Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI VIẾT:

Nhà văn nổi tiếng người Đức Betong Brecht cho rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải
giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư
tưởng của tác giả”. Trong sứ mệnh đầy cao cả và thiêng liêng ấy, nhà văn Kim Lân với “Vợ nhặt” cũng đã
xây dựng nên hình tượng anh cu Tràng, mà qua đó ta tìm thấy vẻ đẹp lấp lánh trong tâm hồn một con người
tưởng chừng như chẳng có gì . Đọc truyện ngắn “Vợ nhặt”, có lẽ ta không thể quên đoạn miêu tả sự thay đổi
của các nhân vật vào buổi sáng ngày hôm sau: “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở
dậy…. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”.
Nhắc đến Kim Lân, là nhắc đến “nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu của nguyên thủy
nông thôn”. Bắt đầu viết văn và có tác phẩm đăng báo từ những năm 1941-1944, ông được coi là nhà văn
thành công về đề tài nông thôn với những con người bé nhỏ và cam phận, những vẻ đẹp chân quê bình dị và
những phong tục tập quán độc đáo của làng quê Bắc bộ. Từng trang viết của “người con đẻ của đồng ruộng”
này đều thấy cay xè khói bếp, thơm thơm mùi lúa mới, ngai ngái mùi rơm rạ, bảng lảng những cánh cò chao
nhịp... Đặc biệt, cũng với chất liệu của đề tài làng quê Việt Nam, nơi những tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố,
Nguyễn Công Hoan… đã khai thác tưởng chừng ở mức thấu triệt, song cũng trên mảnh đất xưa cũ ấy nhà văn
Kim Lân cũng đã xây cho mình ngôi nhà rất riêng, rất vững giữa lòng người và thách thức với thời gian.
Trong số những đứa con tinh thần của mình, truyện ngắn “Vợ nhặt” là tác phẩm đã làm nên tên tuổi và
khẳng định vị trí của Kim Lân trong nền văn học nước nhà, đặc biệt là nên văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tiền
thân của truyện ngắn “Vợ nhặt” là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được Kim Lân viết dang dở. Trong kháng chiến
chống Pháp, tiểu thyết này bị mất bản thảo. Đến mãi năm 1954 khi hòa bình lặp lại, không thể tái hiện toàn
bộ tiểu thuyết, ông đã nhớ lại một phần cốt truyện và viết thành truyện ngắn “Vợ nhặt”, in trong “Con chó
xấu xí”. Hạ những dấu chấm cuối cùng kết thúc tác phẩm, Kim Lân đã để lại cho đời một kiệt tác văn học.
Lật giở từng trang văn trong “Vợ nhặt”, ta cảm thấy tim mình có cái gì “bóp thắt chặt lại” trước những
thước phim quay chậm về số phận con người trong nạn đói năm 1945. Sự sống và cái chết, cõi dương lẫn cõi
âm mong manh như một sợi tóc; số phận con người thì rẻ rúng và đáng thương; miếng cơm manh áo như một
thứ quà thật xa xỉ. Bằng ngòi bút phản ánh hiện thực đến tận đáy cùng của mình, Kim Lân đã mở ra trước
mắt bạn đọc một không gian năm đói ảm đạm, tăm tối. Tuy nhiên, đọc cả thiên truyện ta lại không thấy tang
tóc, mà tràn đầy niềm tin vào tương lại. Đúng như nhà văn Kim Lân chia sẻ: "Khi viết về nạn đói người ta
thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con
người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề
bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hy vọng, tin
tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người".
