Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

2.

4 Rủi ro tác nghiệp

2.4.1 Khái niệm


- Khái niệm rủi ro tác nghiệp

Rủi ro tác nghiệp (hay rủi ro hoạt động) là những tổn thất phát sinh do cơ chế
vận hành của ngân hàng không thích hợp, không tuân thủ đúng các quy trình, quy
định nội bộ, nhầm lẫn của con người, các hành động ngoại vi như lừa đảo, tin tặc,
v.v. Đây là loại rủi ro ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại.

Theo Hiệp ước vốn Basel II: “Rủi ro tác nghiệp là nguy cơ xảy ra tổn thất trực
tiếp hay gián tiếp do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đạt yêu
cầu hoặc thất bại hay do các sự kiện bên ngoài. Rủi ro tác nghiệp bao gồm cả rủi
ro pháp lý nhưng loại trừ rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín”.

- Khái niệm quản trị rủi ro tác nghiệp

Rủi ro tác nghiệp theo định nghĩa của Basel được xác định dựa trên nguyên
nhân gây rủi ro, như vậy, quản trị rủi ro tác nghiệp cần phải quản trị các nguyên
nhân gây rủi ro tác nghiệp trên csc mặt hoạt động của ngân hàng từ nhân sự đến
quy định, quy trình, quy chế, công nghệ và những sự việc có thể xảy ra mà ngân
hàng có thể dự báo…

Quản trị rủi ro tác nghiệp là quá trình ngân hàng tiến hành các bước xác định,
đo lường, đánh giá rủi ro tác nghiệp để dưa ra các giải pháp cảnh báo và giảm
thiểu rủi ro, giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện các giải pháp này.

Quản trị rủi ro tác nghiệp hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không xảy ra mà là
rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đoán trước và Ngân hàng
thương mại có thể kiểm soát được.
Quản trị rủi ro tác nghiệp trong những năm gần đây đã trở thành một hoạt động
quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại. Mức độ hiện đại hoá đòi hỏi các
Ngân hàng thương mại phải dựa vào công nghệ tự động ngày càng phức tạp; phát
triển đa dạng hơn các sản phẩm; xu hướng toàn cầu hoá, cạnh tranh, mở rộng quy
mô, tham gia vào hoạt động mua lại, sáp nhập, hợp nhất.

- Mục tiêu của quản trị rủi ro tác nghiệp

Rủi ro tác nghiệp có thể mang lại những tổn thất rất lớn cho Ngân hàng
thương mại như: các trách nhiệm pháp lý gây ra cho Ngân hàng thương mại, tài
sản hoặc uy tín của Ngân hàng thương mại bị tổn thất hay mất mát, giảm vốn
kinh doanh hay mất vốn, giảm lợi nhuận… Vì vậy, mục tiêu của quản trị rủi ro
tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại là:

 Việc quản trị rủi ro tác nghiệp giúp cho ngân hàng ngăn ngừa sự gian lận,
duy trì tính chính trực của kiểm soát nội bộ và giảm sai sót trong quá
trình giao dịch.
 Quản trị rủi ro tác nghiệp nhằm hạn chế và giảm thiểu các chi phí tổn thất
có thể xảy ra từ các hoạt động của ngân hàng, bảo vệ uy tín cũng như
giúp ngân hàng đạt được những mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn,
hiệu quả.
 Quản trị tốt rủi ro nói chung và rủi ro tác nghiệp nói riêng sẽ giúp giảm
nguồn vốn dành để dự phòng rủi ro, tăng thêm nguồn vốn đưa vào hoạt
động kinh doanh.
2.4.2 Phân tích rủi ro

Rủi ro tác nghiệp là rủi ro phát sinh do yếu tố con người, chẳng hạn như gian
lận của nhân viên ngân hàng, lỗi cẩu thả, sự yếu kém trong hệ thống công nghệ
thông tin do lỗi hệ thống hoặc mất điện, sự thiếu chặt chẽ trong quy trình nghiệp
vụ hoặc các lý do khác dẫn đến sai sót ở một ngân hàng mà không thể phân loại
vào các rủi ro khác. Rủi ro tác nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả đối với các
hoạt động nghiệp vụ, cụ thể:

- Đối với hoạt động marketing và bán hàng: Rủi ro tác nghiệp có thể khiến
ngân hàng rơi vào tình trạng, khi cung cấp các sản phẩm mới do không áp
dụng đúng các thủ tục phê duyệt sản phẩm mới.
- Đối với hoạt động thanh toán: Hậu quả mà ngân hàng phải gánh chịu có thể
là không thanh toán được theo yêu cầu của khách hàng hoặc thanh toán
nhầm đối tượng thụ hưởng.
- Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin: Hậu quả mà ngân hàng phải gánh chịu
có thể là tình trạng mất kiểm soát hệ thống hoặc hệ thống cơ sở dữ liệu
ngừng hoạt động.
- Đối với hoạt động tài chính: Hậu quả của rủi ro tác nghiệp có thể là việc
định giá tài sản sai, các báo cáo lãi lỗ không hoàn chỉnh, các khoản mục kế
toán không được đối chiếu.
- Đối với hoạt động quản lý nhân sự: Hậu quả của rủi ro tác nghiệp có thể là
hành vi vi phạm pháp luật trong vấn đề kết thúc hợp đồng lao động…
- Đối với uy tín của ngân hàng: Đối xử với khách hàng không tốt dẫn tới mất
khách hàng hoặc khách hàng nhận thức không tốt về ngân hàng, từ đó dẫn
đến hậu quả làm mất vốn hoặc làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

