Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 83

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆN ĐÀO ĐẠO QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ

TỪ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Kim Thu

ThS. Phạm Hoàng Cường

Sinh viên thực hiện:

Lương Thị Hồng Nhung

Nguyễn Huyền My

Nguyễn Thị Huyền Lương

Hà Nội, tháng 04/ 2021


LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các
thầy cô của Viện Đào tạo Quốc tế của trường đã tạo điều kiện cho chúng em,
khi đã tổ chức ra cuộc thi đầy ý nghĩa và thực tế này.

Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở Viện đã tận tình
hướng dẫn để chúng em làm tốt bài báo cáo này, đặc biệt là Giáo viên hướng
dẫn cô Thạc sĩ Hoàng Kim Thu đã tận tâm hướng dẫn. Bên cạnh đó là thầy giáo
Thạc sĩ Phạm Hoàng Cường cũng đã có những hướng dẫn bổ ích giúp nhóm
hoàn thành bài tốt hơn.

Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực
tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ
lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể
tránh khỏi những thiếu sót, nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô
để có thể học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo
cáo tốt nghiệp sắp tới.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 1

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4

1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 4

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 5


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 5
3. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................... 6

3.1. Về thời gian .......................................................................................... 6


3.2 Về không gian ....................................................................................... 6
3.3 Nội dung ................................................................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 6

4.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 6


4.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU GỖ ....................................... 8

1.1 Một số lý luận chung về hoạt động xuất khẩu ......................................... 8

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu ..................................................................... 8


1.1.2 Phân loại xuất khẩu hàng hóa (Các hình thức xuất khẩu chủ yếu) .... 8
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa ....................................................... 13
1.2. Một số lý thuyết xuất khẩu................................................................... 15

1.2.1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối ......................................................... 15


1.2.2. Lý thuyết về lợi thế tương đối ........................................................ 15
1.2.3. Mô hình Hesh – Ohlin..................................................................... 16
1.2.4. Mô hình trọng lực ........................................................................... 17
1.3. Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ............. 18

1.3.1. Đặc điểm của sản phẩm gỗ ............................................................. 18


1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ
................................................................................................................... 20
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm
từ gỗ .......................................................................................................... 21
1.4. Kinh nghiệm xuất khẩu của một số nước trên thế giới vào thị trường Hoa
Kỳ và bài học cho Việt Nam ........................................................................ 22

1.4.1. Kinh nghiệm xuất gỗ củaTrung quốc ............................................. 22


1.4.2. Bài học cho Việt Nam ..................................................................... 24
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM
TỪ GỖ CỦA HOA KỲ ................................................................................... 26

2.1. Khái quát chung về nền kinh tế Hoa Kỳ ............................................... 26

2.2. Tình hình thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ ...................................................... 27

2.2.1. Quy mô thị trường đồ gỗ tại Hoa Kỳ .............................................. 27


2.2.2. Nguồn nhập khẩu sản phẩm gỗ tại Hoa Kỳ .................................... 28
2.3. Nhu cầu về các sản phẩm gỗ của Hoa Kỳ............................................. 30

2.4. Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập kháu gỗ của Hoa Kỳ........ 33

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ


GỖ TỪ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ. ....... 36

3.1. Tình hình khai thác, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt
Nam .............................................................................................................. 36

3.1.1. Tình hình khai thác gỗ tại Việt Nam............................................... 36


3.1.2 Tình hình chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ tại Việt Nam ............ 37
3.1.3. Kimngạch xuất khẩu gỗ tại Việt Nam ........................................... 43
3.2. Thực trạng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ thị trường Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ ................................................................................ 46

3.2.1. Quy mô xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Hoa Kỳ ........... 46
3.2.2. Mặt hàng/ Loại sản phẩm ............................................................... 50
3.2.3. Các chính sách của Việt Nam về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ
ra nước ngoài nói chung và Hoa Kỳ nói riêng. ........................................ 54
CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH SWOT VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ TỪ THỊ TRƯỜNG VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.......................................................... 60

4.1. Phân tích SWOT ................................................................................... 60

4.1.1. Điểm mạnh, điểm yếu ..................................................................... 60


4.1.2. Cơ hội, thách thức ........................................................................... 62
4.1.3. Phân tích IFE, EFE......................................................................... 64
4.2. Giải pháp và kiến nghị .......................................................................... 69

4.2.1. Giải pháp ......................................................................................... 69


KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 76


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
World Trade Organization
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
Gross Domestic Product
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
Forest Stewardship Council
FSC
Hội đồng quản lý rừng
European Union
EU
Liên minh châu Âu
Forest Law Enforcement, Governance and Trade.
FLEGT
Thực thi Lâm luật, Quản trị và Thương mại Lâm nghiệp
Foreign Direct Investment
FDI
Dầu tư trực tiếp nước ngoài.
NN&PTNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TNHH Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
DN VN Doanh nghiệp Việt Nam
United States dollar
USD
Đô la Mỹ
Association of Southeast Asian Nations
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Trade Exposition
EXPO
Triễn Lãm Thương Mại
XTTM Cục Xúc tiến thương mại
Supply chain management
SCM
Quản lý chuỗi cung ứng
Agreement on Trade-Related Investment Measures
TRIMS
Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

1
Strength, Weakness, Opportunity, and Threat (SWOT) Analysis
SWOT
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu , cơ hội và thách thức
Internal Factor Evaluation Matrix
IFE
Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ
External Factor Evaluation Matrix
EFE
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Purchasing Power Parity
PPP
Sức mua tương đương
Organization for Economic Cooperation and Development
OECD
Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế
Food and Agriculture Organization
FAO
Tổ chức lương nông của Liên hợp quốc
American Forest & Paper Association
AF&PA
Hiệp hội Giấy & Lâm nghiệp Mỹ
Oriented Strand Board
OSB
Ván dăm định hướng
Food and Agriculture Organization of the United Nations
FAOSTAT
Ngân hàng dữ liệu trực tuyến của tổ chức nông lương thế giới
Animal and Plant Health Inspection Service
APHIS
Động vật và thực vật dịch vụ kiểm tra y tế
United States Department of Agriculture
USDA
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Convention on International Trade in Endangered Species of
Wild Fauna and Flora
CITES
Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang
dã nguy cấp

2
Chú thích:

Trong báo cáo này , “gỗ” được hiểu là các nhóm các mặt hàng thuộc Chương 44
(HS 44) của hệ thống phân loại hàng hóa của hải quan, được mô tả là “gỗ và các
mặt hàng từ gỗ”. Các mặt hàng trong chương này bao gồm nhóm mặt hàng từ mã
4401 tới 4421. “Sản phẩm gỗ” là các nhóm các mặt hàng thuộc Chương 94 (HS
94), được mô tả là “nhóm đồ nội thất”. Thông tin chi tiết về các mặt hàng trong
mỗi nhóm này có trên website của Tổng cục Hải quan tại
https://www.customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx.

