Tiểu Luận

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

HỌC VIÊN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA VIỄN THÔNG

Tiểu luận môn học: Quản lý mạng viễn thông

Giáo viên: Dương Thị Tú


Sinh viên: Lại Hoàng Thế Lợi
Mã sinh viên: B18DCVT276
Lớp: D18CQVT04-B
Nhóm 02 Tổ thực hành 01

Hà Nội, Tháng 12 Năm 2021


LỜI MỞ ĐẦU

Môn học Quản lý mạng viễn thông là môn học cung cấp cho sinh viên các kiến
thức về giao thức quản lý mạng cũng như các phần mềm, công cụ cần thiết để quản lý
hệ thống mạng. Nắm bắt được trạng thái hệ thống mạng để đảm bảo hệ thống mạng
được hoặt động xuyên suất… Vì vậy, việc cần tìm hiểu về các giao thức quản lý mạng
cũng như chọn công cụ để nghiên cứu, thực hành trong quá trình học tập là điểu không
thể thiếu.
Với mục đích và ý nghĩa trên, giáo viên hướng dẫn cho sinh viên đề tài “Tìm
hiểu về giao thức quản lý mạng SNMP và công cụ quản lý mạng dựa trên giao
thức SNMP” để làm tiểu luận kết thúc học phần. Nội dung của tiểu luận được chia
làm các phần sau:
 Phần 1: Giao thức quản lý mạng SNMP

 Phần 2: Công cụ quản lý mạng dựa trên SNMP


Trong quá trình làm tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Mong thầy
cô và các bạn đóng góp ý kiến để tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
Phần 1: Giao thức quản lý mạng SNMP.
1.1. Giới thiệu chung về SNMP.
1.2. Quản lý truyền thông trong SNMP.
1.3. SNMP hoặt động như thế nào.
1.4. Bảo mật trong thiết bị SNMP.
1.5. SNMP v2.
1.6. SNMP v3.
Phần 2: Công cụ quản lý mạng dựa trên SMNP.
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

SNMP:

RFC:

HMMP:

PDU:
PHẦN 1:
GIAO THỨC QUẢN LÝ MẠNG SNMP
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SNMP

SNMP là giao thức ứng dụng của IETF dành cho quản lí mạng đơn giản dựa trên
nền giao thức TCP/IP (mạng Internet). Cho tới nay đã có nhiều phiên bản SNMP được
ứng dụng rộng rãi, mới nhất là phiên bản thứ 3. Chương này cũng giới thiệu cụ thể về
ứng dụng và phương thức hoạt động của giao thức quản lí mạng đơn giản SNMP nhằm
đưa tới người đọc các kiến thức nền tảng của giao thức quản lí mạng trong môi trường
IP và các môi trường mới trong lĩnh vực truyền thông như môi trường hội tụ trên nền
IP

Vào năm 1991, Phiên bản SNMPv1 được viết lại từ RFC 1067 và bổ sung thêm
một số các chức năng gồm các RFC 1155, RFC 1212, RFC 1213, RFC 1157…
Tháng 4 năm 1993, SNMPv2 trở thành tiêu chuẩn quản lí mạng đơn giản thay thế
SNMPv1. SNMPv2 bổ sung một số vấn đề mà SNMPv1 còn thiếu như nhận thực và
bảo mật. Tuy nhiên, SNMPv2 khá phức tạp và khó tương thích với SNMPv1.
Năm 1997, SNMPv3 ra đời nhằm tương thích với các giao thức đa phương tiện
trong quản lí mạng, phát triển trên nền java và đưa ra kiến trúc và giao thức mới như
giao thức quản lí đa phương tiện HMMP (Hypermedia Management Protocol).
Mục đích chính của SNMPv3 là hỗ trợ kiến trúc theo kiểu module để có thể dễ
dàng mở rộng. Theo cách này, nếu các giao thức bảo mật mới được mở rộng chúng có
thể được SNMPv3 hỗ trợ như là các module riêng. Cơ sở thông tin quản trị và các
dạng bản tin sử dụng trong SNMPv3 cũng hoàn toàn tương tự như SNMPv2.
 Ưu điểm của SNMP
Ưu điểm chính của SNMP là nó là một tiêu chuẩn mở. Các giao thức mở được
thiết kế để chống lại sự lãng phí công sức và chi phí khi một nhà sản xuất phát triển
giao thức "độc quyền" của riêng mình mà chỉ hệ sinh thái sản phẩm của họ họ mới hỗ
trợ. Ví dụ, bạn không thể dùng cáp USB-C vốn sạc tốt cho điện thoại Android, laptop,
bộ sạc dự phòng của mình để sạc một thiết bị IPhone mà phải mua cáp chuẩn lightning
độc quyền của Apple cho dù mức giá cao và gây nhiều bất tiện.
Tính mở cũng cho phép việc phát triển SNMP nhanh và hiệu quả hơn. Đồng thời,
số lượng lớn các nhà phát triển tham gia đóng góp sẽ đảm bảo tính tương thích rộng
cho nhiều loại phần cứng. Nhìn chung, sự “mở” trong lĩnh vực công nghệ luôn đem tới
những hiệu ứng tốt.
 Nhược điểm của SNMP

