Nội dung lý thuyết giá cả

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 4: trình bày nội dung lý thuyết của A.

Marshall, rút ra ý nghĩa lý luận và


thực tiễn từ việc nghiên cứu lý thuyết này?
Nội dung lý thuyết giá cả của A. Marshall:
Ở trên thị trường, giá cả được hình thành một cách tự phát do tác động của mối
quan hệ cung cầu
 Cầu và giá cầu:
 Cầu là biểu hiện của nhu cầu có khả năng thanh toán, nó được biểu hiện bởi
khối lượng tiền tệ và giá cả nhất định
 Nhân tố ảnh hưởng đến cầu: nhu cầu; thu nhập; giá cả của bản thân hàng hóa
 Hệ số co giãn của cầu phản ánh sự thay đổi của cầu dưới sự thay đổi của giá
∆Q: sự thay đổi của cầu
∆P: Sự thay đổi của giá
K: Hệ số co giãn của cầu theo giá
K=|%∆Q/ %∆P|
Sự co giãn của cầu phụ thuộc vào các nhân tố: mức giá cả, sức mua và nhu cầu
mua sắm.
 Cung và giá cung:
 Cung là khối lượng hàng hóa sản xuất ra đem bán trên thị trưởng với một giả
cả nhất định.
 Nhân tố ảnh hưởng đến cung: giá cả hàng hóa đó.
Cân bằng thị trường và giá cả thị trường:
- Thị trường là tổng thể những người có quan hệ mua bán hay là nơi gặp gỡ của
cung và cầu. Khi nghiên cứu cơ chế thị trường, Marshall cho rằng một mặt trong
điều kiện cạnh tranh hoàn toàn thì cung cầu phụ thuộc vào giá cả. Mặt khác, cơ chế
thị trường tác động làm giá cả phù hợp với cung cầu, nghĩa là giá cả được quyết
định bởi cung, cầu. Theo ông, giá cả là quan hệ số lượng mà trong đó hàng hóa và
tiền tệ được trao đổi với nhau
- Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả
thị trường. "Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì sẽ chấm dứt cả khuynh hướng
tăng lẫn khuynh hướng giảm, lượng hàng hóa sản xuất, thế cân bằng được thiết
lập".
- Marshall cho rằng, yếu tố thời gian có ảnh hưởng quan trọng đến cung, cầu và giá
cả cân bằng. Trong thời gian ngắn thì cung cầu có tác động với giá cả.
- Ngoài ra, sự độc quyền cũng có tác động đến giá cả. Để có lợi nhuận cao, các nhà
độc quyền thường giảm sản lượng để nâng giá bán. Tuy nhiên, điều đó không có
nghĩa là độc quyền quyết định được tất cả, bởi vì trên thị trường còn chịu sự tác
động của sự có dãn của cầu.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
 Ý nghĩa lý luận:
Tích cực:
Lý thuyết giá cả của Marshall đi sâu phân tích cơ chế thị trường dưới góc độ vi
mô, vì thế là cơ sở quan trọng cho kinh tế học vi mô hiện đại.
Là lý thuyết đầu tiên đặt nền móng cho việc phân tích thị trường theo mô hình
cung cầu, đây là nguyên lý cơ bản nhất của kinh tế học vi mô hiện đại, xuyên
suốt gần như mọi vấn đề của nền kinh tế thị trường.
Hạn chế:
Phân tích lý thuyết giá cả: với tính phê phán và đứng trên cơ sở lý luận giá trị-
lao động của chủ nghĩa Mác thì có thể nhận xét lý thuyết của Marshall như sau:
Trong thời gian ngắn thì lợi ích cận biên quyết định giá trị, điều này lại mắc
phải sai lầm mà thuyết ích lợi đã gặp phải. Còn trong thời gian dài chi phí sản
xuất quyết định giá cả thì không giải thích được trong giá cả đó bao gồm cả lợi
nhuận của nhà tư bản chứ không chỉ có chi phí sản xuất. Nhà tư bản không thể
bán hàng hóa với giá bằng với chi phi sản xuất được.
Nếu cho rằng quan hệ cung cầu quyết định giá cả thì cũng không có căn cứ
vững chắc vì giá cả thay đổi cũng tác động làm cung cầu thay đổi. Điều này thể
hiện sự luẩn quẩn trong lý luận của Marshall: Cung, cầu quyết định giá cả, sau
đó giá cả lại quyết định cung, cầu. Thực ra quan hệ cung, cầu về một hàng hóa
nào đó trên thị trường chỉ làm cho giá cả dao động xung quanh giá trị chứ
không tạo ra giá trị (giá trị chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất chứ không
phải trong trao đổi).
 Ý nghĩa thực tiễn
Giúp ta nhận thức đc trạng thái vận động của thị trường dưới tác động của các
quy luật khách quan, sự cân bằng cung cầu trên thị trường ko phải là cân bằng
tĩnh, mà là cần bằng động, luôn dao động qua điểm cân bằng. Đây là cơ sở để
phân tích sự biến động giá cả hàng hóa trên thị trường, để nhà nước có chính

sách điều chỉnh thích hợp. Các doanh nghiệp chủ động trong chiến lược kinh
doanh, tác động vào cung, cầu và đưa ra chính sách giá cả để thu lợi nhuận cao.
Việc xác định hệ số co giãn của cầu theo giá giúp các xí nghiệp độc quyền đưa
ra chính sách giá cả có lợi cho mình, có thể bán số lượng ít hơn mà giá cả cao
hơn.
Câu 5: Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh sự tương tác giữa ba thị trường
(TTSP, TTTB và TTLĐ)
Ví dụ cụ thể chứng minh sự tương tác giữa 3 thị trường:
Công ty A khi bán sản phẩm ra thị trường thì có lợi nhuận làm cho chủ công ty
muốn mở rộng sản xuất ra. Để mở rộng sản xuất ra thì họ cần thêm vốn và nhân
lực, vì thế họ đi vay ngân hàng (đây là thị trường tư bản) và tuyển thêm công nhân
điều này làm cho sức cầu trên TTTB và TTLĐ ở đây là nhu cầu vay vốn và nhu
cầu tuyển nhân công tăng dẫn đến để vay được nhiều vốn thì lãi suất phải cao hơn
cũng như là để thuê được nhiều lao động thì phải trả tiền lương cao hơn. điều này
lại khiến cho chi phí sản xuất tăng lên cùng với lượng sản phẩm được bán ra tăng
lên khiến cho giá sản phẩm sẽ bị giảm. đến một mức nào đấy khi mà việc mở rộng
sản xuất không làm tăng thêm lợi nhuận thì công ty sẽ không mở rộng thêm nữa
đồng nghĩa với việc không đi vay vốn của ngân hàng (TTTB) cũng không thuê
thêm nhân công (TTLĐ).
Câu 6: Chứng minh rằng lý thuyết giá cả của A.Marshall thể hiện rõ đặc điểm
phương pháp luận của trường phái tân cổ điển( kế thừa và phát triển bàn tay
vô hình của A.Smith)

You might also like