Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BÀI TẬP

Câu 1:
Nguyên nhân phía sau của việc Fed giảm lãi suất quỹ liên bang từ 1-1,25% xuống 0-
0.25% (tháng 3/2020) được lý giải là do diễn biến của dịch bệnh Virus Covid-19 tại
Mỹ. Theo đó, mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh tới nền kinh tế lớn nhất thế giới đã
rõ nét hơn khi chỉ số sản xuất ISM tháng 2 cho thấy hoạt động bị gián đoạn ở một số
lĩnh vực. Việc cắt giảm lãi suất trong ngắn hạn sẽ củng cố niềm tin nhà đầu tư, giúp
thị trường tránh được những cú sốc quá lớn, đảm bảo nền kinh tế không bị tác động
quá tiêu cực.
Sau động thái cắt giảm lãi suất của Fed, một lượng tiền lớn được bơm vào thị trường
khiến cho việc vay USD trở nên rẻ hơn so với các ngân hàng trên toàn thế giới. Trao
đổi tiền tệ, đặc biệt là USD, là một yếu tố chính của các giao dịch tài chính toàn cầu.
Cụ thể, tỷ giá USD/VND đã giảm từ mức 23.230 (phiên giao dịch 03/03) xuống còn
23.190 (giá mở cửa vào ngày 19/03).

Khi lãi suất giảm sẽ kéo theo giá trị đồng USD giảm, dẫn tới tỷ giá USD/VNĐ giảm
theo. Việc này sẽ không có lợi cho hoạt động xuất khẩu mà nền kinh tế Việt Nam
đang dựa rất nhiều vào xuất khẩu. Nhìn một cách tổng quan hơn, có thể thấy rằng
Mỹ và Trung Quốc lại là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, cả 2 đồng tiền
USD và NDT đều giảm giá sẽ tạo thách thức rất lớn đối với xuất khẩu của Việt
Nam. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra các nước khác sẽ gặp khó khăn do kém
cạnh tranh về giá. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực nâng cao năng lực cạnh
tranh; cơ quan chức năng cần chú trọng cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp. Việc
điều chỉnh tỷ giá đối với Việt Nam sẽ rất khó khăn bởi giá trị gia tăng của nền kinh
tế Việt Nam rất thấp. Nếu điều chỉnh tỷ giá thì lượng nhập khẩu sẽ tăng lên. Khi
nhập khẩu tăng, các nguồn nguyên vật liệu để cung cấp cho xuất khẩu cũng sẽ tăng,
điều này sẽ kéo theo giá hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng lên, trong khi giá hàng
hóa xuất khẩu của Trung Quốc và Mỹ lại giảm xuống.

Kết luận: Thách thức cho các doanh nghiệp xuxất khẩu của Việt Nam (Threats)