- Làm tăng lưu lượng đáng kể


- Không cho phép phân bố tác động trực tiếp cho các đại lý
- Không có sự điều khiểu tổng hợp của nhiều nơi quản lý

 SNMP đem lại những gì

Mục tiêu cơ bản của SNMP là cung cấp khả năng theo dõi và quản lý trạng thái
của các thiết bị mạng. Tuy nhiên, bản thân SNMP chỉ có chức năng cung cấp thông tin
cơ bản về các thành phần mạng, quản trị viên sẽ cần các công cụ khác nhau để phân
tích và xử lý các thông tin này phục vụ cho công việc của mình.

Thông qua các công cụ giám sát như PRTG, SNMP cung cấp một số tính năng:

- Tổ chức cấu trúc mạng


- Cảnh báo & thông báo đẩy: cung cấp thông tin thời gian thực về các trạng
thái mạng để có phản ứng kịp thời
- Báo cáo thống kê: giúp trực quan hóa quá trình theo dõi quản lý mạng
- Lập kế hoạch: dựa trên dữ liệu thu thập để đưa ra các kế hoạch vận hành hệ
thống mạng ổn định như dự phòng, cân bằng tải,…

1.2. QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG TRONG SNMP

Hệ thống quản lí mạng dựa trên SNMP gồm ba thành phần: bộ phận quản lí
(manager), thiết bị chịu sự quản lí – còn gọi là đại lý (agent) và cơ sở dữ liệu gọi là Cơ
sở thông tin quản lí (MIB). Mặc dù SNMP là một giao thức quản lí việc chuyển giao
thông tin giữa ba thực thể trên, song nó cũng định nghĩa mối quan hệ client-server (chủ
tớ). Cơ sở dữ liệu do agent SNMP quản lí là đại diện cho MIB của SNMP. Hình 1.1
minh họa mối quan hệ giữa ba thành phần SNMP này.

Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các thành phần này SNMP
1.2.1. Bộ phận quản lý (manager)

Bộ phận quản lí là một chương trình vận hành trên một hoặc nhiều máy tính
trạm. Tùy thuộc vào cấu hình, mỗi bộ phận quản lí có thể được dùng để quản lí một
mạng con, hoặc nhiều bộ phận quản lí có thể được dùng để quản lí cùng một mạng con
hay một mạng chung.

Ngày nay, trong thời kỳ các chương trình giao diện người sử dụng đồ họa (GUI),
hầu hết những chương trình ứng dụng sẽ cho ra giao diện sử dụng con trỏ và chuột để
phối hợp hoạt động với bộ phận quản lí tạo ra những bản đồ họa và biểu đồ cung cấp
những tổng kết hoạt động của mạng dưới dạng thấy được.

Qua bộ phận quản lí, những yêu cầu được chuyển tới một hoặc nhiều thiết bị chịu
sự quản lí (hình 2.2). Ban đầu SNMP được phát triển để sử dụng trên mạng TCP/IP và
những mạng này tiếp tục làm mạng vận chuyển cho phần lớn các sản phẩm quản lí
mạng dựa trên SNMP. Tuy nhiên SNMP cũng có thể được chuyển qua NetWare IPX
và những cơ cấu vận chuyển khác.

