Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 100

TÂM LÝ HỌC Y HỌC

TÂM LÝ HỌC Y HỌC

Tác giả: PTS. Nguyễn Văn Nhận


PGS. PTS. Nguyễn Bá Dương
CN-TL Nguyễn Sinh Phúc

LỜI NÓI ĐẦU

Chăm lo sức khoẻ con người là chăm lo cả sức khoẻ thể chất và sức
khoẻ tinh thần. Đây là công việc vẻ vang nhưng rất nặng nề và phức tạp, đòi
hỏi phải sử dụng những thành tựu tiên tiến của rất nhiều ngành khoa học
khác nhau, trước hết là của y học và tâm lý học.

Ngày nay, y học và tâm lý học đang phát triển rất mạnh mẽ. Sự phát
triển của y học diễn ra theo hai khuynh hướng cơ bản: Một mặt đi sâu giải
quyết những vấn đề bệnh căn, bệnh sinh của bệnh: Và một mặt khác, tiến
hành điều trị, nâng cao sức khoẻ người bệnh một cách toàn diện. Sự phát
triển của tâm lý học cũng diễn ra trên hai bình diện: Một mặt tiếp tục phát triển
về lý luận các hiện tượng tâm lý; Và một mặt khác, đi vào giải quyết những
vấn đề hoạt động thực tế của con ngươi, như tâm lý học trong thể thao, tâm lý
học trong lao động, trong hôn nhân và gia đình… Một trong những sản phẩm
chung của sự phát triển y học và tâm lý học là xuất hiện một môn khoa học
liên ngành - Tâm lý học y học.

Trong cuốn sách này, chúng tôi muốn đề cập một cách đầy đủ, sâu sắc
những vấn đề hết sức cơ bản của Tâm lý học y học ở nước ta, như tâm lý
con người khi bị bệnh, tâm lý thầy thuốc trong quá trình khám bệnh và chữa
bệnh, giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân, chẩn đoán tâm lý trong lâm
sàng, vấn đề stress và vệ sinh tâm lý, tâm lý liệu pháp v.v…

Hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp cho đồng nghiệp và bạn đọc những
vấn đề bổ ích về lý luận và thực hành của Tâm lý học y học, tạo thêm cơ sở
khoa học để quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cả về thể chất và tâm lý
cho con người ngày càng tốt hơn.

Các tác giả rất mong nhận được những đóng góp, phê bình của bạn
đọc để cho cuốn sách ngày càng thêm hoàn thiện.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Tâm lý học y học cùng bạn đọc.

Các tác giả

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC

Từ xa xưa người ta đã quan tâm đến vấn đề tâm lý người bệnh và tâm
lý người thầy thuốc. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của tâm lý học và
y học hiện đại mà nhiều ngành khoa học mới đã ra đời để nghiên cứu sâu
thêm vấn đề này. Trong số những khoa học đó có tâm lý học y học.

Tâm lý học y học là khoa học nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý
nhân viên y tế trong quá trình phòng và chữa bệnh. Nó là khoa học cần thiết
cho tất cả các thầy thuốc ở các chuyên khoa và nhờ nó nên nhu cầu điều trị
toàn diện, nhu cầu không ngừng nâng cao cả sức khoẻ thể chất lẫn sức khoẻ
tâm lý của con người ngày càng được đáp ứng tốt hơn.

1. CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC

1.1. Các quan niệm nguyên thuỷ

Trong một thời gian dài loài người có khuynh hướng cơ bản là giải thích
một cách thần bí các hoạt động tâm lý và bệnh tâm thần. Song bên cạnh
những quan niệm thần bí là những quan niệm mang tính khoa học như:
Alkmeon đã đề cập đến mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý và não; Hypocrat
đã nói tới yếu tố dịch thể trong mối quan hệ giữa tâm lý và cơ thể. Những
quan niệm hết sức tiến bộ này đã trở thành một trong những cơ sở cho sự ra
đời của tâm lý y học sau này.

1.2. Y học và tâm lý học thời trung cổ


Thế kỷ XVI, tại Italia, đã có một số quan niệm về bệnh tật thoát khỏi sự
thần bí. Mercurial cho rằng trầm cảm có thể do nguyên nhân thực thể hoặc do
tổn thất tình cảm gây ra. Platon là bác sỹ đầu tiên đề xuất cách phân loại
bệnh tâm thần theo bệnh sinh và đã tính đến vai trò của các yếu tố di truyền,
nội sinh, ngoại sinh trong cơ chế của bệnh.

Sang thế kỷ thứ XVII - thế kỷ của Descartes, được đặc trưng bởi sự
xuất hiện khái niệm phản xạ - khuynh hướng duy vật trong triết học Gobx và
tư tưởng quyết định luận bắt đầu thâm nhập vào y học. Van Gehmont đã đề
cập đến vai trò của những sang chấn tâm lý trong sự phát sinh, phát triển
bệnh tâm thần và tác giả khuyên nên điều trị bằng cách ngâm bệnh nhân vào
nước lạnh. Doleboe - nhà giải phẫu học - đã nêu ra tiêu chuẩn của người bác
sỹ là phải biết điều trị bệnh tâm thần. Tác giả đã thông báo nhiều bệnh nhân
được điều trị khỏi bằng những tác động đạo đức. Lusitanua đã nói rằng,
thuyết phục là một trong những phương pháp điều trị bệnh nhân tâm thần có
hiệu quả. Giakhiax đã đề cập đến bệnh tâm thần trong hình luật và giám định.

Thế kỷ XVIII, Pinel - nhà cải cách phương pháp điều trị bệnh tâm thần
vĩ đại người Pháp - đã cho rằng người lãnh đạo bệnh viện tâm thần phải là
một bác sỹ, một nhà tâm lý, nhà quản lý hành chính và ông là người đầu tiên
đã giải phóng bệnh nhân tâm thần khỏi xiềng xích.

1.3. Tâm lý y học thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX

Đến thế kỷ XIX, nhiều tác phẩm đặt nền móng cho tâm lý y học với tư
cách là một khoa học độc lập đã xuất hiện. Năm 1818, Reie - một bác sỹ, một
nhà giải phẫu học - đã viết cuốn “Cuồng tưởng và phương pháp tâm lý trong
điều trị những sang chấn tâm lý”. Tác phẩm này đã chỉ ra ý nghĩa cơ bản của
tâm lý y học là sử dụng liệu pháp tâm lý tích cực.

Trong thòi kỳ này đã nẩy sinh sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái
duy tâm và duy vật máy móc trong tâm lý y học. Đại biểu của trường phái duy
tâm là Heinroth và Ideler, đã coi thường yếu tố cơ thể trong các bệnh tâm
thần và cho rằng, bệnh tâm thần là hậu quả của cuộc “đấu tranh dục vọng”.
Đại diện cho trường phái duy vật là Jacobi - Gnisinger, đã khẳng định rằng
tâm thần học là một bộ phận thống nhất của y học và coi não là cơ quan của
tâm lý.

Giữa thế kỷ XIX, Lotze đã viết cuốn “Tâm lý học y học”. Đến giữa
những năm 70, Tuhe viết cuốn “Y học tâm lý”. Tuy những cuốn sách này có
giá trị đối với các nhà tâm thần học nhiều hơn, song tên của chúng cũng đã
nhắc người đọc hãy quan tâm hơn đến tâm lý học y học.

Sang thế kỷ XX, đã có nhiều chuyện để nói rõ hơn về đối tượng của
tâm lý y học. Trong cuốn “Tâm lý học y học”, Janet đã tổng kết kinh nghiệm
lâm sàng của mình về tâm lý liệu pháp. Trong thời kỳ này đã xuất hiện nhiều
học thuyết tâm lý mới có liên quan đến tâm lý y học như: Phân tâm học của
Freud (sau đó, nhà thần kinh học người Úc là Schilder đã viết cuốn “Tâm lý
học y học” theo quan điểm phân tích tâm lý này); học thuyết y học tâm thần -
thực thể của Alexander; học thuyết thể tạng - sinh vật trong tâm thần học và
tâm lý học của Kretschner… Nhìn chung, các trường phái này chưa thấy hết
vai trò của yếu tố xã hội trong tâm lý, trong nhân cách con người.

1.4. Sự hình thành tâm lý y học duy vật

Quan điểm về sự thống nhất giữa tâm lý và thực thể chính là quan điểm
của học thuyết thần kinh chủ đạo trong khoa học. I.M.Xetrenop sau khi vận
dụng nguyên lý phản xạ vào hoạt động của não người đã đặt tiền đề cho sự
hình thành học thuyết phản xạ trong hoạt động tâm lý. Ông đã viết: “Mọi hành
động có ý thức và vô thức, xét về nguồn gốc nảy sinh, đều là phản xạ”.

I.P.Pavlop đã phát triển quan điểm của Xetrenop và đề ra phương pháp


phản xạ có điều kiện. Với phương pháp này, ông đã tìm ra quy luật cơ bản và
cơ chế hoạt động của não, khám phá ra vai trò của hệ thống tín hiệu thứ nhất
và hệ thống tín hiệu thứ hai. Pavlop cho rằng tâm lý là sự phản ánh các hiện
tượng của thế giới nội tâm. Ông yêu cầu tìm hiểu hoạt động của não về mặt
tâm lý và giải thích hoạt động đó về mặt sinh lý. Học thuyết thần kinh chủ đạo
là học thuyết tâm lý - thần kinh chủ đạo. Học thuyết này cũng khăng định vai
trò then chốt của ý thức trong hoạt động của con người.
Việc phát hiện ra những vùng chức năng khu trú ở vỏ não, như trung
khu vận động ngôn ngữ (Broca), trung khu cảm giác ngôn ngữ (Wernik); việc
ra đời những học thuyết mất thực dụng, mất nhận thức và quan điểm sinh học
lâm sàng đã góp phần chứng minh cho mối quan hệ mật thiết giữa tâm lý và
não. Những công trình nghiên cứu về cấu trúc chất xám, về chức năng của
não đã chứng minh não là cơ sở của tâm lý.

Cùng với sự ra đời của học thuyết hoạt động thần kinh cấp cao, sự xuất
hiện của học thuyết vỏ não - nội tạng những khám phá về hệ thần kinh thực
vật (Langioy, Heso), về hệ thống chức năng dưới vỏ, về vai trò của thể lưới
(Megoun, Moui)… đã đánh dấu sự tiếp cận ngày càng lớn giữa tâm lý học và
các khoa học tự nhiên.

Dựa vào học thuyết Mác - Lênin, chúng ta có thể nhận thức được đúng
đắn hoạt động tâm lý của con người với tư cách là một nhân cách, một chủ
thể của nhận thức. Theo Mác, nhân cách là sản phẩm của các quan hệ trong
xã hội loài người. V.I.Lênin đã coi thế giới nội tâm là thế giới khách quan
được di chuyển vào não người và được biến đổi ở trong đó. Rõ ràng là, tâm
lý học duy vật nghiên cứu hoạt động tâm lý con người “không chỉ với tư cách
là một khách thể mà còn là một chủ thể có ý thức” (V.I.Miaxcisep).

Từ khi tâm lý học có những bước tiến bộ như: các phòng thực nghiệm
tâm lý ra đời; tâm lý học được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy trong các
trường đào tạo cán bộ y tế; sự phục hồi chức năng các tổn thương não do
các nhà tâm lý học tiến hành có kết quả tốt… thì tâm lý y học lại càng trở nên
quan trọng và là một bộ phận hữu cơ, không thể thiếu được của y học.

1.5. Một số quan niệm phương Tây về tâm lý y học

Ở phương Tây, đặc biệt ở Mỹ tuy đã hình thành quan điểm thừa nhận
con người là tượng trưng cho sự thống nhất giữa cơ thể và tâm hồn, song họ
lại quá nhấn mạnh vai trò của các yếu tố tâm lý trong bệnh sinh của tất cả các
bệnh, kể cả bệnh chức năng lẫn bệnh thực thể. Trong bất kỳ bệnh thực thể
nào, họ cũng cho yếu tố tâm lý lên hàng đầu, giữ vai trò chủ đạo, nghĩa là họ
cho tâm lý độc lập với thực tế lịch sử - xã hội và tâm lý là nguyên nhân hàng
đầu, là nền tảng cho mọi quá trình diễn ra trong cơ thể con người.

S.Freud là người có quan điểm duy tâm chủ quan đã chia nhân cách
con người thành ba lớp: lớp dưới cùng là vô thức; lớp trên là ý thức và lớp
trung gian ở giữa. Lớp trung gian làm nhiệm vụ kiểm duyệt, như một hàng rào
ngăn cách giữa lớp trên và lớp dưới. Lớp vô thức là nơi hội tụ các bản năng
có từ khi con người mới sinh ra và làm nhiệm vụ điều chỉnh toàn bộ đời sống
tâm lý con người. Nó chất chứa năng lượng tâm lý của những bản năng bị
dồn nén, bị lớp ý thức ở trên ngăn cản, không cho thực hiện, về sau, những
năng lượng này chuyển thành bệnh tật, mê tín, chiến tranh…

Bệnh tật, theo các nhà tâm lý thực thể, là hậu quả của sự xung đột giữa
hai nguyên lý thoả mãn, hiện thực và đã được định sẵn trong tâm lý con
ngưòi. Theo họ, tình trạng lo sợ, phẫn nộ, bị kiềm chế được biểu hiện trong
bệnh tim, bệnh ngoài da; nỗi buồn nhớ mẹ được biểu hiện trong hen phế
quản; xúc cảm cấp thấp được biểu hiện trong bệnh ỉa chảy; tính hà tiện, bủn
xỉn, lệ thuộc biểu hiện trong bệnh dạ dày, đường ruột… Các nhà tâm lý thực
thể còn cho rằng, phù hợp với mỗi loại nhân cách là một loại bệnh. Ví dụ,
những người phản ứng quá mức với ngoại cảnh hay bị bệnh loét dạ dày, đau
thắt ngực; những người phản ứng yếu, hay bị viêm đại tràng, viêm da, viêm
khớp; những người kiềm chế phản ứng, hay bị bệnh cao huyết áp, hen phế
quản, cường tuyên giáp, đau nửa đầu; những người thích mạo hiểm, hay bị
gẫy xương tứ chi; những người ham hiểu biết, hay bị tai nạn xe cộ và những
người không muốn đẻ, hay bị bệnh ung thư, bệnh nội tiết…

Freud đã đề xuất phương pháp điều trị bằng phân tích tâm lý. Theo
ông, khi phần vô thức đấu tranh với ý thức và lọt được qua tầng kiểm duyệt
thì nó được biểu hiện dưới các dạng tượng trưng như viết nhầm, nói sai,
hoặc được phản ánh trong các giấc mơ… Cho nên cần điều trị bệnh bằng
cách giải thích giấc mơ, giải thích ngôn ngữ tượng trưng, giải thích các liên
tưởng tự do, hoặc để bệnh nhân tự nói ra những ức chế, dồn nén của mình
trong giấc ngủ thôi miên… Theo các nhà tâm lý thực thể, đàm thoại với bệnh
nhân cũng có tác dụng điều trị, làm giảm căng thẳng, giải phóng phức hợp
độc hại khỏi ý thức và “trung hoà” chúng. Phân tâm học của Freud mang tính
tư biện nhiều hơn là khoa học song hiện nay khuynh hướng này vẫn còn rất
thịnh hành ở nước ngoài và vẫn được phát triển song song các khuynh
hướng duy tâm khác.

2. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC Y HỌC

2.1. Vị trí, đối tượng nghiên cứu của tâm lý y học

Tâm lý học y học vừa là bộ phận của y học, vừa là bộ phận của tâm lý
học. Về đối tượng nghiên cứu và vị trí của tâm lý học y học, cho đến nay vẫn
còn nhiều ý kiến khác nhau. Có thể tóm tắt những ý kiến khác nhau này thành
các nhóm sau:

- Nhiệm vụ chủ yếu của tâm lý y học là cung cấp những tri thức tâm lý
học đại cương và trên cơ sở đó, vận dụng vào y học. Điều này là hoàn toàn
cần thiết, song thực tế, không phải ai cũng làm được như vậy.

- Nội dung của tâm lý y học là phân tích về mặt tâm lý bản chất các
bệnh thần kinh (theo Ekpechiep). Nếu theo quan điểm này thì giới hạn của
tâm lý y học rất hẹp, chỉ là môn học trong đào tạo những bác sỹ tâm thần
kinh.

- Tâm lý y học chính là bệnh học tâm thần đại cương. Nếu như vây, thì
đối tượng của tâm lý y học là nghiên cứu các bệnh tâm thần và tâm lý y học là
bộ phận hẹp của tâm thần học.

- Đối tượng của tâm lý y học là nghiên cứu những đặc điểm tâm lý
ngưòi bệnh và ảnh hưởng của những đặc điểm đó lên sức khoẻ và bệnh tật,
là sự đảm bảo một hệ thống tối ưu các ảnh hưởng tâm lý có mục đích. Quan
niệm này đúng, song chưa phải đã bao quát hết những vấn đề của tâm lý y
học.

- Ngoài những quan điểm trên, có tác giả còn quan niệm rộng hơn: tâm
lý y học bao gồm cả tâm lý học đại cương, tâm lý bệnh học và bệnh học tâm
thần.
Chúng tôi cho rằng, trước khi tìm hiểu những vấn đề cơ bản của tâm lý
y học, chúng ta cần phải hiểu được tâm lý là gì; những quy luật cơ bản nào
chi phối các quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý; cấu trúc nhân cách gồm
những yếu tố nào… Nghĩa là phần mở đầu, làm cơ sở cho tâm lý y học phải
là những nét cơ bản của tâm lý học đại cương.

Phần chủ yếu nhất của tâm lý y học là tâm lý học người bệnh, trước hết
là tâm lý học người bệnh thực thể (người bị các bệnh nội khoa, ngoại khoa,
da liễu v.v… và không bị rối loạn tâm thần). Đối tượng nghiên cứu của tâm lý
học người bệnh là căn nguyên tâm lý của bệnh; hình ảnh lâm sàng bên trong
của bệnh, ý thức bệnh; mối quan hệ tương hỗ giữa trạng thái tâm lý, nhân
cách người bệnh và bệnh tật; mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh và những
yếu tố tác động vật lý, xã hội của môi trường…

Quan hệ chặt chẽ với tâm lý học người bệnh là tâm lý học thầy thuốc.
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học thầy thuốc là những vấn đề về luân lý,
đạo đức y học, những vấn đề về lao động nghề nghiệp, hoạt động giao tiếp
của người thầy thuốc, những tác động độc hại của nghề y… Đặc biệt, tâm lý
học thầy thuốc tập trung nghiên cứu về phẩm chất nhân cách người thầy
thuốc như năng lực hoạt động, các phẩm chất tâm lý, uy tín và những thiếu
sót… của người thầy thuốc.

Ngoài ra, trong tâm lý học y học còn phát triển những bộ phận chuyên
đi sâu nghiên cứu những phần cụ thể của tâm lý người bệnh và tâm lý ngươi
nhân viên y tế, như đi sâu phân loại các rối loạn hoạt động tâm lý (tâm lý bệnh
học), nghiên cứu tâm lý những bệnh nhân tổn thương não (tâm lý học thần
kinh); nghiên cứu các liệu pháp tâm lý; nghiên cứu tâm lý trong giám định;
nghiên cứu về stress tâm lý và vệ sinh tâm lý…

Đúng là cho đến nay, những quan niệm về đối tượng, phạm vi nghiên
cứu của tâm lý y học còn chưa được thống nhất, song những bộ phận cơ bản
của nó ít nhiều cũng đã được hình thành. Chúng ta đồng ý rằng, tâm lý y học
là khoa học nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế trong hoạt
động phòng và chữa bệnh, góp phần không ngừng nâng cao sức khoẻ thể
chất, tâm lý cho con người.

Ngày nay, khi mà khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão, khi mà
nền y học đang trên đà kỹ thuật hoá, thì sự cách ly giữa người bệnh và nhân
viên y tế ngày càng thêm rộng. Lúc này, tâm lý y học - bộ phận thực hành của
tâm lý học vận dụng vào y học - càng trở nên quan trọng trong công tác đào
tạo cán bộ y tế. Một nền y học thực sự nhân đạo là nền y học đảm bảo cho
cán bộ y tế không chỉ có tri thức về thực thể người bệnh, mà còn có cả những
tri thức về nhân cách người bệnh và đảm bảo cho sức khoẻ con người được
chăm sóc một cách toàn diện, cả về sức khoẻ thực thể lẫn sức khoẻ tâm lý.

2.2. Nhiệm vụ của tâm lý y học

2.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý người bệnh

- Nghiên cứu những biểu hiện tâm lý của bệnh.

- Vai trò tâm lý trong phát sinh, phát triển của bệnh.

- Ảnh hưởng của bệnh đối với tâm lý.

- Sự khác nhau giữa tâm lý thường và tâm lý bệnh.

- Những tác động của yếu tố tự nhiên, xã hội lên tâm lý người bệnh.

- Vai trò của tâm lý trong điều trị.

- Vai trò của tâm lý trong phòng bệnh và củng cố sức khoẻ.

2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý nhân viên y tế

- Nghiên cứu những phẩm chất nhân cách người nhân viên y tế.

- Y đức học và những phẩm chất đạo đức người nhân viên y tế.

- Hoạt động giao tiếp của người nhân viên y tế…

2.2.3. Một số nhiệm vụ chung

- Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý trong lâm sàng.

- Các trắc nghiệm tâm lý học.


- Những vấn đề tâm lý học trong giám định lao động, quân sự, pháp y…

2.3. Nội dung của tâm lý y học

Nội dung của tâm lý y học bao gồm các vấn đề cơ bản sau:

- Những quy luật cơ bản về tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế,
tâm lý giao tiếp, không khí tâm lý trong các cơ sở điều trị.

- Học thuyết về sự tác động tương hỗ giữa tâm lý và thực thể.

- Tác động tâm lý của các yếu tố tự nhiên, xã hội của môi trường.

- Học thuyết về nhân cách.

- Y đức và những phẩm chất đạo đức của người nhân viên y tế.

- Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý trong lâm sàng.

- Một số vấn đề tâm lý học trong giám định lao động, quân sự, pháp y…

2.4. Cấu trúc tâm lý học y học

Tâm lý học y học gồm các phần chính như sau:

- Đại cương tâm lý học y học.

- Một số nét cơ bản về tâm lý con người.

- Tâm lý học người bệnh.

+ Tâm lý học bệnh sinh (tâm lý học bệnh tật).

+ Tâm lý học môi trường người bệnh.

- Tâm lý học thầy thuốc, luân lý và đạo đức y học.

- Hoạt động giao tiếp của người nhân viên y tế.

- Tâm lý liệu pháp, liệu pháp phục hồi sức khoẻ.

- Stress và vệ sinh tâm lý.

- Một số vấn đề tâm lý học trong giám định.

- Một số vấn đề về tâm lý học thần kinh và tâm lý bệnh học.

- Tâm lý học chẩn đoán và một số trắc nghiệm tâm lý trong lâm sàng.
Trên cơ sở cấu trúc này, tùy yêu cầu cần tìm hiểu, tùy quỹ thời gian cho
phép mà chúng ta xây dựng những chương trình nghiên cứu phù hợp.

3. Ý NGHĨA TÂM LÝ Y HỌC VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ

Sự tiến bộ của nền y học hiện đại được đặc trưng bằng sự phát triển
của hai khuynh hướng: một mặt đi sâu nghiên cứu cơ chế của bệnh; một mặt
khác, nghiên cứu người bệnh một cách toàn diện, trong mối quan hệ tương
hỗ giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài. Kết quả của sự phát triển
này là làm nẩy sinh nhiều chuyên khoa y học mới, trong đó có tâm lý học y
học. Đây là một chuyên khoa y học cơ sở, cần thiết cho tất cả các nhân viên y
tế.

Con người khi bị bệnh, tâm lý ít nhiều đều bị biến đổi do tác động của
bệnh tật và ngược lại, tâm lý không bình thưòng là một trong những nguyên
nhân phát sinh, phát triển của bệnh tật.

Trong một số trường hợp, chỉ cần phân tích kỹ về mặt tâm lý lời đàm
thoại của người bệnh cũng phát hiện được sự khởi đầu của một bệnh ác tính.
Cũng có khi những biến đổi tâm lý che lấp cả triệu chứng lâm sàng của bệnh
thực thể. Thực tế cho thấy, có tới 50% bệnh nhân nội khoa phản ánh bệnh tật
chủ yếu bằng những lời than phiền và những thay đổi tâm lý trước khi có
những biểu hiện biến đổi quan trọng về thực thể.

Một số bệnh nhân, nếu để họ biết mình bị những bệnh nghiêm trọng
như: giang mai, lao, ung thư, nhiễm HIV (Human Immunodefiency Vius)…, rất
có thể họ bị sang chấn tâm lý mạnh, thậm chí dẫn đến hành vi tự sát.

Có những bệnh nhân tuy mắc bệnh nhưng không đi khám và chữa
bệnh, vì họ e thẹn (thường gặp ở những người có tính cách trầm, kín đáo),
hoặc vì chủ tâm giấu bệnh… Ngược lại, có những người cường điệu bệnh tật,
giả vờ mắc bệnh. Một bệnh viện của quân đội Liên Xô cũ tổng kết, trong số
178 bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm vì có dấu hiệu bụng ngoại khoa điển hình,
có những bệnh nhân đã được phẫu thuật, song trong đó chỉ có 12 người bị
bệnh tâm thần.
Nhiều khi yếu tố tâm lý là nguồn gốc của các bệnh thực thể (như các
bệnh cao huyết áp, đau thắt ngực, loét dạ dày, hen phế quản, exzema…),
hoặc là yếu tố làm cho bệnh bùng phát. Cho nên tìm hiểu yếu tố tâm lý trong
tiền sử bệnh là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật cho người bệnh.

Quang cảnh bệnh viện, thái độ của nhân viên y tế, cách thăm khám lâm
sàng, các thao tác kỹ thuật và đặc biệt các cuộc phẫu thuật có ảnh hưởng rất
lớn đến trạng thái tâm lý người bệnh. Thực tế chúng ta đã gặp những cơn
choáng xúc cảm, thậm chí dẫn đến tử vong. Có người thủng ổ loét dạ dày do
quá lo lắng trước khi mổ. Petrop, một nhà ngoại khoa, đã nói: cần phải chuẩn
bị tâm lý cho bệnh nhân trước cuộc mổ như chuẩn bị tâm lý cho người lính
trước khi ra trận. Cho nên thầy thuốc phải biết được trạng thái tâm lý và nhân
cách người bệnh.

