CHARACTER NGƯỜI VỢ NHẶT TRONG TÁC PHẨM VỢ NHẶT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Ngay từ nhan đề của tác phẩm, Kim Lân đã dẫn người đọc khám phá cuộc sống của

những con
người nghèo khổ trong xã hội Việt Nam. Là “vợ nhặt”, là chi tiết và là tình huống truyện thắt
nút cho diễn biến xoay quanh nhân vật người vợ trong tác phẩm. Từ “nhặt” mang lại cho độc
giả cái cảm giác rẻ rúng, bèo bọt của phận làm nữ nhi, của con người trong nạn đói, gợi lên
niềm xót thương cho số phận con người. “ Vợ nhặt” nghe quá đỗi chân thực và vẽ lên hình ảnh
người phụ nữ có một cuộc sống khó khăn, chẳng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn khi ngay cả
một đám cưới nhỏ cũng không có hay chính xác hơn là một mâm cơm ngon cũng chỉ như giấc
mộng hão huyền ngày cô về làm dâu nhà người ta.
 Chị là nạn nhân của nạn đói:

“Người vợ nhặt” là nạn nhân của cái đói với hoàn cảnh không thể đáng thương hơn. Chị sống
cuộc sống bấp bênh trôi nổi, nay đây mai đó chỉ để kiếm bữa sinh nhai. Trong suốt cả thiên
truyện dài, ta nghe đến chị nhiều nhưng chưa một lần được biết tên, của chị. Ở chị là một số
không tròn trĩnh, đến cái tên để gọi đáp cũng không có: không tên, không tuổi, không nhà,
không quê, không quá khứ.

Người vợ nhặt xuất hiện cũng theo một cách rất đặc biệt. Chị xuất hiện qua những lần hò chơi
của Tràng. Lần đầu, “thị ngồi lẫn trong đám con gái ngồi chờ nhặt hạt rơi hạt vãi trước cổng
chợ tỉnh, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm”. Khi nghe Tràng hò: “Muốn ăn cơm trắng mấy
giò - Lại đây mà đẩy xe bò với anh”, thị cong cớn: “Có khối cơm trắng mấy giò đấy!”, rồi vùng
đứng dậy, lon ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, xong cười tít mắt với hy vọng được ăn. Lần thứ
hai xuất hiện, khi Tràng vừa trả hàng xong thị sầm sập chạy đến với bộ dạng “rách rưới, áo
quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con
mắt”. Vì đói mà thị trở nên “chao chát, chỏng lỏn, chua ngoa, đanh đá”. Thị cong cớn, sưng sỉa
chỉ vì miếng ăn: “Điêu! Người thế mà điêu! Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn lên hẹn xuống, thế mà
mất mặt”.

Khi được cho ăn, thị “sà xuống cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền”, thị quên mất cả
việc phải giữ ý tứ của một người con gái, lòng tự trọng của con người. Có thể nói bây giờ điều
duy nhất mà thị nghĩ đến là làm sao cho cái bụng của mình đừng cồn cào, cái đói khiến cho một
người phụ nữ lẽ ra cần nhận thức rõ thân phận và con người của mình cũng vào ngồi ăn như
chưa từng có chuyện gì xảy ra. Người phụ nữ được đặt trong tình huống này dường như trở
nên vô duyên dạn dĩ chẳng thể nghĩ ra điều gì khác ngoài ăn và làm sao cho cái bụng không đói
nữa. Cái đói khiến thị bất chấp tất cả chỉ mong được ăn để tồn tại, ăn để được sống.

 Chị có lòng ham sống mãnh liệt:

Phía sau tình cảnh trôi dạt, sống vất vưởng không nơi nương tựa, người vợ nhặt lại có một lòng
ham sống đến mãnh liệt. Và cũng chính vì cái đói cho nên người ta mới cảm nhận được rõ rệt
rằng mọi lời nói đều có giá trị. Khi Tràng giả vờ nói bâng quơ rằng: “Có muốn theo tớ về nhà
thì ra khuân đồ lên xe rồi ta cùng về”, ai ngờ thị im lặng đồng ý thật mà không hề do dự hay
phân vân, cũng không đắn đo suy nghĩ. Và cũng không hề quan tâm xem Tràng là ai, tốt hay
xấu thế nào, gốc tích ra sao? Thị phó mặc cuộc đời, nhắm mắt đưa chân theo một người đàn
ông xa lạ vì đói. Biết đâu trong cơn nguy khó, Tràng lại có thể cứu rỗi đời thị một lần nữa.
Chuyện bây giờ là làm sao để qua cơn đói nghèo, để cứu lấy thân chứ không phải chuyện
duyên số hay lập gia đình. Chuyện đó còn dài lắm còn tùy thuộc vào ông trời nữa, chuyện như
thế ai mà tính trước được. Đó cũng là niềm lạc quan yêu sự sống của thị – một phẩm chất đáng
quý, đáng trân trọng của con người. Nói như Kim Lân: “Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề
cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi
vọng, tin tưởng ở tương lai”.