2.4.3 Giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp ngân hàng thương mại Vietcombank đã
áp dụng

Hiện tại, Vietcombank quản lý rủi ro hoạt động qua phòng Quản lý rủi ro tác
nghiệp. Ngoài ra, việc quản lý rủi ro hoạt động của Vietcombank còn được kiểm
tra và giám sát bởi hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của
ngân hàng. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ thường xuyên đánh giá đầy đủ,
phù hợp của quy trình, quy chế hoạt động nghiệp vụ và tính tuân thủ; cảnh báo rủi
ro của các bộ phận nghiệp vụ với quy trình, quy chế này. Báo cáo kiểm tra, kiểm
toán nội bộ được gửi tới Ban điều hành, Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị.

Vietcombank đã thiết lập và triển khai đầy đủ khung quản lý rủi ro tác nghiệp
(QLRRTN), bao gồm mô hình, cơ cấu tổ chức, hệ thống các chính sách, quy trình
QLRRTN, khẩu vị và hạn mức rủi ro tác nghiệp, bảo đảm tuân thủ quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và theo tiêu chuẩn tiên tiến Basel II.

Năm 2020, công tác QLRRTN của Vietcombank tiếp tục được chú trọng và
tăng cường, với mục tiêu giảm thiểu tổn thất rủi ro tác nghiệp để bảo vệ Ngân
hàng, cổ đông và khách hàng. Công tác QLRRTN được triển khai hiệu quả trên
phạm vi toàn hệ thống thông qua các công cụ QLRRTN như công tác báo cáo sự
cố, tự đánh giá rủi ro và các chốt kiểm soát, xây dựng và theo dõi các chỉ số rủi ro
chính (KRI), công tác đánh giá rủi ro đối với mọi chính sách, quy định, sản phẩm,
dịch vụ mới, qua đó hỗ trợ hiệu quả việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm
soát rủi ro tác nghiệp trong mọi hoạt động của Ngân hàng.

Vietcombank cũng tiếp tục đẩy mạnh triển khai các quy trình, hành động cụ thể
để quản lý các rủi ro tác nghiệp đặc thù như triển khai toàn diện khung quản lý rủi
ro gian lận, khung quản lý rủi ro công nghệ thông tin, QLRRTN đối với hoạt động
thuê ngoài. Ngoài các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và giảm thiểu rủi ro tác
nghiệp, Vietcombank tiếp tục thực hiện chuyển giao rủi ro tác nghiệp thông qua
các gói bảo hiểm rủi hoạt động đối với tài sản của ngân hàng như một biện pháp
QLRRTN bổ sung, giúp bảo vệ ngân hàng trong trường hợp phát sinh các tổn thất
nghiêm trọng. Bên cạnh các công cụ kỹ thuật, Vietcombank cũng không ngừng tập
trung nâng cao văn hóa QLRRTN thông qua công tác đào tạo, truyền thông, bảo
đảm tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp, và xây dựng một môi
trường lao động gắn kết để ngăn ngừa rủi ro.

Đặc biệt, trong năm 2020, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn
biến phức tạp, Vietcombank đã xây dựng và triển khai kịp thời, hiệu quả kế hoạch
kinh doanh liên tục phòng chống dịch COVID-19 với các biện pháp ứng phó phù
hợp với diễn biến của dịch bệnh, đảm bảo tuân thủ quy định của Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý, đảm bảo an toàn cho người lao động và
khách hàng của Vietcombank, hoàn thành tốt mục tiêu kép đồng thời duy trì kinh
doanh liên tục trên toàn hệ thống và đảm bảo mục tiêu phát triển kinh doanh của
Ngân hàng.

2.4.4 Đánh giá lại và đưa ra giải pháp

https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?
subfolder=10/31/40/&doc=103140834933478306128635735910340015395&bitsi
d=fdb42e3f-cda4-476b-905b-18eb10fcc87f&uid=

https://123docz.net//document/6675388-giai-phap-quan-tri-rui-ro-tac-nghiep-
trong-hoat-dong-ngan-hang-ban-le-tai-vietcombank-luan-van-thac-si.htm

https://luatminhkhue.vn/rui-ro-tac-nghiep-la-gi-rui-ro-tac-nghiep-trong-hoat-dong-
ngan-hang-thuong-mai-la-gi.aspx

https://portal.vietcombank.com.vn/content/Investors/Investors/B%C3%A1o%20c
%C3%A1o%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20ni%C3%AAn/N%C4%83m
%202020/Bao%20cao%20thuong%20nienVCB%202020_CBTT.pdf

You might also like