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có viết: "Tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh để làm nổi hình,
nổi sắc nhân vật, nổi bật vấn đề tư tưởng của tác phẩm, sáng tạo tình huống trở thành nơi thử thách tài nghệ
của nhà văn". Một bông hoa đẹp không chỉ cần có màu sắc mà cần đến cả mùi hương, một bài hát hay không
chỉ cần giai điệu đẹp mà còn cần đến lời hát ý nghĩa. Còn đối với một tác phẩm truyện ngắn ngoài những giá
trị nhân đạo, hiện thực hay thẩm mỹ nghệ thuật thì đôi khi còn thành công và hấp dẫn người đọc bởi tình
huống truyện độc đáo. Trong “Vợ nhặt”, Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo: giữa
những ngày đói, anh cu Tràng nghèo khổ, xấu xí bỗng nhặt được vợ, lại còn nhặt giữa cái thời buổi mà người
ta chẳng nghĩ đế nhu cầu hạnh phúc. Và cũng chính điều này gây ra sự thay đổi, tạo ra bước ngoặt trong sự
chuyển biến tâm trạng của Tràng vào buổi sang ngày hôm sau.
Nếu buổi chiều hôm trước, ngòi bút Kim Lân đi sâu vào diễn tả sự nghèo đói mà vợ chồng Tràng phải đối mặt
thì đến sáng ngày hôm sau, nhà văn đã mở ra một bầu không khí hoàn toàn khác biệt. Mở đầu cho cái không
khí ấy, là cảm giác hạnh phúc, ngỡ ngàng của Tràng. Tràng vừa tình giấc sau đêm tân hôn với cảm giác vẫn
còn mơ màng nhưng rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc được gửi trao như món quà của cuộc sống, nó mang
đến cho Tràng cảm giác như một cái gì đó cứ "ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng tựa hồ như có bàn tay
vuốt nhẹ sống lưng", “việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn ngỡ ngàng như không phải”, Tràng không dám
tin vào mắt mình, không dám tin là mình đã có vợ. Cũng phải thôi, đôi khi hạnh phúc quá lớn lại đến một
cách quá nhanh khiến cho người ta không dám tin vào mắt mình.
Sau cảm giác ngỡ ngàng, thì Tràng thấy ngạc nhiên. Tràng ngạc nhiên trước khung cảnh ngôi nhà rách nát
của hắn, Ôi chao! Tất cả “đều được quét tước thu gọn sạch sẽ, gọn gàng. Mấy bộ quần áo đã được đem ra
sân hong. Đống mùn rác được quét sạch…”, tác giả đã sử dụng những hình ảnh gần gũi, bình dị đơn sơ, biện
pháp liệt kê, đối lập tương phản cùng cách miêu tả chi tiết, và đó cũng là cách để nhấn mạnh rõ nét những
thay đổi về cảnh vật xung quanh Tràng. Đặc biệt là hình ảnh “ánh nắng”. Nó không chỉ diễn tả thời gian
buổi sáng mà còn gợi ra thời gian, không gian thoáng đoãng. Có lẽ do chính người vợ nhặt đã đem đến ánh
sáng, luồng sinh khí, hơi ấm, sự sống cho căn nhà Tràng. Đây chính là sự khởi đầu cho một cuộc sống mới
trở nên tốt đẹp hơn. Quang cảnh nhà Tràng dù vẫn là khung cảnh đơn sơ, nghèo khó nhưng nó không còn
tuềnh toàng, thảm hại, lạnh lẽo, rúm ró như trước đây, nhưng bây giờ, nó thật ngăn nắp, gọn gàng, có bàn
tay chăm lo của người phụ nữ. Nó không còn là không gian hiện thân cho sự tồn tại mà lúc này nó thực sự là
không gian sống của con người.