 Chị là người phụ nữ ý tứ, biết điều, có lòng tự trọng:

Tưởng chừng thị là một người phụ nữ táo bạo vô duyên nhưng thực chất cũng vô cùng ý tứ,
biết điều một người phụ nữ duyên dáng. Trên đường về nhà chồng, thị cắp cái thúng Tràng
mua cho: rón rén, e thẹn “đầu hơi cúi, cái nón rách nghiêng nghiêng che khuất nửa mặt”. Nàng
dâu mới khi bị trêu chọc cũng e thẹn như bao nàng dâu mới khác; thị thèn thẹn, ngượng nghịu
“chân nọ bước díu cả vào chân kia” trước cái nhìn săm soi của người dân xóm ngụ cư. Về đến
nhà chồng, thị “đảo mắt nhìn xung quanh, thấy ngôi nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn
mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”, thị nén một tiếng thở dài vì sợ Tràng buồn. Nhà văn kim Lân
đã rất tinh tế khi miêu tả biểu hiện thất vọng của người vợ nhặt trước gia cảnh nhà chồng.
Tiếng thở dài ngao ngán, thất vọng nhưng cũng là sự chấp nhận. Ai ngờ cái phao mà thị vừa
bám vào lại là một chiếc phao cũng rách không kém. Trong tiếng thở dài ấy vừa có sự lo lắng
cho tương lai ngày mai, vừa có cả những lo toan và trách nhiệm của thị khi mới về nhà chồng.
Đó phải chăng là thị đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc cùng chồng chung tay
xây dựng gia đình. Tấm lòng của thị thật đáng quý biết bao.

Vào trong nhà, thị dè dặt, ngượng nghịu “chỉ ngồi mớm ở mép giường”. Khi gặp mẹ Tràng, thị
cung kính, lễ phép, chào đến hai lần vì sợ bà cụ không nghe rõ. Lúc Tràng thưa chuyện thì “thị
cúi mặt, tay vân vê tà áo đã rách bợt” và bộ mặt lộ rõ vẻ đầy lo lắng. Chắc có lẽ thị nghĩ về
cuộc sống mới của hai vợ chồng, rồi cuộc đời của thị sẽ đi đến đâu, người mẹ ấy có đồng ý sự
xuất hiện của thị không... Mãi đến khi bà cụ Tứ bảo ngồi xuống, thị mới “khẽ nhúc nhích, vẫn
khép nép đứng nguyên chỗ cũ”. Tất cả những hành động của thị cho thấy, chị là người rất ý tứ,
rất mực thước, rất biết nhẫn nhục. Khi đã quyết định theo về làm vợ Tràng thì cuộc sống sau
đó có thế nào, thị vẫn bằng lòng chấp nhận.

 Thị là người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan, vun vén cho hạnh phúc gia đình:

Thị cũng là một người vô cùng đảm đang tháo vát, hiền hậu và biết lo toan vun vén cho hạnh
phúc gia đình. Ngay buổi sáng hôm sau, thị đã dậy sớm cùng mẹ chồng “dọn dẹp, quét tước,
thu dọn nhà cửa cho gọn gàng, sạch sẽ”. Dường như thị muốn vun vén cuộc sống của gia đình
và bắt đầu một cuộc sống mới. Thị hôm nay không còn vẻ chua ngoa đanh đá, chao chát chỏng
lỏn. Đến chính Tràng cũng còn phải ngạc nhiên trước sự thay đổi của vợ mình: “Tràng nom thị
hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực”.

Thị cũng rất vui tính và hòa nhập nhanh với cuộc sống mới. Trong bữa cơm đầu ở nhà, chồng,
thị vui vẻ ăn một cách ngon lành. Dù bữa cơm ngày đói thật ảm đạm, có “một lùm rau chuối
thái rối và một đĩa muối” ăn cùng với “niêu cháo lõng bõng nước, mỗi người được lưng hai bát
đã hết nhẵn”. Thậm chí lúc cầm bát “cháo cám” mẹ chồng đưa, “mắt thị tối sầm lại” nhưng sau
đó thị “điềm nhiên và vào miệng”. Sự tương phản rõ nét ở hành động cho thấy được sự cam
chịu và tấm lòng trân trọng trước tình cảm của mẹ chồng. Người ta hay đùa vui: “ông trời rất
công bằng” kể ra cũng đúng, có thể thị không tránh được cảnh đói rách, nghèo khổ khi làm vợ
Tràng nhưng chị đã có được một người chồng hết mực yêu thương và người mẹ chồng hết
lòng thương con. Ở đây ta lại càng thấy tấm lòng của nhà văn Kim Lân sáng tỏ hơn khi chứng
minh rằng: “dù trong túng đói tột cùng thì vẫn cứ quý hơn bát cơm manh áo, vì chỉ có tình
thương, chứ không phải miếng ăn, mới có thể làm cho cái sinh vật khốn khổ ấy được sống như
một con người”.

Khi nghe tiếng trống thúc thuế, thị ngạc nhiên hỏi: “Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?, rồi tiếp:
“Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá
cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy”. Sự hiểu biết của thị như đem đến một
luồng sinh khí lạ giúp Tràng dấy lên bao niềm khát khao, hi vọng về con đường cách mạng phía
trước với hình ảnh: “trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói ầm ầm đi trên đê Sộp, phía trước
có lá cờ đỏ to lắm!”.

Qua đó, ta thấy nhân vật người vợ nhặt, “nàng dâu mới” chính là người truyền tin cách mạng.
Viết về sự thay đổi trong tâm lí của thị, nhà văn Kim Lân bày tỏ tình cảm trân trọng, ngợi ca
những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân lao động nghèo

You might also like