đề học kì lớp 5

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

Đề bài kiểm tra cuối kì 1 Toán 

lớp 5
Đề 1
Phần 1: Trắc nghiệm
Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả
tính,… ). Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Bài 1:
Giá trị của chữ số 6 trong số 3,062 là:


Bài 2:
Số lớn nhất trong các số 4,25; 4,52; 5,24; 5,42 là:
A. 4,25
B. 4,52
C. 5,24
D,5,42
Bài 3:
5 tấn 5kg = … tấn
Số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 5,005
B. 5,05
C. 5,5
D. 5,0005
Bài 4:
7,5…0 > 7,581.
Chữ số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Bài 5:
Một người bán được 24kg gạo, số gạo đó bằng 12,5% tổng số gạo trước khi bán.
Hỏi trước khi bán người đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
A. 300kg
B. 192kg
C. 30kg
D.3kg
Phần 2: Tự luận
Bài 1:
Đặt tính rồi tính:
5,37 + 6,5
45,71 – 9,85
14,25 x 3,6
80,5 : 2,5
Bài 2:
Biết rằng 35l dầu cân nặng 2,8kg. Hỏi có bao nhiêu lít dầu, nếu lượng dầu đó cân
nặng 12kg?
Bài 3:
Một khu đất hình tam giác ABC có độ dài cạnh góc vuông AB là 0,4km, độ dài
cạnh góc vuông AC bằng 6/100 AB. Hỏi khu đất đó có diện tích là bao nhiêu héc-
ta?
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Bàn tay thân ái
          Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và
gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng
cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông
lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi
ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã
dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.
         Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh.
Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm
những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y
tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia
buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:
- Ông cụ ấy là ai vậy, chị?
Cô y tá sửng sốt:
- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?
- Không, ông ấy không phải là ba tôi.
- Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.
- Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?
- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do
tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có
mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi
không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định
ở lại.
(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)
1. Người ta đã đưa ai đến bên một cụ già đang hấp hối? (0.5 điểm)
A. Người con trai cụ
B. Một thanh niên là bạn của con trai cụ
C. Một bác sĩ trẻ tuổi
D. Một thanh niên xa lạ.
 
2. Hình ảnh cụ già được hiện lên như thế nào trong đoạn 1? (0.5 điểm)
A. Ông mệt mỏi và đau đớn vì không gặp được con trai mình trước khi qua đời.
B. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc và toại nguyện.
C. Ông mệt mỏi và tức giận vì biết chàng trai kia không phải con trai mình.
D. Ông mệt mỏi và đau đớn vì biết mình sắp chết.
 
3. Điều gì làm cho cô y tá ngạc nhiên? (0.5 điểm)
A. Cụ già đột ngột qua đời trong khi bệnh tình đang tiến triển tốt.
B. Con trai cụ kịp về để nhìn mặt cụ lần cuối.
C. Chàng trai ngồi bên cạnh cụ suốt đêm chính là con trai cụ.
D. Chàng trai ngồi bên cạnh cụ suốt đêm không phải là con trai cụ.
 
4. Tại sao anh thanh niên đã ngồi suốt đêm bên cụ già? (0.5 điểm)
A. Vì anh không còn nơi nào để đi nữa.
B. Vì bác sĩ yêu cầu anh làm như vậy.
C. Vì anh tưởng rằng đó là bố của mình.
D. Vì anh nghĩ cụ đang rất cần có ai đó ở bên cạnh vào lúc đó.
 
5. Hãy tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn sau? (1 điểm)
Mẹ Tê-rê-sa đã nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới này lẽ ra không nên có ai
phải chết trong nỗi đơn côi, không ai phải buồn khổ, đớn đau hay lặng lẽ khóc một
mình trong những bất hạnh của đời mình.
 
6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)
A. Hãy biết ơn và tôn trọng những người làm ngành y, bởi vì đó là những người sẽ
quan tâm chăm sóc cho chúng ta những lúc ốm đau.
B. Hãy biết chăm lo sức khỏe của mình.
C. Hãy sống chan hòa, nhân ái và sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh mình.
D. Hãy sống chăm chỉ và nỗ lực trong cuộc sống.
 
7. Câu văn “Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?” có mấy đại từ xưng hô? Đó là
những đại từ nào? (1 điểm)
 
8. Hãy tạo hai từ ghép và hai từ láy có chứa tiếng “trong”? (1 điểm)

Đề 2
Bài 1. Viết các số:
a) Mười chín phần mười:
b) Ba và bảy phần chín:
c) Hai mươi lăm phẩy tám:
d) Không phẩy bốn trăm mười lăm:
Bài 2. Viết vào chỗ chấm:

a) 

b)   đọc là:


c) 4,291 đọc là:
Bài 3. Đặt tính rồi tính:
a) 64,23 + 9,38
b) 82,7 – 9,05
c) 4,37 x 3,9
d) 180,88 : 5,6
Bài 4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Chữ số 7 trong số 26,718 có giá trị là:
A. 7
B. 700
C.7/10
D.7/100
b) 809/100 viết dưới dạng số thập phân là:
A. 0,89
B. 8,9
C. 8,09
D. 0,009
c) 12dm2 7cm2=……dm2
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 12,7
B. 12,07
C. 12,007
D. 1,207
d) Số lớn nhất trong các số: 8,354 ; 8,354 ; 8,534 ; 8,543 là:
A. 8,345
B. 8,354
C. 8,534
D. 8,543
Bài 5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a) 150 phút = 2,5 giờ ▭
b) 0,049 kg = 490g ▭
c) 8,9 m2 > 8m2 9dm2 ▭
d) 9dm2 3cm2 = 9,3 dm2 ▭
Bài 6. Một lớp có 14 bạn nữ và 21 bạn nam. Hỏi số các bạn nữ chiếm bao nhiêu
phần trăm số các bạn trong lớp?
Bài 7. Một hình tam giác có trung bình cộng độ dài đáy và chiều cao là 13cm,
chiều cao bằng 4/9 độ dài đáy. Tính diện tích hình tam giác đó?
I/ Đọc hiểu )
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cây lá đỏ
         Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả. Riêng ở góc vườn có một cây, chẳng
hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phương rất quý nó và gọi nó là “cây lá đỏ”, vì cứ
vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa.
         Một lần, đang nằm thiu thiu ngủ, Loan láng máng nghe mấy ông bàn với bà
và bố mẹ định trồng cây nhãn Hưng Yên nhưng vườn chật quá. Có lẽ phải chặt cây
lá đỏ đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết. Ba hôm sau, Loan nhận
được thư của chị Phương: “Chị phải viết thư ngay cho em kẻo không kịp. Loan ơi,
em nói với ông bà và bố mẹ hộ chị là đừng chặt cây lá đỏ ấy đi em nhé! Tuy quả
nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. Em còn nhớ chị Duyên không? Chị
bạn thân nhất của chị hồi xưa ấy mà! Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư
phạm còn chị Duyên đi xung phong chống Mĩ cứu nước. Một lần, chị Duyên đem
về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi, nơi chị ấy làm
việc có nhiều thứ cây ấy lắm. Cứ nhìn thấy cây lá đỏ, chị Duyên lại nhớ đến chị,
nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ. Sau lần gặp ấy, chị Duyên đã
anh dũng hy sinh giữa lúc đang cùng đồng đội lấp hố bom cho xe ta ra chiến
trường, em ạ…”
          Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ
nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết.
Theo Trần Hoài Dương.
1. Cây lá đỏ trồng ở góc vườn nhà Loan là do ai đem về? (0.5 điểm)
A. Chị Phương
B. Ông của Loan
C. Mẹ của Loan
D. Chị Duyên
 