Song song với niềm khát khao về hạnh phúc vừa chớm nở, nhà văn Kim Lân cũng không quên đem đến cho
Tràng một hơi thở mới sau những “đêm tăm tối”. Sáng hôm sau khi thức dậy, Tràng “một nguồn vui sướng,
phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”, Tràng thấy “trong người êm ái lửng lơ như người ở trong giấc mơ
đi ra”. Bởi lẽ việc có vợ giống như một giấc mơ đẹp của cuộc đời anh vậy, nó bất ngờ, nó đột ngột, nó nhanh
chống đến mức “đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”. Niềm hạnh phúc như một cơn gió
mát mơn man khắp da thịt khiến Tràng thấy êm ái, lửng lơ. Chính những cảm xúc ban đầu ấy đã là tác một
lực rất lớn vào nhận thức của Tràng. Tràng cảm động lắm, trong lòng như có một niềm sung sướng dâng để
Tràng “bỗng nhiên hắn thấy yêu thương, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”. Nếu ở trên hạnh phúc vẫn còn
mơ hồ thì đến đây ta cảm nhận rõ nét được liều thuốc tinh thần của tình yêu đã cứu vớt tâm hồn Tràng. Tràng
đã có suy nghĩ, ý thức của người đàn ông trưởng thành, nghiêm túc hơn trong hôn nhân. Tràng đã thực sự coi
rằng lấy vợ là một việc hệ trọng của đời người. Một cuộc chuyển biến tích cực đã diễn ra trong tâm hồn
Tràng vô cùng tích cực: từ vô hình thành hữu hình, từ dửng dưng đến việc quan tâm đến hạnh phúc lứa đôi,
đến mái ấm gia đình thực sự theo đúng nghĩa của nó. Từ trách nhiệm đối với bản thân, gia đình Tràng càng
thêm khát khao cháy bỏng, niềm tin vào một tương lai tốt đẹp phía trước. Nguồn vui ấy như tia nắng ấm áp
xua đi cái đói nghèo, tối tăm đang bủa vây.
Hơn nữa, hình ảnh người mẹ già “nhẹ nhõm, tươi tỉnh, cái mặt bủng beo u ám rạng rỡ hẳn lên” của bà cụ Tứ
cũng tác động đến sự thay đổi trong Tràng rất lớn. Cả người vợ kia nữa, “thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là
người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần gặp ở chợ tỉnh”. Đây
chính là không gian hạnh phúc mà có lẽ có nằm mơ Tràng cũng không thể tưởng tượng được. Nên Tràng xúc
động lắm! “Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng
nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”. Làm đầu tiên trong cuộc đời, cái con
người “ngờ nghệch” kia lại thấy yêu thương cái mái ấm che nắng che mưa “rách bợt” này. Rồi Tràng cảm
thấy mình “nên người, hắn thấy hắn có bổn phận và trách nhiệm phải lo lắng cho vợ con sau này”. Hắn nhận
ra mẹ hắn đã đến cái tuổi “gần đất xa trời”, hắn nhận ra trong cả cuộc đời dài dằng dặc của mẹ, chưa bao
giờ hắn làm được cho mẹ lấy nổi một niềm vui. Nên hắn hăm hở, hắn săm săm, “Hắn dự phần tu sửa lại căn
nhà, rồi cùng vợ “sinh con đẻ cái””. Giữa cái thời buổi đói khát này, miếng ăn chẳng còn có nổi vậy mà
Tràng nghĩ đến một tương lai toàn những viễn cảnh của sự sinh sôi, viễn cảnh của sự ấm no liệu có quá “viễn
vông không”?. Không, như nhà giáo Trần Minh Đồng khẳng định: “Nhà văn Kim Lân đã dùng Vợ nhặt làm
cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ đó đã lóe
lên những tia sáng ấm lòng”. Những dự tính của Tràng, nhưng viễn cảnh tương lai tưởng như “điên rồ” ấy
chính là niềm khao khát, chính là những tia sáng lóe lên sưởi ấm con người ta giữa bóng tối. Để người ta có
thể tin vào, có thể bấu víu vào mà vươn lên.
Nhà văn Lep-ton-xtoi khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. Tình yêu chính “là ngọc
đọng, là phiến kì nam trong rừng trầm hương, là tinh hoa trong vườn phương thảo”, kết tinh nên tình cảm
được hun đúc bằng tâm hồn người nghệ sĩ trước những rung cảm của cuộc đời. Tình yêu ấy sẽ không thể
tuyệt đẹp khi thiếu đi cách thể hiện độc đáo. Bởi thế, Kim Lân không quên gửi trong đứa con tinh thần phong
cách viết truyện riêng. Nhà văn xây dựng tình huống truyện độc đáo, éo le và hết sức cảm động. Sử dụng ngòi
bút sắc nét để miêu tả tâm lí nhân vật thật sinh động. Nếu như ta bắt gặp Nguyễn Tuân với lối văn sang trọng,
những nét bút tỉ mẩn trong liên tưởng, so sánh nhằm đẩy đến tận cùng sự thăng hoa của cảm giác thì Kim
Lân lại ý thức thể hiện những mảnh đời, những số phận bằng giọng kể đậm “chất quê”, bằng nghệ thuật dẫn
chuyện khéo léo, hệ thống ngôn từ rất mực giản dị.