Câu 2:
Sự mất giá của đồng nhân dân tệ dẫn đến tỷ giá VND/CNY cũng giảm xuống, khiến
cho hàng Trung Quốc vào thị trường Việt sẽ rẻ hơn, gây sức ép cạnh tranh cho các
doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đồng thời một nguồn vốn từ Trung Quốc đổ vào
các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc, dự án và quy mô sản xuất mở rộng,
sản phẩm từ các doanh nghiệp đó cũng rẻ hơn.
⇒ Sức cạnh tranh tăng lên, buộc các doanh nghiệp trong nước cần phải đưa ra các
bài toán, xem xét lại về vị trí cạnh tranh; thay vì cạnh tranh về giá cả thì tập trung
vào giá trị, chất lượng, thương hiệu của sản phẩm để nhằm tạo niềm tin đối với
người tiêu dùng.
Kết luận: Thách thức cho các doanh nghiệp trong nước (Threats)
Câu 3:
Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới
của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam. Trong thời
gian tới, những tác động này cũng ảnh hưởng trực tiếp và mang đến nhiều cơ hội và
thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam
Trong ngắn hạn, kinh tế Việt Nam, cả tăng trưởng GDP và thương mại sẽ được
hưởng lợi nhất định từ cuộc chiến thương mại này. Những nghiên cứu định lượng về
tác động của cuộc chiến thương mại đến tăng trưởng thương mại của Việt Nam cho
thấy, Việt Nam đang nằm trong nhóm được hưởng lợi cao nhất từ việc thay thế hàng
hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ cũng như hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang
Trung Quốc. Đóng góp cho tăng trưởng thương mại của Việt Nam có thể lên đến 2,1
điểm phần trăm và đây là mức cao nhất trong số các quốc gia nhận tác động tích cực
từ cuộc chiến thương mại này.
Tuy nhiên về dài hạn, có một số khó khăn liên quan đến thực tiễn kinh tế lẫn chính
sách mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối diện.
-Với tư cách là nền kinh tế xuất khẩu nhiều hàng hóa đầu vào cho xuất khẩu của
Trung Quốc, các hàng hóa này từ Trung Quốc khó xuất khẩu sang Mỹ hơn sẽ làm
giảm nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam.
-Hàng hóa Trung Quốc khi không xuất khẩu được sang Mỹ sẽ có nhu cầu tìm một
thị trường thay thế. Điều này sẽ tạo sức ép lớn lên hàng hóa trong nước của Việt
Nam.
-Việc Trung Quốc áp dụng những tiêu chuẩn mới về hàng rào kỹ thuật đối với hàng
nhập khẩu từ bên ngoài, tạo tác động tiêu cực, làm suy giảm đáng kể xuất khẩu hàng
của Việt Nam nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng cũng như kỹ thuật.
-Đợt mất giá mới của đồng Nhân dân tệ sẽ tạo một sức ép không nhỏ lên sự cạnh
tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam sang một thị trường thứ ba và sang chính thị
trường Trung Quốc.
-Làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc có thể sẽ rời khỏi nước này khi mà các mức
thuế cao hơn áp lên hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Việc này sẽ đặt ra những
khó khăn về quản lý cho Việt Nam, liên quan đến việc giữ vững quy hoạch ngành,
đảm bảo tiêu chuẩn về đầu tư và đặc biệt về môi trường cũng như công nghệ.
Kết luận: Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam
Việc phân tích những khó khăn để các doanh nghiệp tìm hướng đi phù hợp cho mình
cũng như biến thách thức thành cơ hội. Nếu biết nắm tận dụng cơ hội từ dòng vốn
đầu tư nước ngoài và giảm thiểu các rủi ro thì đây chính là cơ hội để các doanh
nghiệp đánh giá lại mô hình tăng trưởng của mình cũng như tiến hành tái cơ cấu mô
hình tăng trưởng. (Opportunities)
Câu 4:

GDP là thước đo phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, thể hiện sự thay
đổi biến động của giá sản phẩm dịch vụ hàng hóa theo thời gian.

Khi chỉ số GDP tăng lên, mức thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên, túi tiền
của người dân như vậy cũng mở rộng ra khiến cho việc chi tiêu của họ cũng trở nên
dễ dàng hơn, sản phẩm của các doanh nghiệp cũng thế mà dễ dàng bán ra. Doanh
nghiệp sẽ mở rộng sản xuất, nhập thêm nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của người dân, họ sẽ vay vốn từ các ngân hàng, dẫn đến nguồn lực. dòng chảy
vốn trong các ngân hàng bị thiếu hụt, lúc đó các ngân hàng sẽ tăng lãi suất tiền gửi,
người dân sẽ gửi tiền vào ngân hàng khiến cho nguồn lực của quốc gia lớn hơn, qua
quản trị nguồn lực thì nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Trền đà tăng trưởng của nền
kinh tế, các doanh nghiệp dễ dàng thu hút vốn đầu tư, đổi mới quy trình sãn suất, thị
trường ngày càng được mở rộng, chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao.