2. Vì sao ông bàn với bà và bố mẹ định chặt cây lá đỏ? (0.5 điểm)
A. Vì lá cây rụng nhiều hằng ngày gia đình Loan phải mất rất nhiều thời gian quét
lá.
B. Vì cây lá đỏ không ra quả để thu hoạch
C. Vì muốn có đất để trồng nhãn
D. Vì sợ cây lá đỏ đem lại điều không may mắn cho gia đình
 
3. Đối với chị Duyên, cây lá đỏ có ý nghĩa như thế nào? (0.5 điểm)
A. Gợi nhớ những ngày ở chiến trường ác liệt nhiều lửa đạn.
B. Gợi nhớ một vùng rừng núi đẹp đẽ, nơi chị Duyên làm việc.
C. Gợi nhớ đến quê hương và những ngày tháng hạnh phúc bên gia đình
D. Gợi nhớ đến chị Phương và tình bạn đẹp đẽ thời đi học.
 
4. Vì sao đọc xong thư của chị Phương, Loan bỗng thấy cây lá đỏ đẹp và thấy
quý hơn bao giờ hết? (0.5 điểm)
A. Vì cây lá đỏ gợi cho Loan nhớ về quê hương với những kỉ niệm tuổi thơ trong
sáng
B. Vì Loan cảm phục sự hi sinh cao quý của chị Duyên và tình bạn đẹp của hai chị.
C. Vì cây lá đỏ gợi nhớ nơi xa xôi mà chị Phương đang công tác.
D. Vì Loan khâm phục sự dũng cảm của chị Phương, thêm yêu quý người chị gái
của mình.
 
5. Dòng nào dưới đây nếu đúng nghĩa của từ kỉ niệm trong cụm từ “nhớ
những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ.” (0.5 điểm)
A. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua.
B. Cái hiện lại trong trí óc về những việc diễn ra hằng ngày.
C. Vật được lưu giữ lại để gợi nhớ những sự việc đang diễn ra.
D. Vật được lưu giữ lại để gợi nhớ hình ảnh của người đã khuất.
 
6. Dòng nào dưới đây có các từ cây đều được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm)
A. Cây rau, cây rơm, cây hoa
B. Cây lấy gỗ, cây cổ thụ, cây bút
C. Cây lá đỏ, cây xanh, cây ăn quả
D. Cây mít, cây đàn, cây đèn bàn
 
7. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn sau? (1 điểm)
Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra,
em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết.
 
8. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu sau: “Vườn nhà Loan có rất nhiều cây
ăn quả.” (1 điểm)
 
9. Tìm và ghi lại ba danh từ riêng, ba danh từ chung có trong bài văn trên. (1
điểm)

Đề 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng  
Câu 1. Số thập phân “tám đơn vị, hai phần nghìn” được viết là:
 A. 82                                           B. 8,2
C. 8,02                                         D. 8,002
Câu 2. Phân số thập phân 834100834100 được viết dưới dạng số thập phân là :
A. 0,0834                                     B. 0,834
C. 8,34                                         D. 83,4
Câu 3. Trong các số thập phân  42,538 ; 41,835 ; 42,358 ; 41,538 số thập phân lớn
nhất là :
A. 42,538                                     B. 41,835
C. 42,358                                    D. 41,538
Câu 4. Mua 12 quyển vở hết 24000 đồng. Vậy mua 30 quyển vở như thế hết số
tiền là :
A. 60000 đồng                                           B. 72000 đồng
C. 6000 đồng                                            D. 720 000 đồng
Câu 5. Một hình tam giác có độ dài đáy là 2m và chiều cao là 5,8dm thì diện tích
hình tam giác trên là:
A. 116m2                                   B. 58dm2
C. 58m2                                     D. 116dm2
Câu 6. Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
                  3,71  ...  3,685
A. =                          B. >                      C. <
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Đặt tính rồi tính. 
5,1 + 4,65                         70,4 – 32,8
12,5 × 3                            24 : 5
Bài 2. (2 điểm) Tìm xx, biết:
a) xx × 4,8 = 60
b) 100 – xx : 6 = 77,8
Bài 3. (2 điểm) Lớp 5A có 40 học sinh, trong đó số học sinh nữ là 30 em còn lại là
học sinh nam. Tìm tỉ số phần trăm của học sinh nam và số học sinh lớp 5A.
Bài 4. (1 điểm) Tính nhanh
3,456 × 40 + 3,456 × 460 + 3,456 × 500
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Trò chơi đom đóm
         Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời
sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom
đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn
nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò
chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như
thế!
        Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi
học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma,
kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào
vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới
cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau
đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế
là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem " thả"
vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà
bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.
       Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ
đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào
lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ...

1. Bài văn trên kể chuyện gì? (0.5 điểm)


A. Dùng đom đóm làm đèn
B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn
C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê
D. Làm đèn từ những con đom đóm
 
2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì? (0.5 điểm)
A. Bằng chiếc chăn mỏng
B. Bằng chiếc thau nhỏ
C. Bằng vợt muỗi điện
D. Bằng vợt vải màn
 
3. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì? (0.5 điểm)
A. Làm đèn để học bài vào buổi tối
B. Làm thành những chiếc đèn để dọa lũ con gái trong xóm chạy thục mạng.
C. Làm thành những vật trang trí đẹp mắt
D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi
 
4. Điền gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết? (0.5
điểm)
A. Những đêm canh gác, anh nhìn thấy những chú đom đóm đang bay.
B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm”
C. Mỗi lần cô bạn cùng quê tới thăm đem theo vỏ trứng có cất giấu những chú đom
đóm
D. Mở lại món quà lưu niệm là chiếc vỏ trứng nhỏ từng bắt đom đóm bỏ vào
 
5. Chủ ngữ của câu “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng
lẳng vào cửa lớp khi học tối” là: (0.5 điểm)
A. Đầu tiên
B. Chúng tôi
C. Đom đóm
D. Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai
 
6. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống: (0.5 điểm)
….. anh bộ đội đã trưởng thành ……. anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm một thời
tuổi thơ.
 