3
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa với ¾ diện tích là đồi núi thích hợp
cho ngành lâm nghiệp phát triển, đó cũng là nguyên nhân gỗ và các sản phẩm từ
gỗ trở thành một mặt hàng xuất khẩu đóng góp không nhỏ đến kim ngạch xuất
khẩu của nước ta. Theo báo cáo tại diễn đàn “Ngành công nghiệp chế biến, xuất
khẩu gỗ, lâm sản năm 2018-thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá
năm 2019”: Năm 2005, sản phẩm gỗ và lâm sản xuất khẩu của nước ta mới xuất
khẩu đến 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, đến năm 2018 đã có mặt ở hơn 120 quốc
gia và vùng lãnh thổ với những sản phẩm mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại,
đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
là: sản phẩm gỗ nội thất chất lượng cao (bàn, ghế, tủ, giường sử dụng trong văn
phòng, gia đình và khách sạn; các loại cửa, ván sàn sử dụng trong xây dựng), sản
phẩm đồ gỗ ngoại thất (bàn, ghế ngoài trời, giường tắm nắng, xe đẩy trà, xích đu,
ô che nắng...). Việt Nam hiện đã trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới, xếp thứ 2
châu Á và đứng thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và lâm sản. Uy tín của sản
phẩm gỗ Việt đã từng bước được khẳng định trên thị trường quốc tế, do đó, vừa
phát triển mở rộng thị trường, đa dang hóa chủng loại sản phẩm, thì bước đầu đã
tạo được uy tín, nhất là ở các thị trường truyền thống.

Với những thành tựu đã đạt được ngành xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ
ngày càng khẳng định là mặt hàng nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, đóng góp
vào sự tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Theo dự tính
của năm 2018, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 ước đạt 10 - 11 tỉ USD, năm 2020
đạt 12-13 tỉ USD và năm 2025 đạt 15 tỉ USD, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh
giá con số này vào năm 2025 có thể sẽ đạt 18- 20 tỉ USD, điều này đã thể hiện sự
kỳ vọng rất lớn của Chính phủ vào ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam. Để đạt được
mục tiêu đó, cần chú trọng phát triển các thị trường lớn, mà thị trường chủ lực của
mặt hàng này hiện nay là Hoa Kỳ, cụ thể trong năm 2018 tổng giá trị kim ngạch

4
xuất khẩu chiếm thị phần lớn nhất là Hoa Kỳ với 3,98 tỷ USD, tăng 20% so với
năm 2017. Tuy sản lượng gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ lớn nhưng
chiếm thị phần chưa cao. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ không được
đánh giá cao về mẫu mã, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ, vẫn còn nhiều khó
khăn trong quá trình nhập khẩu sản phẩm từ Việt Nam sang Hoa Kỳ như các rào
cản về thuế quan, nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Do đó,
thị trường gỗ Việt Nam rất cần những giải pháp đúng đắn và kịp thời để giải quyết
thực trạng trên.

Trước tình hình cấp thiết đó, cần một đề tài nghiên cứu về vấn đề xuất khẩu
gỗ và các sản phẩm từ Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ. Cho đến nay đã có một
số công trình nghiên cứu về đề tài với chủ đề tương tự, nhưng vẫn chưa có đề tài
nào đưa ra được giải pháp cụ thể cho vấn đề này. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác
giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ và các sản
phẩm từ gỗ từ thị trường Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.”

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ tại Việt
Nam, đề tài thực nhiện nhằn đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ và các sản
phẩm từ gỗ từ thị trường Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

- Đề tài thực hiện nhằm đề xuất “tên đề tài”.

- Mục tiêu là đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ thị
trường Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết 4 nhiệm vụ
sau:

- Tổng quan về xuất khẩu gỗ.

5
- Tổng quan về thị trường gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Hoa Kỳ

- Phân tích thực trạng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ thị trường Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ.

- Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ thị trường Việt
Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

3. Giới hạn nghiên cứu

3.1. Về thời gian

- Thời gian phân tích thực trạng: 2017-2020

- Thời gian đề xuất giải pháp: 2020-2015

3.2 Về không gian

Thị trường gỗ Việt Nam và Hoa Kỳ.

3.3 Nội dung

Nghiên cứu về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ thị trường Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Công trình nghiên cứu thực hiện phương pháp thu thập số liệu để nghiên cứu
thu thập số liệu từ các nguồn thông tin có sẵn. Bài nghiên cứu sử dụng 3 nguồn
thông tin chính: Internet, tổng cục hải quan, tổng cục thông kê và một số bài thông
tin khác.

4.2. Phương pháp phân tích số liệu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích thống
kê, sử dụng số liệu qua các năm thu thập được từ việc tìm số liệu để phục vụ cho
việc phân tích số liệu. Phương pháp phân tích tổng hợp: xem xét đánh giá nội dung
cụ thể đưa ra để đưa ra đánh giá tổng quát về hoạt động xuất khẩu gỗ ở Việt Nam.

6
Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích, so sánh các kết quả có được,
nêu ra thực trạng về hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ thị trường
Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Từ đó các giải pháp và kiến nghị cho các doanh
nghiệp xuất khẩu gỗ từ thị trường Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU GỖ

1.1 Một số lý luận chung về hoạt động xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu là cụm từ đã khá quen thuộc với mọi người, thậm chí cả những
người không thuộc ngành kinh tế. Sau hơn 20 năm mở cửa, hội nhập với nền kinh
tế thế giới (từ năm 1995 Việt nam ra nhập WTO), xuất khẩu đã trở thành hoạt
động không còn xa lạ gì với nền kinh tế nước nhà. Xuất khẩu được hiểu là hoạt
động buôn bán, kinh doanh hàng hóa được thực hiện ở trên phạm vi quốc tế. Đơn
giản đây là hoạt động mua bán hàng hóa với nước khác. Theo luật thương mại
Việt Nam: "Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật."(Điều 28 khoản 1 Luật Thương
mại năm 2015)
Nhưng thực tế nó không phải là hoạt động bán buôn riêng lẻ mà là cả một hệ
thống quan hệ ma bán phức tạp được thực hiện một cách có tổ chức, với mục tiêu
thúc đẩy lợi nhuận, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, găn kết quan hệ giữa các
bên. Xuất khẩu có thể là hoạt động kinh tế mang lại kết quả cao cho nền kinh tế
của nước xuất khẩu nhưng đồng thời nó cũng có những phức tạp riêng. Khi phải
mang hàng hóa ra nước ngoài bán thì nước xuất khẩu có thể gặp phải nhiều rào
cản như hệ thống kinh tế khác, ngôn ngữ, văn hóa, đồng tiền hay thị trường lớn
khó kiểm soát, khoảng cách địa lý, các quy định về hải quan,....