Kết luận: GDP tăng là cơ hội cho các doanh nghiệp (Opportunities)
Khi GDP giảm, mức thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm theo, túi tiền của người
dân cũng eo hẹp lại, họ sẽ phải chật vật, cân đo đong đếm mỗi khi chi tiêu, thế nên
sản phẩm của các doanh nghiệp khó được bán ra do sức mua giảm. Lúc này, các
doanh nghiệp sẽ tính đến bài toán bán hết sản phẩm còn tồn kho của họ, việc sản
xuất như thế cũng bị đình trệ và sẽ kéo thêm nhiều hệ lụy khác. Và ngược lại với bối
cảnh GDP tăng, các ngân hàng sẽ dư thừa nguồn vốn, dòng vốn không được lưu
chuyển, nguồn lực của quốc gia cũng không được gia tăng, nền kinh tế cũng dần đi
vào suy thoái. Trong sự chậm tăng trưởng của nên kinh tê, các doanh nghiệp cũng
khó có thể đột phá để phát triển mạnh mẽ như trước nữa. Từ đó, các doanh nghiệp
phải có những tính toán trong giải quyết về mặt nhân sự, nguồn vốn, quá trình sãn
xuất… Đây là một bài toán lớn cho các doanh nghiệp.
Kết luận: GDP giảm là thách thức cho các doanh nghiệp (Threats)
Câu 5:
Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền khi cung tiền > cầu tiền (in thêm tiền, tăng tín
dụng, chi tiêu công…) làm suy giảm sức mua, giá của hàng hóa từ đó cũng tăng lên
và so với trước khi chưa có làm phát thì phải bỏ ra nhiều tiên hơn để mua cùng một
lượng hàng hóa. Trong bối cảnh đó, người dân lo ngại về việc giá hàng hóa tăng cao
thì họ sẽ tập trung mua hàng, chi tiêu cho các sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ dẫn đến
tình trạng cung > cầu, thị trường tiêu dùng sôi động hơn; để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng thì hoạt động sản xuất, vay nợ cũng được kích thích theo. Nền kinh tế được
thúc đẩy phát triển, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp được mở rộng, tạo
công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Đồng thời lạm phát cũng giúp tối ưu hóa, phân
bố các nguồn lực xã hội, các nhà máy, doan nghiệp sản xuất chi phí cao không hiệu
quả sẽ bị đào thải, từ đó tạo nên một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các
doanh nghiệp.
Kết luận: Khi lạm phát được điều chỉnh ở một mức vừa phải (<10%) thì sẽ là một
thuận lợi cho các doanh nghiệp, đồng thời duy trì được mức phát triển ổn định của
nền kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
(Opportunities)
Mặt khác, khi lạm phát duy trì ở một mức thấp thì nền kinh tế sẽ trở nên ảm đạm,
không có nhiều biến động, tăng trưởng kinh tế cũng khó mà phát vượt bậc. Ngược
lại, nếu lạm phát đạt tới một mức cao thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh
nghiệp cũng như nền kinh tế của quốc gia. Lãi suất và thu nhập thực tế sẽ giảm, tỷ
giá tăng lên, GDP giảm xuống, áp lực lên chính sách tài chính của doanh nghiệp,
ngân hàng và nhà nước. Hàng hóa cũng trở nên khan hiếm đối với một số bộ phân
người có thu nhập thấp, bất bình đẳng trong thu nhập. Chi phí sản xuất của các
doanh nghiệp cũng tăng lên, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn; các sản phẩm tiêu
dùng kinh doanh dịch vụ cũng trở nên khó tiếp cận với người tiêu dùng, là những
điều khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi lạm phát không được duy trì ở mức ổn
định (Threats)
Câu 6:
Khi tỷ giá được điều chỉnh tăng, giá cả cho lượng nguyên vật liệu nhập từ nước
ngoài cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước tăng
lên, nhưng trong khi đó giá cả bán ra của mặt hàng lại không có sự điều chỉnh lớn và
kịp thời. Dẫn đến, chủ doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí sản phẩm, chất lượng sản
phẩm như thế khó mà đảm bảo, và hơn nữa nếu tăng giá thành sản phẩm lên thì hàng
hóa của doanh nghiệp khó mà cạnh trạnh khi mà một lượng hàng hóa giá rẻ từ nước
ngoài đổ vào Việt Nam theo dòng biến động của tỷ giá. Các doanh nghiệp phải chấp