7. Hãy ghi lại  1 – 2 câu nêu lên cảm nhận của em về trò chơi của các bạn nhỏ
trong bài.
 
8. Cho câu: “Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát
sáng.” Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu trên. (1 điểm)
 
9. Tìm một từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc. Đặt câu với từ tìm được (1 điểm)
 

đề 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
34
Câu 1. Hỗn số 2 100 được viết dưới dạng số thập phân là:
A. 2,034                                        B. 0,234
C. 23,4                                          D. 2,34
Câu 2.  Chữ số 8 trong số 36,082 thuộc hàng nào?
A. Hàng đơn vị                                          B. Hàng phần mười
C. Hàng phần trăm                                    D. Hàng phần nghìn
Câu 3. Trong các số: 69,54; 9,07; 105,8; 28,3.  Số bé nhất là:
A. 69,54                                       B. 9,07
C. 105,8                                       D. 28,3
Câu 4. Số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm của 6hm2 47m2      = ……
hm2  là:
A. 6,0047                                     B. 6,047
C. 6,47                                         D. 0,647
Câu 5.  Tìm x, biết: x × 0,125 = 1,09. Vậy x là:
A. 0,872                                       B. 87,2
C. 8,72                                         D. 872
Câu 6. 10 người làm xong một sân trường phải hết một tuần lễ. Nay muốn làm
xong sân trường đó trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người? (sức làm của mỗi người
như nhau)
A. 12 người                             B. 14 người
C. 15 người                             D. 20 người
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1 (2 điểm). Đặt tính rồi tính:
             24,206 + 38,497
             85,34 – 46,29
             40,5 × 5,3
             28,32 : 8
Bài 2 (1 điểm).  Đúng ghi Đ, sai ghi S:
    a) Tỉ số phần trăm của hai số 10,26 và 36 là 2,85%.  
    b)  65% của một số là 78. Vậy số đó là: 120.  
Bài 3 (2,5 điểm).  Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích là 340,2m2 và chiều dài
là 32,4m. Tính chu vi của mảnh đất đó.
Bài 4 (1,5 điểm).  Hãy tìm hiểu lãi suất gửi ngân hàng ở địa phương em và tính
xem nếu gửi 20 000 000 đồng thì sau một tháng cả số tiền gửi và tiền lãi là bao
nhiêu?
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
ĐƯỜNG VÀO BẢN
         Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường
từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
         Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.
Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm
đá ngầm tung bọt trắng xoá. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa
đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
         Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những
đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng... Bên trên
đưòng là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men
theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường,
thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân
cao vút như đến tận trời…Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người,
giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà
mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác...
          Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng
đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén
hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
(Vi Hồng – Hồ  Thuỷ Giang)
 
1. Đoạn đường dành riêng cho dân bản đi về có gì đặc biệt? (0.5 điểm)
A. Phải vượt qua một con thác bọt tung trắng xóa
B. Phải vượt qua một con suối to, nước bốn mùa trong veo, rào rạt
C. Phải băng qua sườn núi thoai thoải, hoa cỏ mọc đầy hai bên đường
D. Phải đi qua một con đường đầy hoa thơm, cỏ lạ, bướm bay rập rờn, chim hót líu
lo
 
2. Con đường vào bản có những cảnh vật gì? (0.5 điểm)
A. Con suối, núi, rừng vầu, rừng trám, trâu bò
B. Con thác, núi, rừng trám, rừng vầu, lợn gà
C. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà
D. Con thác, rừng thảo quả, lợn gà, hoa thơm
 
3. Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là những cây nào?
(0.5 điểm)
A. Cây vầu, cây trám đen, cây trám trắng
B. Cây vầu, cây đa, cây lim, cây chò
C. Cây vầu, cây trám, cây hoa ban
D. Cây sung, cây vầu, cây sấu
 
4. Câu “Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…” ý nói? (0.5 điểm)
A. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá
B. Đàn cá biết vẽ hoa vẽ lá
C. Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa giống lá
D. Đàn cá giống những cành cây bên bờ suối
 
5. Những con vật nào được nhắc đến trong bài văn? (0.5 điểm)
A. Con vịt, con bò, con lợn
B. Con lợn, con chó, con sư tử
C. Con lợn, con cá, con gà mái
D. Con lợn, con bò, con trâu
 
6. Bài văn miêu tả cảnh gì? (0.5 điểm)
A. Cảnh vật núi rừng biên giới phía bắc
B. Cảnh cuộc sống của người dân bản vùng biên giới phía bắc
C. Cảnh vật trên con đường vào bản vùng núi phía bắc
D. Cảnh nương rẫy vào một buổi sớm đầu đông
 
7. Đặt hai câu có chứa từ bản là từ đồng âm. (1 điểm)
 
8. Đặt một câu có cặp từ trái nghĩa xấu – đẹp
 
9. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu “Đoạn đường dành riêng cho dân bản
tôi đi về phải vượt qua một con suối to.”? (1 điểm)