1.1.2 Phân loại xuất khẩu hàng hóa (Các hình thức xuất khẩu chủ yếu)

Xuất khẩu hàng hóa là một trong những lĩnh vực buôn bán hàng hóa đa dạng
nhất trên thế giới. Vì vậy, nó cũng được chia thành nhiều hình thức thực hiện khác
nhau. Mỗi hình thức có những đặc trưng riêng cũng như kỹ thuật để tiến hành là
khác nhau. Trong thực tế xuất khẩu thường được sử dụng thông qua những phương
thức chủ yếu sau:

8
i) Xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là việc các loại hàng hóa và dịch vụ được chính doanh
nghiệp sản xuất ra nó, hoặc được thu mua từ các đơn vị sản xuất khác trong nước
bán cho khách hàng nước ngoài. Nếu doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất hàng
hóa mà phải đi thua mua từ các doanh nghiệp khác thì quá trình xuất khẩu sẽ phải
thực hiện thành hai nghiệp vụ chính:
Nghiệp vụ một: Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa
phương trong nước.
Nghiệp vụ hai: Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và
thanh toán tiền hàng với đơn vị bạn.
Xuất khẩu trực tiếp giúp người xuất khẩu tiếp cận gần với thị trường nước
ngoài từ đó có thể nắm bắt được tình hình kịp thời để có thể giải quyết được những
phát sinh có thể xảy ra trong quá trình giao dịch, hay có phương án kinh doanh
hiệu quả thích hợp nhằm nâng cao hiểu quả hoạt động của mình. Nhưng bên cạnh
đó cũng phải đối mặt với với không ít rủi ro khi khoảng cách hai bên quá lớn, nếu
không có một vốn kiến thức nhất định về thị trường thế giới hay đối thủ của mình
thì rất có thể…. Hơn thể lượng hàng hóa buôn bán cũng phải đủ lớn mới cũng có
thể bù lại chi phí giao dịch đôi bên.

ii) Xuất khẩu uỷ thác:


Xuất khẩu ủy thác là hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị xuất nhập khẩu
đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp
đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu do đó nhà sản
xuất và qua đó được hưởng một số tiền nhất định gọi là phí uỷ thác.
Hình thức này bao gồm các bước sau:
+ Ký kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị trong nước.
+ Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nước ngoài.
+ Nhận phí uy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.
Hình thức xuất khẩu này có thể giảm bớt rủi ro thương mại cho các bên tham
gia khi người được ủy thác là người nắm rõ tình hình thị trường các thủ tục pháp

9
luật,… do đó việc buôn bán có thể được diễn ra một cách thuận lợi. Bên cạnh đó
, người ủy thác cũng không cần bỏ ra một số tiền quá lớn mà vẫn có thể kiếm được
một khoản tiền đáng kể. Tuy nhiên, xuất khẩu gián tiếp làm cho đơn vị xuất khẩu
hàng hóa mất đi sự kết nối đối với thị trường của mình do phải đáp ứng yêu cầu
của đơn vị trung gian. Và họ còn phải chịu một khoản phí tương ứng cho người
ủy thác mà họ chọn, làm giảm lợi nhuận của bản thân.

iii) Buôn bán đối lưu (Counter – trade):


Mua bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó
xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua,
lượng hàng giao đi có giá trị tương đương với lượng hàng nhận về. Như vậy, mua
bán đối lưu thực chất chỉ là sự trao đổi hàng hóa giữa các bên tham gia. Đồng tiền
chỉ đóng vai trò cơ bản là chức năng tính toán chứ không sử dụng vai trò là chức
năng thanh toán. Người mua và người bán vừa phải làm thủ tục xuất hàng đi và
làm thủ tục nhập hàng về. Do đó, hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với hoạt
động nhập khẩu. Xét dưới giác độ ngoại thương, thực chất đây là hoạt động trao
đổi hàng hóa không làm tăng hay giảm cán cân thương mại của các quốc gia tham
gia, hoạt động mua và bán chỉ là hình thức nên hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu
đóng vai trò hỗ trợ cho quan hệ trao đổi đó.

 Các loại hình:


Nghiệp vụ hàng đổi hàng (barter): ở hai bên trao đổi trực tiếp với nhau nhưng
hàng hoá có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra hầu như đồng thời. Tuy
nhiên trong hoạt động đổi hàng hiện đại người ta có thể sử dụng tiền để thành toán
một phần tiêng hàng hơn nữa có thể thu hút 3-4 bên tham gia.
Nghiệp vụ bù trừ (Compensation): hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên
cơ sở ghi trị giá hàng giao, đến cuối kỳ hạn hạn, hai bên mới đối chiếu sổ sách,
đối chiếu với giá trị giao và giá trị nhận. Số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi
trả theo yêu cầu của bên chủ nợ.
Nghiệp vụ mua đối lưu (Counper – Purchase): một bên tiến hành của công
nghiệp chế biến, bán thành phẩm nguyên vật liệu. Nghiệp vụ này thường được kéo

10
dài từ 1 đến 5 năm còn trị giá hàng giao để thanh toán thường không đạt 100% trị
giá hàng mua về.
Nghiệp vụ chuyển giao nghĩa vụ (Swich): bên nhận hàng chuyển khoản nợ
về tiền hàng cho một bên thứ ba.
Giao dịch bồi hoàn (offset): người ta đổi hàng hoá hoặc dịch vụ lấy những
dịch vụ và ưu huệ (như ưu huệ đầu tư hoặc giúp đỡ bán sản phẩm) giao dịch này
thường xảy ra trong lĩnh vực buôn bán những kỹ thuật quân sự đắt tiền trong việc
giao những chi tiết và những cụm chi tiết trong khuôn khổ hợp tác công nghiệp.
Trong việc chuyển giao công nghệ người ta thường tiến hành nghiệp vụ mua
lại (buy back) trong đó một bên cung cấp thiết bị toàn bộ hoặc sáng chế bí quyết
kỹ thuật (know-how) cho bên khác, đồng thời cam kết mua lại những sản phẩm
cho thiết bị hoặc sáng chế bí quyết kỹ thuật đó tạo ra.

iv) Xuất khẩu hàng hoá theo nghị định thư:


Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là để gán nợ) được ký kết theo
nghị định thư giữa hai chính Phủ. Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà
doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường:
tìm kiến bạn hàng, mặt khách không có sự rủi ro trong thanh toán. Trên thực tế
hình thức xuất khẩu này chiếm tỷ trong rất nhỏ. Thông thường trong các nước
XHCN trước đây và trong một số các quốc gia có quan hệ mật thiết và chỉ trong
một số doanh nghiệp nhà nước.

v) Xuất khẩu tại chỗ:


Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do những
ưu việt của nó đem lại. Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không
cần vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được. Do vậy nhà xuất
khẩu không cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến
nhà xuất khẩu. Mặt khác doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục
như thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá… do đó giảm được chi phí khá lớn.
Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay xu hướng di cư tạm thời ngày càng
trở nên phổ biến mà tiêu biểu là số dân đi du lịch nước ngoài tăng nên nhanh

11
chóng. Các doanh nghiệp có nhận thức đây là một cơ hội tốt để bắt tay với các tổ
chức du lịch để tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hoá để thu ngoại
tệ. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể tận dụng cơ hội này để khuếch trương sản
phẩm của mình thông qua những du khách. Mặt khác với sự ra đời của hàng loạt
khu chế xuất ở các nước thì đây cũng là một hình thức xuất khẩu có hiệu quả được
các nước chú trọng hơn nữa. Việc thanh toán này cũng nhanh chóng và thuận tiện.