Hình 1.2 Truyền thông giữa manager và agent trong SNMP


1.2.2. Agent

Thiết bị chịu sự quản lí (Agent) là một nút mạng hỗ trợ giao thức SNMP và thuộc
về mạng bị quản lí. Thiết bị có nhiệm vụ thu thập thông tin quản lí và lưu trữ để phục
vụ cho hệ thống quản lí mạng.
Mỗi thiết bị chịu sự quản lí bao gồm phần mềm hoặc phần sụn (firmware) dưới
dạng mã phiên dịch những yêu cầu SNMP và đáp ứng của những yêu cầu đó. Phần
mềm hoặc phần sụn này được coi là một agent. Mặc dù mỗi thiết bị bắt buộc bao gồm
một agent chịu quản lí trực tiếp, những thiết bị không tương thích với SNMP cũng có
thể quản lí được nếu như chúng hỗ trợ một giao thức quản lí độc quyền. Để thực hiện
được điều này phải có agent ủy nhiệm (proxy agent). Proxy agent này có thể được coi
như một bộ chuyển đổi giao thức vì nó phiên dịch những yêu cầu SNMP thành giao
thức quản lí độc quyền của thiết bị không hoạt động theo giao thức SNMP.
Mặc dù SNMP chủ yếu là giao thức đáp ứng thăm dò (poll-respond) với những
yêu cầu do bộ phận quản lí tạo ra dẫn đến những đáp ứng trong agent, agent cũng có
khả năng đề xướng ra một “đáp ứng tự nguyện”. Đáp ứng tự nguyện này là điều kiện
cảnh báo từ việc giám sát agent với hoạt động đã được định nghĩa trước và đáp ứng
này cảnh báo việc agent đã tới ngưỡng định trước. Dưới sự điều khiển SNMP, việc
truyền cảnh báo này được gọi là cái bẫy (TRAP).

1.2.3. Cơ sở thông tin quản lí – MIB

MIB – Cơ sở thông tin quản lý là thành phần không thể thiếu của SNMP. SNMP
MIB là một cấu trúc xác định định dạng trao đổi thông tin trong hệ thống SNMP. Mọi
SNMP Agent đều duy trì một cơ sở dữ liệu thông tin mô tả các thông số của thiết bị
mà nó quản lý. SNMP Manager là một hệ thống phần mềm sử dụng SNMP để thu thập
dữ liệu nhằm quản lý lỗi, quản lý hiệu suất và lập kế hoạch năng lực.

SNMP Manager lưu trữ dữ liệu thu thập được trong MIB dưới dạng cơ sở dữ liệu
được chia sẻ chung giữa Agent và Manager. MIB được lưu dưới dạng tệp văn bản ở
định dạng cụ thể mà trình soạn thảo MIB, trình tạo SNMP Agent, công cụ quản lý
mạng và công cụ mô phỏng mạng có thể hiểu được, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xây dựng, kiểm tra, triển khai và hoạt động mạng. Các đối tượng được quản lý trong
MIB được gọi là định danh đối tượng.

1.2.4. Mô hình giao thức SNMP

SNMP sử dụng các dịch vụ chuyển tải dữ liệu thông qua các giao thức UDP/IP.
Một ứng dụng của Manager phải nhận dạng được Agent cần thông tin với nó. Một ứng
dụng của Agent được nhận dạng bởi địa chỉ IP của nó và một cổng UDP.

SNMP sử dụng 3 lệnh cơ bản là Read, Write, Trap và một số lệnh tùy biến để
quản lí thiết bị (hình 1.3).
- Lệnh Read: Được SNMP dùng để đọc thông tin từ thiết bị. Các thông tin này
được cung cấp qua các biến SNMP lưu trữ trên thiết bị và được thiết bị cập
nhật.
- Lệnh Write: Được SNMP dùng để ghi các thông tin điều khiển lên thiết bị
bằng cách thay đổi giá trị các biến SNMP.
- Lệnh Trap: Dùng để nhận các sự kiện gửi từ thiết bị đến SNMP. Mỗi khi có
một sự kiện xảy ra trên thiết bị một lệnh Trap sẽ được gửi tới NMS.
Hình 1.3: Mô hình giao thức hoặt động SNMP
Ta thấy, SNMP thuộc về lớp ứng dụng trong mô hình giao thức, nó sử dụng UDP
làm giao thức lớp vận chuyển trên mạng IP.
 Quản lí liên lạc giữa manager với các agent

Nhìn trên phương diện truyền thông, manager và các agent cũng là những người
sử dụng, sử dụng một giao thức ứng dụng. Giao thức quản lí yêu cầu cơ chế vận
chuyển để hỗ trợ tương tác giữa các agent và manager. Manager trước hết phải xác
định được các agent mà nó muốn liên lạc. Có thể xác định được ứng dụng agent bằng
địa chỉ IP của nó và cổng UDP được gán cho nó. Cổng UDP 161 được dành riêng cho
các agent SNMP. Manager gói lệnh SNMP vào một tiêu đề UDP/IP. Tiêu đề này chứa
cổng nguồn, địa chỉ IP đích và cổng 161.