Đề 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái (A,B,C,D) trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1.  Số “ Tám mươi chín phẩy bảy mươi bảy” viết là:
A. 809,77                                     B. 89,77
C. 89,707                                     D. 98,77
Câu 2. Số lớn nhất trong các số 5,25; 5,52; 5,7; 5,58 là:
A. 5,52                                         B. 5,25
C. 5,7                                           D. 5,58 
Câu 3. Số 0,55 viết dưới dạng tỉ số phần trăm là:
A. 0,55%                                      B. 5,5%
C. 55%                                         D. 550%
Câu 4. Giá trị của biểu thức 8,6 × (5,7 – 4,7 ) + 5,6 : 4 là:
A. 10                                            B. 12
C. 7,5                                           D. 3,55
Câu 5.  6dm2 15cm2 = ...  dm2 . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 615                                          B. 61,5
C. 6,0015                                     D. 6,15
Câu 6. Một hình tam giác có độ dài đáy là 4,5cm, chiều cao 2,4cm. Tính điện tích
hình tam giác đó.
A. 10,8cm2                                  B. 5,4cm2
C. 21,6cm2                                  D. 4,8cm2
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1. (2 điểm)  Đặt tính rồi tính:
12,47 + 39,68
657,21 – 198,34  
109,8 × 5,4
91,08 : 3,6
Bài 2. (2 điểm) Tìm x:
a)     9,8 : x = 2,8 + 7
b)     x + 25,6  =  86,5 :  2,5
Bài 3. (2 điểm) Một trại chăn nuôi có số gà và vịt là 1575 con, trong đó 40% là vịt,
còn lại là gà. Hỏi trại chăn nuôi đó có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con vịt ?
Bài 4. (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 16,9 + 8,4 + 3,1 + 1,6
b) 34,5 × 6,7 + 34,5 × 3,3
I. ĐỌC HIỂU
CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ
Ở xã Cam Hoà, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà có một người đàn ông đã ròng
rã suốt từ năm 1988 tới nay (16 năm) bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng
đá dài gần 1 ki-lô-mét. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là
chú Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi.
Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên". Còn
chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì
khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành
một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày,
kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành.
Từng tí một hết ngày này tới ngày kia, chỗ đất nào nhặt sạch đá là chú trồng trọt
hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh, chú Trọng rất mừng
nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to
như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được.
Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú
Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng
thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm.
Có lúc không muốn làm với ông "đắp đá vá trời" này nữa, song nghĩ lại, người vợ
lại càng thương chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên Nguyễn Trọng Trí
cũng ra giúp bố vác đá đắp thành.
Bây giờ, sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng
3,8 héc-ta xanh rờn hoa màu, cây trái như xoài, mận, ngô, đậu, dưa,… mùa nào
thức ấy. Chú đã mua được máy công cụ làm đất, hai con bò. Tất nhiên vẫn còn khó
khăn nhưng việc làm của chú Trọng thực sự làm cho mọi người kính nể vì nghị lực
và sự kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục
có một không hai : đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều
cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét.
Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá
dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc
bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nông
dân hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người.
(Lê Đức Dương)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
Câu 1. Tại sao nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là
"điên"?
a. Vì họ cho rằng chú là kẻ rỗi hơi.
b. Vì họ biết đó là công việc vô cùng khó khăn, nặng nhọc.
c. Vì công việc đó nằm ngoài sức tưởng tượng của họ.
Câu 2. Tại sao chú Trọng lại làm công việc này ?
a. Vì được trả lương cao.
b. Vì được khen thưởng.
c. Vì mong có đất trồng trọt.
Câu 3. Tại sao tác giả có thể viết : "Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người." ?
a. Bởi vì nhờ sự kiên trì nhặt đá của chú Trọng, mảnh đất sỏi đá này đã được sống
lại, biến thành trang trại xanh rờn hoa màu.
b. Bởi vì miền đất khô cằn này đã được chú Trọng khôi phục lại vị trí trong bản đồ.
c. Bởi vì mảnh đất này nay đã không còn bom đạn sót lại từ thời chiến tranh.
Câu 4. Điều quan trọng nhất để giúp chú Trọng thành công là gì ?
a. Có sức khoẻ.
b. Được cả gia đình hết lòng ủng hộ.
c. Có nghị lực và sự kiên trì phi thường để theo đuổi mục đích của mình.
Câu 5. Câu nào phù hợp nhất với nội dung câu chuyện ?
a. Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
b. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá củng thành cơm.
c. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1. Từ khắc nghiệt trong câu : "Thiên nhiên thật khắc nghiệt." có thể thay thế
bằng những từ nào ?
a. Cay nghiệt
b. Nghiệt ngã
c. Khủng khiếp
Câu 2. Tìm các cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong mỗi câu dưới
đây :
a) ... nghị lực của mình... chú Trọng đã biến vùng đất sỏi đá thành một trang trại
màu mỡ.
b) … chú Trọng không có ý chí, nghị lực... chú sẽ không thành công.
c) Chú Trọng là một nông dân bình thường... có ý chí và nghị lực hơn người.
Câu 3. Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng.
a) Vùng đất này khó trồng trọt nên có nhiều sỏi đá.
b) Tuy không nhặt đá đắp thành thì chú không có đất trồng trọt.
c) Vì công việc khó nhọc nhưng chú vẫn kiên trì theo đuổi.
Câu 4. Dấu ngoặc kép trong câu Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng
nhặt đá đắp thành là "điên" có ý nghĩa gì ?
a. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
Câu 5. Câu : "Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây
đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt." có mấy trạng ngữ ?
a. Một trạng ngữ.
b. Hai trạng ngữ.
c. Ba trạng ngữ.
Câu 6. Dấu hai chấm trong câu : "Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có
một không hai : đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao
trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét." có tác dụng gì ?
a. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng
trước.
b. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Cả hai ý trên.

những dàn ý bài văn mẫu


Dàn ý bài văn tả cô giáo lớp 5
1. Mở bài:
 Giới thiệu cô giáo định tả: Đó là cô nào? Dạy em hồi.. Đã để lại cho em
ấn tượng.
 Trong các thầy cô đã dạy em trong những năm tiểu học thì em không thể
nào quên được cô…
 Dạy em năm học lớp Hai.
2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình:
 Năm nay cô ngoài ba mươi tuổi. Trông cô còn trẻ
 Dáng người: cao, cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp.
 Mái tóc: dài và mượt, luôn buộc cao gọn gàng.
 Khuôn mặt: trái xoan, dễ mến, hồng hào.
 Vầng trán: cao để lộ sự thông minh, mái tóc chải gọn ôm lấy khuôn mặt.
 Đôi mắt: đen, sáng, có lúc nghiêm khắc có lúc dịu hiền., ánh lên những
tia sáng ấm áp.
 Mũi: cao, thanh tú.
 Đôi môi: nở những nụ cười trìu mến.
 Giọng nói: truyền cảm, ấm trầm, lúc ngân vang.
 Khi cô kể chuyện hay đọc thơ giọng cô rất truyền cảm.
b) Tả tính tình:
 Câu mở đoạn: Cô hiền và nghiêm khắc với học sinh
 Luôn quan tâm đến học sinh. Ân cần chỉ bảo học sinh
 Quan tâm đến tất cả mọi học sinh trong lớp
 Yêu nghề, yêu công việc dạy học
 Cô chịu kho chấm bài, giúp đỡ học sinh cách sửa sai. Tận tụy với công
việc đến sớm, về muộn.
 Yêu thương học sinh
 Dạy chúng em bao điều hay, luôn mong những học trò sẽ khôn lớn, thành
những người. có ích cho xã hội.
c) Tả hoạt động giảng bài
 - Khi cô kể chuyện, ánh mắt, nét mặt cô thay đổi theo từng nhân vật.
 - Khi cô đi từ trên bục giảng xuống cuối lớp, mái tóc dài, đen mượt của cô
đưa qua, đưa lại nhẹ nhàng trông rất đẹp.
 - Lúc kể chuyện, giọng cô khi dịu dàng, tha thiết, khi sôi nổi nhiệt tình. Với
mỗi nhân vật, cô lại có cách kể, cách diễn tả khác nhau. Khi nhân vật trong
truyện là người già cả, cô lại đi lom khom, giọng kể lại trầm trầm làm cả lớp
ôm bụng mà cười. Vui nhất là khi cô hướng dẫn cho lớp kể chuyện theo
cách phân vai.
 Giảng rất tận tình và chu đáo.
 Những phần nào khó, thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em
phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn.
 Chữ cô đẹp. Cô hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ.
 Tả khi cô kể chuyện hay đọc thơ, chúng em đều chăm chú lắng nghe.
 Là một giáo viên chủ nhiệm gương mẫu nên được tất cả học sinh chúng em
yêu mến