Dưới tác động của bệnh, trạng thái tâm lý, nhân cách người bệnh đôi
khi thay đổi hẳn, đặc biệt trong các bệnh nặng, kéo dài. Trạng thái tâm lý
trước khi bị bệnh giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiến triển của bệnh.
Thực tế có những người mang bệnh nặng, thậm chí tàn phế, nhưng khả năng
bù trừ về mặt tâm lý của họ lại rất lớn vì có ý chí và đạo đức cao. Tâm lý y
học cần đi sâu tổng kết những kinh nghiệm quý báu này.

Coi trọng yếu tố tâm lý trong điều trị là rất cần thiết, Các thầy thuốc thời
xưa coi lời nói giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống các phương pháp điều trị.
Những lời khuyên của thầy thuốc chỉ trên cơ sở nắm vững đời sống, tình
trạng hiện tại và quá khứ của người bệnh. Lời khuyên phải bao gồm không
chỉ kế hoạch điều trị mà còn phải nói rõ cho người bệnh biết các nguyên nhân
hỗ trợ cho bệnh phát triển. Thầy thuốc phải giải thích rõ cho người bệnh: điều
trị chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể trở lại bình thường, muốn khỏi bệnh
lâu dài và ngăn ngừa tái phát, không thể không loại trừ các nguyên nhân gây
ra nó, tức là giải thích cho người bệnh về vệ sinh cá nhân (Giakharin). Nhiều
nghiên cứu chứng tỏ rằng, thuốc có tác dụng tốt là nhờ sự đóng góp của cơ
chế ám thị. Năm 1920, Mudrop đã nói, điều trị thực ra, chính là điều trị người
bệnh. Những điều trên đây đã cho thấy, vấn đề tâm lý trong y học cần được
nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Rõ ràng là, không có tri thức về tâm lý y học, không coi trọng trạng thái
tâm lý và nhân cách người bệnh thì không thể nói đến một nền y học tương
lai, tức là nền y học về vệ sinh cá nhân và phòng bệnh theo nghĩa rộng.
Xetrenop đã cho rằng, người thầy thuốc không những là chuyên gia về trạng
thái thực thể mà còn là chuyên gia về tâm lý cho người bệnh.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ Y HỌC

Những phương pháp nghiên cứu tâm lý y học được xây dựng trên cơ
sở các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, trước hêt là các
phương pháp của tâm lý học và của y học. Những phương pháp thường dùng
là: quan sát, trò chuyện, phân tích sản phẩm, trắc nghiệm, thực nghiệm,
phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình hoá… Đặc biệt, để nghiên
cứu tâm lý người bệnh, tâm lý y học sử dụng phương pháp tâm lý lâm sàng.
Đây là phương pháp do trường phái Mudrop- Giakharin-Botkin đề xướng, bao
gồm các nội dung sau:

4.1. Phần mở đầu cuộc khám bệnh

Ngưòi thầy thuốc chú ý thu thập những thông tin về hành chính như:
tuổi, văn hoá, nghề nghiệp… và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành
quan hệ giao tiếp, có ích cho việc thăm khám và điều trị đạt kết quả.

Trong phần kể bệnh, cần chú ý đến trạng thái chung, rối loạn giấc ngủ,
biến đổi khí sắc và trạng thái tâm lý của người bệnh.

Trong khai thác tiền sử bệnh, điều quan trọng là hỏi bệnh nhân về thời
điểm xuất hiện bệnh, sự bắt đầu và diễn biến ra sao, bệnh nhân tưởng tượng
ra hình ảnh lâm sàng của bệnh như thế nào, có suy nghĩ gì về nguyên nhân,
tiên lượng của bệnh… Chú ý khai thác tiền sử đời sống người bệnh để có cơ
hội thâm nhập vào thế giới nội tâm của họ. Qua đàm thoại, mối quan hệ giữa
thầy thuốc và bệnh nhân thêm sâu sắc, thầy thuốc hiểu đầy đủ hơn về tâm lý
người bệnh.
4.2. Phần khám các triệu chứng khách quan

Cần chú ý tìm hiểu đầy đủ trạng thái tâm lý, ý thức, hoạt động… của
người bệnh. Sơ bộ đánh giá mức độ phát triển trí tuệ, khí chất và những nét
tính cách chủ yếu, đặc biệt phải tìm hiểu khí sắc và phản ứng xúc cảm của
người bệnh.

Cần tiến hành các trắc nghiệm và thực nghiệm tâm lý chuyên biệt để bổ
sung cho các tài liệu nghiên cứu tâm lý.

4.3. Phần kết luận

Trong phần kết luận, ngoài các chẩn đoán về bệnh tật, cần có các chẩn
đoán về nhân cách, về trạng thái tâm lý của người bệnh. Xem nhân cách
người bệnh hướng nội hay hướng ngoại, kiểu khí chất chính của họ ra sao.
Cần xác định hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh, trạng thái tâm lý người
bệnh trong mối tương quan với bệnh tật và hoàn cảnh mắc bệnh. Trên cơ sở
đó, thầy thuốc đề ra nghệ thuật giao tiếp, kế hoạch tâm lý liệu pháp, vệ sinh
tâm lý… với người bệnh.

Tóm lại, tâm lý học y học nghiên cứu những vấn đề về tâm lý người
bệnh, tâm lý thầy thuốc, tâm lý bệnh học… bằng những phương pháp đặc
trưng của mình. Nó có cơ sở phương pháp luận là những quan điểm duy vật
biện chứng và học thuyết thần kinh chủ đạo. Tâm lý học y học thực sự cần
thiết cho một nền y học hiện đại. Chỉ những người thầy thuốc vừa có đầy đủ
tri thức về y học thực thể, vừa có những hiểu biết sâu sắc về tâm lý y học mới
có thể phòng bệnh, chữa bệnh một cách toàn diện và có hiệu quả.

Phần 1. HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ VÀ KHOA HỌC TÂM LÝ

Chương 1. TÂM LÝ HỌC LÀ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC HIỆN


TƯỢNG TÂM LÝ

1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ


1.1. Bản chất của hiện tượng tâm lý

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường gặp những lời nhận xét
như: chị này tâm lý lắm, anh kia không tâm lý tý nào… Chữ “tâm lý” dùng ở
đây có thể mới được hiểu theo nghĩa hẹp, để chỉ thái độ, cách cư xử… của
con người. Để hiểu chính xác và khoa học tâm lý là gì, từng hiện tượng tâm lý
nẩy sinh và phát triển ra sao, vận hành theo quy luật nào…, loài người đã
phải trải qua một thời gian dài nghiên cứu, thể nghiệm; đã phải chứng kiến
biết bao cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các khuynh hướng khác nhau.

1.1.1. Tâm lý là bản chất của vật chất cấp cao

Đây là chủ đề tập trung sự đấu tranh gay gắt, lâu dài giữa những quan
điểm duy tâm và duy vật. Chủ nghĩa duy tâm cổ đại cho rằng, hiện tượng tâm
lý là bản chất siêu hình đặc biệt của sinh vật và được gọi là linh hồn. Theo
nhà triết học duy tâm cổ đại Hy Lạp là Platon (427-347 trước công nguyên),
linh hồn là siêu hình và độc lập với thể xác; con người sống được là nhờ linh
hồn liên hệ với thể xác. Khi con người sống, linh hồn là nguyên nhân sinh ra
các quá trình sống của cơ thể và nó truyền đạt tất cả các hiện tượng tâm lý
vốn có của con người. Nếu không có sự điều khiển của linh hồn, thì con
người không tồn tại. Khi ngưòi ta chết đi, linh hồn lìa khỏi xác, bay về cõi “niết
bàn” và mãi mãi tồn tại. Các nhà duy tâm khách quan cho rằng, thế giới ý
niệm sinh ra vạn vật, sinh ra thế giới vật chất. Còn các nhà duy tâm chủ quan,
như G. Berkeley (1685 - 1753) cho rằng, vốn dĩ không có thế giới vật chất,
những vật chất cụ thể là do cảm giác của con người mà có. Thuyết “linh hồn”
của Platon ở phương Tây, thuyết “tâm” của đạo Khổng ở phương Đông đều
tuyệt đối hoá thuộc tính tinh thần của tâm lý, hoàn toàn tách biệt tâm lý khỏi
vật chất.

Những người theo trường phái “nhị nguyên luận” như Descartes (1596
- 1650), đã dùng khái niệm phản xạ để giải thích các hoạt động cơ bắp đơn
giản của động vật, của con người và cho rằng những hoạt động chủ định, có
ý thức của con người là do linh hồn (ông gọi là “lý tính tối cao”) điều khiển.
Theo J. Lock (1632 - 1704), tâm lý con người là những kinh nghiệm. Kinh
nghiệm bên ngoài do tác động bên ngoài vào giác quan mà có; kinh nghiệm
bên trong được sinh ra từ “ý thức bên trong”, tự nó hoạt động, chỉ tự nó mới
biết được nó. Quan niệm nhị nguyên luận là sự biến dạng của chủ nghĩa duy
tâm.

Đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm là chủ nghĩa duy vật.
Theo họ, trong vũ trụ bao la chỉ có vật chất là tồn tại mãi mãi và luôn luôn biến
đổi (vận động và phát triển), với những tính chất muôn hình, muôn vẻ. Tâm lý
không tồn tại ngoài vật chất. Song những nhà duy vật cổ đại lại coi tâm lý là
một thứ vật chất, do vật chất khác như nước, lửa, không khí… tạo ra
(Democritos). Aristot (384 - 322 trước công nguyên) có quan điểm tiến bộ
hơn, đã cho rằng, tinh thần chỉ là một chức năng của thân thể, như thị giác là
chức năng của mắt. Một số nhà duy vật Trung Quốc thời kỳ này đã dùng
thuyết ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) để giải thích nguồn gốc vật chất.
Tuấn Tử (vào những năm 315 - 230 trước công nguyên) cho rằng, thân thể
con người sinh ra tinh thần và cái tốt, cái xấu… đều nằm trong thân thể con
người. Các nhà duy vật Pháp và các nhà duy vật Đức trước đây đã quan
niệm một cách máy móc siêu hình rằng, hoạt động tâm lý cũng là một quá
trình vật chất; óc người in hình sự vật bên ngoài giống như chiếc khuôn bằng
sáp; tâm lý phản ánh hiện thực khách quan thụ động, giống như chiếc gương
soi. Spinoza (1632 - 1667) cho rằng tất cả vật chất đều có tư duy. Lameltrie
(1702 - 1751) đã thừa nhận, vật chất tồn tại độc lập; chỉ cơ thể mới có cảm
giác và con người chẳng qua chỉ là cái máy đồng hồ. Thậm chí, có tác giả lại
cho rằng, não tiết ra tâm lý cũng như gan tiết ra mật…

Gần đây, những quan điểm duy tâm, duy vật máy móc, siêu hình về
hiện tượng tâm lý vẫn tồn tại và được các nhà tâm lý học mới biến tướng
dưới nhiều dạng khác nhau, tinh vi hơn và hấp dẫn hơn.

L.Feurbach (1804 - 1872) là nhà duy vật lỗi lạc trước khi chủ nghĩa Mác
ra đời đã khẳng định, tinh thần, ý thức không thể tách rời não người - một thứ
vật chất phát triển tới mức cao nhất.
Các nhà duy vật biện chứng đã có những quan điểm đúng đắn về bản
chất vật chất của tâm lý. Họ cho rằng, tâm lý là biểu hiện bản chất của vật
chất, là sản phẩm dưới dạng đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là bộ não.
Sự phát triển của tâm lý luôn luôn liên hệ mật thiết với sự phát triển của hệ
thống thần kinh. Thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển. Lúc đầu là
thể vô cớ, sau đó phát triển thành thể hữu cơ, thành nguyên sinh chất. Sự
phát triển của nó cứ tiếp tục, ngày càng phức tạp, hoàn chỉnh thêm và cuối
cùng thành sự phản ánh thế giới khách quan của những sinh vật có hệ thần
kinh, có não bộ. Mặt khác, sự phản ánh của sinh vật với thế giới xung quanh
cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện. Những sinh vật đầu tiên chỉ có bản
tính kích thích. Từ bản tính này, trong quá trình phát triển ngày càng phức tạp
của cơ thể, sinh vật luôn luôn biến đổi để thích ứng với hoàn cảnh xung
quanh và do đó cảm giác của chúng được phát triên. Đây chính là sự bắt đầu
của phản ánh tâm lý. Lúc đầu là những cảm giác mang tính chung chung, đơn
giản, sau đó phát triển thành những cảm giác chuyên biệt (thị giác, thính giác,
xúc giác…). Những sinh vật càng tiến hoá, hoạt động càng phức tạp thì phản
ánh tâm lý của chúng càng phong phú và hoàn thiện, với những hình thức
như: tưỏng tượng, tư duy, xúc cảm, tình cảm… Ý thức là hình thức phản ánh
tâm lý cao nhất, chỉ có ở người.

1.1.2. Tâm lý có bản chất là phản xạ

Hệ thần kinh động vật hoạt động theo cơ chế phản xạ. Những phản xạ
này bao gồm các phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Cơ chế hoạt động
cấp cao của hệ thần kinh, của vỏ não là phản xạ có điều kiện. Hoạt động của
hệ thống thần kinh gắn liền với hoạt động nội tiết của cơ thể. Vỏ não là bản
chất thực tế vật chất của tâm lý. Như vậy, tất cả các hiện tượng tâm lý đều
mang tính chất phản xạ. Chúng phát sinh là để đáp lại những kích thích này
hay kích thích khác của thế giới bên ngoài hay bên trong cơ thể.

1.1.3. Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan

Nội dung của tâm lý là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan. Sự
phản ánh này là muôn màu, muôn vẻ và phức tạp. Đây hoặc là sự phản ánh
bản thân sự vật, hiện tượng, từ những thuộc tính bên ngoài đến bản chất của
nó, bằng quá trình nhận thức cảm tính và lý tính; hoặc là sự phản ánh mối
quan hệ giữa sự vật, hiện tượng với sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu
cầu của con người bằng những rung cảm, xúc cảm… Trong mối quan hệ qua
lại với thế giới xung quanh, con người không chỉ nhận cảm, suy nghĩ, nhớ lại
hoặc tưởng tượng ra, mà còn thực hiện những hành động khác nhau, gây
nên những biến đổi thế giới xung quanh để thoả mãn nhu cầu muôn hình,
muôn vẻ của mình. Những quá trình tâm lý phản ánh thế giới khách quan của
con ngưòi mang tính chủ thể và tích cực, thông qua sở thích, năng lực, nhu
cầu… của mỗi cá nhân, khác với sự phản chiếu thụ động của chiếc gương.

1.1.4. Tâm lý con người có bản chất xã hội, lịch sử

Đây là điểm khác nhau giữa tâm lý người và tâm lý động vật. Con
người khi sống trong xã hội loài người đã giao tiếp với nhau, cùng nhau lao
động và phát triển xã hội. Tâm lý con người phản ánh sự hình thành phát triển
của xã hội. Trong hoạt động, nhất là hoạt động lao động, con người chuyển
các hiện tượng tâm lý của mình vào những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần.
Ngược lại, khi hoạt động với công cụ, với đồ vật con người bóc tách những
tinh tuý tâm lý mà loài người xã hội gửi gắm vào trong đó thành hiện tượng
tâm lý của riêng mình. Trong mỗi hiện tượng tâm lý của con người đều mang
đậm dấu ấn của xã hội mà con người đang sống và thay đổi theo lịch sử phát
triển xã hội mà con người đã trải qua. Không sống trong xã hội loài người
(như những người khi mới sinh đã bị động vật nuôi ở trong rừng), thì không
thể có tâm lý người.

Tham gia vào sự hình thành và phát triển tâm lý con người có những
yếu tố cơ bản sau: bẩm sinh, di truyền về mặt sinh vật hoặc truyền lại cho
nhau qua công cụ, đồ vật; hoạt động, giao tiếp; giáo dục và tự giáo dục; điều
kiện và hoàn cảnh sống…

Tóm lại, tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan,
có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nẩy sinh
bằng những hoạt động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã
hội, lịch sử.

1.2. Đặc điểm chung của hiện tượng tâm lý

Đời sống tâm lý vô cùng phong phú, muôn màu, muôn vẻ, song xem
xét một cách khái quát, chúng có chung những đặc trưng sau:

1.2.1. Tính chủ thể

Sự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh cơ giới và sinh vật ở chỗ,
bao giờ nó cũng mang dấu vết riêng của chủ thể phản ánh. Mỗi chủ thể phản
ánh tâm lý hiện thực khách quan đều thông qua kinh nghiệm, thái độ, cảm xúc
riêng của mình. Tính chủ thể khiến cho hiện tượng tâm lý ngoài cái chung ra,
còn luôn luôn mang màu sắc riêng của mỗi cá nhân.

1.2.2. Tính tổng thể của đời sống tâm lý

Không có hiện tượng tâm lý nào đứng riêng rẽ, không liên quan đến
các hiện tượng tâm lý khác. Đời sống tâm lý của cá nhân là toàn vẹn. Và mỗi
một hiện tượng tâm lý cũng mang tính toàn vẹn, chỉnh thể.

1.2.3. Sự thống nhất giữa hoạt động tâm lý bên trong và bên ngoài

Tâm lý là hiện tượng thuộc về thế giới bên trong. Song nó liên quan
chặt chẽ với thế giới bên ngoài qua những sự vật, hiện tượng của môi trường
bên ngoài mà nó phản ánh; qua bản thể vật chất của nó là bộ não và qua
những biểu hiện bên ngoài như hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ, vẻ mặt, dáng
điệu… Chúng ta có thể thông qua những biểu hiện bên ngoài đó mà xét đoán
tâm lý bên trong.

1.3. Chức năng của hiện tượng tâm lý

Tâm lý con người phản ánh thế giới khách quan, song khi đã hình
thành, nó tác động trở lại thế giới hiện thực khách quan. Hiện tượng tâm lý
của con ngươi liên quan chặt chẽ với các hiện tượng khác trong đời sống,
như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… Cùng với các hiện tượng khác, hiện
tượng tâm lý giúp con người định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động
của mình, làm cho hoạt động thích nghi, cải tạo thế giới và hoạt động tự hoàn
thiện bản thân của con người ngày càng có hiệu quả.

1.4. Phân loại các hiện tượng tâm lý

Tuỳ theo những dấu hiệu dựa vào để phân loại mà chúng ta có thể chia
các hiện tượng tâm lý thành những nhóm khác nhau.

1.4.1. Chia theo thời gian tồn tại của các hiện tượng tâm lý

1.4.1.1. Các quá trình tâm lý

Bao gồm các hiện tượng tâm lý có mở đầu, có kết thúc và tồn tại trong
thời gian ngắn (vài giây hoặc vài giờ), như quá trình cảm giác, tri giác, tư duy,
trí nhớ, cảm xúc, ý chí…

1.4.1.2. Các trạng thái tâm lý

Bao gồm những hiện tượng tâm lý diễn ra không có khởi đầu và kết
thúc, thường tồn tại trong thời gian tương đối dài (vài chục phút, hàng tháng)
và làm phông, làm nền cho các hiện tượng tâm lý khác diễn ra, như trạng thái
lo âu, băn khoăn, lơ đãng, buồn phiền, chú ý…

1.4.1.3. Các thuộc tính tâm lý

Bao gồm những hiện tượng tâm lý hình thành trong thời gian tương đối
dài, tạo nên những nét riêng, đặc trưng cho mỗi cá nhân và chi phối những
hiện tượng tâm lý khác. Ví dụ như, những thụộc tính tâm lý tạo nên xu
hướng, khí chất, tính cách, năng lực… của con người.

1.4.2. Chia theo dấu hiệu của từng người hay nhóm người, bao
gồm:

1.4.2.1. Những hiện tượng tâm lý cá nhân.

1.4.2.2. Những hiện tượng tâm lý xã hội như dư luận xã hội, tập
quán,mốt…

1.4.3. Chia theo chức năng các hiện tượng tâm lý


1.4.3.1. Các hiện tượng tâm lý vận động - cảm giác như thị giác, thính
giác, sự co duỗi của tay, chân…

1.4.3.2. Trí tuệ, bao gồm các quá trình tiếp nhận và sử dụng tri thức
như cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ…

1.4.3.3. Nhân cách, bao gồm các thuộc tính tâm lý quy định hành vi, giá
trị xã hội của con người…

1.4.4. Chia theo mức độ nhận biết của chủ thể

Căn cứ vào những hiện tượng tâm lý được chủ thể nhận biết đến đâu,
có thể chia các hiện tượng tâm lý thành ba nhóm:

1.4.4.1. Ý thức, bao gồm những hiện tượng tâm lý được nhận biết. Ví
dụ như, biết mình đang suy nghĩ, đang tri giác, hoặc đã nhớ đến điều gì đó…
Đây còn gọi là những hiện tượng tâm lý có ý thức.

1.4.4.2. Vô thức, bao gồm những hiện tượng tâm lý của bản thân mà
không được cá nhân nhận biết, như giấc mơ, bản năng tự vệ…

1.4.4.3. Tiền ý thức, bao gồm những hiện tượng tâm lý ở giữa vùng ý
thức và vô thức, hay còn gọi là hoạt động tiền ý thức. Ví dụ như giấc mơ báo
hiệu bệnh tật nếu con người trong trạng thái tỉnh táo thì những kích thích từ ổ
bệnh còn ở mức dưới ngưỡng, chưa đủ để báo thành bệnh.

2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHOA HỌC TÂM LÝ

2.1. Sơ lược lịch sử tâm lý học

Tư xa xưa, chỉ bằng quan sát và tự thể nghiệm, con ngươi đã có biết
bao nhận xét tinh vi, sâu sắc về hiện tượng tâm lý. Tất nhiên những cách lý
giải, mô tả lúc bấy giờ mới chỉ là những hiểu biết kinh nghiệm chủ nghĩa.
Trong lịch sử hình thành những quan niệm về hiện tượng tâm lý cũng như về
đối tượng của tâm lý học, luôn luôn bị những triết học khác nhau chi phối.
Những khái niệm tâm, thiện, ác, linh hồn… được chủ nghĩa duy tâm gán cho
tâm lý vẫn tồn tại cho đến ngày nay và vẫn được nhiều người thừa nhận.
Những quan niệm này mang tính thần bí, không khoa học.
Tác phẩm “Bàn về linh hồn” của Aristot được coi là tác phẩm đầu tiên
của tâm lý học. Song trong thời kỳ này, do khoa hoc tự nhiên và triết học duy
vật còn thô sơ nên con người chưa giải thích được những hiện tượng tâm lý
phức tạp như ý thức, tính cách, tư duy…

Từ thế kỷ XVII, các khoa học tự nhiên (cơ học, hình học, hoá học, sinh
lý học…) phát triển mạnh. Những quan sát của các khoa học này đã chỉ ta
mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý và môi trường bên ngoài. Song ở thế kỷ
XVII, XVIII, các quan điểm cơ giới trong khoa học rất thịnh hành và đã ảnh
hưởng lớn đến cách xem xét các hiện tượng của thế giới, trong đó có hiện
tượng tâm lý. Một loạt khái niệm khoa học và phi khoa học đã nẩy sinh trong
thời kỳ này, như khái niệm về phản xạ, về “lý tính tối cao”, về tâm lý học kinh
nghiệm, về sự nẩy sinh hiện tượng tâm lý một cách tự nhiên từ vật chất…

Đến thế kỷ XIX, thuyết tiến hoá sinh vật của Darwin ra đời, đã góp phần
giải thích nguyên nhân nẩy sinh, phát triển hiện tượng tâm lý từ thấp đến cao,
kể cả hành vi bản năng. Sự phát triển của sinh lý học giác quan và sinh lý học
bộ não đã chứng minh mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý với hoạt động của
não và của toàn cơ thể. Khoa học tự nhiên phát triển đã góp phần tích cực
vào sự hình thành và phát triển các khoa học về tinh thần. Dựa vào các khoa
học đó, người ta đi sâu nghiên cứu tâm lý động vật, tâm lý trẻ em, tâm lý
người chậm phát triển trí tuệ…

Cuối thế kỷ XIX, tâm lý học tách khỏi triết học thành khoa học riêng với
tính cách là một khoa học thực nghiệm và dùng phương pháp thực nghiệm,
mô tả của vật lý học và sinh lý học để nghiên cứu các hiện tượng tâm lý. Năm
1879, Wundt (nhà tâm lý học duy tâm Đức) đã lập ra phòng thí nghiệm tâm lý
đầu tiên trên thế giới (tại Leipzig). Sau đó nhiều nước khác như Nga, Anh,
Mỹ, Pháp… cũng lập ra các phòng thí nghiệm tâm lý và xây dựng các khoa
tâm lý học độc lập ở các trường đại học.

Cuộc khủng hoảng về phương pháp luận của tâm lý học truyền thống
đầu thế kỷ XX đã làm nẩy sinh nhiều trường phái tâm lý học. Có trường phái
dùng quan điểm sinh vật học để nghiên cứu tâm lý người, như tâm lý học
hành vi của Watson (1878 - 1958) và một số người khác. Họ cho rằng, hành
vi là vấn đề duy nhất, thực tế nhất. Họ coi hoạt động của người cũng giống
như của động vật. Mọi hoạt động, từ đơn giản đến phức tạp (như tư duy, tư
tưởng, tình cảm…) đều là những phản ứng của cơ thể nhằm đáp ứng với
những kích thích từ bên ngoài tác động vào. Nhiệm vụ của thuyết hành vi là
xác lập mối quan hệ trực tiếp giữa kích thích và phản ứng (S - R).

Tâm lý học Gestalt do Maxwertheimer và những người khác đề xướng


đã cho rằng, ý thức con người mang tính hoàn chỉnh, không thể phân chia
được. Tâm lý, ý thức như một cấu trúc trọn vẹn, được hình thành từ sự biến
động của “sự phân phối lực từ trường”.