Một thực thể IP tại chỗ sẽ chuyển giao gói UDP tới hệ thống bị quản lí. Tiếp đó,
một thực thể UDP tại chỗ sẽ chuyển phát nó tới các agent. Tương tự như vậy, lệnh
TRAP cũng cần xác định những manager mà nó cần liên hệ. Chúng sử dụng địa chỉ IP
cũng như cổng UDP dành cho SNMP manager, đó là cổng 162.

 Cơ chế vận chuyển thông tin giữa manager và agent


SNMP chỉ đòi hỏi cơ chế vận chuyển không tin cậy dữ liệu đồ (datagram) để
truyền đưa các PDU (đơn vị dữ liệu giao thức) giữa manager và các agent. Mô hình
datagram giảm được độ phức tạp của ánh xạ tầng vận chuyển.
Trong phiên bản thứ hai, người ta đã đơn giản hóa quá trình ánh xạ tới các chuẩn
vận chuyển khác nhau. Giao thức quản lý được tách khỏi môi trường vận chuyển điều
này cũng được khuyến khích sử dụng cho bất kỳ nhóm giao thức nào.
 Bảo vệ truyền thông liên lạc giữa manager và các agent khỏi sự cố

1.3 SNMP HOẶT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO

SNMP hoặt động bằng cách gửi các tin nhắn, được gọi là đơn vị dữ liệu giao
thức (PDU-Protocol Data Unit), đến các thiết bị trong mạng tương thích SNMP.
Thông báo đó được gọi là Get-Resquest. Sử dụng các lệnh yêu cầu này quản trị viên
mạng cso thể theo dõi hầu như mọi giá trị dữ liệu mà họ chỉ định.
Tất cả các thông tin theo dõi SNMP có thể được cung cấp cho một phần mềm
khác để hiển thị hoặc lưu trữ dữ liệu, tùy thuộc vào tùy chọn của quản trị viên.

Bảng danh sách các lệnh yêu cầu Get-Request trong SNMP.

GetRequest GetRequest yêu cầu Agent cung cấp giá trị


hiện tại của OID. SNMP Manager gửi thông
báo này để yêu cầu dữ liệu từ SNMP Agent.
SNMP Agent phản hồi với giá trị được yêu
cầu thông qua thông báo phản hồi 

GetNextRequest Lệnh này yêu cầu đối tượng tiếp theo trong
MIB. Điều này có nghĩa là bạn có thể duyệt
MIB mà không cần chỉ định các OID cụ thể
(giống như dùng vòng for để duyệt qua mọi
phần tử mảng). Lệnh này có thể được gửi để
khám phá dữ liệu nào có sẵn trên SNMP
Agent.
GetBulkRequest GetBulkRequest thực hiện nhiều yêu cầu
GetNextRequest. Lệnh này được sử dụng
bởi SNMP Manager để truy xuất lượng dữ
liệu lớn cùng một lúc từ các SNMP Agent,
nó được giới thiệu trong SNMPv2c.
SetRequest SetRequest yêu cầu Agent thay đổi giá trị
trên máy chủ từ xa, đây là thao tác ghi duy
nhất trong toàn bộ giao thức SNMP.
Response Đây là một tin nhắn phản hồi với dữ liệu đi
kèm là thông tin được yêu cầu ở
GetRequest, hoặc một giá trị xác nhận lệnh
đặt giá trị SetRequest đã được thực hiện
thành công trên Agent.
Trap Trap là một thông báo "bẫy" không được
yêu cầu bởi Manager, cung cấp thông tin về
các sự kiện trên thiết bị.

InformRequest InformRequest được giới thiệu trong


SNMPv2c, được sử dụng để xác định xem
thông điệp Trap đã được nhận bởi SNMP
Manager hay chưa.