Văn học nói bằng hình tượng, hình tượng nghệ thuật là khối pha lê lấp lánh làm nên giá trị tác phẩm văn học.
Nếu cái thần của âm nhạc là giai điệu, của hội họa là đường nét và màu sắc thì cái thần của văn chương
chính là ở hình tượng nhân vật. Đem tình yêu để xây dựng nhân vật, Kim Lân đã để lại trong ta hình ảnh một
bà cụ Tứ với tấm lòng yêu thương, hi sinh cho con hết mực, một anh cu Tràng hào hiệp tốt bụng, một người
vợ nhặt với khao khát sống mãnh liệt.
“Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ
đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó.” “Vợ nhặt”
dưới ngòi bút tài năng của Kim Lân đã hoàn thành sứ mệnh ấy. Nó đã vượt qua sự băng hoại của thời gian và
sẽ luôn sống trong trái tim của những người yêu văn học
Bài viết: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT MỊ (đoạn sau khi về nhà thống lý)

BÀI VIẾT
Thạch Lam từng nói: “Văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái
lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vùa tố cáo và thay đổi một cái thế
giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Nhìn ngẫm lại câu nói
ấy, con người ta như càng đến gần hơn với các nhân vật trong các tác phẩm để rồi chiêm nghiệm giá trị mà
nó mang lại. Đến với tác phẩm "Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, người đọc càng thêm trân quý tinh thần và
khâm phục sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của cô Mị. Và trước khi dành một sự ngưỡng mộ ấy cho Mị, có lẽ ai
cũng cảm thấy thương cảm cho số phận của cô khi làm dâu nhà thống lí Bá Tra, đặc biệt là khi sức sống của
Mị như bị tê liệt nỗi bật qua ngòi bút hiện thực của nhà văn Tô Hoài được thể hiện qua đoạn trích: “Lần lần,
mấy năm sau bố Mị chết … Đến bao giờ chết thì thôi…”
Tô Hoài là một trong số những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào bậc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Với
bút lực dồi dào ấy, lại thêm sự am hiểu sâu sắc phong tục tập quán nhiều vùng miền, tinh tế và hóm hỉnh của
mình, ông sở hữu cho mình nhiều tác phẩm thành công. Và đặc biệt, ngòi bút của ông luôn hướng về sự quan
tâm đến số phận của người lao động.
Vốn thành công với mảng viết truyện dành cho thiếu nhi, nơi đòi hỏi với một lối viết dung dị đầy chất thơ, Tô
Hoài lại viết rất xuất sắc tập truyện “Truyện Tây Bắc”, trong đó “Vợ chồng A Phủ” là một thiên tuyệt bút.
Vào năm 1952, tác giả đã có chuyến đi thực tế đến vùng núi Tây Bắc, ở đây tác giả được sống hoà nhập với
bản làng và người dân. Một năm sau đó, ông đã viết nên “Truyện Tây Bắc” như ông đã tâm sự “Tây Bắc đã
để nhớ để thương trong tôi nhiều quá”. Tác phẩm này ra đời như một sự đáp lại ân tình mà ông đã nhận
được và “Vợ chồng A Phủ” là một phần trong đó. “Vợ chồng A Phủ” gồm có hai phần: phần đầu là cuộc
sống của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, phần sau là cuộc sống của họ ở Phiềng Sa. Cả hai phần cùa truyện đều
làm nỗi bật lên chủ để chung của tác phẩm là tố cáo tội ác của giai cấp thống trị, đồng thời ca ngợi phẩm
chất tốt đẹp cảu người lao động và khả năng đổi đời của người lao động. Đoạn trích trên thể hiện sự tê liệt
sức sống của Mị nằm trong phần đầu của tập truyện.