nhận chịu lỗ hoặc phải đánh đổi về mặt chất lượng sản phẩm (phía sau cuộc chơi) để
duy trì lợi nhuận cho doanh nghiệp, hoặc là phải chịu nhiều khó khăn, chèn ép, mất
đi vị trí cạnh tranh của mình. Đồng thời, nếu tỷ giá giảm, mức rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tăng và tạo ra chu kỳ kinh tế có tính bất ổn cao
Kết luận: Sự biến động tăng, giảm của tỷ giá là thách thức đối với các doanh nghiệp
trong nước. (Threats)
Câu 7:
Làm tăng lãi suất cho vay vốn thị trường, tức là làm tăng chi phí vốn vay của doanh
nghiệp và người kinh doanh, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ, tác động
tăng giá trên thị trường xã hội, các doanh nghiệp từ đó cũng điều chỉnh nguồn lực để
thích ứng với sự biển đổi này. Việc vay vốn của doanh nghiệp của khó khăn hơn,
nhiều dự án bị từ chối vay vốn, hoặc doanh nghiệp không dám vay, không dám triển
khai dự án, từ đó ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, diễn biến
giảm tỷ giá VND/USD và tình trạng cung USD tăng mạnh… nếu tiếp tục diễn ra với
mức độ lớn thì sẽ ảnh hưởng nhất định đến xuất khẩu, đến thu hút vốn đầu tư gián
tiếp của nước ngoài…Khi các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất buộc
các doanh nghiệp phải huy động nguồn vốn rẻ hơn, đó là những nguồn vốn trực tiếp
mang tính chất thị trường, ví dụ như phát hành cổ phiếu, cổ phần hoá, huy động
nguồn vốn thông qua người nhà, vay trực tiếp trên thị trường, không thông qua ngân
hàng. Lãi suất vay vốn tăng khiến nền kinh tế đối diện nguy cơ vừa lạm phát, vừa
đình đốn.  Đặc biệt, nếu không hạ lãi suất, sản xuất đình đốn sẽ tạo cơ hội cho hàng
hóa từ các nước lân cận tràn vào lấp chỗ trống trên thị trường Việt Nam. Từ đó, các
doanh nghiệp sẽ mất đi chỗ đứng, vị trí cạnh tranh cũng như lợi nhuận của doanh
nghiệp mình.
 Hạ lãi suất cho vay là một tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế, việc hạ lãi suất đã
làm ‘ấm lòng’ các doanh nghiệp đang ‘sống dở, chết dở’ và tìm cách khôi phục lại
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, về lâu dài, hiệu ứng này có khả năng làm
giảm bớt nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Nhưng về mặt hệ lụy, việc hạ lãi suất
cũng khiến ‘vị thế’ của VND giảm, tạo áp lực tăng tỷ giá. Đồng thời, tiền được cho
vay nhiều, cung tiền dồi dào hơn, sẽ ‘đóng góp’ vào việc gia tăng lạm phát. Những
hậu quả về tỷ giá tăng, lạm phát tăng sau này thì các doanh nghiệp cũng chịu ảnh
hưởng trực tiếp. Việc hạ lãi suất vay vốn song chỉ giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong việc giải quyết khó khăn về nguồn vốn, nhìn tổng thể thì việc hạ lãi suất
cũng gây khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp.
Kết luận: Lãi suất cho vay tăng hay giảm sẽ là thách thức đối với các doanh nghiệp
(Opportunities)
Câu 8:
Nhiều người tiêu dùng Việt Nam có tâm lí "sính ngoại", ưa chuộng sản phẩm sản
xuất ở nước ngoài ngay cả khi cùng một loại sản phẩm được sản xuất nội địa với
chất lượng tương đương và giá còn nhẹ nhàng hơn.
Vinfast và Bphone đều là những sản phẩm điện tử của Việt Nam, đều cùng chịu sự
tác động của cùng một yếu tố văn hóa nhưng tại sao Bphone lại thất bại, còn Vinfast
lại chiến thắng vẻ vang?
Về Bphone
Hiếu ứng mà Bphone tạo ra trước ngày ra mắt sản phẩm được coi là một vụ nổ
truyền thông, ai ai cũng nói về Bphone, nhưng tiếc thay Bphone đã không thể tận
dụng được và đánh mất thiện cảm nơi người tiêu dùng, dù cho BKAV đã đánh thẳng
vào “lòng tự hào dân tộc” của người tiêu dùng. Đây chính là con dao hai lưỡi mà
chính BKAV không lường trước được. Khi sự đầu tư chưa đầy đủ về sản xuất,
marketing đã làm cho sản phẩm mất đi niềm tin nơi người tiêu dùng, khi mà một sản
phẩm nội địa chưa thật sự nổi bật, chưa thật sự có ưu thế cạnh tranh thì cùng thời
