Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

PHẠM THÀNH MINH NGỌC

32191007TPE1
LUẬT THUẾ (PHÁP LUẬT VỀ THUẾ)
CA 3 – 07/08/2021 – NHÓM TPE001
Phần 2: Câu hỏi tự luận (3 điểm)
Nêu ý nghĩa của việc đánh thuế bảo vệ môi trường? Anh/chị có nhận xét gì về quy định của
Luật thuế bảo vệ môi trường hiện nay?
Thuế bảo vệ môi trường được đặt ra nhằm kỳ vọng thay đổi thói quen của người tiêu
dùng đối với sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. nó cũng góp
phần tác động đến các doanh nghiệp sản xuất, giúp họ chú trọng hơn trong vấn đề nghiên cứu,
phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường để phù hợp với nhận thức và hành vi của người
tiêu dùng đang dần thay đổi theo hướng tích cực và giảm phát thải nguồn ô nhiễm.
Ngoài ra, nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường giúp Nhà nước có nguồn tài chính giải
quyết các vấn đề môi trường và Nhà nước dùng tiền thuế từ người gây ô nhiễm cho môi trường
để tài trợ, gây quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm, xử lý chất thải, khắc
phục sự cố môi trường…
Theo ý kiến cá nhân của tôi về quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường hiện nay đã nêu
ra 8 nhóm đối tượng phải chịu thuế môi trường. Trên thực tế, có nhiều sản phẩm, hàng hóa mà
việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhưng lại chưa đưa vào diện điều chỉnh của
Luật Thuế Bảo vệ môi trường, ví dụ như khí thải công nghiệp, khói bụi từ các nhà máy, thuốc lá,
chất thải phóng xạ… trong danh mục đối tượng chịu thuế còn thiếu một số những chất gây độc
hại đến như: các loại hóa chất (gồm cả axit vô cơ, xút, hóa chất bảo vệ thực vật, dung môi hữu
cơ, thủy ngân,...); đồ điện tử (phát sinh chất thải điện tử); cao su (săm, lốp,..); polime,... Ngoài ra,
các bộ ngành cũng chưa hỗ trợ trong nghiên cứu và triển khai các chính sách hạn chế ô nhiễm
trong lĩnh vực chuyên ngành; nhiều quy định còn mang nặng tính hành chính trong khi các quy
định mang tính kỹ thuật không nhiều.

Phần 1: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích và nêu cơ sở pháp lý? (4 điểm)
Câu 1: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng có thể là hàng hóa xuất
khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế
quan vào thị trường trong nước.
Nhận định đúng theo khoản 2, Điều 2: Đối tượng chịu thuế, Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu năm 2016
Câu 2: Bất kỳ cá nhân nào nếu có nuôi dưỡng con chưa thành niên thì đều được xét
giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân phát sinh từ tiền công, tiền lương.
Theo điếm a, khoản 3, Điều 19: Giảm trừ gia cảnh, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, căn
cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú “người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách
nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;”
Tuy nhiên, nếu căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú thì vẫn tính thuế bình
thường theo luật định tại Điều 26: Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, Luật thuế thu
nhập cá nhân 2007
Vì vậy, đây là nhận định sai khi áp dụng cho bất kỳ cá nhân nào.
PHẠM THÀNH MINH NGỌC
32191007TPE1
LUẬT THUẾ (PHÁP LUẬT VỀ THUẾ)
CA 3 – 07/08/2021 – NHÓM TPE001
Câu 3: Giá tính thuế giá trị gia tăng tại khâu nhập khẩu đối với mặt hàng rượu, bia là
giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, để có thể tính toán được số thuế giá trị gia tăng tại khâu
nhập khẩu, cần áp dụng quy định tại khoản 1, Điều 5 và khoản 1, Điều 8 Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu; Điều 86 Luật hải quan; Điều 5 và khoản 2, Điều 6 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
Điều 6 và khoản 1, Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng, ta có:
Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu
+ thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường (nếu có)
Vì vậy, nhận định sai khi chỉ tính trên giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu và
thuế tiêu thụ đặc biệt.

Câu 4: Cá nhân chuyển nhượng bất động sản phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân
và thuế giá trị gia tăng, trừ khi thuộc trường hợp được miễn thuế.
Nhận định đúng theo khoản 5, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Phần 3: Bài tập tình huống (3 điểm)


1/ Tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với bất động sản trên,
ông X phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ với số tiền là bao nhiêu? (1 điểm)
Vì ông X (là cá nhân cư trú) thì Thuế TNCA từ thừa kế = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 10%
Vậy, Thuế TNCN từ thừa kế = 7,000,000,000*10% = 700,000,000 VNĐ

2/ Nếu sau khi hoàn thành các thủ tục trên, ông X quyết định bán tài sản này cho Công ty
TNHH C với giá 07 tỷ đồng. Trong giao dịch này, mỗi bên chịu các khoản thuế và lệ phí gì?
Biết rằng ông X còn có các bất động sản ở nơi khác. (2 điểm)
Ông X chịu lệ phí trước bạ khi bán tài sản, phí chuyển nhượng. Còn Công ty TNHH C thì chịu
thuế giá trị gia tăng.

You might also like