Ngay từ đầu tác phẩm, Tô Hoài đã cho người đọc thấy được hình ảnh của một người phụ nữ “ngồi lầm lụi
bên tảng đá, cạnh tàu ngựa”. Giữa không khí kẻ ra người vào của nhà thống lí Pá Tra, tưởng là tôi tớ hoá ra
lại là con dâu của nhà này. Chỉ bằng chi tiết ấy thôi nhà văn cũng đã dần hé mở cho chúng ta về số phận của
người phụ nữ này. Thật ra, Mị vốn là cô gái xinh đẹp, lại có tài thổi sáo, thổi lá cũng hay như thổi sáo.
Những tưởng đây là “tiền đề” thuận lợi để cô có được cuộc sống hạnh phúc như nhiều cô gái khác, nhưng mà
cái tội lớn nhất của Mị là nghèo. Sinh ra và lớn lên trong gia đình lao động vất vả, lại thêm món nợ truyền
kiếp đeo đuổi. Cái ngày bố lấy mẹ Mị không có tiền phải đi vay của nhà thống lí và đến lúc con gái họ khôn
lớn vẫn không thể trả được bởi lãi mẹ đãi lãi con. Cuộc sống của họ chìm trong bóng tối với lắm lo toan.
Vốn là một nhà văn có tấm lòng nhân hậu, "nhà văn phải là nhân đâọ từ trong cốt tủy", Tô Hoài luôn đứng
cạnh nỗi đau của những người khốn khó. Ông đã dõi theo bước đường đời của Mị, ngòi bút ấy đã đi sâu vào
ngóc ngách tâm hồn để nhận ra bao nỗi niềm. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, nghèo sẽ dẫn đến khổ và nhục,
Mị đã bước vào nhà chúa đất bằng trò lừa gạt qua tập tục cướp vợ. Dù rất gay gắt phản đối nhưng Mị vẫn
ngang nhiên bị gắt về cúng trình ma, làm vợ A Sử. Mị đã là con dâu nhà thống lí Pá Tra từ thời khắc ấy - con
dâu gạt nợ. Những ngày tháng tăm tối nặng nề đã bắt đầu. Cô phải làm việc quần quật vì bọn chúng muốn
vắt kiệt sức lao động của kẻ ăn người ở. Và đã rất nhiều lần Mị muốn tự tử bằng nắm lá ngón trong tay,
nhưng vì lòng hiếu thảo với cha, cô đã ngậm ngùi chịu đựng, quay trở lại nhà thống lý.
Con người, nếu sống lâu trong cái khổ, người ta sẽ muốn bứt phá, thay đổi để thoát li khỏi sự nghèo khổ. Tuy
nhiên đối với Mị, cô dường như đã “quen với khổ rồi”. Và chính suy nghĩ ấy đã nắm giữ lấy tâm hồn cô, chôn
vùi đi tuổi trẻ của cô và cũng vì thế mà cô dần bị tê liệt sức sống. Sau khi bố mất, Mị cũng không nghĩ đến
việc tìm cái chết nữa. Cũng có thể thấy được rằng, cô sống mà như đã chết. Thường thì khi khổ quá người ta
thường kêu trời than thân trách phận. Đằng này, sống lâu trong nhà thống lí, Mị chịu lắm gian truân nhọc
nhằn đến nỗi “Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa” so sánh mình với lũ súc nô kia. Theo
thời gian, cô cũng không còn nghĩ ngợi gì đến điều này nữa. Cuộc sống cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán:
"Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp”. Thậm chí, “Con ngựa,
con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả
ngày”. Đọc những dòng văn này, ta càng thêm phẩn nộ trước sự bóc lột trắng trợn, giam cầm cả thể xác lẫn
tâm hồn của con người nói chúng và ở đây là người phụ nữ nói riêng. Và chính những cái áp bức này đã làm
biến dạng cả tâm hồn của Mị, cô dần mất đi ý niệm về không gian và thời gian, đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến
việc làm lụng, càng ngày càng ít nói hay nói cách khác cô đã mất đi khả năng giao tiếp của con người. Đến
nỗi, nhà văn đã liên tưởng đến hình ảnh cô “ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Đúng thế, Mị cứ lầm lũi
câm nín với cái ách hữu hình lẫn vô hình đang đè nặng trên đôi vai gầy guộc khác gì cái mai mà con rùa đã
mang.