Trường phái phân tâm học của Freud (1858 -1939) dựa trên quan điểm
duy tâm, đã quy tâm lý vào bản năng vô thức. Freud chia tâm lý thành ba
phần: Cái nó (là cái vô thức, gồm những bản năng) là phần quan trọng nhất,
thực chất nhất của tâm lý; Cái tôi, là các hoạt động nhằm thoả mãn các bản
năng vô thức; Cái siêu tôi hay là cái tôi lý tưởng, là sự ràng buộc của xã hội,
của đạo đức… Cái siêu tôi ngăn chặn, chèn ép cái tôi, tạo nên sự kiểm duyệt.
Những bản năng bị dồn nén, sinh ra năng lượng điều khiển hành vi hoặc sinh
ra bệnh tâm thần, sinh ra những mặc cảm tâm lý…

Còn nhiều trường phái tâm lý học khác hình thành trên cơ sở biến
tướng của các trưòng phái duy tâm chủ quan, duy tâm khách quan hoặc duy
vật máy móc, siêu hình… Các trường phái này hoặc là không thấy hết cơ sở
sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý hoặc là không xét đến bản chất xã
hội - lịch sử của tâm lý người…

Triết học Mác - Lênin đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý học. Lý luận
phản ánh của các ông đã vạch ra nguồn gốc, bản chất của tâm lý, ý thức con
người đồng thời chỉ ra đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp của tâm lý học
khoa học. Luận điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng
định tâm lý là chức năng của não và phải nghiên cứu tâm lý con ngươi trên
quan điểm xã hội - lịch sử.
Cùng với sự phát triển của các khoa học khác, tâm lý học ngày nay đã
lớn mạnh cả về lý thuyết lẫn thực hành. Nhiều chuyên ngành tâm lý học mới
ra đời (như tâm lý học lao động, tâm lý học thể thao, tâm lý học y học, tâm lý
học thương nghiệp…), một mặt nhằm phục vụ từng lĩnh vực hoạt động cụ thể
của con người, mặt khác giúp con người tiếp cận bản chất đích thực của hiện
tượng tâm lý nói chung và của tâm lý con người nói riêng tốt hơn. Có rất
nhiều khoa học nghiên cứu hiện tượng tâm lý và gắn bó chặt chẽ với tâm lý
học; bản thân các ngành của tâm lý học cũng gắn bó chặt chẽ với nhau,
nhằm làm cho việc nghiên cứu hiện tượng tâm lý ngày càng đáp ứng nhu cầu
thực tiễn hơn.

2.2. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là các hiện tượng tâm

Tâm lý học nghiên cứu xem con người nhận thức thế giới bằng con
đường nào (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, hay nhớ lại…); thái độ,
cảm xúc, tình cảm… của con người đối với những cái mình thấy, những điều
mình nghĩ… ra sao; nghiên cứu xem trạng thái tâm lý, kỹ năng, kỹ xảo, ý chí,
hoạt động… của con người như thế nào; nghiên cứu tâm lý người, tâm lý
động vật; nghiên cứu tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội…

Tâm lý học giới thiệu thế giới nội tâm bằng một hệ thống các khái niệm,
sự kiện, quy luật; cung cấp những tri thức cần thiết để con người nhận thức,
cải tạo thế giới tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người.

2.2.2. Nhiệm vụ của tâm lý học

2.2.2.1. Nhiệm vụ chung của tâm lý học là nghiên cứu những quy luật
khách quan của các hiện tượng tâm lý, nghiên cứu những bản chất tâm lý cá
nhân và những đặc điểm tâm lý các hoạt động của con người.

2.2.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu của các ngành tâm lý học chuyên biệt là:

Tâm lý học đại cương: nghiên cứu các quy luật chung nhất của tâm lý.
Tâm lý học cá nhân: nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cá nhân.

Tâm lý học xã hội: nghiên cứu sự tác động qua lại giữa tâm lý nhóm và
tâm lý cá nhân.

Tâm lý học lứa tuổi: nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các lứa tuổi.

Tâm lý học sư phạm: nghiên cứu tâm lý trong dạy học và giáo dục.

Tâm lý học lao động: nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của hoạt động
lao động nhằm mục đích hợp lý hoá các loại hoạt động lao động và cải tiến tổ
chức dạy nghề.

Tâm lý học y học: nghiên cứu các đặc trưng tâm lý của người bệnh,
của nhân viên y tế trong phòng và chữa bệnh.

Ngoài ra tâm lý học còn đi sâu nghiên cứu đặc điểm tâm lý trong các
hoạt động cụ thể khác, tạo nên những ngành tâm lý học như: tâm lý học thể
thao, tâm lý học nghệ thuật, tâm lý học hình pháp, tâm lý học hàng không,
tâm lý học quân sự…

2.3. Phương pháp nghiên cứu của tâm lý học

2.3.1. Những nguyên lý cơ bản trong nghiên cứu hiện tượng tâm lý

- Nguyên lý về sự thống nhất giữa ý thức, nhân cách và hoạt động.

- Nguyên lý về cơ sở vật chất của hiện tượng tâm lý là hoạt động thần
kinh cấp cao và tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử.

- Nguyên lý về sự vận động, phát triển của các hiện tượng tâm lý.

- Nguyên lý về mối liên hệ thống nhất giữa các hiện tượng tâm lý với
nhau, giữa các hiện tượng tâm lý với các hiện tượng khác, giữa thế giới nội
tâm và thế giới thực tại khách quan…

2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý thường được sử dụng

Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu các hiện tượng tâm lý như:

Phương pháp quan sát và tự quan sát.

Phương pháp đàm thoại, trò chuyện.


Phương pháp điều tra.

Phương pháp phân tích sản phẩm.

Phương pháp thực nghiệm (thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong
phòng thí nghiệm).

Phương pháp trắc nghiệm (test).

Phương pháp mô hình hoá.

Phương pháp chuyên gia…

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Tùy
từng đối tượng và khách thể nghiên cứu; tùy từng mục đích, điều kiện, hoàn
cảnh nghiên cứu… mà chúng ta chọn ra những hệ thống phương pháp thích
hợp.

Chương 2. NHẬN THỨC CẢM TÍNH

Hoạt động nhận thức thế giới khách quan của con người có những
mức độ khác nhau. Mức độ thấp là nhận thức cảm tính, bao gồm cảm giác và
tri giác. Mức độ cao là nhận thức lý tính, bao gồm tư duy và tưởng tượng.
Các quá trình nhận thức này quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau,
chi phối lẫn nhau trong một hoạt động nhận thức thống nhất của con người.

1. CẢM GIÁC

1.1. Khái niệm về cảm giác

Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính
của sự vật, hiện tượng khách quan khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác
quan.

- Cảm giác là một quá trình phản ánh tâm lý có mở đầu, diễn biến (khi
sự vật, hiện tượng đang trực tiếp kích thích vào giác quan) và có kết thúc (khi
kích thích ngừng tác động).
- Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính khác nhau như hình dáng,
độ lớn, màu sắc… Khi những thuộc tính này trực tiếp tác động vào từng giác
quan riêng lẻ thì sẽ tạo ra những cảm giác riêng lẻ khác nhau.

Trong thực tế, mỗi sự vật, hiện tượng là một chỉnh thể, trọn vẹn, gồm
nhiều thuộc tính, cùng tác động vào con người. Do giới hạn của mình nên
cảm giác chỉ phản ánh được từng thuộc tính riêng lẻ và phản ánh một cách
trực tiếp những thuộc tính của sự vật, hiện tượng.

Tuy là hiện tượng tâm lý sơ đẳng, song cảm giác là nền tảng của nhiều
hoạt động tâm lý khác của cả người và động vật. Với con vật, cảm giác là
hình thức định hướng cao nhất trong môi trường. Còn với con người, cảm
giác chỉ là hình thức định hướng đầu tiên, song nó đã giúp đỡ tích cực con
người trong việc điều khiển, điều chỉnh hoạt động trong môi trường.

Giác quan của một số loài vật phản ánh khá tinh vi và nhạy bén, như
mắt của chim đại bàng, tai của dơi… Giác quan của con người qua quá trình
phát triển lâu dài, qua rèn luyện, nhờ kinh nghiệm, vốn sống và hoạt động
nghề nghiệp mà không ngừng hoàn thiện, trở nên tinh vi và nhạy bén hơn
nhiều so với giác quan của các loài vật.

1.2. Phân loại cảm giác

Dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau mà chúng ta có những cách
phân loại cảm giác khác nhau. Căn cứ vào vị trí của nguồn kích thích và của
bộ máy thụ cảm, người ta chia thành hai loại hệ thống: cảm giác bên ngoài và
cảm giác bên trong cơ thể.

1.2.1. Cảm giác bên ngoài

Là những cảm giác phản ánh những thuộc tính của thế giới bên ngoài
và do những bộ máy thụ cảm ở mặt ngoài cơ thể thu nhận, bao gồm:

1.2.1.1. Cảm giác nhìn (thị giác)


Loại cảm giác này cho ta biết những thuộc tính về hình dáng, độ lớn,
màu sắc… của đối tượng. Nó cung cấp tới 90% lượng thông tin mà con người
thu nhận được từ tất cả các giác quan.

1.2.1.2. Cảm giác nghe (thính giác)

Là những cảm giác cho biết những thuộc tính như độ cao, cường độ…
âm thanh của đối tượng.

1.2.1.3. Cảm giác ngửi (khứu giác)

Là những cảm giác cho biết thuộc tính mùi của đối tượng.

1.2.1.4. Cảm giác nếm (vị giác)

Loại cảm giác này cho biết những thuộc tính vị của đối tượng. Có bốn
loại thuộc tính nếm cơ bản là chua, cay, mặn, đắng. Sự kết hợp của 4 loại này
sẽ tạo nên sự đa dạng của vị giác.

1.2.1.5. Cảm giác da (xúc giác)

Là cảm giác cho biết các thuộc tính cơ học hoặc nhiệt độ của đối
tượng. Có 3 loại cảm giác da: cảm giác tiếp xúc da (đụng chạm, nén, rung
động, ngứa); cảm giác nhiệt độ (nóng, lạnh) và cảm giác đau.

1.2.2. Cảm giác bên trong

Là những cảm giác phản ánh trạng thái của các cơ quan nội tạng và do
các bộ máy thụ cảm ở bên trong cơ thể nhận kích thích, bao gồm:

1.2.2.1. Cảm giác vận động (cảm giác gân, cơ, khớp)

Là những cảm giác về sự vận động, về vị trí từng bộ phận của thân thể,
phản ánh độ co, duỗi của cơ, của dây chằng và khớp xương… cảm giác này
cùng với những cảm giác bên ngoài, cho ta biết những thuộc tính như: rắn,
mềm, khối lượng, co giãn, xù xì, trơn nhẵn… của đối tượng.

1.2.2.2. Cảm giác thăng bằng

Cảm giác này phản ánh vị trí của thân thể trong không gian, nhờ sự
kích thích vào các khí quan thụ cảm của bộ máy tiền đình.
1.2.2.3. Cảm giác cơ thể (cảm giác bản thể)

Đây là những cảm giác phản ánh tình trạng của các cơ quan nội tạng
của con người như cảm giác đau, đói, no, khát, buồn nôn và các cảm giác về
hô hấp, tuần hoàn, gan mật, cơ bắp…

1.3. Những thuộc tính chung của các cảm giác

Ngoài những đặc tính riêng, cảm giác còn có các thuộc tính chung:

1.3.1. Dạng thức của cảm giác

Các dạng thức này được dùng để phân biệt các loại cảm giác (ví dụ
nhìn màu, ngửi mùi) và để phân biệt sự biến đổi trong phạm vi từng loại cảm
giác (ví dụ cảm giác nếm mặn hay nhạt, ngọt hay đắng…).

1.3.2. Cường độ

Đây là thuộc tính phản ánh sức mạnh của kích thích và trạng thái của
bộ máy thụ cảm, ví dụ tùy cường độ cảm giác khác nhau mà ta nhìn đồ vật có
độ rõ ràng khác nhau…

1.3.3. Thời hạn duy trì cảm giác, vị trí không gian của kích thích…

1.4. Một số quy luật cơ bản của cảm giác

1.4.1. Quy luật ngưỡng, mối quan hệ giữa ngưỡng và độ nhạy cảm

Mỗi giác quan được chuyên biệt hóa để phản ánh một dạng kích thích
phù hợp, ví dụ mắt phản ánh các sóng ánh sáng, tai phản ánh các sóng âm
thanh… Song không phải mọi kích thích khi đã tác động vào giác quan tương
ứng đều gây ra cảm giác. Muốn gây nên cảm giác, kích thích phải đạt tới một
giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là
ngưỡng cảm giác. Có hai loại ngưỡng cảm giác:

1.4.1.1. Ngưỡng tuyệt đối

Bao gồm ngưỡng tuyệt đối phía dưới (là cường độ hoặc tính chất kích
thích tối thiểu đủ gây ra cảm giác) và ngưỡng tuyệt đối phía trên (là cường độ
hoặc tính chất kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây ra cảm giác tương ứng).
Phạm vi giữa ngưỡng dưới và ngưỡng trên gọi là vùng cảm giác, trong đó có
vùng phản ánh tốt nhất. Ví dụ, với cảm giác nhìn, ngưỡng dưới là sóng ánh
sáng có bước sóng 390 mM và ngưỡng trên là 780 mM, vùng phản ánh tốt
nhất là 565 mM. Vùng cảm giác nghe là sóng âm thanh từ 16 hec đến 20.000
hec và vùng phản ánh tốt nhất là 1000 hec.

1.4.1.2. Ngưỡng sai biệt

Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích
thích đủ để phân biệt được chúng gọi là ngưỡng sai biệt. Ngưỡng sai biệt của
thị giác là 1% (ví dụ như, nếu 2 màu đỏ chênh nhau 1% về cường độ hoặc
bước sóng trở lên, thì ta mới phân biệt được chúng), của thính giác là 1/10 (ví
dụ, nếu 2 nốt nhạc “đô” chênh nhau 1/10 cường độ hoặc tần số trở lên, ta
nghe mới phân biệt được chúng). Ngưỡng sai biệt của cảm giác trọng lượng,
nén ép là 1/30.

Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt không giống nhau giữa các loại
cảm giác và giữa các cá nhân. Ngưỡng cảm giác có thể thay đổi theo lứa
tuổi, trạng thái sức khoẻ, trạng thái tâm - sinh lý, tính chất nghề nghiệp, sự
rèn luyện, kinh nghiệm… của mỗi người.

1.4.1.3. Mối quan hệ giữa ngưỡng cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt

Khả năng cảm nhận được các kích thích rất yếu tác động vào giác
quan gọi là độ nhạy cảm của giác quan. Khả năng cảm nhận sự khác nhau rất
nhỏ giữa hai kích thích (nhận ra ngưỡng sai biệt) gọi là độ nhạy cảm sai biệt,
hay tính nhạy cảm sai biệt.

Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỷ lệ nghịch với độ
nhạy cảm của cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt. Ngưỡng dưới càng thấp thì
độ nhạy cảm càng cao; ngưỡng sai biệt càng bé thì độ nhạy cảm sai biệt
càng cao.

1.4.2. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác

Cảm giác của chúng ta được xác định không chỉ do vật kích thích mà
còn do những điều kiện tâm - sinh lý nữa. Để đảm bảo cho sự phản ánh tốt
nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người có khả năng thích ứng
với kích thích. Sự thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy cảm
cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ hoặc tính chất của kích thích. Quy
luật chung về sự thích ứng của cảm giác là:

1.4.2.1. Tăng độ nhạy cảm khi gặp kích thích yếu

Ví dụ vào buổi tối, đèn trong phòng đang sáng tự nhiên tắt. Lúc đầu ta
chưa nhìn rõ đồ vật, nhưng sau vài giây, độ nhạy cảm tăng lên, thị giác thích
ứng và ta nhìn rõ đồ vật trong phòng hơn.

1.4.2.2. Giảm độ nhạy cảm khi gặp kích thích mạnh và lâu

Ví dụ như trong phòng đang tối, đèn tự nhiên bật sáng, mắt ta lóa lên
và không nhìn rõ ngay đồ vật. Phải đợi vài giây, độ nhạy cảm giảm xuống, thị
giác thích ứng dần và ta nhìn thấy rõ. Hoặc một ví dụ khác chúng ta không
cảm thấy sức nặng của đồng hồ đeo ở tay, vì do đeo nó lâu ngày, độ nhạy
cảm về kích thích của đồng hồ giảm đi và ta đã thích ứng với nó.

Sự thích ứng của mỗi cảm giác không giống nhau. Có những cảm giác
thích ứng nhanh (như cảm giác nhìn, ngửi, cảm giác nhiệt độ…); có những
cảm giác thích ứng chậm (như cảm giác nghe, cảm giác đau, cảm giác thăng
bằng). Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi tùy theo sự rèn luyện
và hoạt động nghề nghiệp của mỗi người.

1.4.3. Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác

Thế giới khách quan tác động vào con người bằng nhiều thuộc tính,
tính chất và gây ra cho con người nhiều cảm giác khác nhau. Mặt khác, các
giác quan của con người có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với
nhau. Kết quả của sự tác động qua lại giữa các cảm giác là làm thay đổi độ
nhạy cảm của một cảm giác này dưới tác động của một cảm giác khác. Quy
luật chung của sự tác động qua lại giữa các cảm giác là:

1.4.3.1. Kích thích yếu vào một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ
nhạy cảm của một cơ quan phân tích khác. Ví dụ cảm giác nếm chất chua
nhẹ sẽ làm tăng độ nhạy cảm của thị giác.
1.4.3.2. Kích thích mạnh lên cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ
nhạy cảm của cơ quan phân tích kia. Ví dụ, nhìn ánh sáng gay gắt, tai nghe
kém hơn.

Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hoặc
nối tiếp, có thể giữa các cảm giác cùng loại hay khác loại. Sự tác động qua lại
giữa những cảm giác cùng loại được gọi là hiện tượng tương phản trong cảm
giác. Đó là sự thay đổi cường độ hay chất lượng của cảm giác do ảnh hưởng
của kích thích cùng loại diễn ra trước đó hay đồng thời (tương phản nối tiếp
và tương phản đồng thời). Ví dụ, nếu hai tờ giấy màu xám như nhau, một
được đặt trên nền trắng, một đặt trên nền đen, ta nhìn hình như tờ giấy trên
nền trắng có màu xẫm hơn tờ giấy trên nền đen. Đây là sự tương phản đồng
thời trong cảm giác.

Một ví dụ khác, nếu ta nhúng bàn tay phải vào chậu nước lạnh và
nhúng bàn tay trái vào chậu nước nóng. Sau đó nhúng cả hai bàn tay vào
chậu nước hơi âm ấm, ta cảm thấy bàn tay phải nóng lên, còn bàn tay trái
mát dịu đi. Đó là hiện tượng tương phản nối tiếp.

Trong sự tác động qua lại giữa các cảm giác, đôi khi chúng ta còn gặp
hiện tượng đặc biệt là: kích thích vào giác quan này thì đồng thời lại gây ra
cảm giác ở giác quan khác. Ví dụ, nghe tiếng cọ xát vào nhau của hai thanh
nứa (kích thích thính giác), ta cảm thấy “ghê người” (xuất hiện cảm giác cơ
thể).

2. TRI GIÁC

2.1. Khái niệm

Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính
của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan.

Trên cơ sở kết quả của các quá trình cảm giác mà tri giác được hình
thành và phát triển. Nhưng tri giác không phải là sự cộng lại đơn thuần các
cảm giác, mà là một sự phản ánh cao hơn so với cảm giác, ở mức độ tri giác,
con người đã phản ánh được một cách tổng hợp các thuộc tính của sự vật
hiện tượng. Các cảm giác riêng lẻ được tổng hợp lại trên vỏ não và cho ta
một hình ảnh trọn vẹn, hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng.

2.2. Phân loại tri giác

Có nhiều cách phân loại tri giác. Thông thường chúng ta sử dụng một
số cách phân loại sau đây:

2.2.1. Dựa trên bộ máy phân tích nào giữ vai trò chính, trực tiếp tham
gia vào quá trình tri giác, có thể chia thành tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác
ngửi, tri giác nếm, tri giác sờ mó…

2.2.2. Dựa vào tính tích cực của con ngưòi khi tri giác (tri giác có mục
đích, có kế hoạch hay không…), có thể chia thành tri giác có chủ định và tri
giác không chủ định.

2.2.3. Dựa vào sự phản ánh những hình thức tồn tại khác nhau của
sự vật, hiện tượng trong thế giới, có thể chia ra ba loại tri giác sau:

2.2.3.1. Tri giác các thuộc tính không gian của đối tượng

Đây là tri giác các thuộc tính hình dáng, độ lớn, vị trí, khoảng cách của
sự vật, hiện tượng. Trong tri giác này có sự kết hợp của nhiều yêu tố như các
cảm giác (nhìn, nghe, vận động, sờ mó…); trạng thái tâm lý, kinh nghiệm của
chủ thể; điều kiện và hoàn cảnh xung quanh (như ánh sáng, bóng tối…); và
cơ sở sinh lý thần kinh, nhất là cơ chế nhìn bằng hai mắt… Đôi khi chúng ta
gặp những ảo giác trong loại tri giác này, ví dụ: nhìn cái thìa trong cốc nước
như bị gãy; nhìn hai đường thẳng song song trên nền các đường chéo cắt
nhau ta thấy như chúng không còn song song nữa…

2.2.3.2. Tri giác các thuộc tính thời gian

Loại tri giác này cho biết về thời hạn (tồn tại lâu hay mau), nhịp điệu,
tính liên tục về diễn biến thời gian của đối tượng. Nó chịu sự chi phối của
nhiều yếu tố, như quá trình sinh lý, nhịp điệu sinh học của cơ thể (quá trình hô
hấp, tuần hoàn, sự kế tiếp đói-no, thức- ngủ…); những hoạt động, tâm trạng
của chủ thể và chịu sự chi phối của chu kỳ diễn biến tự nhiên của môi trường
(ngày-đêm, mưa-nắng…). Chúng ta có thể gặp những ảo giác thời gian như:
trong cùng một khoảng thời gian, nếu sự vật diễn biến muôn hình, muôn vẻ,
có nhiều hoạt động hấp dẫn thì ta cảm thấy thời gian trôi nhanh; trái lại, nếu
trong đó toàn những công việc buồn tẻ, hoặc phải chờ đợi… thì ta lại thấy thời
gian trôi chậm chạp.

2.2.3.3. Tri giác các thuộc tính vận động

Loại tri giác này cho biết phương hướng, tốc độ chuyển động của đối
tượng. Nó quan hệ chặt chẽ với tri giác thời gian, không gian và phụ thuộc
vào sự chuyển động của đối tượng, của chủ thể, của thế giới xung quanh.
Chúng ta cũng hay gặp ảo giác khi tri giác các thuộc tính vận động, ví dụ như
nhìn hai máy bay có cùng tốc độ, ta thấy chiếc ở cao hơn như bay chậm hơn.

Ba loại tri giác này liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau giúp
chúng ta tri giác trọn vẹn thế giới khách quan. Sự phát triển của các loại tri
giác này phụ thuộc vào kinh nghiệm sống và hoạt động thực tiễn của con
người.

2.3. Các quy luật của tri giác

2.3.1. Quy luật về tính đối tượng của tri giác

Hình ảnh tri giác một mặt phản ánh đặc điểm của đối tượng, mặt khác
nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Con người tạo ra hình ảnh
tri giác bằng những cảm giác khách quan, kết hợp với vốn hiểu biết, kinh
nghiệm của bản thân; Kết quả là hình ảnh tri giác mang khá đầy đủ các thuộc
tính bề ngoài, khách quan của một đối tượng nhất định. Nhờ tính đối tượng
mà hình ảnh tri giác giúp con người định hướng, điều chỉnh hành động của
mình trong thế giới đồ vật.

2.3.2. Quy luật về tính trọn vẹn của tri giác

Tri giác có khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn,
nghĩa là trong quá trình tri giác, các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng
được phản ánh trong một kết cấu chặt chẽ, theo một cấu trúc nhất định và
cho ta một hình ảnh hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng đó. Ví dụ, khi nhìn một
hình tam giác vẽ thiếu một góc, rất nhiều người vẫn nhận ra đó là hình tam
giác. Tính trọn vẹn của tri giác phụ thuộc vào khả năng phối hợp hoạt động
của nhiều giác quan, vào khả năng phân tích, tổng hợp của vỏ não và phụ
thuộc vào kinh nghiệm của chủ thể về đối tượng đang tri giác.

2.3.3. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác

Khi ta tri giác một sự vật, hiện tượng nào đó, nghĩa là ta đã chọn nó làm
đối tượng phản ánh còn các sự vật, hiện tượng xung quanh trở thành nền. Sự
vật, hiện tượng càng khác biệt với bối cảnh thì tri giác lựa chọn càng dễ dàng.
Tính lựa chọn của tri giác thể hiện thái độ tích cực của con người đối với sự
vật, hiện tượng đang được tri giác. Nhờ có tính chất này mà hiệu quả tri giác
được nâng cao và kết quả tri giác càng phù hợp với hoạt động của chủ thể.
Bản chất của quá trình tri giác tích cực là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối
cảnh xung quanh.

Tính đối tượng của tri giác phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, như
đặc điểm vật kích thích (cường độ, nhịp điệu vận động, sự tương phản…),
đặc điểm của môi trường xung quanh (độ sáng, tối; khoảng cách từ vật đến
chủ thể, sự tác động của người khác…); và phụ thuộc vào các yếu tố chủ
quan, như nhu cầu, hứng thu, tình cảm, xu hướng, tâm trạng, kinh nghiệm
sống, tuổi tác, sức khoẻ, nghề nghiệp của cá nhân và tính chất, nhiệm vụ cụ
thể… Cho nên khi tri giác cần khắc phục kiểu nhìn sự vật, hiện tượng một
cách phiếm diện hoặc định kiến, sai lầm.

2.3.4. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

Khi tri giác sự vật, hiện tượng nào, chúng ta gọi được tên, chỉ ra công
dụng, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng đó hoặc xếp được nó vào trong nhóm
đối tượng cùng loại. Đây chính là tính ý nghĩa của hình ảnh tri giác. Tính ý
nghĩa này phụ thuộc vào vốn hiểu biết, kinh nghiệm, khả năng tư duy, ngôn
ngữ… của chủ thể và liên quan chặt chẽ với tính trọn vẹn của tri giác (tri giác
càng đầy đủ các thuộc tính, bộ phận của sự vật, hiện tượng thì việc gọi tên,
chỉ ra công dụng của nó càng cụ thể, chính xác).
2.3.5. Quy luật về tính ổn định của tri giác

Đây là khả năng phản ánh tương đối ổn định sự vật, hiện tượng, cả khi
điều kiện tri giác đã có những thay đổi nhất định. Ví dụ, trong ánh sáng trắng
hay ánh sáng đỏ, người bác sỹ vẫn tri giác đó là cái ống nghe.

