinh tế và chính trị của việc nắm giữ các tài sản nước ngoài
+ Các chính sách của chính phủ tác động đến quyền sở hữu của người nước ngoài
đối với các tài sản trong nước.

+ Kì vọng về tỷ giá

Câu 3:

-Giả thuyết trên có thể xảy ra khi có thặng dư thương mại

-20 tỉ còn lại dung để mua hoặc đầu tư ra nước ngoài

Câu 4:

-Tỷ giá hối đoái thực = E x Pf/Pd = 25000 x 24/800000 = 0,75


Câu 5:

-Điều trên không nhất quán với lí thuyết ngang bằng sức mua khi có sự chênh lệch về
giá vì chí phí cũng như thời gian vận chuyển tôm hùm từ Mĩ về Hà Nội.

Câu 6:

a, Buồn: vì bạn sẽ phải trả phí cho việc đi du học nhiều hơn

b, Vui: vì khách du lịch sẽ có thể dung số tiền ban đầu để chi tiêu cho dịch vụ và hàng
hóa nhiều hơn ở Việt Nam

c, Buồn: vì giá nhà ở nước ngoài sẽ tang cao hơn so với ban đầu

d, Buồn: vì quý đầu tư sẽ nhận được ít lợi nhuận hơn

e, Buồn: vì có nhiều đồ sản xuất tại Việt Nam sử dụng đầu vào nhập khẩu cao hơn.

Câu 7:

Tỷ giá hối đoái thực = E x Pf/Pd

a, Pf/Pd giảm nên tỷ giá hối đoái thực giảm nên giá VND tăng

b, Pf/Pd tang nên tỷ giá hối đoái thực tăng nên giá VND giảm

c, VND giảm nên E tăng, dẫn đến tỷ giá hối đoái thực tăng nên giá VND giảm

d, VND tăng nên E giảm, dẫn đến tỷ giá hối đoái thực giảm nên giá VND tăng

Câu 8:

-Tăng trưởng cung tiền ở Việt Nam tăng cao hơn so với ở Mĩ thì lạm phát ở Việt Nam
cao hơn Mĩ, do đó giá trị VND sẽ giảm hơn so với USD nên tỉ giá hối đoái danh nghĩa
tăng lên, còn tỉ giá hối đoái thực không thay đổi.
Câu 9:

a, Việt Nam thích đi du lịch nước ngoài thì lượng cầu ngoại tệ tăng thêm, nên đường
cầu USD chuyển sang phải => E tăng lên => giá VND giảm. Để tỉ giá cân bằng thì NH
phải bán USD

b, Nền kinh tế Mĩ tăng trưởng mạnh, nên đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn, lượng cung
ngoại tệ tăng, nên đường cung ngoại tệ dịch sang phải => E giảm => giá VND tăng. Để
cân bằng thì NH mua USD

c, Việt Nam trải qua thời kì lạm phát cao hơn ở Mĩ thì giá VND sẽ giảm nhiều hơn Mĩ =>
E tăng => lượng cầu ngoại tệ tăng => đường cầu ngoại tệ dịch phải . Để cân bằng thì
NH phải bán USD
d, Việt Nam có thâm hụt ngân sách thì NHTW vay từ nước ngoài => đường cung dịch
sang phải => E giảm => giá VND tăng. Để cân bằng thì NH phải mua USD từ nước
ngoài

e, Khi VND giảm mạnh so với USD thì thì E tăng => đường cầu dịch phải => VND
giảm. Nên để cân bằng thì NH bán USD

Câu 10:

a,Thâm hụt 4 tỉ USD

b,Vì đang có thâm hụt USD nên để duy trì tỉ giá cố định thì NHTW phải bán ra thị
trường 4 tỉ USD

c,Dự trữ ngoại tệ giảm đi 4 tỉ USD


Câu 11:

-Khi có A VND => có A/23000 USD => A/20700 EUR => 260A/207 VND

Từ đó cho thấy để có thể khai thác lợi nhuận thì ta sẽ chuyển từ VND sang USD, từ
USD chuyển sang EUR, cuối lại chuyển về VND

Câu 12:

a,Ta có: giá tiền 1 kg gạo sau khi mua ở Nhật đổi sang VND là 30000, nên có có thể
kiếm lời bằng cách mua gạo ở Việt Nam sau đó bán tại Nhật

Lợi nhuận trên mỗi kg gạo là 12000 VND

Nếu như mọi người đều khai thác cơ hội này thì giá gạo tại Việt Nam sẽ ngày càng
tăng lên do nhu cầu mua tăng lên còn tại Nhật sẽ giảm dần.

b,Sau khi lượng mua gạo tại Việt Nam tăng lên thì tỉ giá hối đoái thực tế của Việt Nam
sẽ tăng lên cho đến khi bằng 1

II. Trắc nghiệm:

1A 2A 3B 4C 5B 6C 7C 8D 9D 10A

11C 12C 13B 14A 15D 16D 17B 18A 19C 20C

21A 22A 23D 24D 25B 26C 27C 28C 29C 30A

31B 32A 33D 34D 35B 36C 37A 38C 39B 40C

41A 42A 43C 44A 45B 46C 47B 48C 49D 50D

51C 52B 53A 54C 55B 56C 57A 58B 59D 60C

You might also like