3. Kết bài:
 - Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo chủ nhiệm.
 - Cô như người mẹ hiền thứ hai của em.
 - Em sẽ cô gắng học giỏi hơn, chăm ngoan hơn để không phụ công lao dạy
dỗ của cô.
 - Em sẽ nhớ mãi hình ảnh cô trong tiết Kể chuyện của buổi học khi năm học
gần kết thúc.
 - Em mơ ước, sau này lớn lên, em sẽ làm cô giáo để có được sự yêu thương
và kính trọng của học sinh như chúng em đã yêu thương và kính trọng cô
chủ nhiệm của em.

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo


Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”
Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi, Nhưng để
lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học
lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em.
Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô có một dáng người thon gọn,
cân đối. Cô sở hữu một làn da trắng hồng. Mái tóc cô đen óng ả, xõa ngang vai. Cô
có khuôn mặt trái xoan. Trên khuôn mặt ấy, em ấn tượng nhất với ánh mắt và nụ
cười của cô. Ánh mắt cô thật ấm áp, hiền từ. Đôi mắt hiền hậu ấy đã luôn dành cho
chúng em biết bao tình yêu thương. Nụ cười thật rạng rỡ và dịu dàng. Mỗi khi
chúng em làm bài tốt, cô luôn nở nụ cười trên môi. Khi cô cười, để lộ hàm răng
đều đặn trắng sáng
Giờ lên lớp, cô giảng bài rành rọt, hấp dẫn. Giọng nói của cô nhỏ nhẹ, nét
mặt vui tươi. Chương trình lớp bốn có nhiều bài khó. Chỗ nào chúng em chưa thật
hiểu, mạnh dạn hỏi, cô đều tận tình giảng lại. Giờ chính tả, cô đọc to và rõ. Trước
khi đọc, cô còn nhắc nhở, dặn dò để chúng em chú ý viết đúng chữ hoa và các vần
khó. Giờ làm văn, cô luyện cho chúng em thói quen làm dàn ý, gợi cho chúng em
tìm những từ khác nghĩa, diễn đạt ý được sinh động. Cô chấm bài cho chúng em
thật kĩ, sửa từng lỗi nhỏ. Chẳng những chú trọng các môn tiếng Việt, Toán, cô còn
hướng dẫn chu đáo để chúng em đạt điểm tốt về tất cả các môn học khác. Cô là cô
giáo dạy văn nên giọng nói của cô rất ngọt ngào dường như để chúng ta say mê
vào bài học hơn. Nhưng khi chúng em làm việc gì đó sai, giọng nói cô nghiêm
khắc nhưng em biết rằng cô cũng chỉ muốn tốt cho chúng em.Cô nhẹ nhàng
khuyên những bạn hay nói chuyện trong giờ học.Đối với những bạn lười học, cô
ghi sổ liên lạc gửi cho gia đình cùng phối hợp giáo dục, nhắc nhở. Cô chưa bao giờ
phải to tiếng hoặc xỉ mắng một học sinh nào mà lớp vẫn trật tự kỉ luật tốt. Chi đội
thiếu niên lớp em là một chi đội mạnh. Cô quan tâm đến mọi hoạt động của đội, hỗ
trợ mọi phong trào, để ý từ việc hàng ngày có đội viên nào đi học mà quên đeo
khăn quàng đỏ không. Thỉnh thoảng cô còn kể cho chúng em nghe nhiều câu
chuyện lí thú, gợi cho mọi người đoàn kết thương yêu, cùng nhau làm việc tốt,
tránh điều xấu.

Cô giống như người mẹ thứ hai của em giống như câu hát “Mẹ của em ở trường
là cô giáo mến thương”.Dù bây giờ không còn được cô dìu dắt nữa nhưng em luôn
nhớ về cô.Em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô.
Dàn ý tả người bạn thân
1. Mở bài: Giới thiệu người bạn thân của em, người bạn thân là Nam
Mở bài : (Trong thời cắp sách đến trường, thì ai cũng một người
bạn thân để đi cùng, để tám chuyện và đặc biệt là để chia sẻ mọi
chuyện vui buồn. và tôi cũng thế, tôi có một người bạn thân từ khi
chúng tôi còn là học sinh mẫu giáo. Chúng tôi lớn lên cùng nhau,
đi học cùng nhau, ăn cùng nhau, chơi cùng nhau,…. Bạn tôi là một
người rất tốt bụng và dễ thương, bạn ấy luôn chia sẻ mọi ngọt bùi
với tôi, lúc tôi buồn hay lúc tôi vui, người đầu tiên tôi tìm đến là bạn
ấy. Người bạn thân ấy của tôi là Bách)
Thân bài : (Nhà của Bách gần nhà em, chúng em tình cờ quen nhau
khi bạn đến nhà em chơi.Em và Bách thường học thêm cùng
nhau,chúng em chơi cùng nhau khi Bách đến nhà em vào mỗi cuối
tuần. Bạn ấy có cái tên ở nhà rất đặc biệt là :”Tiền”) Bách có dáng
người hơi gầy, cao cao. Bạn ấy có khuôn mặt nhỏ nhắn, trái xoan rất
đẹp trai.Đôi mắt của Bách long lanh và rất sáng. Đôi mắt ấy luôn
ánh lên vẻ hồn nhiên và ngây thơ.Đôi lông mày rậm rạp và hàng
lông mi cong vút càng làm khuôn mặt thêm đẹp.Mũi Bách khá cao,
miệng thì lúc nào cũng cười rất tươi, để lộ hàm răng trắng. Nước da
của Bách hơi ngăm đen. Tay chân Bách tuy nhỏ nhắn nhưng vô cùng
nhanh nhẹn. Bạn ấy hay mặc những bộ quần áo cầu thủ vô cùng
khỏe khoắn.
Bách rất thân thiện. Bách luôn thích chơi game với em.Bạn ấy chơi rất
giỏi. Khi nào rảnh, em hay cùng ngồi chơi với bạn. Bách còn là một
người luôn thích giúp đỡ mọi người trong học tập cũng như trong cuộc
sống. Ngoài chơi game, bạn ấy cũng rất thích đá bóng
Em và Bách có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ . Có lần, em và Bách lỡ đá bóng
làm vỡ kính nhà bác hàng xóm. Em định chuồn đi nhưng bạn lại kéo em lại,
cùng em vào xin lỗi bác.Bác hàng xóm đã hiền từ tha thứ cho hành động dại
dột của chúng em.Điều này chứng tỏ bạn ấy là người rất có trách nhiệm. Bách
còn hay giúp mẹ việc nhà, trông em . Thi thoảng, bạn ấy cũng chỉ em học bài
nữa.Trong khoảng thời gian chúng em chơi với nhau, em và Bách luôn luôn
sát cánh với nhau cùng nhau học tập, cùng nhau đá bóng, cùng nhau chơi
game,…
Kết bài : Tình bạn của chúng em vẫn luôn đẹp như thế. EM rất yêu quý Bách.
Em mong rằng tình bạn của chúng em sẽ luôn bền chặt như vậy.Dù mai này
có đi xa đến đâu, em cũng không bao giờ quên được người bạn này.