Tính ổn định của tri giác thể hiện khi ta tri giác độ lớn, hình dạng, màu
sắc của đối tượng. Nó phụ thuộc trước hết vào cấu trúc ổn định của đối tượng
trong một thời gian nhất định và phụ thuộc vào cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt
của hệ thần kinh. Ngoài ra, tính ổn định của tri giác còn phụ thuộc vào kinh
nghiệm, vốn sống… của chủ thể về đối tượng tri giác. Song trong thực tế,
chúng ta cần khắc phục cách nhìn phiếm diện, tĩnh tại khi tri giác các sự vật,
hiện tượng.

2.3.6. Quy luật tổng giác

Khi tri giác, con người không những sử dụng hệ thống các giác quan
mà còn sử dụng toàn bộ các hoạt động tâm lý, đặc điểm nhân cách của mình
như: nhu cầu, hứng thú, tình cảm, thái độ, tâm thế, năng lực… Nhờ sự tham
gia tích cực của các thuộc tính nhân cách vào quá trình tri giác mà con người
có khả năng tổng giác về thế giới. Khả năng tổng giác của con người được
hình thành và phát triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nó
trở thành một năng lực nhận thức đặc biệt, giúp con ngưòi nhận thức thế giới
ngày càng tinh vi, sâu sắc và tổng thể.

Các quy luật của tri giác có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau và làm
cho tri giác của con người trở nên tích cực, nhạy bén và sinh động vô cùng.

3. MỘT SỐ SAI SÓT TRONG NHẬN THỨC CẢM TÍNH

Trong thực tế lâm sàng, chúng ta thường gặp một số biểu hiện không
bình thường của quá trình cảm giác và tri giác như sau:

3.1. Tăng cảm giác

Khi ngưỡng cảm giác tuyệt đối phía dưới giảm xuống, bệnh nhân đáp
ứng một cách quá mẫn cảm với những kích thích của môi trường. Nhiều khi
những kích thích trung bình hoặc nhẹ, họ cũng không chịu đựng được. Ví dụ
những bệnh nhân suy nhược thần kinh, những bệnh nhân lên cơn dại rất khó
chịu với những tác động của ánh sáng, tiếng động, họ sợ gió, sợ nước…

3.2. Giảm cảm giác

Khi ngưỡng cảm giác tuyệt đối phía dưới tăng cao, bệnh nhân không
tiếp thụ được những tác động có cường độ kích thích trung bình hoặc thấp.
Những bệnh nhân này thấy xung quanh mình như mờ mờ, ảo ảo, mọi tiếng
động như xa xôi, mọi thức ăn trở nên nhạt nhẽo…

3.3. Loạn cảm giác

Bệnh nhân có những cảm giác không bình thường, kỳ lạ hoặc có sự lẫn
lộn về cảm giác. Trong rối loạn cảm giác bản thể, bệnh nhân thấy đau nhức,
tê buồn, khó chịu trong cơ thể, trong nội tạng một cách vô cớ, khó hiểu…

3.4. Tri giác sai lệch (ảo tưởng)

Đây là những tri giác sai lệch về toàn bộ một sự vật, một hiện tượng có
thật của thế giới khách quan. Ví dụ như, nhìn đoạn dây thừng, tưởng là con
rắn; nhìn hình nộm tưởng người đang đi… ở người bình thường đôi khi cũng
gặp những tri giác sai lệch này, nếu điều kiện tri giác không được thỏa mãn
(như ánh sáng không đầy đủ, âm thanh không rõ ràng, cơ thể mệt mỏi, thiếu
tập trung chú ý…).

Trong lâm sàng chúng ta hay gặp những loại tri giác sai thực tại như tri
giác sai lệch thị giác, thính giác vị giác… Có nhiều loại tri giác sai lệch gắn với
trạng thái cảm xúc (do lo âu, trầm cảm, hưng cảm…), gắn với lời nói…

Ảo ảnh kỳ lạ là một dạng đặc biệt của tri giác sai thực tại. Nó thường
xuất hiện ngoài ý chí, không liên quan đến xúc cảm của người bệnh, như
trong trạng thái mê sảng, mê mộng… Ví dụ như, bệnh nhân nhìn vào bức
tranh, vào đám mây thấy nó biến đổi, dần dần trở thành những người có
khuôn mặt kỳ dị, thành những cảnh quái lạ…

3.5. Ảo giác
Đây là những tri giác như có thật về một sự vật, một hiện tượng không
hề có trong thực tại khách quan, như ảo thanh, ảo thị, ảo giác xúc giác…
Những ảo giác này xuất hiện hoặc mất đi ngoài ý muốn của bệnh nhân và nó
thường đi kèm với những rối loạn ý thức, tư duy… của người bệnh. Dựa vào
nhận thức, thái độ của bệnh nhân đối với ảo giác, chúng ta có thể chia nó
thành 2 loại:

3.5.1. Ảo giác thật

Đây là những ảo giác được bệnh nhân chấp nhận như những sự vật,
hiện tượng có thật trong hiện thực khách quan, không nghi ngờ về tính có thật
của nó và không phân biệt được giữa ảo giác và sự thật.

3.5.2. Ảo giác giả

Người bệnh nhận thấy ảo giác như những sự vật, hiện tượng lạ lùng,
không giống với hiện thực khách quan và họ phân biệt được giữa ảo giác và
sự thật.

3.6. Rối loạn tri giác

Đây là những rối loạn bệnh lý tri giác, đi kèm với những rối loạn tâm lý
khác của người bệnh, làm cản trở sự nhận thức thống nhất, trọn vẹn về sự
vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.

3.6.1. Tri giác sai thực tại

Người bệnh còn biết rằng bản chất của đối tượng tri giác không thay
đổi, mà chỉ thay đổi một vài chi tiết, thuộc tính như hình thái, kích thước, màu
sắc… Ví dụ như, họ thấy được cái nhà, nhưng có vẻ nó to hơn bình thường…

3.6.2. Giải thể nhân cách

Đây là những rối loạn tri giác về sơ đồ cơ thể, ví dụ bệnh nhân thấy
người mình như không có tim, tay chân dài ra, người nhẹ như bông…
Chương 3. NHẬN THỨC LÝ TÍNH

Nhận thức cảm tính phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể, những
quan hệ không gian và trạng thái vận động của sự vật, hiện tượng đang trực
tiếp tác động vào giác quan. Nó có vai trò rất quan trọng, cung cấp nguyên vật
liệu cho các hoạt động tâm lý khác. Song nếu chỉ có nhận thức cảm tính, thì
sẽ còn rất nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, chúng ta không
thể nhận thức được. Ví dụ như, bằng cảm giác và tri giác, chúng ta không thể
biết được cơ chế của quá trình trao đổi khí ở phổi, không thể biết được chức
năng hoạt động của gan… Muốn nhận thức thế giới đầy đủ, muốn cải tạo thế
giới có hiệu quả, con người phải đạt tới mức độ nhận thức cao hơn, đó là
nhận thức lý tính, bao gồm tư duy và tưởng tượng.

1. TƯ DUY

1.1. Khái niệm tư duy

Tư duy là quá trình phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan
mà trước đó ta chưa biết.

Trên cơ sở tài liệu nhận thức cảm tính, tư duy đi sâu phản ánh những
thuộc tính bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng. Ví dụ, qua tư duy mà
chúng ta biết được bản chất vật chất của các hiện tượng tâm lý; biết được
bản chất của sự di truyền sinh vật là các gen di truyền… Tư duy còn đi sâu
phản ánh những mối quan hệ, liên hệ mang tính quy luật của các sự vật, hiện
tượng, như mối quan hệ nhân quả giữa thiếu i-od và bệnh bướu cổ; giữa
viêm gan siêu vi trùng và triệu chứng vàng da, vàng niêm mạc…

Mặt khác, tư duy còn có thể phản ánh những sự vật, hiện tượng mới,
khái quát, hiện tại không có, không trực tiếp tác động vào giác quan, ví dụ
như, con người suy nghĩ để thiết kế ngôi nhà mới, bác sỹ tìm phương pháp
mổ tối ưu cho bệnh nhân…

Ở một số động vật cấp cao (như vượn hình người), đã có khả năng tư
duy, song mới ở mức độ sơ khai (tư duy bằng hành động tay chân) để giải
quyết một số tình huống liên quan trực tiếp đến sự tồn tại, thích nghi trong
cuộc sống. Ngày nay, do khoa học, công nghệ phát triển, chúng ta đã có
những người máy có khả năng tư duy, giải quyết một số bài toán theo chương
trình do con người định sẵn. Tư duy của con người khác với tư duy của con
vật và của người máy ở chỗ: tư duy của con người mang bản chất xã hội -
lịch sử, sáng tạo và có cá tính ngôn ngữ. Những tình huống tư duy của con
người được đặt ra do nhu cầu cuộc sống, lao động, học tập và hoạt động xã
hội, được quy định bởi nguyên nhân xã hội, nhu cầu xã hội. Sự phát triển các
hình thức, thao tác tư duy của con người liên quan đến sự phát triển lịch sử -
xã hội. Trong quá trình tư duy, con người sử dụng phương tiện ngôn ngữ. Kết
quả hoạt động tư duy của con người là những đóng góp lớn lao cho nhận
thức, cải tạo và phát triển xã hội loài người.

1.2. Phân loại tư duy

Có thể phân loại tư duy theo nhiều phương diện khác nhau. Sau đây là
cách phân loại theo phương diện phát triển chủng loại cá thể (phương diện
lịch sử hình thành và phát triển tư duy), gồm 3 loại:

1.2.1. Tư duy trực quan - hành động

Đây là loại tư duy có cả ở người và ở một số loài động vật cấp cao.
Trong loại tư duy này, các thao tác tay chân được sử dụng hướng vào giải
quyết một số tình huống cụ thể, trực quan.

1.2.2. Tư duy trực quan - hình ảnh

Đây là loại tư duy phát triển cao hơn, ra đời muộn hơn so với tư duy
trực quan - hành động. Trong loại tư duy này, việc giải quyết vấn đề dựa vào
các hình ảnh trực quan của sự vật, hiện tượng khách quan.

1.2.3. Tư duy trừu tượng

Loại tư duy này chỉ có ở người, bao gồm:

1.2.3.1. Tư duy hình tượng


Kết quả của loại tư duy này cho ta một hình tượng. Mỗi hình tượng
mang một nội dung khái niệm bản chất. Qua hình tượng ta hiểu được những
khái niệm chứa trong đó. Ví dụ, hình tượng “Ông Gióng” nói lên sức mạnh
chống ngoại xâm của dân tộc ta…

1.2.3.2. Tư duy ngôn ngữ - lôgíc

Đây là loại tư duy phát triển ở mức cao nhất. Trong loại tư duy này, việc
giải quyết vấn đề được dựa trên các khái niệm, các mối quan hệ lôgíc và gắn
bó chặt chẽ với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm phương tiện.

Ba loại tư duy liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Tư duy
trừu tượng được thực hiện dựa trên cơ sở của hai loại tư duy trực quan thấp
hơn. Ở người trưởng thành, khi đã phát triển tư duy trừu tượng, điều đó
không có nghĩa là không còn phát triển tư duy trực quan hành động và tư duy
hình ảnh nữa, mà trái lại tư duy trừu tượng tác động làm tư duy trực quan
thêm cụ thể, sinh động và tư duy trực quan tác động trở lại làm tư duy trừu
tương thêm phong phú và sâu sắc. Ở con người các loại tư duy cùng tồn tại
và không ngừng được hoàn thiện.

Ngoài ra, chúng ta còn phân loại theo phương thức giải quyết vấn đề
của tư duy con người, gồm có tư duy thực hành, tư duy lí luận…

1.3. Đặc điểm của tư duy

1.3.1. Tính “có vấn đề” của tư duy

Không phải bất kỳ tác động nào của thế giới khách quan cũng khiến
con người tư duy. Trong thực tế, tư duy chỉ nảy sinh khi gặp hoàn cảnh và
tình huống mới, đòi hỏi con ngưòi phải giải quyết, song bằng vốn hiểu biết cũ,
phương pháp hành động cũ, đã có người không thể giải quyết được. Đây
chính là “hoàn cảnh có vấn đề” hay còn gọi là “tình huống có vấn đề”. Để
“hoàn cảnh có vấn đề” kích thích tư duy, con người phải nhận thức được mâu
thuẫn chứa trong vấn đề, phải có nhu cầu giải quyết, nhu cầu nhận thức và
phải có tri thức cần thiết liên quan đến giải quyết vấn đề, nghĩa là con người
phải ý thức được “hoàn cảnh có vấn đề”. Chỉ trên cơ sở “hoàn cảnh có vấn
đề” tư duy của con người mới nảy sinh và diễn biến. Trong thực tế học tập,
nghiên cứu, công tác khám, chữa bệnh, có rất nhiều tình huống có vấn đề
khiến người thầy thuốc phải tư duy. Ví dụ: trước người bệnh mới cần được
chẩn đoán và điều trị, trên cơ sở vốn hiểu biết về lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn của mình, người thầy thuốc phải tư duy để giải quyết tình huống cụ thể
này.

1.3.2. Tính khái quát của tư duy

Khác với nhận thức cảm tính, tư duy có khả năng đi sâu nhận thức
nhiều sự vật, hiện tượng, vạch ra những thuộc tính chung, những mối liên hệ,
quan hệ có tính quy luật giữa chúng. Do đó, tư duy mang tính khái quát và
nhờ tính khái quát của tư duy mà con người có thể nhận thức và tiến hành cải
tạo thế giới.

1.3.3. Tính gián tiếp của tư duy

Tư duy có khả năng phản ánh một cách gián tiếp sự vật, hiện tượng
khách quan - phản ánh bằng ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ và khả năng phản ánh
gián tiếp, khái quát của tư duy mà con người tìm ra được những thuộc tính
bản chất, các mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật, dự đoán được chiều
hướng phát triển và diễn biến của hiện thực khách quan để nhận thức và cải
tạo chúng. Trên cơ sở nắm được quy luật của thế giới mà con người đã sáng
tạo ra nhiều công cụ để tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới tốt hơn.

1.3.4. Tư duy của con người quan hệ mât thiết với ngôn ngữ

Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa tư duy và ngôn
ngữ. Có quan điểm tách rời giữa tư duy và ngôn ngữ, có quan điểm lại đồng
nhất giữa chúng. Theo quan điểm duy vật biện chứng, tư duy và ngôn ngữ có
quan hệ mật thiết với nhau, nhưng không đồng nhất với nhau. Mối quan hệ
giữa tư duy và ngôn ngữ thể hiện trong suốt quá trình tư duy. Trong giai đoạn
mở đầu, muốn ý thức được, nhìn nhận ra được hoàn cảnh có vấn đề, đặt ra
được vấn đề cần giải quyết, con người phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ.
Trong quá trình tư duy, con người sử dụng ngôn ngữ (hệ thống tín hiệu thứ
hai) để phản ánh khái quát và gián tiếp, để tiến hành các thao tác tư duy
(phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá). Để biểu đạt kết
quả, để trình bày sản phẩm của tư duy (những tri thức phản ánh bản chất,
những quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tượng), con người
phải sử dụng ngôn ngữ. Ngay cả khi con người tiến hành các hình thức tư
duy thực hành, tư duy hình ảnh vẫn phải chịu sự chi phối chặt chẽ của hệ
thống tín hiệu thứ hai, tiếng nói và chữ viết. Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn
ngữ giống như mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.

1.3.5. Tư duy là một quá trình

Quá trình tư duy có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Quá trình này có
nhiều giai đoạn kế tiếp nhau:

1.3.5.1. Giai đoạn xác định được vấn đề

Khi gặp một tình huống có vấn đề, chủ thể tư duy phải ý thức được đó
là tình huống có vấn đề đối với bản thân mình (tức là đặt ra vấn đề cần giải
quyết); phải phát hiện ra mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống có vấn đề,
mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái cần tìm; phải tạo ra nhu cầu cần giải quyết
và tìm thấy những tri thức, kinh nghiệm đã có của bản thân có liên quan đến
giải quyết vấn đề, trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ tư duy.

1.3.5.2. Giai đoạn huy động tri thức, kinh nghiệm

Khi vấn đề xuất hiện trong đầu, chủ thể huy động những tri thức, kinh
nghiệm của bản thân, tạo ra mối liên tưởng xung quanh vấn đề cần giải quyết.

1.3.5.3. Giai đoạn sàng lọc các liên tưởng

Chủ thể gạt bỏ những cái không cần thiết, hình thành giả thuyết về các
cách giải quyết vấn đề có thể có đối với nhiệm vụ tư duy.

1.3.5.4. Giai đoạn thực hiện nhiệm vụ tư duy và tìm ra kết quả

1.3.5.5. Giai đoạn kiểm tra

Quá trình tư duy không tách rời quá trình nhận thức cảm tính. Quá trình
tư duy bắt đầu từ nhận thức cảm tính và trong suốt quá trình của mình, tư duy
sử dụng các tài liệu của nhận thức cảm tính. Mặt khác, nhờ kết quả của quá
trình tư duy mà nhận thức cảm tính nói riêng và các phản ánh tâm lý khác nói
chung thêm sâu sắc và đầy đủ.

1.3.6. Tư duy là một hành động trí tuệ

Trong quá trình tư duy, chủ thể tiến hành các thao tác trí tuệ nhằm giải
quyết vấn đề hoặc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức. Những thao tác trí tuệ này tham
gia vào quá trình tư duy như là những thành tố của một hành động trí tuệ.
Chúng ta thường sử dụng những thao tác cơ bản sau đây trong quá trình tư
duy:

1.3.6.1. Phân tích

Đây là thao tác trí tuệ nhằm tách sự vật, hiện tượng thành những thuộc
tính, những bộ phận cụ thể và chỉ ra từng mối liên hệ, quan hệ giữa những bộ
phận, thuộc tính này. Nhờ có thao tác phân tích mà con người nhận thức đối
tượng tư duy đầy đủ hơn, sâu sắc hơn.

1.3.6.2. Tổng hợp

Chủ thể sử dụng thao tác này để đưa những thuộc tính, những thành
phần đã được phân tích vào một chỉnh thể nhằm nhận thức đối tượng bao
quát hơn.

Phân tích và tổng hợp là hai thao tác cơ bản, có quan hệ mật thiết, bổ
sung cho nhau trong một quá trình tư duy thống nhất. Phân tích là cơ sở của
tổng hợp và tổng hợp diễn ra trên cơ sở của phân tích.

1.3.6.3. So sánh

Đây là thao tác trí tuệ, trong đó chủ thể xác định sự giống nhau, khác
nhau giữa các sự vật, hiện tượng (hoặc giữa các thuộc tính, quan hệ, bộ
phận trong một sự vật, hiện tượng).

1.3.6.4. Trừu tượng hoá


Đây là thao tác mà chủ thể dùng để gạt bỏ những bộ phận, những
thuộc tính, quan hệ không cần thiết về một phương diện nào đó không phải là
bản chất và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết, những thuộc tính cơ bản nhất.

1.3.6.5. Khái quát hoá

Chủ thể sử dụng thao tác trí tuệ này để bao quát nhiều đối tượng khác
nhau thành một nhóm, một loại, một phạm trù trên cơ sở chúng có những
thuộc tính chung và bản chất, có những mối quan hệ mang tính quy luật. Kết
quả của khái quát hoá cho một cái gì đó chung, cùng loại của nhiều sự vật,
hiện tượng.

Trừu tượng hoá và khái quát hoá là hai thao tác cơ bản, đặc trưng cho
tư duy của con người. Hai thao tác này quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung
cho nhau, giống như mối quan hệ giữa hai thao tác phân tích và tổng hợp.

Trên đây là các thao tác cơ bản của tư duy. Ngoài ra, trong quá trình tư
duy còn có sự tham gia của các thao tác khác như: cụ thể hóa, hệ thống
hoá… Các thao tác tư duy quan hệ mật thiết với nhau, xen kẽ và bổ sung cho
nhau, chứ không tuân theo một trình tự máy móc nào.

Kết quả của hành động (quá trình) tư duy là những sản phẩm trí tuệ:
những khái niệm, những phán đoán, những suy lý.

1.3.7. Những phẩm chất của tư duy liên quan đến nhân cách

Đánh giá tư duy của một người, chúng ta thường căn cứ vào những
phẩm chất cơ bản sau:

- Mức độ sâu sắc và khái quát của tư duy,

- Tính lôgíc, chặt chẽ của tư duy.

- Khả năng cơ động, linh hoạt, mềm dẻo của tư duy.

- Khả năng độc lập của tư duy (khả năng độc lập suy nghĩ).

Người có khả năng độc lập suy nghĩ là người luôn tự mình tìm ra cách
giải quyết vấn đề, tự hình thành nên nhiệm vụ tư duy. Ở mức độ cao hơn, họ
còn đặt lại đề theo sự hiểu biết của mình, tự tìm ra cách giải quyết mới, có
tính sáng tạo. Phẩm chất độc lập suy nghĩ liên quan chặt chẽ với óc phê
phán, tinh thần hoài nghi khoa học, tính ham hiểu biết, kiên trì, mạnh dạn cải
tiến phương pháp tư duy để đạt kết quả cao. Phẩm chất độc lập suy nghĩ
không mâu thuẫn với tinh thần hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Chỉ trong
hoạt động tập thể, hợp tác khoa học, các phẩm chất nhân cách mới được tiếp
tục phát triển ở mức độ cao hơn và mới có điều kiên bộc lộ rõ nét hơn.

1.4. Một số sai sót trong tư duy

Khi tư duy con người có thể có một số sai sót. Những sai sót này có khi
còn trong giới hạn của một tâm lý bình thường, cũng có khi là biểu hiện của
một tâm lý rối loạn, bệnh tật.

Đây là những sai sót thuộc về kết quả tư duy (những phán đoán, suy lý
không chính xác, sự hiểu biết khái niệm không đầy đủ…); hoặc thuộc về hình
thức và thao tác tư duy (như không biết tư duy trừu tượng, sai sót trong phân
tích, tổng hợp vấn đề, tư duy thiếu mềm dẻo, linh hoạt…). Sai sót của tư duy
có quan hệ chặt chẽ với những sai sót của các quá trình tâm lý khác, nhất là
với ý thức, xúc cảm, chú ý, năng lực, vốn hiểu biết… Sau đây là một số sai
sót của tư duy có liên quan đến quá trình bệnh lý của người bệnh:

1.4.1. Sự định kiến

Đây là kết quả của tư duy về những sự vật, hiện tượng có thực, song
người bệnh gán cho nó một ý nghĩa quá mức, không đúng như vốn có của nó
và ý tưởng này chiếm ưu thế trong ý thức, tình cảm… của người bệnh. Ví dụ
người bệnh quá cường điệu về khuyết điểm của mình, tự ty…

1.4.2. Ý tưởng ám ảnh

Bệnh nhân có những ý tưởng không phù hợp với thực tế khách quan.
Ví dụ như họ luôn có ý nghĩ rằng mình có lỗi với bạn bè hoặc đã xúc phạm
một người nào đó… mà thực tế thì không phải như vậy. Ý nghĩ này có khi
người bệnh biết là sai và tự đấu tranh để xua đuổi nó nhưng không được, ý
tưởng ám ảnh thường gắn với những hiện tượng ám ảnh khác, như lo sợ ám
ảnh, hành vi ám ảnh…
1.4.3. Hoang tưởng

Đây là những ý nghĩ, phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế, do
bệnh tâm thần sinh ra. Ví dụ như bệnh nhân có ý nghĩ mình đang bị truy hại,
mình bị nhiều bệnh, mình là người vĩ đại… Những ý nghĩ hoang tưởng này
chỉ mất đi khi bệnh nhân khỏi hoặc thuyên giảm bệnh tâm thần.

Tư duy, nhất là tư duy trừu tượng, là một trong những hình thức phát
triển cao của quá trình nhận thức của con người. Kết quả của tư duy được
biểu hiện ra ngoài bằng ngôn ngữ (lời nói, chữ viết). Hoạt động chuyển lời
thành ý và chuyển ý thành lời ở mỗi cá nhân diễn ra rất phức tạp, với sự tham
gia của toàn bộ đời sống tâm lý con người. Đây chính là hoạt động lĩnh hội
kiến thức, kinh nghiệm của con người trong thế giới hiện thực khách quan.

2. TƯỞNG TƯỢNG

2.1. Khái niệm về tưởng tượng

Trong thực tiễn, nhiều khi gặp hoàn cảnh có vấn đề, nếu chỉ bằng tư
duy, con người sẽ không thể giải quyết được. Trong những trường hợp này,
con người phải dùng một phương thức hoạt động khác, đó là nhận thức bằng
tưởng tượng.

Tưởng tượng là quá trình nhận thức phản ánh những sự vật, hiện
tượng chưa có trong kinh nghiệm, bằng cách xây dựng những hình ảnh mới
trên cơ sở những hình ảnh đã có.

Hình ảnh mới của tưởng tượng và hình ảnh đã có của trí nhớ được gọi
là biểu tượng. Biểu tượng có đặc điểm là phản ánh sự vật, hiện tượng không
rõ ràng, chính xác bằng hình ảnh của tri giác, nó dễ bị thay đổi. Biểu tượng có
thể được chia thành biểu tượng của từng giác quan (thị giác, thính giác, vị
giác…), hoặc chia thành biểu tượng riêng (của từng sự vật, hiện tượng cụ
thể) và biểu tượng chung (tổng hợp các đặc tính chung cho tất cả những sự
vật cùng một loại). Biểu tượng của tưởng tượng là những hình ảnh mới, khái
quát, do con người tự tạo ra. Còn biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh của sự
vật, hiện tượng trước đây đã tác động vào não, nay nhớ lại, tái hiện lại. Biểu
tượng của tưởng tượng được tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ.

Nguồn gốc làm nảy sinh tưởng tượng là yêu cầu của hoạt động lao
động. Hoạt động sống buộc con người phải hình dung ra trước kết quả của
hoạt động và phương thức để hoạt động đạt kết quả cao. Nguyên vật liệu để
xây dựng nên biểu tượng của tưởng tượng phải lấy từ thực tế khách quan, do
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người đem lại. Tưởng
tượng dù có bay bổng, sáng tạo đến mấy cũng xuất phát từ những cái đã có
trong hiện thực, sớm muộn cũng sẽ được thể hiện trong thực tiễn và do thực
tiễn kiểm nghiệm. Con người đối chiếu, so sánh những biểu tượng do mình
tạo ra với hiện thực, qua đó mà sửa đổi, hoàn thiện, làm cho nó phong phú, rõ
ràng và chính xác hơn.