điểm đó những sản phẩm nước ngoài sẽ là lựa chọn của người tiêu dùng; đó là lý do
thất bại của Bphone.
Cụ thể hơn, khi người ta đặt mua và mong được trải nghiệm nó nhất, Bkav không có
đủ hàng để giao (vấn đề có lẽ nằm ở năng lực sản xuất). Vài lần thất hẹn cho đến khi
người tiêu dùng cầm được điện thoại trong tay thì những vấn đề khác cũng xuất
hiện. Thiết kế không quá đặc biệt, tính năng cũng bình thường, hiệu năng thì ở mức
trung bình… trong khi mức giá thì thuộc phân khúc cận cao cấp. Thậm chí những
hiệu ứng truyền thông ngược đã khiến Bkav phải dẫn giới báo chí đi tham quan nhà
máy để chứng tỏ họ đủ năng lực sản xuất và đó chính là sản phẩm “Made In
Vietnam” (trước đó có nhiều tin đồn Bphone là một sản phẩm Trung Quốc, gắn mác
Made in Vietnam.)
Đã có quá nhiều vấn đề cho Bphone trong khi kỳ vọng là quá lớn. Và sự tỏa sáng
của Bphone trông cũng giống như một ngôi sao băng vừa mới vụt ngang qua quá
trình phát triển của đất nước Việt Nam.
Kết luận: BKAV đã biết cách đánh vào tâm lý của người tiêu dùng, đi ngược lại với
tâm lý sính hàng ngoại của người Việt, đây là một bước đi chiến lược nhưng bằng
một cách nào đó, từ sự chuẩn bị chưa chu toàn khi đem sản phẩm đến với người tiêu
dùng đã dẫn đến sự thất bại của Bphone- vốn được kỳ vọng sẽ gây tiếng vang lớn
trong làng Smartphone Việt Nam.
Về Vinfast
So sánh với “người anh” Bphone, người ta hoàn toàn có thể dễ dàng tìm ra những sự
khác biệt, và chúng ta có lý do để tự tin về Vinfast, một sản phẩm “Made in
Vietnam” có thể sẽ được toàn cầu biết đến. Sản xuất ô tô đối với Vingroup, cũng
giống như sản xuất điện thoại thông mình đối với Bkav, đều là những lĩnh vực có
thể nói là “tay ngang”. Họ đều dấn thân vào một lĩnh vực mới với tham vọng biến
điều không thể trước đó thành có thể.
Nhưng nếu để so sánh về tầm nhìn, quy mô và tầm cỡ đầu tư, phải nói rằng
Vingroup đã thực sự vượt trội hơn Bkav rất nhiều lần. Những nhân sự rất giỏi đã
được thuê; những hãng thiết kế danh tiếng nhất cũng đã phải “đổ mồ hôi” mới được
thiết kế xe cho Vinfast; đại tổ hợp nhà máy và phân xưởng sản xuất ô tô của Vinfast
cũng chỉ mất chưa tới 1 năm để hoàn thành; rồi những quan chức cao cấp nhất của
Chính phủ Việt Nam cũng luôn dành một sự quan tâm đặc biệt cho Vinfast… Tất cả
nói lên tầm vóc và sự nghiêm túc trong dự án sản xuất ô tô của Vingroup.
Chiến lược của Vinfast cũng rất rõ ràng và minh bạch, đó là đi tắt, đón đầu công
nghệ và hợp tác với những nhà cung cấp tốt nhất trên thế giới để tạo nên một chiếc
xe mang hồn Việt. Điều tốt nhất là Vinfast đã luôn công khai những điều này. Họ
sẵn sàng cho người ta biết rằng, đây là một hãng sản xuất ô tô của Việt Nam, mang
bản sắc và thương hiệu Việt Nam, nhưng sử dụng thiết kế và những công nghệ của
những đất nước hàng đầu thế giới trong ngành. Rõ ràng đây là thời đại mà một công
ty không thể làm mọi thứ. Vinfast cũng không hề nói về lòng tự hào dân tộc, rằng
“người Việt dùng hàng Việt”, nhưng tự nhiên mọi người đều cảm nhận được điều
đó. Niềm tự hào Việt Nam còn đến từ việc, Vinfast sẵn sàng để sản phẩm, thương
hiệu của mình vươn ra phạm vi toàn cầu. Vinfast cũng tính toán chi tiết được mỗi
năm họ có thể xuất xưởng bao nhiêu sản phẩm, bao nhiêu dành cho thị trường nội
địa, bao nhiêu cho xuất khẩu. Nghĩa là, chúng ta sẽ có thể bớt lo về tình trạng “khan
hàng” hay chậm giao hàng trong vài tháng như đã từng xảy ra với Bphone (thời gian
đầu Bphone chỉ bán hàng qua trang web và thường xuyên xảy ra tình trạng chậm
giao hàng). Vinfast bằng việc mua lại hệ thống kinh doanh của General Motors tại
Việt Nam cũng đã sẵn sàng cho một mạng lưới phân phối rộng khắp, bảo đảm rằng
người tiêu dùng sẽ không phải mòn mỏi chờ đợi để tận mục sở thị những sản phẩm
của hãng.
 Điểm đặc biệt là Vinfast chinh phục khách hàng nhờ chính sách khác
biệt.