2. Thân bài: Tả người bạn thân của em, người bạn thân là Nam
a. Tả bao quát người bạn thân của em
 Nhà của Nam gần nhà em
 Em và Nam thường học cùng nhau, đi học cùng nhau
 Nam có tên ở nhà là Bi
b. Tả chi tiết người bạn thân của em
- Tả ngoại hình người bạn thân của em:
 Nam rất cao, bạn ấy cao hơn em rất nhiều
 Dáng người bạn ấy cân đối
 Bạn ấy rất đẹp trai
 Nam có khuôn mặt dễ nhìn
 Đôi mắt Nam long lánh
 Vầng trán Nam rất cao
 Mũi của Nam hơi thấp
 Nam có làn da nâu
 Miệng Nam hay cười chúm chím
(
- Tả tính tình của người bạn thân em:
 Nam rất thân thiện
 Nam luôn giúp đỡ mọi người trong học tập cũng như cuộc sống
 Nam rất thích chơi game, bạn ấy chơi rất giỏi
 Ngoài chơi game Nam còn thích đọc truyện
- Tả hoạt động của người bạn thân em:
 Sau giờ học Nam thường giúp ông bà tưới nước cho hoa trong vườn
 Nam còn giúp mẹ nấu ăn
 Bạn ấy học rất giỏi nhờ sự siêng năng
 Bạn ấy thường giúp em học bài
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân
Ví dụ: em rất quý mến Nam. Em và Nam sẽ mãi mãi là bạn thân của nhau. Dù sau
này mỗi đứa đi mỗi phương thì em vẫn sẽ nhớ về Nam.
Bài văn tả bố
I. Mở bài: Giới thiệu bố của em
Gia đình em có 4 người là ba, mẹ, em của em và em. Nhà em ai cũng yêu thương
nhau và chăm sóc lẫn nhau. Ba mẹ em luôn cố gắng nỗ lực làm việc để nuôi chúng
em ăn học nên người. Chính vì thế mà em rất yêu thương ba mẹ em. Người mà em
yêu thương nhất trong gia đình là ba, người dù rất yêu thương em nhưng không
bao giờ ba nói ra. Ba luôn làm tất cả mọi chuyện để chúng em được vui vẻ và no
ấm.
II. Thân bài:
1. Tả ngoại hình ba của em
- Ba em năm nay đã 50 tuổi
- Ba em có dáng người cao, gầy
- Ba thường mặc những bộ đồ giản dị như áo thun và quần tây, ba thích mặc những
đồ đơn giản và thoải mái
- Khuôn mặt ba rất góc cạnh, trông rất ốm.
- Mái tóc ba có vài sợi bạc
- Ba có đôi mắt long lanh biết nói
- Vầng trán ba rất cao
- Mũi ba cao và thẳng
- Đôi môi của ba dày và tươi
- Đặc điểm nổi bật của ba về khuôn mặt là có nốt rồi to ngay cạnh mắt phải
2. Tả tính tình của ba
- Ba rất yêu thương cả nhà
- Ba rất hiền nhưng đôi khi cũng rất nghiêm khắc
- Ba đối xử với mọi người rất thân thiện và hiền hòa
- Ba luôn giúp đỡ mọi người trong bất kì công việc gì
- Điều em yêu nhất ở ba là ba luôn yêu thương mọi người
3. Tả hoạt động của ba
- Ở nhà ba rất thích trồng cây và chăm sóc cây
- Công việc chính của ba là làm việc trong văn phòng.
- Ba làm từ sáng đến tối
- Ba đã chịu nhiều cực khổ để chúng em được như ngày hôm nay
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về ba
- Em yêu ba như thế nào?
- Em hứa với ba sẽ trở thành người như thế nào để không phụ tình yêu thương của
ba.
- Em sẽ sống tốt để ba mẹ yên lòng.
Bài làm
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu
và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của
bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị
hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi
là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi năm nay ngoài năm mươi tuổi. Là người chăm chỉ tập thể thao và chăm chỉ
làm việc nên nhìn bố cường tráng lắm. Dáng người bố tôi dong dỏng, nước da
bánh mật nên trông thật khỏe mạnh. Trán bố tôi cao vuông. Vầng trán ấy bao đêm
thao thức suy tư để tìm ra những cách giải quyết hay nhất cho gia đình và công
việc của bố.

Tôi yêu nhất là đôi mắt bố. Dưới hàng lông mày rậm, đôi mắt to, sáng ảnh lên vẻ
nghiêm nghị. Bố luôn nhìn thẳng mỗi khi tiếp xúc với mọi người. Tôi luôn cảm
nhận sự ấm áp niềm yêu thương vô tận trong đôi mắt ấy. Mái tóc của bố tôi đã pha
sương. Những lúc rảnh rỗi, tôi thường nhổ tóc sâu cho bố. Những sợi tóc ngắn và
hơi cứng mỗi khi tôi áp má vào có cảm giác nhột nhột, thích thú.