Tưởng tượng của con người phụ thuộc vào những đặc điểm tâm lý của
cá nhân như tri giác, tư duy, tình cảm, hứng thú, năng khiếu… Và phụ thuộc
vào thực tiễn cuộc sống, kinh nghiệm chung của xã hội loài người…

2.2. Phân loại tượng tượng

Căn cứ vào sự tham gia của ý thức, vào sự chuẩn bị về mục đích, kế
hoạch phương pháp… cho sự tưởng tượng, ta có thể chia tưởng tượng
thành:

2.2.1. Tưởng tượng không chủ định

Đây là loại tưởng tượng không tuân theo một mục đích, kế hoạch định
trước, cá nhân không có bất kỳ một sự chuẩn bị cụ thể nào. Sự tưởng tượng
xảy ra ngay khi tri giác sự vật, hiện tượng đóng vai trò kích thích trí tưởng
tượng của cá nhân. Ví dụ, nghe một câu chuyện, tự nhiên tưởng tượng ra
khuôn mặt của nhân vật trong chuyện; nhìn đám mây bay, tưởng tượng ra
hình thù con sư tử…,

2.2.2. Tưởng tượng có chủ định


Đây là loại tưởng tượng theo một mục đích đặt ra từ trước, có kế hoạch
và phương pháp nhất định nhằm tạo ra hình ảnh mới. Tưởng tượng có chủ
định thể hiện trên hai mức độ sau:

2.2.2.1. Tưởng tượng tái tạo

Đây là quá trình tạo ra hình ảnh mới đối với cá nhân người tưởng
tượng dựa trên sự mô tả của người khác, của sách vở, tài liệu… Ví dụ, khi
tham gia hội chẩn, nghe phát biểu của các thầy thuốc, ta hình dung ra bệnh
tật của người bệnh và những phương pháp điều trị chính mà các thầy thuốc
định áp dụng.

2.2.2.2. Tưởng tượng sáng tạo

Đây là quá trình xây dựng nên những hình ảnh mới chưa có trong kinh
nghiệm của cá nhân và cũng chưa có trong kinh nghiệm của xã hội. Ví dụ,
các nhà khoa học sáng tạo ra tàu vũ trụ, máy CT. scaner… Nhờ có tính chất
độc đáo, mới mẻ và giá trị thực tiễn mà tưởng tượng sáng tạo trở thành một
thành phần không thể thiếu của hoạt động sáng tạo khoa học, kỹ thuật, văn
học, nghệ thuật…

2.3. Vai trò của tưởng tượng

Tưởng tượng là một phương thức hoạt động đặc trưng của con người.
Nó có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động sống: lao động, học tập,
công tác, nghiên cứu khoa học…

Tưởng tượng định hướng hoạt động bằng cách tạo ra mô hình tâm lý
về sản phẩm cuối cùng của hoạt động và mô hình tâm lý về cách thức đi đến
sản phẩm đó. Sự khác nhau cơ bản giữa lao động của con người và hoạt
động bản năng của con vật chính là ở chỗ trước khi lao động con người đã
hình dung ra kế hoạch hành động và sản phẩm ở trong đầu.

Tưởng tượng ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển toàn
bộ nhân cách con người. Hình ảnh mẫu người lý tưởng (người thầy thuốc
đức độ, người phẫu thuật viên giỏi…) mà con người muốn vươn tới là kết quả
của quá trình tưởng tượng, trên cơ sở đó mà con người phấn đấu theo hình
ảnh mẫu mực đó.

2.4. Cách sáng tạo biểu tượng của tưởng tượng

Có nhiều cách sáng tạo hình ảnh mới của tưởng tượng. Chúng ta
thường gặp một số cách cơ bản sau:

2.4.1. Thay đổi kích thước, độ lớn, số lượng; thay đổi các thuộc tính,
các thành phần của đối tượng nhằm làm tăng lên hay giảm đi hình dáng của
nó so với hiện thực. Ví dụ: hình tượng người khổng lồ, người tí hon, phật trăm
tay, nghìn mắt…

2.4.2. Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của đối
tượng

Ví dụ như trong các tranh biếm họa, người ta vẽ nhấn mạnh cái mũi dài
và to của nhân vật…

2.4.3. Chắp ghép (kết dính)

Biểu tượng mới được tạo ra bằng cách chắp ghép một số bộ phận của
sự vật này thay sang sự vật khác. Ví dụ: hình ảnh con rồng (đầu sư tử, mình
rắn, móng vuốt hổ…).

2.4.4. Liên hợp

Phương pháp này có nhiều nét giống như cách chắp ghép, nhưng khi
tham gia vào việc tạo ra hình ảnh mới, các yếu tố ban đầu bị cải tổ đi và nằm
trong những mối liên hệ mới. Ví dụ: xe điện bánh hơi là kết quả liên hợp giữa
tàu điện và ô tô.

2.4.5. Điển hình hoá

Đây là phương pháp tạo ra hình ảnh mới trên cơ sở tổng hợp, sáng tạo
các thuộc tính điển hình, đại diện cho hàng loạt đối tượng. Ví dụ: xây dựng
nhân vật trong văn học, nghệ thuật, hội họa bằng cách tạo ra những nét điển
hình của một loại người nào đó trong xã hội.

2.4.6. Loại suy (mô phỏng)


Đây là cách tạo ra hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt chước
những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thực. Ví dụ: từ hình dáng con
chim bay mà người ta tạo ra hình chiếc máy bay…

Trong thực tế, khi con người tưởng tượng, các cách trên đây kết hợp
với nhau, bổ sung cho nhau, làm cho hình ảnh mới của tưởng tượng phong
phú và độc đáo.

2.5. Tưởng tượng và tư duy

Đây là hai quá trình có quan hệ mật thiết với nhau. Chúng đều phản
ánh thế giới khách quan một cách gián tiếp và khái quát, đều hướng vào giải
quyết hoàn cảnh có vấn đề, có liên hệ mật thiết với nhận thức cảm tính, với
ngôn ngữ và lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn chân lý.

Tuy vậy, giữa tưởng tượng và tư duy có những điểm khác nhau. Tưởng
tượng phản ánh cái chưa biết bằng cách xây dựng nên những hình ảnh mới
trên cơ sở những biểu tượng đã có. Còn tư duy thì vạch ra những thuộc tính
bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật, nghĩa là đi đến những khái
niệm, phán đoán, suy lý về thế giới khách quan.

Tùy hoàn cảnh mà chúng ta giải quyết vấn đề bằng tư duy hay bằng
tưởng tượng. Ví dụ, nếu hoàn cảnh có tình huống không xác định cao, không
rõ ràng, các tài liệu không đầy đủ thì giải quyết theo cơ chế tưởng tượng (gần
với trực giác) sẽ đạt kết quả cao hơn. Như vậy, tưởng tượng bổ sung cho tư
duy và có thể giải quyết được những vấn đề khi giải quyết bằng tư duy gặp
khó khăn.

Những sai sót trong tưởng tượng rất đa dạng và phức tạp. Những
tưởng tượng bệnh lý liên quan chặt chẽ với bệnh lý của tri giác và tư duy…
(như hoang tưởng, ảo giác, tri giác nhầm…).

Chương 4. NGÔN NGỮ

1. KHÁI NIỆM VỀ NGÔN NGỮ


Lâu nay chúng ta thường nghiên cứu ngôn ngữ đồng thời với tư duy,
xem chúng đều là những quá trình nhận thức. Điều này hoàn toàn đúng, bởi
vì ngôn ngữ quan hệ chặt chẽ với tư duy, là công cụ, phương tiện của tư duy,
là nơi biểu đạt kết quả của tư duy, là “vỏ bọc” của tư duy. Song trong đời sống
tâm lý của con người, ngoài tư duy, ngôn ngữ còn quan hệ mật thiết với nhiều
hiện tượng tâm lý khác như tình cảm, giao tiếp, nhận thức cảm tính, hoạt
động lao động… Nhiều khi ngôn ngữ là một trong những thành phần không
thể thiếu trong các hoạt động tâm lý của con người.

Ngôn ngữ không đơn thuần là một hệ thống quy tắc những ký hiệu của
một thứ ngôn ngữ nào đó, mà là sản phẩm của sự phát triển xã hội - lịch sử
của một dân tộc với nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Ngôn ngữ phản ánh đời sống
tư tưởng, tình cảm cũng như lịch sử tồn tại, lao động và đấu tranh của dân
tộc đó. Chính lịch sử này đã tạo nên phẩm chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa - sự
giàu có và vẻ cao đẹp - của các ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngôn ngữ nào đó
để trao đổi, truyền đạt cho người khác những phản ánh tâm lý như ý nghĩ, tư
tưởng, tình cảm, mong muốn…

Ngôn ngữ là quá trình chuyển những hiện tượng tinh thần, tâm lý (là
sản phẩm của chủ thể phản ánh một cách chủ quan những sự vật, hiện tượng
khách quan), thành những hiện tượng vật chất (âm thanh của tiếng nói, hình
ảnh của chữ viết… - là hình thức khách quan) để mọi người có thể nhận thức
được (ví dụ chuyển từ ý thành lời). Và quá trình ngược lại, chuyển những
dạng vật chất của ngôn ngữ thành dạng tâm lý, tinh thần của nó (ví dụ chuyển
từ lời thành ý).

Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Nó là một phức hợp âm thanh, chữ
viết… không những mang thuộc tính vật lý, mà còn mang những ý nghĩa tín
hiệu. Mỗi từ vừa mang một nội dung khái quát hóa vừa mang một nội dung cụ
thể hóa về hiện thực khách quan, ví dụ như những từ sốt cao, đau bụng, ho
khan…
Quá trình ngôn ngữ diễn ra theo cơ chế phản xạ của hệ thống tín hiệu
thứ hai, có liên hệ mật thiết với hệ thống tín hiệu thứ nhất.

Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa các cá nhân được phân biệt qua ngữ
âm (âm điệu, cường độ, nhịp độ…); qua vốn từ, cách dùng từ; qua cách dùng
ngữ pháp, cách diễn đạt và qua chất lượng thông tin truyền đạt. Ngoài ra, sự
khác nhau này còn liên quan đến trình độ văn hoá, nghề nghiệp, đặc điểm
tâm lý, giới tính, địa vị xã hội… của mỗi cá nhân.

2. CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ

Ngôn ngữ của con người có chức năng phản ánh, diễn đạt, thông báo
và thúc đẩy hành động.

- Bản thân quá trình ngôn ngữ là một quá trình phản ánh tâm lý. Nó
phản ánh hiện thực khách quan bằng ngôn ngữ (mỗi từ ngữ mang những
nghĩa nhất định và có tính khái quát cao). Mặt khác, nhờ có ngôn ngữ mà các
quá trình phản ánh tâm lý khác thêm sâu sắc và sinh động.

- Con người dùng ngôn ngữ để diễn đạt sự hiểu biết, tình cảm, mong
muốn… của mình và thông báo những thông tin này cho người khác và cho
chính mình. Ngôn ngữ là phương tiện của giao tiếp.

- Cũng như các hiện tượng tâm lý khác, ngôn ngữ tham gia điều khiển,
điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động học tập, lao động… của con người.

Hoạt động ngôn ngữ của con ngưòi gồm hai mặt: biểu đạt (chuyển từ ý
thành lời) và hiểu biểu đạt (chuyển từ lời thành ý).

3. CÁC DẠNG NGÔN NGỮ

Có ba dạng hoạt động ngôn ngữ: ngôn ngữ nói (cả nghe nói); ngôn ngữ
viết (cả đọc chữ viết) và ngôn ngữ bên trong.

3.1. Ngôn ngữ nói

- Ngôn ngữ nói được thực hiện bằng những âm thanh mang nội dung
tâm lý nhất định, phát ra từ cơ quan phát âm và được thu nhận bằng cơ quan
phân tích thính giác.
- Ngôn ngữ nói bao gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Nó
tác động trực tiếp đến nhiều giác quan và gây cảm xúc trực tiếp đến người
nghe. Người nói thường sử dụng nhiều phương tiện hỗ trợ như giọng nói,
nhịp điệu, nét mặt, hành vi, cử chỉ và các phương tiện thông tin khác (loa
truyền thanh, điện thoại, điện thoại truyền hình…).

- Ngôn ngữ nói cho phép truyền đạt nhanh, nhạy những thông tin mới
và có sức thuyết phục, truyền cảm rất lớn. Song từ ngữ của nó ít được gọt
dũa, cấu trúc thường thiếu chặt chẽ và lôgíc.

3.2. Ngôn ngữ viết

Đây là loại ngôn ngữ được thực hiện dưới dạng chữ viết và ký hiệu,
theo những quy tắc ngữ pháp nhất định. Nó đòi hỏi phải diễn đạt nội dung vấn
đề một cách rõ ràng, súc tích, theo những quy định ngữ pháp chặt chẽ, chữ
viết, ký hiệu phải để người khác đọc được, hiểu được… Mặt khác, ngôn ngữ
viết còn đòi hỏi phải thể hiện sâu sắc, phải có tác dụng nhất định lên tâm lý cả
người viết, lẫn người đọc.

Ngôn ngữ viết gồm nhiều thể loại. Mỗi thể loại có những đặc trưng
riêng về lối diễn đạt, về cách viết như: ngôn ngữ chính luận, ngôn ngữ khoa
học, ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ văn học…

3.3. Ngôn ngữ bên trong

Bao gồm ngôn ngữ thầm (không thành tiếng) và ngôn ngữ thuần tuý
bên trong. Đây là loại ngôn ngữ cô đọng, súc tích, thể hiện ý của tư duy. Một
từ có khi mang nhiều ý; một nhóm từ có thể được thay thế bằng một hình
tượng cụ thể. Ngôn ngữ bên trong được rút gọn, có khi chỉ một yếu tố cũng
có thể thay cho một nội dung dài nếu diễn đạt bằng ngôn ngữ bên ngoài. Đây
là loại ngôn ngữ của riêng mỗi chủ thể, thường dùng để nói cho riêng mình.

Các dạng ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với nhau. Có những dạng ngôn
ngữ quá độ, chuyển từ hình thức này sang hình thức khác.
Dạng độc thoại có nhiều thể loại gần với ngôn ngữ viết. Trong thực tế,
chúng ta thường viết để chuẩn bị hoàn chỉnh nội dung, hình thức trước khi
nói.

Trong ngôn ngữ viết có nhiều thể loại gần với ngôn ngữ nói (như dạng
tùy bút, nhật ký…). Đặc biệt trong viết thư, người ta thường viết tắt như khi
đối thoại với nhau, thậm chí như ngôn ngữ thầm hoặc ngôn ngữ thuần túy
bên trong. Đôi khi chúng ta nghĩ thầm để chuẩn bị trước nội dung, cách diễn
đạt cho nói hoặc viết công khai.

4. NHỮNG SAI SÓT TRONG HOẠT ĐỘNG NGÔN NGỮ

4.1. Sai sót về nhịp điệu ngôn ngữ

4.1.1. Nhịp nhanh

Biểu hiện bằng ngôn ngữ nhanh, liến thoắng, thao thao bất tuyệt, các
âm tiết liền nhau, không mạch lạc…

4.1.2. Nhịp chậm

Biểu hiện ở chỗ nói năng chậm chạp, lặp đi lặp lại…

4.2. Sai sót trong hình thức phát ngôn

Ví dụ như: bệnh nhân nói một mình, nói với người trong tưởng tượng,
không nói gì cả, nói lặp lại, nhại lời, nói bột phát…

4.3. Sai sót về kết cấu ngôn ngữ

4.3.1. Về kết âm, phát âm

Ví dụ như, bệnh nhân nói khó, nói lắp, giả giọng người khác…

4.3.2. Sai sót về ngữ pháp

Ví dụ như ngôn ngữ rời rạc, chơi chữ, đảo lộn mệnh đề, bịa lời…

Sai sót trong ngôn ngữ không thể tách rời những sai sót trong tư duy,
nhất là tư duy ngắt quãng, tư duy lai dai, ý nghĩ dập khuôn, ý nghĩ lung tung.
Chương 5. TRÍ NHỚ

1. KHÁI NIỆM VỀ TRÍ NHỚ

Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm cá nhân dưới
dạng biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo những cái mà con
người trước đây đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động, suy nghĩ…

Trí nhớ phản ánh những sự vật, hiện tượng đã tác động trước đây, còn
hiện nay không cần có sự tác động của bản thân chúng. Những kinh nghiệm
mà trí nhớ phản ánh có thể là những hình ảnh cụ thể, có thể là những trải
nghiệm hay rung động, cảm xúc, có thể là những ý nghĩ… của con người.

Sản phẩm của quá trình trí nhớ là các biểu tượng của trí nhớ. Những
biểu tượng này là hình ảnh của sự vật, hiện tượng nảy sinh trong óc chúng ta
bằng cách chế biến, khái quát hoá các hình ảnh tri giác trước đây. Dưới góc
độ của hoạt động nhận thức, trí nhớ được xem như là giai đoạn chuyển tiếp
từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.

2. CÁC LOẠI TRÍ NHỚ

2.1. Trí nhớ giống loài và trí nhớ cá thể

2.1.1. Trí nhớ giống loài

Là trí nhớ được hình thành trong quá trình phát triển chủng loại, mang
đặc điểm chung của giống loài và được biểu hiện dưới hình thức những bản
năng, những phản xạ không điều kiện.

2.1.2. Trí nhớ cá thể

Là loại trí nhớ được hình thành trong quá trình phát triển cá thể, không
mang đặc tính giống loài mà mang tính chất cá thể. Ở động vật, loại trí nhớ
này được biểu hiện trong các kỹ xảo, trong các phản xạ có điều kiện. Ở con
người, trí nhớ cá thể được biểu hiện thành kho tàng kinh nghiệm cá nhân
phong phú của mỗi con người.

2.2. Các loại trí nhớ vận động, xúc cảm, hình ảnh, từ ngữ - lô gíc

2.2.1. Trí nhớ vận động


Đây là loại trí nhớ phản ánh những cử động riêng lẻ hoặc hệ thống các
cử động của con người, ví dụ nhớ cách đan len, nhớ động tác tập thể dục,
nhớ cách đi xe đạp, nhớ lại cử chỉ thân mật của người khác… Loại trí nhớ
này là cơ sở để con người hình thành những kỹ xảo hoạt động thực hành và
lao động khác nhau như đi, đứng, viết, học tập, lao động…

2.2.2. Trí nhớ cảm xúc

Là loại trí nhớ phản ánh những rung cảm, trải nghiệm của con người.
Những biểu tượng của loại trí nhớ này bộc lộ như những tín hiệu kích thích
hoặc kìm hãm hành động mà trước đây đã gây nên những rung cảm dương
tính hoặc âm tính. Sự đồng cảm với người khác được dựa trên cơ sở của trí
nhớ cảm xúc.

2.2.3. Trí nhớ hình ảnh

Là loại trí nhớ phản ánh những hình ảnh, biểu tượng thị giác, thính
giác, vị giác… của sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta trước đây. Loại trí
nhớ này có thể đạt đến trình độ phát triển cao một cách lạ thường, nhất là khi
phải bù trừ hoặc thay thế cho những loại trí nhớ khác đã bị mất. Đôi khi chúng
ta gặp những người có trí nhớ “di giác” - biểu tượng của nó nảy sinh một cách
sống động, tựa như sự vật, hiện tượng đang ở trước mặt.

2.2.4. Trí nhớ từ ngữ - lôgíc

Là loại trí nhớ phản ánh ý nghĩ, tư tưởng của con người - là những cái
không thể tồn tại ngoài ngôn ngữ. Hệ thống tín hiệu thứ hai có vai trò chính
trong loại trí nhớ này. Đây là loại trí nhớ đặc trưng, chủ đạo của con người và
giữ vai trò chính trong sự lĩnh hội tri thức.

2.3. Trí nhớ không và có chủ định

2.3.1. Trí nhớ không chủ định

Là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện được thực
hiện không theo một mục đích định trước. Ví dụ, gặp một người quen, tự
nhiên nhớ về con sông quê hương.
2.3.2. Trí nhớ có chủ định

Là loại trí nhớ diễn ra theo những mục đích, kế hoạch định trước. Ví dụ,
thầy thuốc nhớ lại những triệu chứng của bệnh để thông báo cho đồng nghiệp
biết khi hội chẩn.

Hai loại trí nhớ này là hai mức độ phát triển nối tiếp nhau của trí nhớ.
Chúng đều giữ vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người.

2.4. Trí nhớ ngắn hạn và dài hạn

Khi nghiên cứu trí nhớ, người ta chú ý đến giai đoạn đầu tiên của việc
ghi nhớ, đến việc củng cố các dấu vết của tác động bên ngoài và chú ý đến
bản thân quá trình hình thành các dấu vết đó, xem các quá trình này có làm
cho con người nhớ các dấu vết, sự vật, hiện tượng một cách lâu dài hay
không. Muốn cho một tài liệu nào đó được củng cố trong trí nhớ, chủ thể cần
phải chế biến nó một cách thích hợp. Căn cứ vào thời gian chế biến (thời gian
củng cố) các dấu vết ngắn hay dài mà chúng ta chia trí nhớ thành hai loại:

2.4.1. Trí nhớ ngắn hạn

Là loại trí nhớ mà các dấu vết được giữ lại trong thời gian ngắn, chốc
lát, do đó trí nhớ cũng diễn ra trong thời gian ngắn, nhằm đáp ứng những
hành động, thao tác cấp bách, nhất thời. Sau khi hành động được thực hiện
thì trí nhớ trở nên không cần thiết nữa. Loại trí nhớ này còn được gọi là trí
nhớ tác nghiệp.

2.4.2. Trí nhớ dài hạn

Là loại trí nhớ mà thời gian củng cố dấu vết được kéo dài sau nhiều lần
lặp lại và tái hiện nó (các dấu vết được giữ gìn lâu dài).

Tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể trong từng loại hoạt động khác
nhau mà hai loại trí nhớ này đều có vai trò quan trọng trong đời sống của con
người.

2.5. Trí nhớ bằng mắt, bằng tai, bằng tay…


Mỗi người thường có thiên hướng sử dụng một loại giác quan nào đó
làm chính trong quá trình ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện, ví dụ như nhớ bằng
mắt, bằng tai… Mỗi loại trí nhớ này có khi trở thành nét đặc trưng của mỗi cá
nhân. Khi rèn luyện trí nhớ, mọi người phải tính đến những đặc điểm cá nhân
này.

Sự phân chia trí nhớ trên đây chỉ là tương đối. Mỗi loại trí nhớ có mặt
mạnh, mặt yếu nhất định. Các loại trí nhớ liên quan mật thiết với nhau, bổ
sung cho nhau, tạo nên quá trình nhớ của con người.

3. CÁC QUÁ TRÌNH CƠ BẢN VÀ CÁC QUY LUẬT CỦA TRÍ NHỚ

Trí nhớ của con người là một hoạt động tích cực và phức tạp, bao gồm
nhiều quá trình khác nhau và có quan hệ mật thiết với nhau: ghi nhớ, giữ gìn,
nhận lại, nhớ lại và quên.

3.1. Quá trình ghi nhớ

Đây là giai đoạn đầu của một hoạt động nhớ cụ thể. Nó là quá trình
hình thành trên vỏ não của chủ thể những “dấu vết”, những “ấn tượng” của
đối tượng đang tri giác, tức là tài liệu cần ghi nhớ. Đồng thời đây cũng là quá
trình hình thành nên những mối liên hệ giữa tài liệu mới với tài liệu đã có và
mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu mới với nhau. Đây cũng
chính là điểm khác nhau giữa ghi nhớ và tri giác, mặc dù quá trình ghi nhớ
khởi đầu đồng thời với quá trình tri giác tài liệu.

Ghi nhớ bao gồm nhiều loại khác nhau, như:

3.1.1. Ghi nhớ không và có chủ định

3.1.1.1. Ghi nhớ không chủ định

Là loại ghi nhớ được thực hiện, không cần phải đặt ra mục đích ghi nhớ
từ trước, không đòi hỏi sự nỗ lực ý chí và dường như được thực hiện một
cách tự nhiên. Ghi nhớ không chủ định có vai trò to lớn trong đời sống, nó mở
rộng và làm phong phú kinh nghiệm sống của con người mà không đòi hỏi
một sự nỗ lực đặc biệt nào. Song không phải mọi sự vật, hiện tượng đều
được ghi nhớ một cách không chủ định như nhau. Độ bền vững và sâu sắc
của ghi nhớ không chủ định phụ thuộc vào những đặc điểm đối tượng (sự di
động, màu sắc, hình dáng…). Ghi nhớ không chủ định đặc biệt có hiệu quả
khi được gắn với những cảm xúc rõ ràng và mạnh mẽ. Sự hứng thú có vai trò
to lớn đối với ghi nhớ không chủ định.

3.1.1.2. Ghi nhớ chủ định

Là loại ghi nhớ theo một mục đích đã định trước, đòi hỏi một sự nỗ lực
ý chí nhất định và những thủ thuật, phương pháp ghi nhớ xác định. Hoạt động
dạy và học chủ yếu được thực hiện dựa trên sự ghi nhớ có chủ định.

3.1.2. Ghi nhớ máy móc và ghi nhớ có ý nghĩa

Đây được coi là hai phương pháp của ghi nhớ có chủ định.

3.1.2.1. Ghi nhớ máy móc

- Là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại một cách đơn giản, nhiều lần
các tài liệu. Học vẹt là một biểu hiện điển hình của loại ghi nhớ này.

3.1.2.2. Ghi nhớ có ý nghĩa

Là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài liệu hoặc dựa
trên sự nhận thức được những mối liên hệ lô gíc giữa các bộ phận của tài
liệu. Loại ghi nhớ này gắn liền với quá trình tư duy. Nó là loại ghi nhớ chủ yếu
trong học tập của học sinh.

3.2. Quá trình giữ gìn

Giữ gìn là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành
trên vỏ não khi ghi nhớ. Có hai hình thức giữ gìn:

3.2.1. Giữ gìn tiêu cực

Là loại giữ gìn được dựa trên sự tri giác đi, tri giác lại một cách đơn
giản, nhiều lần đối với tài liệu.

3.2.2. Giữ gìn tích cực


Là loại giữ gìn được thực hiện bằng cách nhớ lại trong óc tài liệu đã ghi
nhớ mà không phải tri giác lại tài liệu đó.

Trong hoạt động học tập, quá trình giữ gìn chính là quá trình ôn luyện.

3.3. Quá trình nhận lại và nhớ lại

Đây là kết quả của quá trình ghi nhớ và giữ gìn.

3.3.1. Nhận lại

Là quá trình nhớ về một đối tượng, trong điều kiện tri giác lại đối tượng
đó. Cơ sở của sự nhận lại chính là những cảm giác “quen thuộc” đặc biệt,
xuất hiện khi ta tri giác lại đối tượng đã tri giác trước đây hoặc đối tượng tri
giác lúc này giống với cái mà ta đã tri giác trước đây.