1.4 BẢO MẬT TRONG THIẾT BỊ SNMP.

- Được định nghĩa vào năm 2002, SNMP v3 bao gồm các ưu điểm của SNMP v2c và
bổ sung các giải pháp bảo mật như tài khoản người dùng (User Accounts), xác thực
(Authentication) và mã hóa (Encryption) tùy chọn các gói dữ liệu. Điều này tăng
cường bảo mật và làm cho SNMP v3 trở thành phiên bản SNMP được đề xuất khi nói
đến bảo mật. Tuy nhiên, nó cũng khiến việc cấu hình trở nên khó khăn hơn, cụ thể là
quản lý người dùng. Do đó, cần nhiều sức mạnh xử lý hơn, đặc biệt là với các khoảng
thời gian giám sát ngắn tạo ra một số lượng lớn các bản tin SNMP.
 
- SNMP v3 có ba cấp độ bảo mật khác nhau:

 NoAuthNoPriv - Viết tắt của từ “No Authentication, No Privacy”, nghĩa là


“Không xác thực, Không bảo mật”. Không cần xác thực và tin nhắn không được
mã hóa. Vì những lý do rõ ràng, cấp độ bảo mật này chỉ nên được sử dụng trong
các mạng đóng, bảo mật.
 AuthNoPriv - Viết tắt của từ “Authentication, No Privacy”, nghĩa là “Xác thực,
Không bảo mật”. Tin nhắn gửi đi phải được xác thực để được thực hiện; tuy
nhiên, chúng không được mã hóa trong quá trình truyền. Về mặt lý thuyết, một
tác nhân độc hại vẫn có thể chặn dữ liệu được gửi giữa tác nhân và người quản lý
trong quá trình truyền được ủy quyền nhưng không thể đưa ra các yêu cầu Nhận
(GET request) hoặc Đặt (SET request) bổ sung.

 AuthPriv - Viết tắt của từ “Authentication and Privacy”, nghĩa là “Xác thực và
Bảo mật”. Đây là cách triển khai SNMPv3 an toàn nhất. Tin nhắn SNMP phải
được xác thực và tất cả dữ liệu được mã hóa trong quá trình truyền. Bằng cách
này, tác nhân độc hại bị ngăn không cho gửi yêu cầu Nhận (GET request) hoặc
Đặt (SET request) của riêng họ và không cho xem dữ liệu được tạo bởi các yêu
cầu hợp pháp.

1.5 SNMP v2.

SNMPv2 tích hợp khả năng liên điều hành từ manager tới manager và hai đơn vị
dữ liệu giao thức mới. Khả năng liên kết điều hành manager-manager cho phép SNMP
hỗ trợ quản lí mạng phân tán trong một trạm và gửi báo cáo tới một trạm khác.
Để hỗ trợ tương tác tốt nhất, SNMPv2 thêm các nhóm cảnh báo và sự kiện vào
trong cơ sở thông tin quản lí MIB. Nhóm cảnh báo cho phép đặt ngưỡng thiết lập cho
các bản tin cảnh báo. Nhóm sự kiện được đưa ra khi thông tin Trap xác định các giá trị
phần tử MIB.
Hai đơn vị dữ liệu giao thức PDU (Protocol Data Unit) là GetbulkRequest và
InformRequest. Các PDU này liên quan tới xử lý lỗi và khả năng đếm của SNMPv2.
Xử lý lỗi trong SNMPv2 đi kèm với các đối tượng yêu cầu cho phép trạm quản lí lập
trình đặt các phương pháp khôi phục hoặc dừng truyền bản tin. Khả năng đếm trong
SNMPv2 sử dụng bộ đếm 64 bit (hoặc 32) để duy trì trạng thái của các liên kết và giao
diện.

 Cấu trúc bản tin SNMP v2


Các kiểu đơn vị dữ liệu giao thức PDU thể hiện các bản tin sử dụng trong
SNMPv2 gồm có: GetRequest, GetNextRequest, SetRequest, GetResponse, Trap,
GetBulkRequest, InformRequest

1.6 SNMP v3.

SNMP v3 dựa trên việc thực hiện giao thức. loại dữ liệu va ủy quyền như SNMP
v2 và cải thiến phần an toàn. SMNP v3 cung cấp an toàn truy nhập vào các thiết bị
bằng cách kết hợp sự xác nhận và mã hóa gói tin trên mạng. Những đặc điểm bảo mật
cung cấp trong SNMP v3 là:

 Tính toàn vẹn thông tin: Đảm bảo các gói tin không bị sửa trong khi truyền.
 Sự xác nhận: xác nhận nguồn của thông tin.
 Mã hóa: Đảo nội dung của gói tin, ngăn cản việc gửi thông báo từ nguồn jhoong
được xác nhận.