Bên cạnh các dòng sản phẩm chất lượng, VinFast còn để lại dấu ấn trên thị trường
nhờ chính sách bán hàng độc đáo cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng khác biệt. Bảo
hành được nâng lên mức 5 năm hoặc 165.000 km đối với dòng xe Lux.

Cùng với đó, chủ nhân xe VinFast có thể sử dụng dịch vụ cứu hộ miễn phí 24/7
trong suốt thời gian bảo hành. Gửi xe miễn phí 6 tiếng/lần tại Vincom, Vinhomes
đến hết năm 2022 cũng là một trong những chính sách giúp hãng xe này được khách
hàng đánh giá cao. Ngoài ra, VinFast còn là một trong những hãng xe đầu tiên trên
thị trường tặng quà tri ân cho khách hàng cũ, với những quà tặng giá trị như kỳ nghỉ
dưỡng miễn phí, mã giảm giá khi mua xe thứ hai… lên tới cả trăm triệu đồng.

Về chính sách bán hàng, VinFast triển khai các chương trình ưu đãi, kích cầu hấp
dẫn như hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ, miễn lãi 2 năm đầu cho khách mua xe trả góp,
đổi cũ lấy mới, hay áp dụng voucher dành cho người mua nhà Vinhomes để mua xe
VinFast. Qua đó, VinFast cho thấy nỗ lực giúp nhiều người Việt dễ dàng sở hữu
những mẫu xe sang trọng, cao cấp với mức giá phù hợp.

Kết luận: Phạm Nhật Vượng đã nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, biến nó
trở thành cơ hội và tạo sự thành công cho sản phẩm xe hơi Vinfast (Opportunities)