3.3.2. Nhớ lại (tái hiện)

Là quá trình làm “sống lại” những hình ảnh đã được củng cố trong trí
nhớ mà không cần tri giác lại đối tượng đã gây nên hình ảnh đó.

Nhận lại và nhớ lại đều có thể chủ định hoặc không có chủ định.

Sự nhớ lại có chủ định, trong đó có sự đòi hỏi phải khắc phục khó khăn
và nỗ lực ý chí thì gọi là sự hồi tưởng.

Sự nhớ lại các hình ảnh cũ, khu trú trong một không gian, thời gian cụ
thể, gọi là hồi ức. Trong hồi ức, chúng ta không những nhớ lại được các đối
tượng, mà còn đặt chúng vào một thời gian, không gian, địa điểm nhất định.

3.4. Sự quên

Kết quả của sự ghi nhớ và giữ gìn được thể hiện trên 3 mức độ khác
nhau của trí nhớ:

- Mức độ cao nhất là nhớ lại (tái hiện) đối tượng mà không cần tri giác
lại nó.

- Mức độ thấp hơn là không nhớ lại được mà chỉ nhận lại được đối
tượng khi tri giác lại nó.
- Mức độ thấp nhất của trí nhớ được gọi là trí nhớ khai thông, nghĩa là
vừa không nhớ lại được, vừa không nhận lại được, song khi lặp lại lần nữa,
từ đầu thì nhớ nhanh chóng hơn so vói những lần trước.

Trong thực tế, giữa các mức độ này còn có các mức trung gian.

Như vậy, không phải mọi dấu vết, ấn tượng đều được giữ gìn và làm
sống lại như nhau, nghĩa là trong trí nhớ còn có hiện tượng quên.

3.4.1. Sự quên được chia thành nhiều mức độ

- Quên hoàn toàn: là không nhớ lại được, cũng không nhận lại được sự
vật, hiện tượng.

- Quên cục bộ: là không nhớ lại được, nhưng nhận lại được.

Tất nhiên, những dấu vết đã ghi nhớ được sẽ không bị mất hoàn toàn,
không để lại vết tích gì. Có sự vật, hiện tượng đã gặp trước đây, dù ta không
bao giờ nhớ lại và nhận lại được thì nó vẫn để lại dấu vết nhất định trên vỏ
não chúng ta. Cho nên không có sự quên hoàn toàn tuyệt đối. Bên cạnh sự
quên “vĩnh viễn” còn có sự quên tạm thời, nghĩa là trong một thời gian dài
không thể nhớ lại được, nhưng một lúc nào đó, đột nhiên lại nhớ được. Đây là
hiện tượng sực nhớ.

3.4.2. Sự quên thường được diễn ra theo những quy luật sau:

Người ta thường quên những gì không hoặc ít liên quan đến đời sống;
những gì không phù hợp với nhu cầu, hứng thú, sở thích của cá nhân; những
gì không được sử dụng thường xuyên hàng ngày. Người ta cũng thường
quên khi bị tác động bởi những kích thích mới lạ hoặc những kích thích quá
mạnh khác.

Sự quên diễn ra theo một trình tự xác định: quên cái tiểu tiết, vụn vặt
trước, quên cái đại thể, chính yếu sau.

Về nguyên tắc, quên không hoàn toàn là một hiện tượng xấu hoặc là
dấu hiệu của một trí nhớ kém, mà là một hiện tượng hợp lý, hữu ích.. Nếu mọi
điều đều nhớ thì chưa hẳn đã là bình thường. Con người ta phải biết quên
những cái chưa cần thiết và biết nhớ những cái cần nhớ. Quên được coi là
một trong những yếu tố quan trọng của một hoạt động nhớ tốt.

4. CÁC PHẨM CHẤT CỦA TRÍ NHỚ

Trí nhớ có các phẩm chất quan trọng sau:

4.1. Nhớ kịp thời

Đây là trường hợp khi cần thiết phải nhớ điều gì thì nhớ được ngay,
không cần phải mất thời gian để tìm tòi. Có nhiều trưòng hợp nhớ không kịp
thời nên bị mất cơ hội.

4.2. Nhớ chính xác

Đây là khả năng nhớ đúng và đầy đủ những tài liệu cần ghi nhớ.

4.3. Nhớ lâu bền

Là khả năng giữ lại càng lâu càng tốt những tài liệu đã ghi nhớ được.

4.4. Nhớ nhiều và có hệ thống

Là phẩm chất chỉ khả năng trong một khoảng thời gian nhất định có thể
nhớ được nhiều đối tượng một cách có thứ tự mạch lạc, rõ ràng.

Những phẩm chất này của trí nhớ liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung
cho nhau thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh.

5. MỘT SỐ SAI SÓT TRONG TRÍ NHỚ

5.1. Giảm nhớ

Đây là hiện tượng trí nhớ bị thuyên giảm, bệnh nhân không nhớ được
kịp thời những sự kiện đã qua.

5.2. Tăng nhớ

Đây là những trường hợp bệnh nhân nhớ nhanh, nhớ được nhiều sự
kiện, thậm chí nhớ được những sự kiện đã xảy ra rất lâu. Có những bệnh
nhân tăng nhớ một cách bệnh lý.

5.3. Mất nhớ


Bệnh nhân mất trí nhớ toàn bộ hoặc mất nhớ từng phần các sự kiện đã
xảy ra.

5.4. Rối loạn trí nhớ

Ví dụ như bệnh nhân nhớ bịa, nhớ nhầm, nhớ lẫn lộn, nhớ sai hệ
thống…

Trí nhớ của con người là một hiện tượng tâm lý phức tạp, liên quan
chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lý, nhân cách cá nhân. Để có một trí nhớ
tốt, con người phải rèn luyện mình một cách toàn diện, trước hết là rèn luyện
về phương pháp ghi nhớ, giữ gìn tài liệu… và phải biết quên những điều
không cần thiết.

Chương 6. TRẠNG THÁI TÂM LÝ CHÚ Ý

1. KHÁI NIỆM VỀ CHÚ Ý

Trong cùng một lúc, giữa muôn vàn sự vật, hiện tượng của thế giới
khách quan tác động vào con người, chúng ta chỉ có thể phản ánh được một
số sự vật, hiện tượng nhất định và bỏ qua những sự vật, hiện tượng khác. Sự
tập trung ý thức để phản ánh một số sự vật, hiện tượng nào đó được gọi là
sự chú ý.

Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một số sự vật, hiện tượng
nhất định, nhằm phản ánh tốt hơn và giúp cá nhân định hướng hoạt động, tạo
điều kiện thần kinh - tâm lý cần thiết cho hoạt động có kết quả.

Chú ý giống như sự tổ chức hoạt động tâm lý, trong đó những hình
ảnh, ý nghĩ, tình cảm… này được phản ánh rõ ràng hơn những cái khác. Mặt
khác, chú ý được xem là một trạng thái tâm lý, gắn liền với các quá trình tâm
lý khác, làm phông, làm nền cho sự phản ánh của các hiện tượng tâm lý
khác.
Cơ sở sinh lý chủ yếu của chú ý là phản xạ định hướng, trong đó có sự
diễn ra đồng thời trên vỏ não quá trình hưng phấn ưu thế ở khu vực này hoặc
ức chế ở khu vực khác.

Sự chú ý thường được biểu hiện ra bên ngoài ở điệu bộ, cử chỉ, nét
mặt, ở hoạt động của các giác quan… của con người.

2. CÁC LOẠI CHÚ Ý

Chú ý được chia thành hai loại:

2.1. Chú ý không chủ định

Loại chú ý này không nhằm một mục đích cụ thể, định trước, không cần
những biện pháp và sự cố gắng, không gây căng thẳng và không tốn nhiều
thời gian. Song loại chú ý này lại không bền vững, khó duy trì lâu dài. Nguyên
nhân gây ra chú ý không chủ định là:

2.1.1. Do cường độ, tính chất bất ngờ, mới lạ, tương phản… của tác
động và nhất là do tính hấp dẫn, đặc điểm khác biệt của đối tượng.

- Đối tượng tác động nào có sự khác biệt về hình thù, màu sắc, mùi,
vị… sẽ thu hút được sự chú ý không chủ định nhiều hơn, nhanh hơn.

- Đối tượng nào có sự tương phản rõ rệt với các đối tượng khác về khối
lượng, màu sắc, âm thanh… cũng sẽ thu hút được chú ý không chủ định.

- Đối tượng nào luôn luôn có sự vận động, thay đổi hình thức, màu sắc,
không lặp đi lặp lại sẽ thu hút chú ý hơn.

2.1.2. Do đối tượng có liên quan chặt chẽ với nhu cầu, hứng thú,
hiểu biết, kinh nghiệm, trạng thái sức khoẻ… của chủ thể.

2.2. Chú ý có chủ định

Loại chú ý này thường diễn ra do mục đích chủ thể tự đề ra hoặc do
tiếp thu mệnh lệnh từ người khác. Nó đòi hỏi có kế hoạch và biện pháp khắc
phục khó khăn. Chú ý có chủ định có thể duy trì tương đối lâu dài, song lại
gây căng thẳng, mệt mỏị cho chủ thể.
Hai loại chú ý không và có chủ định liên quan chặt chẽ với nhau, bổ
sung cho nhau và đôi khi khó có thể phân biệt rõ ràng từng loại chú ý này.

* Ngoài hai loại chú ý trên, người ta còn chia ra chú ý bên ngoài (chú ý
các sự vật, hiện tượng thuộc thế giới bên ngoài) và chú ý bên trong (chú ý
hướng vào thế giới bên trong, những ý nghĩ, tình cảm…).

3. NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA CHÚ Ý

3.1. Sức tập trung chú ý

Đây là khả năng của con người chỉ chú ý đến một phạm vi đối tượng
tương đối hẹp, cần thiết cho hành động và không để ý đến các đối tượng
khác. Sức tập trung chú ý càng cao thì cường độ chú ý càng lớn, càng giúp
cho hành động đúng đắn, chính xác. Có những người do bệnh lý hoặc do quá
tập trung chú ý vào một đối tượng nào đó mà bỏ qua tất cả các đối tượng
khác, nó là hiện tượng đãng trí bác học.

3.2. Khối lượng chú ý

Phẩm chất này chỉ khả năng trong cùng một lúc con người có thể chú ý
đến nhiều đối tượng. Thông thường khối lượng chú ý của con người là từ 4
đến 6 mục tiêu, nghĩa là đồng thời chú ý được 4-6 đối tượng.

3.3. Sự bền vững của chú ý

Là khả năng tập trung tư tưởng lâu hay chóng vào một phạm vi đối
tượng của hoạt động. Thực chất sự bền vững của chú ý cao là sự tập trung
chú ý một cách lần lượt, kế tiếp nhau vào các khía cạnh khác nhau của cùng
một đối tượng, không xa rời đối tượng. Sức bền vững của chú ý được xác
định bằng cường độ và thời gian phải tập trung chú ý vào một đối tượng nhất
định.

3.4. Sự di chuyển của chú ý

Đây là khả năng chuyển sự tập trung chú ý vào những phạm vi đối
tượng nhất định của một hoạt động hoặc nhiều hoạt động kế tiếp nhau. Khả
năng này nói lên tính linh hoạt, mềm dẻo của chú ý. Khả năng di chuyển sự
tập trung chú ý ở đây được định trước, có kế hoạch, chứ không tùy tiện, gặp
gì chú ý nấy như trong trường hợp phân tán chú ý hoặc bệnh đãng trí.

3.5. Sự phân phối chú ý

Là khả năng cùng một lúc tập trung chú ý hoặc di chuyển chú ý rất
nhanh đến vài ba nhóm đối tượng và phản ánh từng nhóm với kết quả như
nhau.

Các phẩm chất của chú ý liên quan mật thiết với nhau. Chúng không
những phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của các đối tượng chú ý mà còn phụ
thuộc vào trình độ hiểu biết, nhu cầu, kinh nghiệm… của chủ thể về các đối
tượng đó. Muốn có những phẩm chất chú ý tối ưu, con người phải không
ngừng rèn luyện năng lực chú ý của bản thân một cách công phu.

4. NHỮNG SAI SÓT TRONG TRẠNG THÁI CHÚ Ý

Những sai sót của trạng thái chú ý chủ yếu tập trung vào các vấn đề
sau:

4.1. Sai sót về chú ý có và không chủ định

Sự Tăng quá mức chú ý không chủ định, suy yếu chú ý có chủ định, sẽ
dẫn đến giảm toàn bộ hiệu quả chú ý của người bệnh.

4.2. Sai sót về sức tập trung của chú ý

Có bệnh nhân trong tình trạng tăng quá mức sức tập trung chú ý, dẫn
đến mệt mỏi, căng thẳng về tâm lý một cách không cần thiết vì phải tập trung
chú ý đến cả những sự vật, hiện tượng thông thường. Ngược lại, có bệnh
nhân giảm nặng nề sức tập trung chú ý, do đó họ không tập trung được năng
lực trí tuệ, tình cảm, hoạt động… để hoàn thành công việc.

4.3. Sai sót về khối lượng, sức bền và sự phân phối chú ý

- Có bệnh nhân do khối lượng, sức bền vững và khả năng phân phối
chú ý tăng quá mức bình thường, nên trong hoạt động thường hao tổn cả sức
lực thể chất và tâm lý mà kết quả bị dàn trải, không đúng trọng tâm, trọng
điểm.
- Có bệnh nhân khối lượng chú ý, sức bền vững và khả năng phân phối
chú ý đều kém nên thường trì trệ trong công việc, dễ nản lòng và kết quả hoạt
động không ổn định, không đồng đều.

4.4. Sai sót về khả năng di chuyển chú ý

Đa số bệnh nhân do khả năng di chuyển chú ý bị hạn chế nên sự mềm
dẻo, linh hoạt trong hoạt động tâm lý bị giảm và kết quả hoạt động cũng
không cao.

Những sai sót của trạng thái chú ý gắn liền với những yếu kém về chất
lượng, giảm sút về số lượng kết quả toàn bộ các hoạt động tâm lý. Những sai
sót trong trạng thái chú ý là một trong những biểu hiện của bệnh lý thực thể
và tinh thần của con người. Chúng ta cần quan tâm đến việc không ngừng
nâng cao phẩm chất trạng thái tâm lý chú ý của người bệnh.

Chương 7. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM

Con người không những nhận thức thế giới khách quan mà còn tỏ thái
độ với nó. Những hiện tượng tâm lý biểu thị thái độ của con người đối với cái
mà họ đã nhận thức, đã làm ra… gọi là xúc cảm và tình cảm. Đời sống tình
cảm của con người vô cùng phong phú, thể hiện dưới nhiều hình thức, mức
độ khác nhau và liên quan chặt chẽ với toàn bộ các hoạt động tâm lý của con
người.

1. KHÁI NIỆM VỀ TÌNH CẢM

Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định đối với những sự vật, hiện
tượng trong thế giới khách quan của con người, phản ánh ý nghĩa của chúng
trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ.

1.1. Phân biệt giữa phản ánh xúc cảm và phản ánh nhận thức

1.1.1. Những điểm giống nhau

Nhận thức và xúc cảm đều phản ánh hiện thực khách quan, đều mang
tính chủ thể và đều có bản chất xã hội - lịch sử.
1.1.2. Những điểm khác nhau

1.1.2.1. Xét về đối tượng phản ánh

Quá trình nhận thức phản ánh bản thân sự vật, hiện tượng; còn xúc
cảm phản ánh mối quan hệ giữa sự vật hiện tượng với nhu cầu, động cơ của
con người (có được thoả mãn hay không).

1.1.2.2. Xét về phạm vi phản ánh

Nhìn chung, những đối tượng nào tác động vào giác quan, đều được
phản ánh bằng nhận thức, mặc dù ở những mức độ khác nhau. Song không
phải tất cả những gì tác động vào giác quan đều gây nên được những xúc
cảm, tình cảm. Chỉ những sự vật, hiện tượng nào có liên quan đến sự thỏa
mãn hay không thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người mới gây nên cảm
xúc.

1.1.2.3. Xét về phương thức phản ánh

Nhận thức phản ánh sự vật, hiện tượng khách quan dưới hình thức
những hình ảnh (cảm giác, tri giác), những biểu tượng (trí nhớ, tưởng tượng)
và những khái niệm (tư duy); còn tình cảm phản ánh hiện thực khách quan
dưới hình thức những rung động, trải nghiệm.

1.1.2.4. Xét về mức độ thể hiện tính chủ thể

Trong tình cảm, tính chủ thể được thể hiện cao hơn, đậm nét hơn so
với trong nhận thức.

1.1.2.5. Xét về quá trình hình thành

Tình cảm có quá trình hình thành lâu bơn, phức tạp hơn và diễn ra theo
những quy luật khác so với quá trình nhận thức.

1.2. Phân biệt giữa xúc cảm và tình cảm

1.2.1. Những điểm giống nhau

Xúc cảm và tình cảm đều là sự biểu thị thái độ của chủ thể đối với sự
vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu của chủ thể đó.
1.2.2. Những điểm khác nhau

- Xúc cảm có cả ở người và động vật; còn tình cảm chỉ có ở người.

- Xúc cảm là một quá trình hoặc trạng thái tâm lý, mang tính nhất thời
và phụ thuộc vào các tình huống khác nhau. Còn tình cảm là một thuộc tính
tâm lý có tính xác định và ổn định.

- Xúc cảm luôn luôn ở trạng thái hiện thực, còn tình cảm thường hay ở
trạng thái tiềm tàng.

- Xúc cảm xuất hiện trước, tình cảm xuất hiện sau.

- Xúc cảm thực hiện chức năng sinh vật (giúp cho việc định hướng và
thích nghi với môi trường bên ngoài của mỗi cá thể); còn tình cảm thực hiện
chức năng xã hội (giúp con người định hướng và thích nghi trong môi trường
xã hội với tư cách là một nhân cách).

- Xúc cảm gắn liền với phản xạ không điều kiện và bản năng, còn tình
cảm gắn liền với phản xạ có điều kiện, với sự động hình hoá thuộc hệ thống
tín hiệu thứ hai.

Giữa xúc cảm và tình cảm có mối liên quan mật thiết với nhau. Những
xúc cảm đồng loại sẽ hình thành nên tình cảm. Xúc cảm là cơ sở và là
phương tiện biểu hiện của tình cảm. Tình cảm được thể hiện qua xúc cảm và
tác động trở lại xúc cảm, chi phối xúc cảm của con người.

2. CÁC DẠNG THỂ HIỆN VÀ CÁC LOẠI TÌNH CẢM

2.1. Các dạng thể hiện của tình cảm

Tình cảm được biểu hiện qua xúc cảm. Xúc cảm là sự thể nghiệm trực
tiếp của một tình cảm nào đó. Tuỳ theo cường độ, tính ổn định và tính ý thức
cao hay thấp mà có thể chia xúc cảm thành các dạng sau:

2.1.1. Rung cảm

Là những xúc cảm ban đầu, có cường độ thấp, chưa gây nên những
biến đổi nào trong hoạt động sinh lý, chưa biểu lộ thật cụ thể ra vẻ mặt, điệu
bộ… ở bên ngoài. Những rung cảm này thường nhẹ nhàng, thoáng qua,
không rõ nét và dễ mất đi, không để lại dấu vết gì. Ví dụ, sự thoáng buồn vu
vơ, sự bứt rứt trong người, một niềm vui thoáng qua…

2.1.2. Cảm xúc

Là những xúc cảm có cường độ tương đối cao, rõ ràng và có đối tượng
cụ thể (về một cái gì đó). Nó được biểu hiện qua nét mặt, điệu bộ và khi mất
đi, sẽ để lại những dấu ấn nhất định, như sự vui mừng, buồn, giận…

2.1.3. Xúc động

Là những cảm xúc có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian
tương đối ngắn và khi xảy ra xúc động thì con người thường không làm chủ
được bản thân mình, không ý thức được hậu quả hành động của mình. Thông
thường xúc động diễn ra thành từng cơn (cơn giận, cơn ghen, cơn sợ hãi…).

2.1.4. Tâm trạng

Đây là loại xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại
trong một thời gian tương đối dài (có khi hàng tháng, hàng năm) và con người
không ý thức được nguyên nhân gây ra nó. Tâm trạng thường bao trùm lên
toàn bộ các rung động và làm nền cho hoạt động của con người, có khi ảnh
hưởng rõ rệt đến toàn bộ hành vi của họ trong một thời gian khá dài. Nguồn
gốc nảy sinh của tâm trạng rất khác nhau, tùy theo vị trí của cá nhân trong xã
hội, điều kiện kinh tế, sự thành đạt

* Sự say mê là một dạng đặc biệt của tình cảm, có cường độ rất mạnh,
thời gian tồn tại khá lâu và được cá nhân ý thức rất rõ ràng. Có những say mê
tích cực (say mê học tập, say mê nghiên cứu khoa học…) và có những say
mê tiêu cực, thường được gọi là đam mê (đam mê cờ bạc, rượu chè…).

2.2. Các loại tình cảm

Tình cảm luôn luôn có đối tượng rõ ràng. Chúng ta căn cứ vào những
lĩnh vực hoạt động, những phạm vi mà sự vật, hiện tượng trở thành đối tượng
đáp ứng cảm xúc đặc biệt của cá nhân để chia tình cảm thành những loại
tương ứng sau:
2.2.1. Tình cảm đạo đức

Là tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu
đạo đức của con người. Tình cảm đạo đức biểu hiện thái độ, quan hệ của con
người với những người khác (cha mẹ, vợ chồng, bạn bè…), với tập thể và với
xã hội (như lòng yêu nước, tình cảm quốc tế…).

2.2.2. Tình cảm trí tuệ

Là tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí tuệ. Nó liên quan đến
những quá trình nhận thức và sáng tạo, đến sự thỏa mãn hay không thỏa
mãn nhu cầu nhận thức của con người. Tình cảm trí tuệ biểu hiện thái độ của
con người đối với các ý nghĩ, tư tưởng, các quá trình và kết quả của hoạt
động trí tuệ.

2.2.3. Tình cảm thẩm mỹ

Là những tình cảm có liên quan tới nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu về cái
đẹp. Tình cảm thẩm mỹ biểu hiện thái độ thẩm mỹ của con người đối với hiện
thực khách quan (tự nhiên, xã hội, lao động, con người). Nó được thể hiện
trong sự đánh giá tương ứng, trong những thị hiếu thẩm mỹ và được thể
nghiệm trong những trạng thái khoái cảm nghệ thuật. Cũng như tình cảm đạo
đức, tình cảm thẩm mỹ được quy định bởi xã hội và phản ánh trình độ phát
triển của xã hội.

2.2.4. Tình cảm hoạt động

Là sự thể hiện thái độ của con người đối với một hoạt động nhất định,
liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu thực hiện hoạt động
đó. Bất cứ một lĩnh vực thực tiễn nào của con người, bất cứ một hoạt động
nào có mục đích cũng có thể trở thành đối tượng của một thái độ nhất định
của cá nhân đối với nó.

Các loại tình cảm này quan hệ mật thiết với nhau tác động qua lại lẫn
nhau và chúng không tồn tại một cách riêng lẻ, tách rời nhau.

3. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM


3.1. Tính nhận thức

Tình cảm được phát triển trên cơ sở các xúc cảm tác động qua lại với lí
trí và trong quá trình hình thành các quan hệ xã hội. Những nguyên nhân tạo
ra tình cảm thường được chủ thể nhận thức rõ ràng. Yếu tố nhận thức ở đây
cũng được xem như phản ứng rung động, cảm xúc. Yếu tố nhận thức làm cho
tình cảm bao giờ cũng có tính đối tượng một cách đầy đủ và chính xác.

3.2. Tính xã hội

Tình cảm chỉ có ở con người. Nó mang tính xã hội, thực hiện chức
năng xã hội và hình thành trong môi trường xã hội. Mối quan hệ biện chứng
giữa nhân cách và xã hội được phản ánh trong tình cảm. Tình cảm đạo đức,
tình cảm thẩm mỹ… được hình thành trong quá trình con người cải tạo tự
nhiên bằng lao động xã hội, trong quá trình giao tiếp của con người với tư
cách là những thành viên của xã hội. Những xúc cảm làm chuyển biến cơ thể
nhằm mục đích duy trì sự cân bằng bên trong của nó, còn trong tình cảm, sự
chuyển biến này là nhằm cải tổ các chức năng của nhân cách để điều chỉnh
hoạt động cho phù hợp với mức độ đòi hỏi của xã hội. Có lẽ vì vậy mà chỉ
trong tình cảm của con ngưòi, các xúc cảm mới có được những phẩm chất
đặc biệt, làm cho chúng khác với những xúc cảm tương tự ở con vật.

3.3. Tính khái quát

Tính khái quát của tình cảm đã làm cho phản ánh tình cảm cao hơn
hẳn so với phản ánh xúc cảm. Thái độ của con người trong phản ánh tình
cảm là thái độ đối với cả một nhóm, một loại hay một phạm trù nhiều sự vật,
hiện tượng; còn trong xúc cảm là thái độ đối với sự vật, hiện tượng riêng lẻ,
trong màu sắc xúc cảm của cảm giác là thái độ đối với từng thuộc tính của sự
vật, hiện tượng cụ thể. Tính khái quát của tình cảm không hoàn toàn giống
nhau giữa các cá nhân.

3.4. Tính ổn định

Tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực
xung quanh và đối với bản thân, chứ không phải là thái độ nhất thời, có tính
chất tình huống như xúc cảm. Vì vậy, tình cảm là một thuộc tính tâm lý, một
đặc trưng quan trọng nhất của nhân cách con người. Khi chúng ta biết được
những đặc điểm tình cảm của người nào đó thì cũng có thể phoán đoán được
cái chính yếu trông nhân cách của họ.

3.5. Tính chân thực

Tình cảm phản ánh chính xác nội tâm có thực của con người. Nội tâm,
thái độ, quan hệ thực sự thế nào thì tình cảm phản ánh như thế, cho dù con
người chỉ có thể che dấu những biểu hiện bên ngoài của tình cảm bằng lời
nói, nhịp thở, nhịp tim, nét mặt…

3.6. Tính đối cực

Tình cảm luôn luôn mang tính đối lập: vui – buồn, yêu – ghét, sợ hãi –
can đảm… Tính đối cực của tình cảm (tình cảm tích cực – tiêu cực, dương
tính – âm tính) là do nhu cầu của con người có được thỏa mãn hay không,
hoạt động của con người có đạt được kết quả hay không… Đời sống tình cảm
của con người sẽ bão hòa và buồn tẻ nếu như thiếu những rung động tương
phản này.