Giọng nói bố tôi trầm ấm, dứt khoát nhưng vẫn tha thiết yêu thương. Vàm ngực bố
rộng, đủ để che chở và ủ ấm cho ba mẹ con tôi. Tôi vẫn thường gọi bố là lực sĩ vì
bắp tay bắp chân của bố tôi cuồn cuộn. Nhờ sự khỏe mạnh và cứng cỏi của bố tôi
mới hiểu vì sao bố là trụ cột, là chỗ dựa cho ba mẹ con tôi. Hàng ngày bố tôi dậy
sớm nhất nhà. Vào những ngày đông giá rét bố vẫn không bỏ thói quen tập thể dục
mỗi sáng. Bố giúp mẹ lo bữa sáng cho anh em chúng tôi rồi đưa chúng tôi tới
trường, sau đó bố mới đến cơ quan làm việc.

Tôi biết ở cơ quan bố làm việc rất vất vả. Là người nhân viên giỏi nên không
những chỉ làm việc của mình mà bố còn luôn giúp đỡ đồng nghiệp nên ai cũng quý
mến. Tính bố hiền, ít nói. Bố tôi luôn dạy tôi phải sống trung thực, thật thà.

Khi về nhà bố gánh vác tất cả mọi việc nặng nhọc. Nhờ bàn tay khéo léo của bố
nên mọi đồ vật trong nhà tôi đều đẹp. buổi tối bố dành thời gian để dạy tôi học bài.
Tuy không phải thầy giáo nhưng bố giảng bài thật ân cần, dễ hiểu. Tôi thích nhất
được sà vào lòng bố để được ủ ấm, ngửi mùi thơm nồng và nghe kể chuyện về tuổi
thơ của bố. Những hôm bố đi công tác hay về quê thăm ông bà nội, ba mẹ con tôi
đều thấy căn nhà trở nên trống vắng à nhớ bố đến cồn cào.

“Cả thế giới ở trong túi bố, trái tim con ấp ủ một điều. Yêu bố hơn những gì con
có, thật tuyệt vời là bố của con”. Tôi yêu bố nhiều hơn tất cả những gì tôi có thể
nói được. Nếu tôi có một điều ước, tôi mong ước bố của tôi mãi mạnh khỏe và
luôn ở bên tôi.

Dàn ý tả về cầu thủ bóng đá


I. Mở bài:
- Giới thiệu thông tin về về cầu thủ bóng đá. Ví dụ: tên, thuộc đội tuyển nào, người
nước nào.

- Lý do yêu thích cầu thủ bóng đá đó.

II. Thân bài:


- Miêu tả về cầu thủ bóng đá: màu áo bóng đá hay mặc, số hiệu áo bóng đá, hình
dáng, nước da, đi giày bóng đá nào,.....Nếu cầu thủ đó là thủ môn thì có thể miêu tả
thêm các phụ kiện khác: găng tay thủ môn, áo thủ môn,...

- Những thông tin chi tiết khác về cầu thủ: tên, tuổi, đá cho đội tuyển nào?...

- Thành tích mà cầu thủ này đã đạt được là gì?

- Điểm nào của cầu thủ khiến bạn yêu thích nhất.

- Kể về một trận thi đấu thể thao bóng đá mà cầu thủ đã thực hiện xuất sắc nhất
khiến bạn ấn tượng.

III. Kết bài:


- Nêu cảm nghĩ của bạn về cầu thủ bóng đá đó

Tả cầu thủ bóng đá Cristiano Ronaldo


Cristiano Ronaldo dos Santos Aveiro sinh năm 1985. Anh được coi là một trong
những cầu thủ hay nhất thế giới. Thiên tài huyền thoại người Hà Lan Johan Cruyff
cho biết ông là một trong những người giỏi nhất từ trước đến nay. Ronaldo trở
thành siêu sao bóng đá chơi cho đội bóng Anh Manchester United, Real Madrid
của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Anh ấy chơi ở vị trí tiền vệ, từ đó anh ấy thường
xuyên ghi những bàn thắng ngoạn mục.

Anh ấy có dáng người cao, vạm vỡ. Cơ bắp anh ấy cuồn cuộn. Khuôn mặt vuông
chữ điền đầy thanh tú. Anh ấy có sống mũi cao và thẳng, đôi mắt sáng và đen láy.
Đặc biệt, tóc của anh ấy xoăn và rất đen tự nhiên. Cánh tay và bắp chân của anh ấy
vô cùng rắn chắc. Những múi cơ đầy khỏe khoắn. Đôi chân nhanh thoăn thoát
trong từng chuyển động.

Ronaldo bắt đầu đá một quả bóng xung quanh khi anh ấy ba tuổi. Kỹ năng của anh
ấy rất rõ ràng và sau mười tuổi, hai câu lạc bộ hàng đầu của Bồ Đào Nha muốn ký
hợp đồng với anh ấy. Anh gia nhập Sporting Lisbon và trở thành cầu thủ duy nhất
trong lịch sử của họ chơi cho đội U16, U17, U18 và đội một trong vòng một mùa.
Kỹ năng của anh ấy sớm thu hút các đội bóng lớn của châu Âu.

Manchester United quyết định Ronaldo là sự thay thế hoàn hảo cho David
Beckham và ký hợp đồng với anh ấy vào năm 2003. Anh ấy đã tạo ra sự nổi bật ở
giải Ngoại hạng Anh trong thời gian ở đó với những kỹ năng mượt mà của anh ấy,
và giúp đội bóng giành được chín danh hiệu, bao gồm cả UEFA Champions
League. Anh cũng đã nhận được giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới FIFA
năm 2008.

Năm 2009, Ronaldo gia nhập anh hùng thời thơ ấu Real Madrid và trở thành cầu
thủ đắt giá nhất trong lịch sử. Phí chuyển nhượng của anh là hơn $ 131 triệu. Anh
phá vỡ kỷ lục ghi bàn của Real trong mùa thứ hai, với 53 bàn thắng trên mọi đấu
trường. Anh ấy đã tốt hơn rằng vào năm 2011-12, lưới 60 lần để giúp Real giành
La Liga của Tây Ban Nha. Năm 2012, Diego Maradona cho biết Ronaldo là "Cầu
thủ hay nhất hành tinh".