vi) Gia công quốc tế


Đây là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia
công nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia
công) để chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là
phí gia công).
Đối với bên đặt gia công: Phương thức này giúp họ lợi dụng về giá rẻ, nguyên
phụ liệu và nhân công của nước nhận gia công.
Đối với bên nhận gia công: Phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc
làm cho nhân công lao động trong nước hoặc nhập được thiết bị hay công nghệ
mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc như Nam Triều
Tiên, Thái Lan, Singgapo….

vii) Tạm nhập tái xuất:


Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây
đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất qua hợp đồng tái xuất bao gồm
nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ
ra ban đầu. Hợp đồng này luôn thu hút ba nước xuất khẩu, nước tái xuất, và nước
nhập khẩu. Vì vậy người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch
tam giác (triangirlar transaction).
Tái xuất có thể thực hiện bằng một trong hai hình thức sau: Tái xuất theo
đúng nghĩa của nó, trong đó hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất, rồi
lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu. Ngược chiều với sự vận
động của hàng hoá là sự vận động của đồng tiền đồng tiền được xuất phát từ nước
nhập khẩu sang nước tái xuất và nhanh chóng được chuyển sang nước xuất khẩu.

12
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là doanh nghiệp có thể thu được lợi
nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng máy móc, thiết
bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn. Kinh doanh tái xuất đòi hỏi sự nhạy bén
tình hình thị trường và giá cả, sự chính xác và chặt chẽ trong các hoạt động mua
bán. Do vậy khi doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu theo phương thức này thì cần
phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao.
Kết luận: Với hình xuất khẩu nào trên đây thì người làm xuất khẩu cần quan
tâm và tìm hiểu các thủ tục cần thiết để công việc được nhanh chóng thuận lợi. Và
một trong những khâu quan trọng có thể liên quan đến dịch vụ hải quan phù hợp
để tránh những rủi ro có thể xảy ra, nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho doanh nghiệp
trong quá trình xuất khẩu hàng hóa.

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và cấu
thành của quan hệ kinh tế đối ngoại, có tác động qua lại với các hình thái hoạt
động kinh tế đối ngoại khác. Đẩy mạnh xuất khẩu tạo điều kiện thúc đấy các quan
hệ tín dụng, đầu tư nước ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu tạo điều kiện thúc đẩy các
quan hệ tín dụng, đầu tư nước ngoài, vận tải quốc tế. Mặt khác, chính các hoạt
động kinh tế đối ngoại khác trong sự phát triển của mình, tạo tiền đề cho việc mở
rộng xuất khẩu.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư,
công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội, mà sản xuất trong nước không sản
xuất được, chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng giá thành đắt. Thông
thường, nguồn vốn cho nhập khẩu bao gồm vốn thu được từ xuất khẩu; vốn đầu
tư nước ngoài cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tín dụng quốc tế; vốn tích lũy
nội bộ; và vốn viện trợ.
Xuất khẩu tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thúc
đẩy sản xuất phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế của đất nước đang phát triển
ở trình độ thấp, sản xuât trong nước về cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu trong
nước về chủng loại, chất lượng, giá cả. Nếu thụ động dựa vào dư thừa sản xuất để

13
xuất khẩu, thì quy mô xuất khẩu rất hạn chế, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch rất
chậm. Vì vậy, xuất khẩu tạo ra khả năng tăng cung cấp đầu vào cho các ngành
trong nước, tăng dần năng lực cạnh tranh. Phát triển kinh tế cần xem thị trường
thế giới là hướng quan trọng để tổ chúc sản xuất. Điều này có tác động tích cực
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
Xuất khẩu góp phần tích cực tạo việc làm và cải thiện đời sống của nhân
dân. Sản xuất hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động vào làm
việc. Việt Nam và một số nước đang phát triển hiện nay, đang có lợi thế so sánh
trong những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da, thủy sản, thủ
công mỹ nghẹ, du lịch, xây dựng, …. Do đó, đầu tư mở rộng, xuất khẩu trong lĩnh
vực này, mang hiệu quả kinh tế xã hội cao. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo nguồn
vốn nhập khẩu những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước,
ngày càng phong phú, góp phần tăng trưởng GDP, tăng thêm nguồn thu nhập quốc
dân, kích thích tiêu dùng trong nước, qua đó nâng cao đời sống vật chất tinh thần
của nhân dân.
Xuất khẩu giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng lợi nhuận, phân tán rủi ro.
Quy mô của thị trường thế giới với nhu cầu phong phú, đa dạng về hàng hóa, dịch
vụ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, thông qua tăng hiệu quả
kinh tế theo quy mô. Mặt khác, chu kỳ sống của mỗi loại hàng hóa, dịch vụ không
giống nhau giữa các nước, có những lệch qua nhất định. Mỗi hàng hóa, dịch vụ
đang giai đoạn chín muồi, hoặc suy thoái ở nước này nhưng có thể mới bắt đầu
giai đoạn phát triển ở nước khác. Do vậy, xuất khẩu giúp doanh nghiệp kéo dài
chu kỳ sống của hàng hóa, dịch vụ của mình trên thị trường quốc tế, qua đó thu
được nhiều lợi nhuận hơn. Ngoài ra, nhở mở rộng thị trường ra ngoài nước, doanh
nghiệp của một quốc gia, xuyên quốc gia, một nhóm quốc gia nào đó, có thể giảm
thiểu rủi ro biến động về nhu cầu, bởi chu kỳ kinh doanh ở các nước không giống
nhau.

14
1.2. Một số lý thuyết xuất khẩu

1.2.1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối

Lợi thế tuyệt đối là lợi thế mà mỗi quốc gia đạt được trong trao đổi thương
mại Quốc tế khi tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất và trao đổi những sản
phẩm có chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia thì tất cả các quốc gia
đều có lợi. Hay nói cách khác, lợi thế tuyệt đối là khái niệm dùng để chỉ trường
hợp một quốc gia có khả năng sản xuất ra lượng sản phẩm lớn hơn các nước bằng
lượng đầu vào tương tự. Lợi thế này sử dụng yếu tố chi phí sản xuất trong quá
trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế giữa các quốc gia trong quá trình tham
gia vào chiến dịch thương mại hóa giữa các nước. Một quốc gia tập trung sản xuất
những loại hàng hóa có chi phí sản xuất thấp để trao đổi hàng hóa với các quốc
gia khác. Từ đó đề cao vai trò của doanh nghiệp, ủng hộ một nền thương mại tự
do, các quốc gia đều đạt được lợi ích từ việc trao đổi hàng hóa lợi thế của nước
mình.

1.2.2. Lý thuyết về lợi thế tương đối

Lợi thế tương đối (hay lợi thế so sánh) là một nguyên tắc trong kinh tế học
phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất
khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (có lợi
thế so sánh); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng
hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (không có lợi thế so sánh).
Từ đó thấy rằng mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu sản
phẩm quốc gia đó sản xuất tốt nhất và nhập khẩu các sản phẩm sản xuất kém hơn.