4. CÁC QUY LUẬT CỦA TÌNH CẢM

4.1. Quy luật lây lan

Xúc cảm, tình cảm của con người có thể lây truyền từ người này sang
người khác. Chính tình cảm tập thể, tâm trạng xã hội được hình thành theo
quy luật này. Ví dụ như sự hoảng loạn, sự quá khích…

4.2. Quy luật thích ứng

Xúc cảm, tình cảm cũng có hiện tượng thích ứng như quá trình cảm
giác, nghĩa là khi chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách không thay đổi,
thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống (sự “chai dạn” tình cảm). Ví dụ: hiện
tượng “gần thường, xa thương”.

4.3. Quy luật tương phản (hay quy luật cảm ứng)
Đó là sự tác động qua lại giữa các xúc cảm, tình cảm, âm tính và
dương tính, tích cực và tiêu cực cùng một loại. Một trải nghiệm này có thể làm
tăng cường một trải nghiệm khác đối cực với nó, xảy ra đồng thời hoặc tiếp
nối với nó. Ví dụ: sau ngày hội vui ta thấy hơi trống vắng.

4.4. Quy luật di chuyển

Xúc cảm, tình cảm của một người có thể di chuyển từ đối tượng này
sang đối tượng khác. Ví dụ, “giận cá chém thớt”.

4.5. Quy luật pha trộn

Xúc cảm, tình cảm có sự kết hợp âm tính với dương tính và sắc thái âm
tính là nguồn gốc, điều kiện để nảy sinh sắc thái dương tính. Tính pha trộn
này cho phép hai xúc cảm, hai tình cảm đối lập nhau có thể cùng tồn tại ở một
con người, chúng không loại trừ nhau mà quy định lẫn nhau. Ví dụ, sự ghen
tuông trong tình cảm vợ chồng có sự pha trộn giữa yêu và ghét. Quy luật này
nói lên tính đa dạng, phức tạp của tình cảm con người.

4.6. Quy luật về sự hình thành tình cảm từ những xúc cảm

Những xúc cảm đồng loại được động hình hoá, khái quát hoá thành
tình cảm. Ví dụ, tình yêu nước được hình thành do sự động hình hoá, khái
quát hoá những rung cảm, xúc động cùng loại: yêu quý con sông, cánh đồng
quê hương; yêu thương gia đình, chòm xóm; căm thù quân xâm lược… Xúc
cảm càng phong phú, đa dạng thì tình cảm được xây dựng nên càng sâu sắc
và rộng lớn. Mặt khác, tình cảm sẽ làm cho những xúc cảm đồng loại thêm
hài hòa, bền vững.

5. MỘT SỐ SAI SÓT TRONG XÚC CẢM, TÌNH CẢM

5.1. Giảm và mất cảm xúc

Đây là trường hợp do ngưỡng hưng phấn cảm xúc cao, nên những kích
thích có cường độ bình thường hoặc yếu chỉ gây ra những đáp ứng cảm xúc
yếu hoặc thậm chí không gây ra được đáp ứng cảm xúc. Những bệnh nhân
này thường trong tình trạng như: giảm khí sắc (buồn rầu, ủ rũ); thờ ơ với xung
quanh và thậm chí bị tàn lụi cảm xúc…

5.2. Tăng cảm xúc

Do ngưỡng hưng phấn cảm xúc thấp nên những kích thích có cường
độ nhẹ cũng gây ra phản ứng cảm xúc mạnh mẽ. Những bệnh nhân này
thường có biểu hiện như: hay khóc, hay cười, chỉ cần một tác động nhẹ cũng
làm cho họ vui vẻ hoặc đau khổ, buồn phiền…

5.3. Rối loạn cảm xúc

Những dấu hiệu bệnh lý này được thể hiện như:

- Xúc cảm quá thiên lệch về một chiều hưng cảm hoặc trầm cảm. Cũng
có khi đối với một hiện tượng, bệnh nhân vui, buồn lẫn lộn.

- Bệnh nhân có những xúc cảm, tình cảm không bình thường. Tính
nhạy cảm xúc cảm tăng cao một cách bệnh lý, không ổn định. Có những cơn
xúc động quá mức, hốt hoảng, sợ hãi hoặc sững sờ, vô cảm…

- Bệnh nhân có những thiếu sót trong tình cảm cấp cao như cùn mòn
về tình cảm xã hội, có những tình cảm phản xã hội hoặc bị thiếu sót, thậm chí
bị rối loạn tình cảm thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ… Có những bệnh nhân có ám
ảnh sợ (sợ bệnh tật, sợ vật nhọn, sợ phụ nữ…).

Rõ ràng là, những thiếu sót về xúc cảm, tình cảm rất phức tạp và đa
dạng.

Chương 8. Ý CHÍ

1. KHÁI NIỆM Ý CHÍ

Ý chí là nơi hội tụ của nhận thức và tình cảm trong hoạt động của con
người, là mặt năng động của ý thức, thể hiện năng lực thực hiện những hành
động có mục đích, có sự nỗ lực khắc phục khó khăn nhất định.
Ý chí phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức các mục đích của
hành động. Những mục đích này do các điều kiện của hiện thực khách quan
quy định. Do đó, ý chí chính là sự phản ánh các điều kiện của hiện thực
khách quan dưới hình thức các mục đích hành động.

Là mặt năng động của ý thức, ý chí là hình thức tâm lý điều chỉnh hành
vi tích cực nhất ở con người, vì trong ý chí có cả mặt năng động của trí tuệ và
mặt năng động của tình cảm đạo đức. Nói cách khác, ý chí là mặt hoạt động
của trí tuệ và tình cảm đạo đức.

Ý chí của con người được hình thành, phát triển tuỳ theo những điều
kiện xã hội lịch sử và những điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Tính chất
của những mục đích và những gì thúc đẩy hành động của con người được
quyết định bởi chỗ từng người tạo lập và biến đổi nhu cầu của bản thân như
thế nào. Xét về mặt giai cấp, xu hướng của ý chí trong những thời đại khác
nhau và ở những đại diện của các giai cấp khác nhau thì sẽ khác nhau. Trong
xã hội xã hội chủ nghĩa, những mối quan hệ giữa con người với con người
được xây dựng trên nguyên tắc giúp đỡ, hợp tác lẫn nhau, do đó mục đích
hoạt động của cá nhân được kết hợp với mục đích xã hội. Trong ý thức của
con người có mối liên hệ giữa mục đích cá nhân và mục đích tập thể. Và khi
cần, con người sẽ đem hoạt động riêng của mình phục tùng hoạt động chung
của xã hội, làm cho quyền lợi cá nhân của mình phục tùng quyền lợi dân tộc
và không đặt cho mình những mục đích đối lập với mục đích của tập thể.
Trong thực tế, chỉ có ý chí được giáo dục về đạo đức mới có thể giúp con
người có những đóng góp có ích cho xã hội.

Ý chí là một phẩm chất quan trọng của nhân cách. Ý chí được thể hiện
trong tất cả các loại hoạt động của con người. Nhờ ý chí mà con người tổ
chức được hoạt động của mình, biến đổi được tự nhiên và xã hội, tạo ra
được những giá trị vật chất và tinh thần, thực hiện được những chuyển biến
và có được những phát minh, sáng tạo. Ý chí có thể làm cho con người có
sức mạnh phi thường, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.

2. CÁC PHẨM CHẤT Ý CHÍ CỦA NHÂN CÁCH


2.1. Tính mục đích

Đó là phẩm chất ý chí quan trọng nhất, thể hiện kỹ năng biết đặt ra
những mục đích gần hoặc xa, cục bộ hay toàn thể cho hoạt động, cho đời
sống của con người và biết làm cho hành vi của mình phục tùng các mục đích
ấy. Nhờ có tính mục đích cao mà con người trở nên kiên định, tập trung được
trí tuệ, tài năng để suy nghĩ và lao động sáng tạo.

2.2. Tính độc lập

Đây là năng lực quyết định và thực hiện những hành động đã dự định
của con người. Tính độc lập của ý chí không loại trừ trường hợp con người
biết lắng nghe và tự giác nghe theo người khác khi đã chấp nhận lời khuyên
của họ. Song người có ý chí cũng không phải là người cả tin, dễ dàng từ bỏ ý
định của mình và sẵn sàng phục tùng người khác; và cũng không phải là
người bảo thủ, phủ định, độc đoán, bất kể sự việc đúng hay sai đều chống lại,
nếu như đó là những ảnh hưởng từ bên ngoài. Họ là người có quan điểm,
chính kiến rõ ràng đối với những suy nghĩ, hành động của mình. Tính độc lập
giúp con người tin tưởng vào sức mạnh của bản thân mình.

2.3. Tính quyết đoán

Đó là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời và chắc chắn mà
không có sự dao động, chần chừ. Tính quyết đoán thể hiện trong những hành
động có cân nhắc, có căn cứ chứ không phải thể hiện trong những hành động
thiếu suy nghĩ, thiếu phán đoán. Tiền đề cho tính quyết đoán là trình độ trí tuệ
và tính dũng cảm. Người quyết đoán là người tin tưởng sâu sắc vào quyết
định của mình, hành động có suy nghĩ, dũng cảm, nhạy bén, đúng lúc và
không hoài nghi, dao động.

2.4. Tính bền bỉ

Đây là phẩm chất cần thiết cho mọi hoạt động, thể hiện kỹ năng đạt
được mục đích đề ra cho dù con đường đi tới đó có lâu dài, gian khổ. Người
có ý chí là ngưòi có khả năng khắc phục trở ngại, luôn luôn duy trì sự nỗ lực
và những khó khăn chỉ làm cho họ tăng thêm lòng mong muốn tiếp tục thực
hiện công việc. Tính kiên trì khác với sự lì lợm, ương ngạnh - là trường hợp
không có khả năng từ bỏ các quyết định sai lầm của mình.

2.5. Tính tự chủ

Đây là khả năng làm chủ bản thân, duy trì sự kiểm soát đầy đủ hành vi
của mình, chiến thắng được những thúc đẩy không mong đợi, những tác
động mang tính xung động, xúc động ở trong mình. Người có ý chí là người
biết phê phán mình, biết tránh những hành động thiếu suy nghĩ. Phẩm chất
này của ý chí gắn liền với sự điều chỉnh xúc cảm của bản thân.

2.6. Tính kiên cường

Đây là một phẩm chất ý chí rất quan trọng, nói lên tinh thần dũng cảm,
mức độ khẩn trương, sự đòi hỏi nỗ lực ý chí cao và tiêu hao năng lượng lớn
của con ngưòi trong hành động. Người có ý chí kiên cường là người luôn sẵn
sàng khắc phục khó khăn, không sợ nguy hiểm, chịu đựng căng thẳng, chấp
nhận thử thách để đạt mục đích.

Tất cả những phẩm chất của ý chí quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ
cho nhau và tạo thành một thể thống nhất. Những phẩm chất này bền vững
và đặc trưng cho nhân cách như là những thuộc tính tâm lý cần thiết trong
hoạt động, trong cuộc sống của mỗi người.

3. NHỮNG SAI SÓT TRONG Ý CHÍ

Những sai sót về ý chí liên quan mật thiết với quá trình tổ chức thực
hiện các hành động ý chí. Những sai sót này thường biểu hiện như sau:

3.1. Sai sót chung về ý chí như: giảm hoặc mất ý chí; tăng ý chí một
cách không bình thường (tăng những hành động cố ý)…

3.2. Sai sót về các phẩm chất của ý chí

- Có bệnh nhân thiếu tập trung ý chí hoặc trái lại, có người quá tập
trung ý chí vào công việc.
- Có bệnh nhân không xác định đầy đủ mục đích hoặc ngược lại có
người có những mong muốn, khát vọng đạt cho kỳ được mục đích hành
động, kể cả những hành động không bình thường.

- Đa số bệnh nhân thiếu tính độc lập, tự chủ sống phụ thuộc, lệ thuộc
vào môi trường và vào những người xung quanh.

- Có nhiều bệnh nhân không có tính quyết đoán hay chần chừ, do dự
trong hoạt động, trong cuộc sống.

- Có bệnh nhân thiếu tính kiên cường, dũng cảm trong những tình
huống gay cấn, không vượt qua được khó khăn, thử thách., Ngược lại, có
người dễ thoái lui khi gặp trắc trở, sống an phận, nhu nhược…

Mỗi cá nhân phải biết rõ những mức độ của các phẩm chất ý chí của
mình. Muốn có những phẩm chất ý chí tốt, muốn đạt được kết quả tối ưu
trong hoạt động, con người phải không ngừng rèn luyện ý chí trong những
tình huống cụ thể của hoạt động thực tiễn. Rèn luyện ý chí phải gắn liền với
nâng cao cả sức khỏe thể chất lẫn sức khoẻ tâm lý của con người.

Chương 9. HOẠT ĐỘNG VÀ HÀNH ĐỘNG

1. HOẠT ĐỘNG

1.1. Khái niệm về hoạt động

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Cuộc sống của mỗi
con người là những chuỗi các hoạt động. Theo nghĩa rộng, hoạt động bao
gồm các quá trình bên ngoài (quá trình con người tác động vào đối tượng bên
ngoài) và quá trình bên trong (quá trình tinh thần, trí tuệ). Trong hoạt động,
con người tác động qua lại với tự nhiên, xã hội với người khác và với chính
bản thân mình. Hoạt động với đối tượng của con người gồm quá trình chủ thể
chuyển năng lực, các phẩm chất tâm lý của bản thân thành sự vật, thành hiện
thực, cải tạo thế giới khách quan, làm ra những sản phẩm cần thiết và quá
trình ngược lại, chủ thể bóc tách, chiếm lĩnh những thuộc tính của sự vật,
hiện tượng khách quan thành vốn liếng, thành tâm lý riêng, hình thành nên
nhân cách của mình.

1.2. Nét đặc trưng của hoạt động

1.2.1. Hoạt động có đối tượng

Khi nói đến hoạt động của con người là nói đến hoạt động đối tượng.
Đối tượng hoạt động của con người là sự vật, hiện tượng khách quan. Nó có
thể là hiện tượng vật chất và cũng có thể là hiện tượng tinh thần.

1.2.2. Hoạt động do chủ thể tiến hành. Chủ thể ở đây là con người.

1.2.3. Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp

Điều này có nghĩa là hoạt động được thực hiện thông qua công cụ.
Những công cụ này có thể là những công cụ kỹ thuật, cũng có thể là những
công cụ, ký hiệu tâm lý.

1.2.4. Hoạt động bao giờ cũng có mục đích nhất định.

Hoạt động của con người hoàn toàn khác với hình thức vận động thích
nghi môi trường của động vật. Hoạt động của con người có bản chất xã hội -
lịch sử và con người có ý thức đối với hoạt động của mình.

1.3. Phân loại hoạt động

Theo những cách phân loại khác nhau, chúng ta có những loại hoạt
động khác nhau như sau:

1.3.1. Chia theo mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng hoạt động

Theo cách chia này, chúng ta có hoạt động lao động (thực hiện mối
quan hệ giữa con người và vật thể) và hoạt động giao tiếp (thực hiện mối
quan hệ giữa con người với con người).

1.3.2. Chia theo sự phát triển cá thể

Chúng ta nhận thấy, mỗi đời người có 3 loại hoạt động, phát triển kế
tiếp nhau: hoạt động vui chơi, hoạt động học tập và lao động. Tất nhiên cách
phân chia này chỉ là tương đối, theo những hoạt động đóng vai trò chủ yếu
trong từng giai đoạn phát triển của con người, ở người trưởng thành, tuy hoạt
động lao động đóng vai trò chủ yếu, song xen kẽ với nó là những hoạt động
học tập và vui chơi.

1.3.3. Theo một số cách chia khác, chúng ta có

- Hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn;

- Hoạt động biến đổi, hoạt động nhận thức, hoạt động định hướng giá
trị và hoạt động giao lưu.

1.4. Cấu trúc của hoạt động

Sơ đồ 1

CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG

Các đơn vị hoạt động Nội dung đối tượng hoạt động
Hoat động Động cơ
Hành động Mục đích
Thao tác Điều kiện

Phương tiện
Các hoạt động có chung một cấu trúc. Cấu trúc vĩ mô của hoạt động
bao gồm các thành tố cơ bản và các mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành tố
đó. Trên đây là sơ đồ về cấu trúc của một hoạt động cụ thể đã được A.N.
Lêônchiep mô tả.

2. HÀNH ĐỘNG

2.1. Khái niệm hành động

Hành động là đơn vị của hoạt động. Mỗi hành động tương ứng với một
mục đích cụ thể (không thể chia nhỏ hơn mục đích này).

Mỗi hành động bao gồm các bộ phận như: động cơ thúc đẩy cụ thể,
mục đích cần đạt tới, các thao tác tiến hành, bộ phận định hướng, bộ phận
thực hiện, bộ phận kết quả, bộ phận kiểm tra.

2.2. Phân loại hành động


2.2.1. Phân loại theo mức độ lĩnh hội tri thức của hành động (theo
quá trình nội tâm hoá), ta có:

2.2.1.1. Hành động với vật chất hoặc với dạng vật chất hóa: đối tượng
của hành động là những vật thể cụ thể, hoặc những sơ đồ, những mô hình…

2.2.1.2. Hành động ngôn ngữ bên ngoài: hành động mô tả bằng ngôn
ngữ nói hoặc viết bên ngoài.

2.2.1.3. Hành động bên trong: hành động bằng những biểu tượng, khái
niệm hoặc dùng ngôn ngữ thuần túy bên trong.

2.2.2. Phân loại theo mục đích hành đông, gồm có:

- Hành động vận động.

- Hành động nhận thức.

- Hàng động giao lưu.

2.2.3. Phân loại theo mức độ tham gia của ý chí, gồm 5 loại sau:

2.2.3.1. Hành động xung động: là hành động không được ý thức. Đây là
những phản ứng nhanh và trực tiếp với tác động của hiện thực khách quan.

2.2.3.2. Hành động bột phát: đây là những hành động xảy ra để đáp
ứng với những tác động mạnh, con người không làm chủ được, không kiểm
soát được hành động này.

2.2.3.3. Hành động tự động hoá: là những hành động sau ý thức như kỹ
xảo, thói quen.

2.2.3.4. Hành động tự ý hay còn gọi là hành động có chủ định.

2.2.3.5. Hành động ý chí.

3. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

3.1. Khái niệm về hành động ý chí

Hành động ý chí điển hình là hành động được hướng vào mục đích mà
việc đạt tới chúng đòi hỏi phải có sự khắc phục trở ngại, do đó phải có sự
hoạt động tích cực của tư duy và những nỗ lực ý chí đặc biệt. Nói cách khác,
hành động ý chí là hành động được điều chỉnh bằng ý chí.

3.2. Phân loại hành động ý chí

Để phân loại, người ta căn cứ vào sự có mặt đầy đủ hay không các đặc
tính sau của hành động ý chí:

- Mục đích hành động được đặt ra từ trước một cách có ý thức.

- Sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện mục đích.

- Sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển và điều chỉnh những nỗ lực ý chí để
khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện mục đích.

Dựa vào nhũng căn cứ này, có thể chia hành động ý chí thành ba loại:

3.2.1. Hành động ý chí đơn giản

Đây là những hành động có mục đích rõ ràng, nhưng hai đặc tính sau
không thể hiện đầy đủ hoặc không có. Loại hành động này còn được gọi là
hành động có chủ định hay hành động tự ý.

3.2.2. Hành động ý chí cấp bách

Đây là hành động xảy ra trong thời gian ngắn, đòi hỏi phải có sự quyết
định và thực hiện quyết định trong chớp nhoáng. Trong loại này, các đặc tính
trên hình như hoà nhập vào nhau, không phân biệt với nhau một cách rõ
ràng.

3.2.3. Hành động ý chí phức tạp

Đây là loại hành động ý chí điển hình, thể hiện đầy đủ, rõ ràng các đặc
tính trên. Ý chí của con người được bộc lộ đầy đủ trong loại hành động này.

3.3. Cấu trúc của một hành động ý chí điển hình

Một hành động ý chí điển hình bao gồm những thành phần, giai đoạn
sau:

3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị, gồm các khâu sau:

3.3.1.1. Đặt ra mục đích và ý thức rõ ràng mục đích của hành động
Trong cùng một lúc, con người có nhiều nhu cầu khác nhau và do đó có
thể đặt ra nhiều mục đích khác nhau để hành động. Trên thực tế mỗi hành
động chỉ giải quyết một mục đích cụ thể. Cho nên, khi đề ra mục đích hành
động, sẽ có sự đấu tranh bản thân để lựa chọn mục đích và ý thức về mục
đích.

3.3.1.2. Lập kế hoạch và lựa chọn phương tiện, phương pháp hành
động

Một mục đích lại có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp, với
những phương tiện khác nhau. Cho nên ở giai đoạn này cần có sự đấu tranh
bản thân để lập kế hoạch hành động nhằm thực hiện mục đích với những
phương pháp, phương tiện được lựa chọn cụ thể, hợp lý.

3.3.1.3. Quyết định hành động

Khi lập kế hoạch có thể gặp những khó khăn chủ quan, khách quan
nhất định, do đó cần có sự đấu tranh bản thân để đi đến một quyết định hành
động.

Kết thúc giai đoạn chuẩn bị, chúng ta có được một quyết định hành
động với một mục đích, một kế hoạch cụ thể và những phương pháp, phương
tiện hành động nhất định.

3.3.2. Giai đoạn thực hiện

Sự thực hiện quyết định có thể có hai hình thức: thể hiện bằng hành
động bên ngoài, cần thiết hoặc kìm hãm hành động bên ngoài, không mong
đợi. Nếu mục đích đạt được, khó khăn được khắc phục thì con người cảm
thấy thỏa mãn và sẽ cố gắng tiến hành thành công những hành động mới.

3.3.3. Giai đoạn đánh giá kết quả hành động

Sau khi thực hiện một hành động ý chí, bao giờ con người cũng đánh
giá kết quả của hành động. Sự đánh giá này là cần thiết để rút kinh nghiệm
cho những hành động sau. Kết quả của sự đánh giá được biểu hiện bằng việc
tán thành, thanh minh hoặc lên án quyết định đã chọn và hành động đã thực
hiện. Sự đánh giá xấu thường gắn liền với những rung cảm lấy làm tiếc, hối
hận, xấu hổ… về hành động đã làm. Sự đánh giá tốt hay đi kèm với những
rung cảm thỏa mãn, hài lòng, vui sướng... Sự đánh giá kết quả hành động sẽ
tác động đến động cơ của hoạt động tiếp theo: đình chỉ hoặc sửa chữa hành
động hiện tại (nếu kết quả đánh giá xấu)- cải tạo hoặc tăng cường hành động
(nếu kết quả đánh giá tốt).

4. HÀNH ĐỘNG TỰ ĐỘNG HOÁ

4.1. Khái niệm về hành động tự động hoá

Hành động tự động hóa là hành động vốn lúc đầu là hành động có ý
thức, có ý chí, nhưng do được lặp lại nhiêu lần hay do luyện tập mà về sau
trở thành tự động, nghĩa là không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà
vẫn được thực hiện có kết quả. Ví dụ như hành động của người đan len giỏi,
người đánh máy chữ, người đi xe đạp thành thạo.

Kỹ xảo và thói quen là hai loại hành động tự động hoá.

4.2. Sự phân biệt giữa kỹ xảo và thói quen

Giữa kỹ xảo và thói quen có những điểm giống và khác nhau như sau:

- Kỹ xảo là hành động tự động hóa một cách có ý thức, nghĩa là tự


động hóa chủ yếu nhờ vào sự luyện tập có mục đích, có hệ thống. Còn thói
quen được hình thành trong quá trình sống bằng nhiều con đưòng khác nhau,
trong đó có con đường tự phát.

- Kỹ xảo mang tính kỹ thuật thuần tuý. Động tác của nó có tính khái
quát cao, không có động tác thừa; hành động đạt hiệu quả cao, ít tốn năng
lượng thần kinh, cơ bắp. Còn thói quen mang tính chất của những nhu cầu,
nếp sống.

- Kỹ xảo không gắn với những tình huống nhất định nào, còn thói quen
bao giờ cũng gắn với một tình huống nhất định.
- Thói quen có tính bền vững cao hơn kỹ xảo, bắt rễ vào những hoạt
động và hành vi của con người sâu hơn kỹ xảo. Cho nên, thay đổi, sửa chữa
thói quen khó hơn kỹ xảo.

- Thói quen được đánh giá về mặt đạo đức (có thói quen tốt, có thói
quen xấu, có thói quen có lợi, có thói quen có hại…), còn kỹ xảo thì chỉ được
đánh giá về mặt kỹ thuật thao tác (có kỹ xảo mới, tiến bộ; có kỹ xảo cũ, lỗi
thời…).

Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp những hành động vừa là thói
quen, vừa là kỹ xảo, song không phải bao giờ cũng có sự trùng hợp đó.

4.3. Sự hình thành kỹ xảo

Kỹ xảo được hình thành trên cơ sở những kỹ năng sơ đẳng. Quá trình
hình thành kỹ xảo thường tuân theo những quy luật cơ bản sau:

4.3.1. Quy luật tiến bộ không đều

Quá trình hình thành một kỹ xảo mới có lúc tiến bộ rất nhanh (nhất là
giai đoạn đầu), có lúc rất chậm, tưởng như dừng lại, không hơn được nữa.

4.3.2. Quy luật đỉnh của sự luyện tập

Trong rèn luyện kỹ xảo, có sự tác động lẫn nhau giữa kỹ xảo cũ và kỹ
xảo mới. Nếu kỹ xảo cũ ảnh hưởng tốt đến kỹ xảo mới, thúc đẩy cho kỹ xảo
mới hình thành nhanh hơn và một số thành phần của kỹ xảo cũ có thể được
sử dụng ngay vào kỹ xảo mới thì được gọi là sự chuyển kỹ xảo. Ngược lại,
nếu kỹ xảo cũ cản trở việc hình thành kỹ xảo mới, làm cho kỹ xảo mới khó
hình thành thì gọi là hiện tượng giao thoa kỹ xảo.

4.3.3. Quy luật dập tắt kỹ xảo

Khi một kỹ xảo không được củng cố thường xuyên, không còn đủ điều
kiện, phương tiện để thực hiện hoặc không còn đáp ứng được với những
hoạt động mới thì nó sẽ tàn lụi dần, nhường chỗ cho kỹ xảo mới hình thành.