Câu 9:
Sau khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP và luật phòng chống tác hại của rượu bia ban
hành, nhiều nhà hàng, quán ăn, quán nhậu có không khí buôn bán vô cùng ảm đạm
vì lượng khách đến giảm rất mạnh. Theo phản ánh của một số quán nhậu, lượng
khách đến quán giảm mạnh đang khiến doanh thu của các quán nhậu “tụt dốc”.
Nhiều quán có doanh thu giảm từ 30 – 50% trong vài ngày qua. Một số quán nhậu
lâu năm, doanh thu lớn cũng chịu cảnh sụt giảm khách hàng tương tự. Để tránh tình
trạng sụt giảm khách, nhiều hàng quán đã phải tìm cách thích nghi với luật lệ mới,
trong đó, dịch vụ đưa khách uống rượu, bia về nhà được nhiều chủ quán nhậu chọn
lựa. Song song với đó, một số hàng quán đã hạn chế nhập về bia rượu, thực phẩm,
thay vào đó là tăng thêm các loại nước uống khác để tránh tình trạng ế ẩm, thua lỗ.
Đối với chủ các nhà hàng, quán nhậu, nghị định 100/2019/NĐ-CP và luật phòng
chống tác hại của rượu bia đi vào áp dụng đã khiến doanh thu của họ giảm sút mạnh,
thậm chí hoạt động kinh doanh phải điêu đứng song bên cạnh đó hầu hết người dân
đã tự nâng cao ý thức trong việc điều khiển phương tiện giao thông không uống
rượu, bia sau. Mặc dù còn những ý kiến trái chiều về các mức xử lý nhưng phải
khẳng định đây là biện pháp kịp thời, phù hợp với thực tiễn, nhất là trong tình trạng
tai nạn giao thông do uống rượu bia ngày càng gia tăng hiện nay.
Kết luận: Nghị định 100/2019/NĐ-CP và luật phòng chống tác hại của rượu bia
được ban hành là thách thức đôi với các nhà hàng, quán nhậu. (Threats)
Câu 10:
Ngày nay, các ứng dụng của công nghệ tài chính (Financial Technology - Fintech)
đang tác động đến hầu hết các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng như tiền gửi, thanh
toán, tín dụng…, ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường và chiến lược phát triển của các
tổ chức tài chính, ngân hàng. Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4, ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ
Fintech. Các công ty Fintech đã làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng truyền thống thông qua xu thế phát triển của các kênh giao dịch trực
tuyến như internet banking, mobile banking, mạng xã hội, ngân hàng điện tử… Tuy
nhiên, đi cùng với những cơ hội phát triển, các công ty Fintech tại Việt Nam vẫn còn
gặp phải không ít khó khăn, thách thức.
Việt Nam thu hút được sự tham gia đông đảo các nhà đầu tư bởi đây được coi là
“miền đất hứa” để các công ty Fintech trong và ngoài nước nỗ lực mở rộng sự hiện
diện của mình. Đồng thời sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ
hội lớn cho các công ty fintech.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã kéo theo sự phát triển như vũ bão của các
nghành trong lĩnh vực thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu số. Đây là tiềm
năng rất lớn cho các công ty fintech bởi thị trường đã được mở rộng cho các công ty
fintech phát triển. Bên cạnh đó Việt Nam đang tích cực “chuyển dổi số” trong mọi
lĩnh vực, và nổi bật phải kể đến fintech, vì nền kinh tế kỹ thuật số mang lại cơ hội
cho sự đột phá của kinh tế Việt Nam. Vậy nên các công ty fintech trong lúc này
nhận được sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam.Chính phủ đã phối hợp với nhiều quốc
gia và ngân hàng trong các chương trình tài trợ, cung cấp các khoản vay, đào tạo kỹ
thuật và cố vấn kinh doanh. Đồng thời, các công ty fintech cũng nhận được sự quan
tâm của các chuyên gia và các nhà đầu tư trên thế giới. Đây là những động thức thúc
đẩy sự phát triển của các công ty fintech cũng như thị trường Fintech tại Việt Nam.
Song có những thách thức mà các công ty Fintech tại Việt Nam đang phải đối mặt.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các công ty Fintech phải có sự đột phá để
theo kịp sự thay đổi của khoa học và công nghệ trong bối cảnh bùng nổ công nghệ
khắp toàn cầu:
-Hành lang pháp lý cho Fintech chưa thật sự hoàn toàn thân thiện, nhất là đối với
công nghệ mới.
-Hạ tầng công nghệ của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghệ
cao.
-Các công ty Fintech thường gặp khó khăn về mặt mô hình kinh doanh, mô hình
quản trị.
-Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về các sản phẩm Fintech vẫn còn hạn chế.
Fintech là một thị trường khá là mới mẻ ở Việt Nam, các công ty Fintech cần phải
đưa ra một chiến lược lâu dài, cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thâm nhập sâu vào
thị trường, cuộc cách mạng 4.0 đem đến cơ hội lớn cho các công ty Fintech, song
nhìn một cách khách quan thì đây là thách thức cho các công ty Fintech tại Việt
Nam, nhất là các công ty khởi nghiệp Fintech. Đây là một nghành mời nên tiềm ẩn
nhiều rủi ro cũng như liên quan nhiều đến chính sách pháp lý của nhà nước nên các
công ty Fintech cần thận trọng. Nếu biết năm bắt cơ hội, chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt
lâu dài thì đây là một cơ hội “béo bở” cho các công ty Fintech.
Kết luận: Cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến cơ hộ lớn cho công ty fintech ở Việt
Nam
(Opportunities)
Câu 11:

You might also like