Lợi thế so sánh sử dụng yếu tố chi phí cơ hội thay vì sử dụng yếu tố chi phí
sản xuất như lợi thế tuyệt đối trong quá trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi
thế giữa các quốc gia trong quá trình tham gia thương mại Quốc tế. Trong bối cảnh
nền kinh tế mở, những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác,
hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm,
thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại
quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản
15
phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Với việc
chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh,
tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có
lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với
nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế.

1.2.3. Mô hình Hesh – Ohlin

Mô hình Heckscher – Ohlin, hay mô hình H – O, là một mô hình toán cân bằng
tổng thể trong lý thuyết thương mại Quốc tế và phân bổ lao động Quốc tế dùng để
dự báo xem quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng nào trên cơ sở những yếu tố sản
xuất có của quốc gia. Mô hình H – O dựa vào lý luận về lý thuyết lợi thế tương
đối của David Ricardo.

Mô hình Ricardo về lợi thế so sánh và lợi ích thương mại giải thích ngoại
thương xảy ra là do sự khác nhau về năng suất lao động giữa các nước. Trong thực
tế, ngoại thương xảy ra cũng được phản ánh sự khác nhau về nguồn lực giữa các
nước. Mô hình Heckscher – Ohlin nhấn mạnh sự khác biệt về nguồn lực (lao động,
vốn, đất đai) là nguồn gốc của ngoại thương. Mô hình này cho thấy rằng lợi thế so
sánh của một nước được quyết định bởi: Sự dồi dào của các yếu tố sản xuất của
một nước, sự thâm dụng các yếu tố tương đối của một loại hàng hóa. Mô hình dựa
trên các giả thiết sau: Công nghệ sản xuất cố định của mỗi quốc gia là như nhau,
lợi tức theo quy mô cố định, lao động và vốn có thể di chuyển tự do trong biên
giới mỗi quốc gia, cạnh tranh trong nước là cạnh tranh hoàn hảo.

Mô hình giả định rằng các nước giao thương sản xuất sản phẩm giống nhau,
tỷ lệ các yếu tố sản xuất khác nhau sẽ cho ra các sản phẩm khác nhau. Mô hình
cũng giả định rằng các nước giao thương có cùng công nghệ nhưng các loại công
nghệ khác nhau có thể ảnh hưởng đến năng suất của các yếu tố và do đó tiền
lương/chi phí trả cho các yếu tố này cũng khác nhau.

Từ việc phân tích mô hình đưa ra kết luận sau (cũng là Định lý Heckscher
Ohlin): Nước nào có nhiều yếu tố đầu vào nào hơn thì nước đó sẽ xuất khẩu các

16
sản phẩm thâm dụng yếu tố đầu vào đó và ngược lại, nhập khẩu các sản phẩm
thâm dụng từ các nước có lợi thế về yếu tố đầu vào khác.

1.2.4. Mô hình trọng lực

Mô hình trọng lực (hay mô hình lực hấp dẫn) trong kinh tế học quốc tế cũng
tương tự như mô hình lực hấp dẫn trong các môn khoa học xã hội khác, được sử
dụng để phân tích thương mại, đầu tư, lao động giữa các quốc gia với nhau. Mô
hình này ứng dụng trong thương mại, dự đoán rằng trao đổi thương mại song
phương phụ thuộc vào quy mô của hai nền kinh tế và khoảng cách giữa chúng.
Mô hình được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm để đo lường
mức độ tác động của các yếu tố lên dòng chảy thương mại của các quốc gia, giải
thích nhu cầu nhập khẩu với một loạt các biến số khác nhau như thu nhập của quốc
gia, thu nhập bình quân đầu người của quốc gia nhập khẩu và quốc gia xuất khẩu,
khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất khẩu của một quốc gia và các biến số. Mô
hình trọng lục được biểu diễn qua công thức:

𝑀𝐴 × 𝑀𝐵
𝐹𝐴𝐵 = 𝐺 ×
𝐷𝐴𝐵

Trong đó F là trao đổi thương mại hai chiều, M là quy mô của mỗi nền kinh tế, D
là khoảng cách giữa hai quốc gia và G là một hằng số.

Mô hình có ưu điểm làm rõ được sự khác biệt giữa dòng chảy thương mại thực
tế và ước tính (được giải thích bởi các biến số thương mại bằng các kỹ thuật có
trong mô hình). Mô hình có thể ước tính liệu một FTA có tác động đáng kể về mặt
thống kê đối với dòng thương mại khi sử dụng một biến số nào đó hay không. Mô
hình lực hấp dẫn thường xem xét cả những biến số khác như mức thu nhập (GDP
theo đầu người), chỉ số giá tiêu dùng, quan hệ ngôn ngữ, thuế quan, quan hệ láng
giềng, quan hệ thuộc địa trong lịch sử (quốc gia A đã từng là thuộc địa của quốc
gia B và ngược lại).

Dựa trên nền tảng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại Quốc tế, có thể hệ
thống lại một số nhân tố ảnh hưởng đến nguồn xuất nhập khẩu chung của môt
quốc gia: Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu (GDP bình quân đầu người của
17
quốc gia xuất khẩu, dân số quốc gia xuất khẩu, đầu tư trực tiếp vào quốc gia xuất
khẩu), nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung (GDP bình quân đầu người quốc gia
nhập khẩu; dân số quốc gia nhập khẩu), nhóm các yếu tố cản trở/thúc đẩy thương
mại (Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền hai quốc gia, tỷ lệ lạm phát hai quốc gia; sự
mở của thương mại của các quốc gia, hàng rào thuế quan và phi thuế quan; ngôn
ngữ sử dụng của các quốc gia, khoảng cách giữa hai quốc gia).

1.3. Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ

1.3.1. Đặc điểm của sản phẩm gỗ

Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản
như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một số
chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ. Mặc dù, gỗ có rất
nhiều nhược điểm gây bất lợi trong việc sử dụng nhưng ưu điểm mà nó mang lại
cho người dùng rất lớn như:cách nhiệt, điện,ngăn ẩm, mềm nhưng vẫn chịu lực
tốt, đẹp, dễ nhuộm màu hay trang trí bề mặt, có thể tái tạo được. Vì vậy, các sản
phẩm được làm từ gỗ đã rất được ưa chuộng ở cả thị trường trong nước nói riêng
và thị trường nước ngoài nói chung.

i) Đặc điểm đồ gỗ:

Đồ gỗ được làm bằng loai gỗ tự nhiên có các đặc điểm nổi trổi sau:

+ Bền theo thời gian: gỗ tự nhiên luôn là vật liệu bền theo thời gian, và một
số loại gỗ còn gia tăng giá trị theo thời gian.

+ Đẹp: gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp tự nhiên, khó có thể thay thế bởi các sản
phẩm gỗ nhân tạo.

+ Bền với nước: so với gỗ công nghiệp đây là ưu điểm nổi trội của gỗ tự nhiên.
Gỗ tự nhiên khi được sơn bả kỹ không hở mộng thì rất bền với nước.