SNMPv3 cung cấp cả mô hình an toàn và các mức an toàn. Mô hình an toàn là
thực hiện việc xác nhận được thiết lập cho người sử dụng và nhóm người sử dụng hiện
có. Mức an toàn là mức bảo đảm an toàn trong mô hình an toàn. Sự kết hợp của mô
hình an toàn và mức an toàn sẽ xác định cơ chế an toàn khi gửi một gói tin.
Tuy nhiên việc sử dụng SNMPv3 rất phức tạp và cồng kềnh dù nó là sự lựa chọn
tốt nhất cho vấn đề bảo mật của mạng. Việc sử dụng sẽ tốn rất nhiều tài nguyên do
trong mỗi bản tin truyền đi sẽ có phần mã hóa BER. Phần mã hóa này sẽ chiếm một
phần băng thông đường truyền do đó làm tăng phí tổn mạng.
Mặc dù được coi là phiên bản đề nghị cuối cùng và được coi là đầy đủ nhất
nhưng SNMPv3 vẫn chỉ là tiêu chuẩn dự thảo và vẫn đang được nghiên cứu hoàn
thiện.

 Khuôn dạng bản tin SNMP v3


PHẦN 2:
CÔNG CỤ QUẢN LÝ MẠNG DỰA TRÊN SNMP

2.1 Giám sát hiệu suất mạng của công ty SolarWinds

SolarWinds được biết đến qua các phần mềm giám sát hiệu suất CNTT / mạng,
Tính năng chính của các phần mềm là giám sát môi trường mạng và xác định, giải
quyết các vấn đề cản trở hiệu suất mạng. SolarWinds tập trung vào các chuyên gia
CNTT, MSP và DevOps cùng với loại bỏ sự phức tạp trong sử dụng & vận hành của
các mô hình phần mềm thế hệ trước.

Tại Việt Nam, Solarwinds được biết đến nhiều nhất cũng như được sử dụng, mua
nhiều nhất là Network Performance Monitor  – phần mềm giúp giám sát mạng mạnh
mẽ với chi phí tương đối phù hợp với nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.

Giao thức Solarwinds sử dụng là:

 Ping
 SNMP
 Syslog
 Custom Scripting (được viết bởi người dùng)

Một số tính năng của phần mềm Network Performance Monitor:


 Giám sát nhiều nhà cung cấp mạng khác nhau, bản đồ mạng thông
minh.
 Khả năng đưa ra chi tiết của Network để dễ giám sát hơn.
 NetPath & PerfStack giúp cho việc khắc phục sự cố dễ hơn boa giờ hết.
 Khả năng mở rộng thông minh cho các network có quy mô lớn.
 Tính năng cảnh báo tiên tiến

2.2 PHẦN MỀM QUẢN LÝ MANAGEENGIGE OPMANAGER 9.0

2.2.1 Tổng quan về các tính năng cơ bản

 ManageEngine OpManager là giải pháp giám sát đầy đủ Hệ thống Mạng chạy
trên nền Web, cung cấp cái nhìn chuyên sâu về các lỗi và hiệu suất trong toàn bộ
hệ thống LAN/WAN, các máy chủ và các ứng dụng.

 OpManager mang lại một tập hợp chức năng quan trọng chỉ có trong các giải
pháp với chi phí cao.

 Các tính năng chính:


 Quản trị hệ thống Mạng với cái nhìn đầy đủ về tính sẵn sàng, hiệu suất và quản
lý giám sát lỗi.
 Quản lý trung tâm dữ liệu bằng công cụ giám sát máy chủ, Exchange, Cơ sở Dữ
liệu.
 Quản lý chung về hệ thống CNTT như URL, CPU, thống kê sử dụng đĩa cứng.
 Cung cấp bảng đồng hồ Tổng hợp và nhiều mức độ xem dữ liệu theo yêu cầu
Kinh doanh.
 Quản lý SLA và kiểm soát các dịch vụ cụ thể theo thời gian thực về thông minh
tính sẵn sàng.
 Tăng cường khả năng tự dò tìm bằng sự kết hợp NMAP, WMI, SNMP và CLI.
 Chỉ một lần cấu hình được định nghĩa trước bởi mẫu thiết bị.
 Đơn giản hóa quản lý các giao diện bằng các báo cáo chuyên sâu hay xem tổng
quát.
 Đơn giản hóa quản lý các giao diện bằng các báo cáo chuyên sâu hau xem tổng
quát.

You might also like