Dàn ý bài văn tả về ông bà lớp 5


I. Mở bài:
Giới thiệu ông hoặc bà mà em đang muốn tả
II. Thân bài tả ông, bà của e
1. Tả bao quát về người ông (bà)
- Tuổi tác, dáng người, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc...
2. Tả tính tình
- Tính tình ôn hòa, hiền hậu
- Luôn yêu thương và chăm sóc con, cháu chu đáo...
– Luôn chỉ bảo mọi người trong nhà những điều hay lẽ phải, đưa ra những lời
khuyên với con cháu.
- Yêu thương mọi người
- Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chăm lao động, chăm việc nhà, tích cực tham gia các công việc xã hội của địa
phương...
III. Kết bài
- Em rất yêu quý và kính trọng ông, bà của mình
- Em luôn mong ông (bà) của em mạnh khỏe để vây vầy bên con cháu
- Ông (bà) sẽ luôn là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà

Gia đình luôn là nơi mà ta nhận được tình yêu thương vô bờ bến. Em cũng vậy,
trong gia đình, em luôn nhận biết bao tình yêu thương từ mọi người nhưng người
em yêu quý nhất đó chính là ông ngoại của em.

Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng
người, hơi gầy do tuổi đã cao với một làn da hơi ngăm của một người con xuất
thân từ miền biển đầy nắng, gió. Mái tóc ông giờ đã thưa, không còn dày như khi
còn trẻ, điểm những khoảng tóc trắng như cước. Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu như
ông tiên trong truyện cổ tích, khuôn mặt ấy hơi gầy gò, nhăn nheo những nếp nhăn
xô lại vào nhau cùng những chấm đồi mồi do dấu hiệu của tuổi tác. Tuy vậy, đôi
mắt ông vẫn sáng trong như vì sao trên bầu trời, nhìn rõ được mọi vật xung quanh.
Hai gò má ông cao, cùng vầng trán nhẵn nhụi tựa như hình ảnh của Bác Hồ kính
yêu cũng hiền hậu như vậy. Đôi bàn tay của ông tuy đã yếu, những đường gân tay
nổi hẳn lên nhưng hằng ngày ông vẫn làm những việc nhỏ trong gia đình như chăm
sóc cây cối, cho chim ăn.

Ông thường mặc trang phục rất giản dị. Ở nhà ông chỉ mặc áo sơ mi, áo phông
cùng chiếc quần dài ống rộng, khi đi ra ngoài hay đến những dịp lễ quan trọng, ông
lại khoác lên mình khi thì bộ quần áo ka-ki đậm màu, khi thì bộ com-lê trung tuổi
khiến cho ông trở nên đầy uy thế. Ông em rất thích đọc sách, ngày ngày, ông đều
đeo chiếc kính lão nhỏ, ngồi trước ban công đọc những cuốn sách về mọi lĩnh vực,
vậy nên ông là một kho kiến thức sâu rộng. Ông thường kể cho em nghe những câu
chuyện về ngày xưa, về chiến tranh, về cuộc sống con người, những tập tục truyền
thống, những lúc như vậy, em lại đắm chìm trong giọng nói ấm áp mà cũng có
phần dõng dạc của ông.

Ông rất yêu thương em, ông luôn dạy dỗ, chỉ bảo em từng li từng tí, ông dạy em
những bài học làm người sâu sắc, dạy em cách trở thành một con người tự lập.
Những lúc rảnh rỗi, ông lại đưa em đi chơi, mua những thứ đồ ăn em thích, kể
chuyện cho em nghe và lúc nào trên môi ông cũng nở nụ cười đầy hiền từ, ấm áp
như ánh nắng mặt trời vậy.

Em rất yêu quý ông ngoại của em. Cả cuộc đời ông đã luôn hy sinh hết mình để
con cháu có được ngày hôm nay. Ông luôn là một người ông với những đức tính
tốt đẹp để em noi theo. Em mong ông sẽ luôn khỏe mạnh để mãi ở bên cạnh em.

Tả một nghệ sĩ hài


Việt Nam ta có rất nhiều những nghệ sĩ hài, những người mang đến cho ta những
tiếng cười thật thoải mái, vui vẻ sau những giờ học hành, làm việc căng thẳng.
Trong số đó, em thật sự ấn tượng về chú Xuân Bắc, một trong những danh hài mà
ai ai cũng biết.
Chú Xuân Bắc có thân hình khá cân đối, tuy nhiên em thấy Chú hơi gầy. Khuôn
mặt Chú xương xương, sống mũi cao, mắt sâu. Ấn tượng nhất với em ở vẻ ngoài
của Chú là cái miệng luôn cười. Nhìn Chú có một vẻ gì đó thông minh, hài hước
nhưng rất khó tả. Xuất hiện trên ti vi, Chú thường mặc những bộ quần áo nhiều
màu sắc, trông khá bắt mắt và nổi bật.
Chú Xuân Bắc nổi tiếng trên cả nước bởi khả năng diễn hài của mình. Những vở
hài kịch có Chú diễn đều làm cho mọi người không thể nín được cười, thậm chí
còn phải cười to, cười đến chảy cả nước mắt. Mỗi khi trên ti vi xuất hiện vở hài
kịch có Chú Xuân Bắc là em và cả nhà bỏ tất cả mọi công việc để xem và cười.
Chú được nhiều khán giả từ Bắc đến Nam mến mộ do tài năng thiên bẩm của
mình. Nhưng anh không chỉ diễn hài tốt mà Chú còn dẫn chương trình rất sinh
động và hát cũng hay nữa.
Em thích chương trình “Đuổi hình bắt chữ" của Đài Phát Thanh truyền hình Hà
Nội vào mỗi tối thứ bảy vì Chú Xuân Bắc dẫn chương trình này. Trong khi dẫn,
Chú luôn giao lưu với khán giả, xen lẫn giữa những câu hỏi gay cấn, hồi hộp ấy là
những lời nói dí dỏm, hài hước của Chú làm cho cả người chơi và khán giả đều
thoải mái, dễ chịu.
Em còn nhớ rất rõ, những lần chú ấy tham gia chương trình hài "Gặp nhau cuối
năm" vào những đêm giao thừa. Cả nhà em quây quần bên tivi chăm chú đợi chú
Xuân Bắc xuất hiện trên màn hình. Từ cách diễn, tới nụ cười của chú ấy cũng đều
khác biệt với những nét riêng độc đáo đối với những danh hài xung quanh.
Mỗi lần làm trò, miệng của chú ấy không ngừng cười, bàn tay chú cứ múa bên này
sang bên kia. Mấy em nhỏ ai cũng đều thích xem chú Xuân Bắc biểu diễn.
Em ước mong rằng sẽ có dịp được gặp chú Xuân Bắc ở ngoài đời thường, để có thể
được xem chú ấy biểu diễn gần hơn, và có thể cười sảng khoái hơn.

You might also like