18
+ Chắc chắn và có nhiều hoa văn trạm khắc phong phú điều này thường không
làm được ở gỗ công nghiệp do gỗ công nghiệp được sản xuât theo tấm có độ dày
cố định và giới hạn, mà không thể ghép những tấm gỗ vào với nhau được.

Tuy nhiên đồ gỗ tự nhiên thường có giá thành cao do giá nhập khẩu gỗ tăng,
do chi phí gia công chế tác gỗ tự nhiên cao mà không thể sản xuất hàng loạt được
nên giá thành của sản phẩm gỗ tự nhiên luôn cao hơn khá nhiều so với gỗ công
nghiệp. Nhược điểm thứ hai là có hiện tượng cong vênh sau một thời gian sử dụng.
Đồ gỗ công nghiệp ít cong vênh hơn gỗ tự nhiên, chống mối mọt, dễ trùi rửa, giá
thành thấp hơn gỗ tự nhiên và sản xuất nhanh hơn đồ gỗ tự nhiên. Đồ gỗ công
nghiệp có khá nhiều mặt hạn chế so với đồ gỗ tự nhiên như: không bền với nước,
dễ hư hỏng khi có va chạm mạnh, không có được những hoa văn trạm khắc nghệ
thuật với nhiêu hình dáng đa dạng, không đẹp và âm.

ii) Khách hàng của các sản phẩm đồ gỗ

Khách hàng về đồ gỗ rất đa dạng. Do đồ gỗ thường đa dạng về kiểu dạng và


có nhiều ứng dụng cho đời sống từ các vật dụng hàng ngày như chiếu, bàn ghế
đến các đồ gỗ dành cho văn phòng, tranh ảnh trạm khắc,… nên đối tượng khách
hàng của các sản phẩm đồ gỗ là hết sức phong phú, từ những người tiêu dùng bình
thường đến các tổ chức bệnh viện, trường học công ty, các cơ quan chính
phủ,….Và khách hàng thị trường của đồ gỗ cũng hết sức phong phú và tiềm năng
từ khách hàng trong nước đến khách hàng các nước EU, Đông Âu, Mỹ, Nhật
Bản…. Năng lực sản xuất và yêu cầu về vốn Việt Nam, hiện cả nước có 2.600
doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó có 300 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
gỗ, sử dụng 170.000 lao động trực tiếp và có năng lực sản xuất tăng gấp bốn lần
so với năm 2003, thời điểm mà công nghiệp gỗ Việt Nam bắt đầu bứt phá. Năng
lực chế biến gỗ của Việt Nam tăng lên không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô
sản xuất mà còn ở thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Giờ đây
nghành gỗ trở thành 1 trong 5 ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Đồ
gỗ Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 trong khối ASEAN và có mặt trên thị trường
hơn 120 nước trên thế giới. Tuy nhiên, ngành chế biến gỗ cũng đang đối mặt với

19
nhiều khó khăn thách thức. Bên cạnh công nghệ dây chuyền thiết bị, máy móc làm
đồ gỗ lạc hậu; có tới 80% nguyên liệu cũng như các phụ liệu cho sản xuất như
sơn, keo, các loại giấy... phải nhập khẩu thì điểm yếu lớn nhất khiến cho năng.

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ

i) Kim nghạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu là lượng tiền được thu về trên hoạt động xuất khẩu của
hàng hóa hay dịch vụ của một quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu sẽ được tính theo
một khoảng thời gian cố định như tháng, quý hay năm. Cùng với một đơn vị tiền
tệ ổn định được quy ước trước giữa hai bên.
Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị của toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của một
nước trong một kỳ nhất định, sau đó được quy đổi đồng bộ về một loại tiền tệ nhất
định.
Kim ngạch xuất khẩu càng cao thì thể hiện tài chính của doanh nghiệp, hay
của một nhà nước càng phát triển. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu càng thấp,
lượng ngoại tệ thu về ít thì kinh tế được đánh giá là kém phát triển.

ii) Chất lượng:

Ba phương diện đánh giá chất lượng đồ gỗ cần phải quan tâm là:

Một là, chất lượng cơ học và mẫu mã của sản phẩm: Hầu hết những doanh
nghiệp chế biến gỗ mới chỉ tập trung quan tâm trên phương diện này.
Hai là, tác động của những hoá chất sử dụng trong quá trình chế biến: Chi phí
để kiểm tra hàm lượng khí thải của các sản phẩm đồ gỗ quá cao cũng khiến doanh
nghiệp không mặn mà. Đây là lý do mà các sản phẩm gỗ của Việt Nam chỉ mới
cạnh tranh được về giá với các sản phẩm cấp thấp mà chưa thể nâng cao giá trị gia
tăng.
Ba là, trách nhiệm xã hội và môi trường: Nguồn gốc của gỗ hay sự an toàn lao
động đều được đánh giá và phải tuân thủ theo đúng pháp luật của nhà nước.
Chất lượng hàng hóa là toàn bộ những thuộc tính của hàng hóa nói lên bản chất
cũng như đặc điểm, tính cách của hàng hóa có giá trị riêng, được xác định bằng

20
những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, phù hợp với những điều kiện
kĩ thuật hiện có, quyết định khả năng thỏa mãn nhu cầu nhất định của con người.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm
từ gỗ

GDP của nước xuất khẩu: biến này đã được thể hiện trong nghiên cứu ban
đầu của Jan Tinbergen vào năm 1962. Các nghiên cứu về đồ gỗ xuất khẩu sau đó
cũng đã tiếp tục chỉ ra rằng đây là yếu tố quan trọng và có tác động dương lên xuất
khẩu đồ gỗ của quốc gia.
Dân số của nước xuất khẩu: biến này được bổ sung vào mô hình lực hấp dẫn
trong thương mại ở các nghiên cứu sau này ở các ngành đường, cà phê, bột giấy
(Miran, 2013; M.Oumer và P.Nvàeeswara, 2015; M.Ebaidalla và A.Abdalla,
2015; G.Dlamini & cộng sự, 2016) và đã thể hiện là một yếu tố quan trọng đối với
xuất khẩu của một quốc gia. Rõ ràng quy mô dân số tăng sẽ có khả năng tăng cung
ứng nguồn lao động ra thị trường, từ đó tăng lao động sản xuất và lượng xuất khẩu.
Đầu từ trực tiếp nước ngoài vào nước xuất khẩu: đây cũng là một yếu tố được
các nghiên cứu sau này bổ sung vào mô hình hấp dẫn thương mại. Nguồn đầu tư
trực tiếp nước ngoài chính là nguồn lực tài chính quan trọng trong phát triển sản
xuất, từ đó có thể tác động làm gia tăng xuất khẩu nói chung hay ngành gỗ nói
riêng. Bên cạnh nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện là một nguồn lực tài
chính để đầu tư mở rộng sản xuất thì hoạt động thu hút FDI cũng được xem nhưng
gián tiếp làm tăng mặt bằng khoa học công nghệ của quốc gia và từ đó tác lại có
ảnh hưởng tốt đến việc tăng năng xuất và khả năng xuất khẩu gỗ.
Diện tích đất rừng sản xuất của nước xuất khẩu: diện tích đất rừng sản xuất
thể hiện khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu gỗ cho sản xuất chế biến gỗ.
Các yếu tố tác động đến cầu nhập khẩu đồ gỗ:

GDP của các nước nhập khẩu: biến này đã được thể hiện trong nghiên cứu
ban đầu của Jan Tinbergen vào năm 1962. GDP của nước nhập khẩu thể hiện sự
gia tăng lên về thu nhập của quốc gia, từ đó gia tăng nhu cầu tiêu dùng và gia tăng

21
lượng nhập khẩu. Khi đó, quốc gia xuất khẩu có thể gia tăng nguồn cung ứng xuất
khẩu của mình vào quốc gia nhập khẩu.
Dân số của nước nhập khẩu: dân số nước nhập khẩu thể hiện quy mô thị
trường nhập khẩu. Theo lý thuyết thì dân số nước nhập khẩu càng nhiều khả năng
nhập khẩu càng nhiều và từ đó sẽ càng làm lượng tăng xuất khẩu của nước xuất
khẩu.
Khoảng cách giữa các quốc gia: đây là yếu tố ban đầu trong mô hình hấp dẫn
19 thương mại truyền thống và là yếu tố nền tảng tạo nên tên gọi của mô hình.
Khoảng cách giữa quốc gia xuất và nhập khẩu càng gần thì có khả năng “hấp dẫn”
nhau tốt hơn và thương mại với nhau nhiều hơn các quốc gia ở xa nhau.
Tỷ giá hối đoái: yếu tố này được nhiều nghiên cứu sau này bổ sung vào mô
hình hấp dẫn thương mại. Về nguyên lý, tỷ giá hối đoái sẽ tác động lên giá của
hàng hóa xuất khẩu, phá giá đồng nội tệ sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu ở nước ngoài
trở nên rẻ hơn và ngược lại. Do đó, sự tăng lên về tỷ giá (giả sử quốc gia xuất khẩu
yết giá theo kiểu 1 đồng ngoại tệ bằng bao nhiêu đồng nội tệ) sẽ làm tăng lượng
xuất khẩu của quốc gia.
Hàng rào thương mại: thể hiện mức thuế nhập khẩu hoặc các hàng rào phi
thuế quan của các quốc gia nhập khẩu. Yếu tố này cũng được bổ sung vào mô hình
hấp dẫn thương mại truyền thống.
Chính sách hỗ trợ, điều hành của chính phủ: được thể hiện thông qua các
chính sách của chính phủ cho phát triển ngành hàng như các gói cho vay ưu đãi
lãi suất, hỗ trợ
Mức độ mở cửa của nền kinh tế: được thể hiện bằng nhiều biến số như chỉ số
mở của nền kinh tế, về sự tham gia của các quốc gia vào các tổ chức, diễn đàn
thương mại trên thế giới.

1.4. Kinh nghiệm xuất khẩu của một số nước trên thế giới vào thị trường Hoa
Kỳ và bài học cho Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm xuất gỗ củaTrung quốc

22
Năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách kinh tế, đã mở ra một thời kì đổi
mới cho cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đạt thành tựu lớn trong nhiều lĩnh vực,
giúp nền kinh tế của quốc gia nàyquốc gia phát triển vượt bậc. Sự đổi mới này
cũng có ảnh hưởng tích cực đến ngành xuất – nhập khẩu gỗ của Trung Quốc. Tính
đến năm 2018, lâm sản là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 3 của nước này sau đậu
tương và ngô. Trung Quốc được mệnh danh là “công xưởng đồ gỗ” của thế giới
với tỉ lệ xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ là lớn nhất (chiếm gần 50% kim ngạch xuất
khẩu gỗ ra nước ngoài). Trung Quốc được đánh giá là quốc gia có nhiều kinh
nghiệm xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ.

Thứ nhất, Trung Quốc duy trì được nguồn cung nguyên liệu cho nghành chế
biến gỗ. Không chỉ cho việc sản xuất, xuất khẩu ra nước ngoài mà còn phục vụ
được thị trường rộng lớn trong nước. Kể từ năm 1978, sau khi cải cách, Trung
quốc đã nhập khẩu một lượng lớn gỗ nguyên liệu thô để đáp ứng nhu cầu trong
nước. Năm 2004, Trung Quốc nhập khẩu 7,3 triệu 𝑚3 nhiệt đốt quanh, làm cho
nước này trở thành nhà nhập khẩu gỗ tròn lớn nhất thế giới. Năm 2015 Trung
Quốc nhập khẩu một khối lượng các sản phẩm gỗ tương đương với 107,2 triệu 𝑚3
gỗ quy tròn, tăng 1,6 lần so với con số 67,6 triệu của năm 2010 và 2,4 lần con số
44,6 triệu năm 2005. Điều này đảm bảo cho thị phần lớn mà Trung Quốc có thể
đáp ứng được như Hoa Kỳ.

Thứ hai, chi phí nhân công của Trung quốc rất rẻ. Đây là một yếu tố quan
trọng ảnh hưởng tới ngành gỗ của Trung Quốc. Một trong những mặt hàng mà
Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều nhất đó chính là đồ gỗ nội thất được
chế biến từ gỗ tròn. Gỗ tròn nằm trong nhóm nguyên liệu gỗ thô mà Trung Quốc
nhập khẩu từ các quốc gia khác nhiều nhất, trong đó có Hoa Kỳ (Hoa kỳ đứng thứ
4 trong số các nước xuất khẩu gỗ tròn số lượng lớn sang Trung Quốc năm 2015).
Vậy tại sao Hoa Kỳ lại không tự sản xuất đồ gỗ nội thất trong nước bằng nguồn
nguyên liệu sẵn có? Nguyên nhân chính là do giá nhân công của Hoa Kỳ cao hơn
rất nhiều so với Trung Quốc. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của ngành
gỗ Trung Quốc so với các đối thủ khác trên thị trường.

23
Thứ ba, Trung Quốc thay đổi hướng đi cho ngành Lâm nghiệp. Từ năm 2000
Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện Chương trình Bảo vệ rừng tự nhiên quốc gia
với mục tiêu hướng tới ngăn chặn nạn phá rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn. Đến
tháng 1 năm 2014, chính phủ Trung Quốc đã ban hành Thông báo cấm khai thác
gỗ thương mại và đưa ra 5 quy định rất chặt chẽ về khai thác gỗ. Điều này làm ảnh
hưởng lớn tới nguồn cung nguyên liệu gỗ của nước này. Vì thế, Trung quốc đã
đưa ra những kịch bản có thể xảy ra trong tương lai, nguyên nhân và giải pháp
kèm theo đó.