Hành động ý chí là hành động đặc trưng của con người. Song nếu chỉ
có hành động ý chí thì con người không thể hành động được liên tục và lâu
dài. Bên cạnh hành động ý chí, con người phải có những hành động tự động
hóa để phối hợp và bổ sung cho nhau. Ngay trong các hành động ý chí bao
giờ cũng có một số thành phần đã được tự động hóa, nên ý thức và sự nỗ lực
ý chí được tập trung vào những thành phần chủ yếu của hành động, giúp cho
hành động được tốt hơn, có hiệu quả hơn.

5. MỘT SỐ SAI SÓT TRONG HOẠT ĐỘNG

5.1. Sai sót trong các vận đông, động tác

- Giảm hoặc mất vận động, động tác.

- Tăng vận động, động tác: bệnh nhân có những động tác thừa hoặc có
những động tác tự động như co giật, tic (nháy mắt, máy môi)…

- Vận động, động tác dị thường: bệnh nhân có những hành vi xung
động (như đập phá, la hét, tự sát…), có những cơn thao cuồng hoặc những
động tác vô nghĩa, động tác có tính chất định hình… Có khi gặp những xung
động bản năng, vô thức như thèm ăn, chán ăn, đi lang thang, loạn dục (loạn
dục đồng giới, loạn dục với đồ vật, với xúc vật…).

5.2. Sai sót trong các hành động không ý chí

- Bệnh nhân có những hành động cưỡng bức.

- Hành động rập khuôn mang tính chất nghi thức.

- Những kỹ xảo, thói quen lừa đảo, trộm cắp…

- Những hành động mãnh liệt, quá mức…

5.2. Sai sót trong hành động ý chí

- Giảm hành động ý chí: bệnh nhân chậm chạp, thụ động…

- Tăng hành động ý chí: bệnh nhân hành động nhanh, linh hoạt, cuồng
nhiệt.

- Mất hoặc rối loạn hành động ý chí, chủ yếu là mất phối hợp hành
động, hành động không nhất quán, không theo mục đích, không đạt hiệu
quả…
Chương 10. Ý THỨC

1. KHÁI NIỆM VỀ Ý THỨC

Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất, chỉ có ở người. Ý thức là
năng lực phản ánh các phản ánh tâm lý, là một chất lượng mới trong phản
ánh tâm lý của con người. Theo C. Mác, ý thức là vật chất được chuyển vào
trong não và được tái tạo lại ở trong đó. Đời sống tâm lý của con người về cơ
bản là đời sống tâm lý được ý thức.

Lao động là yếu tố đầu tiên làm nảy sinh ý thức. Ý thức là sản phẩm
của lao động, của giao tiếp, đồng thời là sản phẩm của xã hội - lịch sử. Ý thức
tồn tại thông qua ngôn ngữ.

Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý bậc cao, đặc trưng cho con người.
Nhờ ngôn ngữ, con ngươi đã biến hình ảnh tâm lý vừa mới được phản ánh
thành đối tượng khách quan để tiếp tục phản ánh về nó, tạo nên trong vỏ não
hình ảnh tâm lý mới, nhờ đó hoạt động của con người được định hướng cao
hơn, tinh vi hơn, có mục đích rõ ràng hơn.

Mức độ cao của ý thức là tự ý thức. Đây là sự nhận thức và thái độ của
con người đối với bản thân, đối với tư tưởng, tình cảm… của chính mình. Quá
trình hình thành tự ý thức là quá trình con người khách thể hoá bản thân
mình, tách mình thành hiện thực khách quan để phản ánh và khi đó, con
người trở thành chủ thể có ý thức.

Tuy ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cơ bản nhất của con người,
song nó không phải là hình thức phản ánh duy nhất. Hoạt động tâm lý của
con người bao hàm cả phần được ý thức và phần chưa được ý thức hoặc
phần được ý thức đầy đủ và phần khác chưa được ý thức đầy đủ. Ngoài ý
thức, trong tâm lý người còn có mức phản ánh thấp hơn gọi là dưới ý thức
hay vô thức. Trong thực tế chúng ta hay gặp những hành động vô thức như:
hành động trong chiêm bao, trong thôi miên, trong mộng du; hành động của
người say rượu, người bị bệnh tâm thần, mất trí… Hiện tượng trực giác (một
tư tưởng sáng tạo hay một phản ứng đáp lại dường như bỗng nhiên nảy sinh,
không có sự chuẩn bị trước trong ý thức) cũng được gọi là hiện tượng vô
thức.

Ngoài những trường hợp trên, chúng ta còn hay gặp hiện tượng được
gọi là tiềm thức. Đây cũng là trường hợp không có sự tham gia đầy đủ của ý
thức. Song ý thức ở đây do được lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành thói quen,
đóng vai trò thường trực chỉ đạo hành động, không cần thường xuyên tham
gia vào quá trình hành động, như trong hành động kỹ xảo, thói quen.

Ở con người, sự phản ánh có ý thức và không có ý thức luôn tác động
lẫn nhau, bổ sung cho nhau và chuyển hoá lẫn nhau. Chúng ta không phủ
nhận hiện tượng vô thức, song chỉ xem nó như là một hiện tượng phụ thuộc,
không tách rời hoạt động tâm lý có ý thức. Chúng ta không đồng tình với
nhiều nhà tâm lý học phương Tây đã cường điệu hoá hiện tượng vô thức,
xem cái vô thức là nguồn gốc tâm lý, thống trị đời sống tâm lý của con người.

2. CẤU TRÚC CỦA Ý THỨC

Ý thức là một hệ thống gồm nhiều quá trình tâm lý:

2.1. Ý thức các quá trình nhận thức

Đây là sự nhận thức của nhận thức, hiểu biết của hiểu biết. Nhận thức
cảm tính mang lại tư liệu đầu tiên cho ý thức. Nhận thức lý tính mang lại sự
hiểu biết bản chất, quy luật, mối quan hệ của sự vật, hiện tượng. Ý thức cho
ta biết mình đang nhận thức cái gì, mức độ nhận thức đến đâu…

2.2. Ý thức các xúc cảm, tình cảm

Ý thức xem sự vật, hiện tượng thỏa mãn nhu cầu của con người đến
đâu; ý thức về sự căng thẳng và ý thức về sự kích thích hay trấn tĩnh, nghĩa là
con người biết mình có những rung cảm gì, mức độ rung cảm đến đâu…

2.3. Ý thức về hành động của mình

Đây là bậc cuối cùng của ý thức, thể hiện rõ chức năng của ý thức.
Hành động có ý thức là hành động thực hiện mục đích đặt ra từ trước, có kế
hoạch, phương pháp nhất định, được ý thức kiểm tra, điều chỉnh thường
xuyên… Hành động có ý thức là biểu hiện tập trung nhất tâm lý của con
người. Phần lớn hành động của con người là hành động có ý thức. Những
hành động bản năng của con người cũng là những hành động bị kiểm soát
bởi ý thức.

Ý thức được nảy sinh và phát triển trong hoạt động và giao lưu. Cấu
trúc của hoạt động quy định cấu trúc của ý thức. Trong thành phần của ý thức
có các quá trình nhận thức, xúc cảm và hành động… Ý thức của con người là
sự phản ánh về các hiện tượng tâm lý này.

3. NHỮNG THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA Ý THỨC

Khi tìm hiểu ý thức của con người chúng ta thường căn cứ vào những
thuộc tính sau đây:

3.1. Khả năng nhận thức

Đây là khả năng ý thức một cách khái quát và bản chất hiện thực khách
quan. Con người muốn có ý thức đầy đủ, sâu sắc như vậy, cần phải có tư duy
khái quát và bản chất về thế giới khách quan. Mặt khác, người có ý thức càng
cao thì càng làm cho tư duy có chiều sâu và chiều rộng.

3.2. Khả năng xác định thái độ

Con người còn phản ánh hiện thực khách quan bằng cách tỏ thái độ đối
với nó. Những thái độ muôn màu, muôn vẻ là biểu hiện ý thức của con người
đối với hiện thực khách quan.

3.3. Khả năng sáng tạo

Con người khác với động vật ở chỗ, không những biết thích nghi với
hoàn cảnh mà còn biết cải tạo hoàn cảnh sống. Con người luôn luôn cải tạo
hoàn cảnh sống một cách có ý thức. Nhờ có ý thức mà con người có năng
lực tạo ra nhiều giá trị vật chất, tinh thần mới, bắt hiện thực khách quan phục
vụ nhu cầu ngày càng cao của mình.

3.4. Khả năng tự ý thức


Đây là khả năng nhận thức về mình và xác thái độ đối với bản thân
mình.

Ý thức là năng lực của con người hiểu được các tri thức về thế giới
khách quan và năng lực hiểu được thế giới chủ quan trong bản thân mình,
nhờ đó mà con người có thể cải tạo thế giới khách quan và hoàn thiện bản
thân mình.

4. MỘT SỐ SAI SÓT VỀ Ý THỨC

4.1. Những sai sót trong quá trình phản ánh bằng ý thức gắn liền với
những sai sót của các hiện tượng tâm lý khác, trước hết là hoạt động và nhân
cách. Nhiều khi bệnh nhân không ý thức được những việc làm của mình,
không làm chủ được thái độ, hành vi của mình…

4.2. Trong lâm sàng, chúng ta thường chú ý đánh giá ý thức của người
bệnh qua khả năng định hướng về không gian, thời gian… của họ.

4.3. Những trạng thái rối loạn ý thức được thể hiện bằng một số hội
chứng điển hình như:

- Hội chứng hôn mê: bệnh nhân mất ý thức hoàn toàn, mất các phản xạ
bình thường, xuất hiện các phản xạ bệnh lý, trên não chỉ còn hoạt động của
một số trung khu thần kinh thực vật…

- Hội chứng mê sảng: bệnh nhân có rối loạn về định hướng và tri giác,
có thể có hoang tưởng và xúc cảm không ổn định…

- Hội chứng lú lẫn: bệnh nhân có biểu hiện tư duy rời rạc, rối loạn về
định hướng, các hiện tượng tâm lý khác như xúc cảm, tri giác… cũng rời rạc.

Chương 11. NHÂN CÁCH

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN CÁCH

1.1. Khái niệm về nhân cách


Hiện nay trong tâm lý học có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân
cách. Sự khác nhau của những định nghĩa này tùy thuộc vào góc độ xem xét
về bản chất của nhân cách, nguồn gốc phát sinh, phát triển và nhất là về mối
quan hệ giữa nhân cách với ý thức và hoạt động. Để đi đến lựa chọn một định
nghĩa tương đối đầy đủ, chính xác về nhân cách, chúng ta làm quen với một
số khái niệm sau:

- Cá nhân: là cá thể đại diện cho loài người, là bất kỳ người nào.

- Cá tính: là đặc điểm độc đáo của cá nhân, không lặp lại giữa các cá
nhân, để phân biệt người này với người khác.

- Chủ thể: là khi cá nhân thực hiện một hoạt động nhất định có ý thức,
có mục đích, nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh trong quá trình hoạt
động đó.

Về khái niệm nhân cách, chúng ta có thể thống nhất như sau:

Nhân cách là nói về con người với tư cách là một thành viên của xã hội
nhất định, là chủ thể của các mối quan hệ, của giao tiếp và của hoạt động có
ý thức, là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân quy định
giá trị xã hội và hành vi xã hội của con người đó.

1.2. Các mức độ và đặc điểm của nhân cách

1.2.1. Các mức độ của nhân cách

- Mức thấp nhất, nhân cách được thể hiện dưới dạng cá tính, để phân
biệt giữa người này với người khác.

- Mức cao hơn, thể hiện trong các mối quan hệ của nhân cách, nhất là
thể hiện trong mối quan hệ giữa các nhân cách với nhau (nhân cách lệ thuộc,
nhân cách kẻ cả, bề trên…).

- Mức cao nhất, nhân cách thể hiện như là một chủ thể đang thực hiện
một cách tích cực những hoạt động gây biên đổi, cải tạo, ảnh hưởng đến
người khác, đến hoàn cảnh xã hội ở xung quanh. Đây còn gọi là nhân cách
siêu cá nhân. Nhân cách này như một tấm gương để người khác học tập và
nó có những tác động chủ động, có hiệu lực làm biến đổi thế giới xung quanh
mình.

1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách

1.2.2.1. Tính ổn định của nhân cách

Những phẩm chất của nhân cách bao giờ cũng ổn định trong một thời
gian, hoàn cảnh nhất định. Nếu sự thay đổi của những phẩm chất này còn
trong giới hạn cho phép, thì nhân cách còn ổn định và tồn tại. Khi có những
thay đổi lớn, các phẩm chất nhân cách không còn như trước, thì sẽ dẫn đến
sự biến đổi nhân cách rõ rệt, thậm chí mất hẳn nhân cách vốn có hoặc tạo ra
một nhân cách khác.

1.2.2.2. Tính thống nhất, trọn vẹn

Các hiện tượng tâm lý trong nhân cách có mối quan hệ mật thiết với
nhau, tác động qua lại với nhau. Chúng kết hợp hài hoà, tạo nên một nhân
cách thống nhất, trọn vẹn. Mặt khác, mỗi một nhân cách lại tạo dựng cho
mình những quan hệ thống nhất với hoàn cảnh, môi trường ở xung quanh.
Sự thống nhất, trọn vẹn của nhân cách thể hiện thành một hệ thống cân bằng
động - một thể thống nhất, trọn vẹn trong sự vận động và phát triển. Một khi
hệ thông cân bằng động này bị phá vở, nhân cách sẽ bị chia cắt, mất tính
thống nhất, trọn vẹn và khi đó con người hoặc là “mất nhân cách”, hoặc là
nhân cách bị tổn thương, không bình thường…

1.2.2.3. Tính tích cực của nhân cách

Thuộc tính này thể hiện ở khả năng con người chủ động, tích cực hoạt
động cải tạo thế giới khách quan và hoàn thiện bản thân mình.

1.2.2.4. Tính giao lưu

Giữa các nhân cách có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Qua giao
tiếp giữa các nhân cách, qua hoạt động trong cộng đồng, từng nhân cách dần
dần trưởng thành và hoàn thiện: Qua tiếp thu nền văn hóa vật thể và phi vật
thể của môi trường, nhân cách con người sẽ không ngừng phát triển.
1.3. Cấu trúc của nhân cách

Nhân cách có cấu trúc phức tạp, nhiều mặt và rất cơ động. Có nhiều
quan niệm khác nhau về cấu trúc nhân cách. Sau đây là một số quan niệm
chủ yếu:

- Nhân cách bao gồm 3 lĩnh vực cơ bản là: nhận thức, rung cảm và
hành động (trong đó có cả hành động ý chí và những kỹ năng, kỹ xảo, thói
quen).

- Nhân cách bao gồm 4 tiểu cấu trúc: xu hướng, kinh nghiệm (kể cả
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen), đặc điểm các quá trình tâm lý (như ý chí,
cảm xúc, hành động…) và các thuộc tính sinh học của cá nhân (như khí chất,
giới tính…).

- Nhân cách bao gồm các tầng khác nhau: tầng nổi (gồm các hiện
tượng tâm lý được ý thức và tự ý thức), tầng sâu (gồm các hiện tượng tâm lý
vô thức và tiềm thức).

- Nhân cách bao gồm 4 khối: xu hướng, khả năng, phong cách hành
vi (tính cách, khí chất…) và khối các hệ thống điều khiển. Đây là quan niệm
bao quát, đầy đủ và hợp lý hơn cả.

1.4. Con đường hình thành nhân cách

Khi bắt đầu bước vào cuộc sống của mình, con người mới chỉ là một cá
nhân, chưa phải là một nhân cách. Trong quá trình sống, nhân cách dần dần
được hình thành, phát triển và hoàn thiện. Tham gia vào việc hình thành và
phát triển nhân cách có các yếu tố cơ bản sau:

1.4.1. Yếu tố cơ thể

Bao gồm các yếu tố bẩm sinh, di truyền, các đặc điểm giải phẫu, sinh lý
của cơ thể và nhất là của hệ thần kinh, nội tiết… Những yếu tố sinh vật này
chính là tiền đề, là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách.

1.4.2. Yếu tố hoàn cảnh sống


Bao gồm các yếu tố tự nhiên như đất đai, sông núi, biển trời, khí hậu,
chim thú, cỏ cây… Và các yếu tố xã hội như dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn
hóa, tình hình chính trị, kinh tế xã hội… Các yếu tố này giữ vai trò quan trọng,
quyết định sự phát triển nhân cách. Trong số những yếu tố xã hội, chúng ta
cho rằng yếu tố giáo dục đóng vai trò chủ đạo; yếu tố tập thể và yếu tố giao
lưu đóng vai trò cơ bản quyết định sự hình thành và hoàn thiện nhân cách.

1.4.3. Yếu tố tâm lý cá nhân, nhất là ý thức và hoạt động của cá nhân,
đóng vai trò trực tiếp quyết định sự hình thành và phát triển của nhân cách.

2. XU HƯỚNG NHÂN CÁCH

2.1. Một số vấn đề chung về xu hướng nhân cách

2.1.1. Khái niệm

Để hiểu một con người, trước hết chúng ta phải biết người đó muốn
vươn tới cái gì và bằng cách nào để họ đạt được mục đích cuộc sống. Hiểu
được những vấn đề này có nghĩa là chúng ta hiểu được xu hướng nhân cách
của họ.

Xu hướng nhân cách là hệ thống những thuộc tính tâm lý phức tạp quy
định mục tiêu vươn tới và thúc đẩy con người hoạt động để đạt được mục tiêu
đó; quy định sự lựa chọn thái độ và quan hệ của con người.

2.1.2. Xu hướng nhân cách gồm 3 mặt:

2.1.2.1. Mặt nhận thức

Chúng ta biết rằng, xu hướng bao giờ cũng có một đối tượng nhất định
và con người phản ánh, nhận thức đối tượng đó một cách cụ thể hay trừu
tượng.

2.1.2.2. Tình cảm

Mặt tình cảm của xu hướng thể hiện ở chỗ, nếu đối tượng vươn tới làm
thoả mãn nhu cầu của cá nhân thì sẽ gây cho cá nhân những khoái cảm nhất
định và tạo ra một thái độ tích cực.

2.1.2.3. Hành động


Mặt hành động thể hiện ở chỗ, đối tượng vươn tới là mục tiêu của hoạt
động và thúc đẩy cá nhân hoạt động để đạt mục tiêu đó.

2.1.3. Các phẩm chất của xu hướng:

- Độ trưởng thành, sự già dặn của xu hướng, nghĩa là xét về ý nghĩa xã


hội của xu hướng (xu hướng xã hội ở mức độ cao gọi là tư tưởng).

- Phạm vi, bề rộng của xu hướng, nghĩa là xét xem xu hướng có phạm
vi rộng hay hẹp.

- Cường độ của xu hướng mạnh hay yếu. Cường độ này có thể giao
động từ ý hướng chưa rõ ràng đến mong muốn có ý thức, có nguyện vọng
tích cực và cuối cùng là có niềm tin đầy đủ.

- Độ bền vững của xu hướng, nghĩa là xem xu hướng được duy trì lâu
hay chóng, có ổn định hay không.

- Tính hiệu quả của xu hướng, nghĩa là xem xu hướng sẽ đưa đến kết
quả thực tế ra sao và từ đó xác định tính tích cực giải quyết mục đích hoạt
động của xu hướng.

2.1.4. Phân loại xu hướng, gồm 3 bộ phận sau:

- Xu hướng chính trị - đạo đức, bao gồm các thuộc tính quy định hành
vi, thái độ chính trị, đạo đức.

- Xu hướng nghề nghiệp, như xu hướng hoạt động quân sự, xu hướng
làm nhà kinh doanh…

- Xu hướng sinh hoạt, bao gồm các xu hướng về lối sống, về nếp sinh
hoạt như sống giản dị, thích thể thao…

Các loại xu hướng liên quan chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, bổ
sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó xu hướng chính trị - đạo đức là quan trọng
hơn cả.

2.2. Nhu cầu là cơ sở khách quan của xu hướng

2.2.1. Khái niệm về nhu cầu


Mỗi cá nhân đều có những nhu cầu về ăn, mặc, ở, làm việc… và con
người hoạt động để thỏa mãn những nhu cầu đó.

Nhu cầu là biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân với hoàn cảnh,
là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát
triển.

2.2.2. Đặc điểm của nhu cầu

2.2.2.1. Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng

Con người ta bao giờ cũng nhu cầu về một cái gì đó hoặc là được xác
định cụ thể (như nhu cầu uống nước chanh, hút thuốc lá…), hoặc là đối
tượng còn chưa rõ ràng (như có nhu cầu giải trí, nhưng chưa cụ thể là đi dạo
chơi hay đi chơi một môn thể thao nào đó). Có những nhu cầu trực tiếp về sự
vật như nhu cầu có cơm ăn, áo mặc; có nhu cầu về chức năng (nhu cầu hoạt
động) như muốn đi thăm người bệnh, muốn nói chuyện với người nhà bệnh
nhân… Đối tượng của nhu cầu càng được xác định cụ thể, ý nghĩa của nhu
cầu đối với cá nhân và xã hội càng được nhận thức sâu sắc thì nhu cầu càng
nhanh chóng được củng cố và phát triển.

2.2.2.2. Nhu cầu có nội dung cụ thể

Nội dung của nhu cầu do điều kiện và phương thức thoả mãn nó quy
định. Chính điều kiện sống đã quy định nội dung đối tượng của nhu cầu, ví dụ
như: đời sống càng cao thì nội dung nhu cầu vui chơi, giải trí càng phong phú.
Mặt khác nội dung cụ thể của nhu cầu còn phụ thuộc vào phương thức thỏa
mãn nó. Ví dụ như trước đây chúng ta chỉ có penicilline để điều trị các bệnh
nhiễm trùng, ngày nay chúng ta có rất nhiều loại kháng sinh mới và mỗi loại
kháng sinh có thể điều trị đặc hiệu cho từng loại vi trùng do đó, nhu cầu điều
trị nhiễm trùng, nhu cầu dùng kháng sinh của chúng ta rất phong phú và cụ
Tải bản FULL (file doc 378 trang): bit.ly/2YHYJCo
thể. Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
2.2.2.3. Nhu cầu thường có tính chu kỳ

Khi một nhu cầu được thoả mãn, không có nghĩa là nhu cầu đó không
còn nữa, mà nó vẫn tiếp tục tái diễn, lặp lại, nếu như người ta vẫn tiếp tục
sống và hoạt động trong những điều kiện và phương thức như trước đây.
Tính chu kỳ của nhu cầu là do sự biến đổi theo chu kỳ của hoàn cảnh sống,
của trạng thái cơ thể… quyết định.

2.2.3. Các loại nhu cầu

2.2.3.1. Nhu cầu vật chất

Nhu cầu này có cả ở người và động vật, song nhu cầu vật chất của con
ngưòi khác với của con vật ở chỗ:

- Con người có nhu cầu vật chất ngày càng cao, càng phong phú, phức
tạp và không ngừng tăng lên về số lượng, chất lượng. Để thỏa mãn những
nhu cầu vật chất, con người sáng tạo và sử dụng công cụ, tác động vào hoàn
cảnh, tạo ra sản phẩm để thỏa mãn. Phương thức thoả mãn nhu cầu của con
người cũng ngày càng phát triển. Còn nhu cầu vật chất của con vật rất đơn
điệu và phụ thuộc vào hoàn cảnh, chỉ biết lấy những cái có sẵn trong tự
nhiên. Hơn hẳn động vật, nhu cầu vật chất của con người mang bản chất xã
hội - lịch sử.

- Nhu cầu vật chất của con người được nhận thức, được ý thức. Trước
khi thoả mãn nhu cầu, con người đem đối chiếu nội dung, phương thức đạt
được của nhu cầu với những tiêu chuẩn đạo đức xã hội, điều kiện và hoàn
cảnh xã hội. Nếu những tiêu chuẩn, điều kiện… không thỏa mãn thì con
người từ bỏ nhu cầu đã nêu ra của mình.

2.2.3.2. Nhu cầu tinh thần

Đây là loại nhu cầu đặc biệt, biểu hiện sự phát triển cao của cá nhân,
bao gồm nhu cầu nhận thức và nhu cầu thẩm mỹ.
Tải bản FULL (file doc 378 trang): bit.ly/2YHYJCo
2.2.3.3. Nhu cầu xã hội
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Nhu cầu này bao gồm nhu cầu lao động, nhu cầu giao tiếp và nhu cầu
hoạt động xã hội.

2.3. Cấu trúc của xu hướng


Cấu trúc chung của xu hướng nhân cách gồm những thành phần cơ
bản, xếp từ thấp lên cao như sau:

2.3.1. Ý hướng

Ý hướng là sự hướng tới đối tượng còn chưa rõ ràng hoặc sự tác động
do những nhu cầu còn chưa cụ thể.

2.3.2. Nguyện vọng, ước ao

Đây là sự hướng tới đối tượng mà con ngưòi đã biết, nghĩa là con
người đã xác định được mục tiêu vươn tới của mình.

2.3.3. Hứng thú

2.3.3.1. Khái niệm về hứng thú

Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa
có ý nghĩa trong đời sống, vừa có sự hấp dẫn về mặt tình cảm.

Sự lôi cuốn, hấp dẫn và có ý nghĩa đối với đời sống của đối tượng,
hứng thú một mặt phụ thuộc vào bản thân đối tượng, mặt khác phụ thuộc vào
đặc điểm tâm, sinh lý của chủ thể. Hứng thú liên quan chặt chẽ với nhu cầu,
tình cảm, sự chú ý… của cá nhân.

Giữa nhu cầu và hứng thú có những điểm khác nhau: nhu cầu không
cần có yếu tố hấp dẫn như hứng thú, ví dụ như, người ta có nhu cầu học,
nhưng không phải môn học nào cũng gây hứng thú; nhu cầu có thể có đối
tượng cụ thể hoặc chưa cụ thể, còn hứng thú bao giờ cũng có đối tượng cụ
thể. Tuy khác nhau, song nhu cầu và hứng thú tác động, chi phối lẫn nhau.
Nhu cầu có thể gây ra hứng thú và ngược lại, hứng thú có thể tạo ra nhu cầu.

2.3.3.2. Biểu hiện của hứng thú

a. Hứng thú biểu hiện ở hai mức độ tác động của nó

- Mức thứ nhất là hứng thú dừng lại khi nhu cầu nhận thức đối tượng
được thỏa mãn.

- Mức thứ hai là đối tượng hứng thú thúc đẩy chủ thể hoạt động.

4189875

You might also like