Không những thế, đời Mị nó không chỉ khổ về thể xác, mà nó còn là cả những đớn đau về một tâm hồn trong
hoạt cảnh tù đày. Mị mang danh là vợ A Sử thế nhưng giữa họ không hề có tình yêu, Mị cũng từng có một
người yêu, nhưng món nợ của cha mà đứt gánh. Khi về nhà này làm dâu, dường như cuộc đời của Mị chuyển
sang hẳn kiếp nô lệ, bị bóc lột không chỉ sức lao động mà con là tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Không
gian sống của Mị là một căn buồng có một cái lỗ vuông bằng bàn tay, thật chẳng khác gì cái nhà tù, mà từ đó
trông ra “lúc nào cũng thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”, đời Mị cứ ngồi ở cái lỗ vuông ấy
mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi.Phải chăng đây là nhà ngục và chính cô Mị là tù nhân chung thân.
Người tù ấy chẳng biết khi nào mưới có thể thoát ra được, hẳn mòn mỏi cho đến lúc chết. Thế nên để chống
chọi với đau đớn đang tàn phá tâm hồn và thể xác, Mị bị buộc phải trở nên chai lì một cách bất lực, sống
cuộc đời của một con rùa lầm lũi trong xó cửa, cam chịu và bế tắc.
Có thể nói, tài năng của Tô Hoài càng trở nên nỗi bật qua bút pháp hiện thực được ông sủ dụng trong bài.
Trong văn học, bút pháp hiện thực là cách thức hành văn, dùng chữ, bố cục, cách sử dụng các phương tiện
biểu hiện chân thật nhất cái sự thật tàn khốc trước mắt và đưa vào trong các tác phẩm để tạo thành một hình
thức nghệ thuật nào đó. Qua ngòi bút hiện thực của mình, tất cả cuộc sống của con người nơi vùng núi Tây
Bắc nói chung hay của Mị nói riêng như hiện lên trước mắt người đọc. Tất cả cái khổ, cái cực, cái tù đày ấy,
người dân lao động phải chịu đựng trong một thời gian dài được tác giả miêu tả quá đổi chân thực đến nỗi bi
thương. Bằng sự quan sát tinh tế và ngòi bút hiện thực của mình, Tô Hoài đã đi sâu vào tận cùng ý thức và
trong đáy sâu tìm thức nhân vật để rồi khắc hoạ nên một cô Mị thật đáng thương nhưng cũng rất đáng phục.
Có thể thấy được, bằng tấm lòng, sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống của người phụ nữ miền núi và tài năng
khắc hoạ tính cách nhân vật của nhà văn, chỉ qua một đoạn văn nhỏ đã đủ khiến người đọc thấu hiểu được
nội tâm của Mị. Hơn nữa, cách giới thiệu nhân vật của ông cũng rất gây chú ý, cách kể ngắn gọn cung với lối
dẫn tình tiết khéo léo làm cho mạch truyện càng cuốn hút.
Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm thành công không chỉ của Tô Hoài mà còn của cả nền văn học Việt Nam
hiện đại viết về đề tài miền núi. Mị là nhân vật đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi
cuộc đời đầy giống bão và con người ta như nhận ra thêm một bài học sâu sắc qua những cái tù đày làm tê
liệt sức sống của Mị trong đoạn trích trên. Số phận của nhân vật đã gợi được sự thương cảm trong lòng
người đọc và cũng gợi lên sự trân trọng đối với những gì họ đang có ở thời điểm hiện tại để biết nâng niu,
trân quý giá trị của cuộc sống này hơn.

You might also like