Thứ tư, nắm bắt xu hướng thị trường nhanh. Những năm gần đây thị hiếu
người tiêu dùng của Hoa Kỳ đã thay đổi không ít, khi các sản phẩm đồ gỗ thủ công
mỹ nghệ không còn được ưu chuộng nhiều thay vào đó là các sản phẩm có thiết
kế tinh tế, cao cấp và tiện dụng. Trung Quốc đã nắm bắt được điểm này và có sự
thanh đổi đáng kể. Rất ít doanh nghiệp chế biến gỗ là doanh nghiệp nhỏ, hầu hết
là doanh nghiệp vừa và lớn giúp cho họ có thể dễ dàng nhập khẩu các công nghệ
và máy móc hiện đại, từ đó sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng.

1.4.2. Bài học cho Việt Nam

Thứ nhất, cố gắng cần duy trì ổn định nguồn nguyên liệu cho chế biến gỗ. Đối
với mảng ngành sản xuất và chế biến nói chung và ngành gỗ nói riêng thì yếu tố
nguyên liệu là vô cùng quan trọng. Nếu có nhu cầu và thị trường để bán hàng mà
nguồn nguyên liệu không cung cấp đủ, gián đoạn thì sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình
xuất khẩu. Trung quốc nhận ra điều này rất sớm vì vậy đã luôn có những giải pháp
để có thể đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu của ngành gỗ. Phần lớn các nước
xuất khẩu gỗ cho Trung quốc là nước Châu Á, rất gần Việt Nam. Vì vậy, Việt
Nam có thể tận dụng cơ hội lợi thế này để có thể duy trì nguồn nguyên liệu gỗ của
mình một cách ổn định. Hay nhà nước Việt Nam có thể thực hiện nhiều biện pháp
bảo vệ rừng hơn nữa để đảm bảo nguồn cung trong nước. Từ đó có thể đưa ra các
giả tưởng và giải pháp cho vấn đề nguyên liệu của ngành gỗ Việt Nam trong tương
lai. Bên cạnh đó, để có thể duy trì nguồn cung một cách ổn định thì Việt nam cần

24
có chiến lược và quy hoạch Lâm nghiệp một cách đồng bộ, bài bản có tính toán
để cân đối giữa bảo vệ rừng và khai thác gỗ.

Thứ hai, tận dụng nguồn lao động giá rẻ để giữ lợi thế cạnh tranh cho ngành,
nhưng cần nâng cao chất lượng lao động để tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm,
duy trì lợi thế sẵn có giống với Trung Quốc là nguồn nhân công giá rẻ. Đó là một
trong những lợi thế lớn giúp Trung Quốc trở thành “công xưởng đồ gỗ” của thế
giới. Đây là một trong những yếu tố cạnh tranh vô cùng mạnh, không chỉ là với
Trung Quốc mà còn với nhiều đối thủ khác. Chi phí giá nhân công của hàng hóa
ảnh hưởng lớn tới giá bán của hàng hóa đó và địa điểm sản xuất của hàng hóa đó.
Nếu biết nắm bắt cơ hội lợi thế này đúng cách, Việt Nam sẽ có một lợi thế cực lớn
ở thị trường Hoa Kỳ. Đây là một trong những lợi thế lớn giúp Trung Quốc trở
thành “công xưởng đồ gỗ” của thế giới. Không chỉ là nguồn lao động giá rẻ Việt
Nam cũng phải nâng cao chất lượng tay nghề cũng như công nghệ sản xuất để có
thêm lợi thế cạnh tranh. Đây cũng là việc mà Trung quốc đã bắt đầu làm trong
những năm gần đây.

Thứ ba, ngành gỗ nên có quy hoạch để sản xuất lớn, thay vì nhiều doanh
nghiệp nhỏ lẻ manh mún, như vậy có thể tận dụng được hiệu quả theo quy mô và
máy móc, đồng thời đủ lớn có thể đáp ứng các đơn hàng lớn của đối tác. Các
doanh ngiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam cần tập trung đầu tư sản xuất với quy mô
lớn có đầu tư công nghệ kỹ thuật hiện đại, để có thể sản xuất được những mặt hàng
có chất lượng cao. Điều này có thể đáp ứng được nhu cầu về chất lượng hàng hóa
rất cao và mẫu mã hàng hóa đa dạng của thị trường Hoa Kỳ.

25
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ CÁC SẢN
PHẨM TỪ GỖ CỦA HOA KỲ

2.1. Khái quát chung về nền kinh tế Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế phát triển cao với nền kinh tế hỗn hợp. Đây
là nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa và của cải ròng
và lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP). Mỹ có GDP bình quân
đầu người đứng thứ năm thế giới tính theo giá trị danh nghĩa và thứ bảy thế giới
tính theo PPP năm 2020.

Nền kinh tế Hoa Kỳ được thúc đẩy bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào
và đa dạng, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển tốt và năng suất lao động cao. Tổng
giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên ước tính cao thứ bảy thế giới, ước đạt 45 nghìn
tỷ USD năm 2016. Người Mỹ có mức thu nhập hộ gia đình và mức tiền công trung
bình cao nhất trong khối các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế
(OECD), và đứng thứ 4 về mức thu nhập bình quân năm 2010, giảm 2 bậc so với
mức cao nhất năm 2007. Hoa Kỳ cũng có nền kinh tế quốc dân lớn nhất thế giới
(không bao gồm vùng thuộc địa) kể từ những năm 1890. Đến năm 2016, Mỹ là
quốc gia thương mại lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất lớn thứ hai, chiếm 1/5
sản lượng sản xuất toàn cầu.

Năm 2019, GDP của Hoa Kỳ đạt mức khoảng 21,4 nghìn tỷ USD và chiếm
15,93% GDP của toàn thế giới sau khi điều chỉnh theo sức mua tương đương
(PPP). Do ảnh hưởng của covid – 19, tỷ lệ này được dự kiến sẽ giảm xuống còn
14,78% - khoảng một phần bảy tổng số toàn cầu vào năm 2025.

26
Hình 1.1: Tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ từ năm 1984 đến năm 2020

(đơn vị: tỷ USD)

Nguồn: Statista 2021

2.2. Tình hình thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia có thị trường lâm sản rộng mở và phát triển, đóng góp một
lượng lớn việc làm, thu nhập, doanh số sản xuất và giá trị gia tăng cho các nền
kinh tế rừng nông thôn trên khắp đất nước. Nhìn chung, lâm sản chiếm khoảng
1,5% tổng nền kinh tế Hoa Kỳ và đóng góp khoảng 5% tổng sản lượng sản xuất
của nước này. Thêm vào đó, ngành lâm sản là một trong ba ngành đóng góp nhiều
nhất vào nền kinh tế tiểu bang miền Nam.

2.2.1. Quy mô thị trường đồ gỗ tại Hoa Kỳ

Với nguồn tài nguyên rừng phong phú và việc sản xuất và tiêu thụ các sản
phẩm gỗ cao, Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ hàng đầu thế
giới và đóng một vai trò quan trọng trong thị trường lâm sản thế toàn cầu. Hoa kỳ
là nước có số lượng tiêu thụ sản phẩm giấy và bìa lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó,
quốc gia này còn đứng đầu trong việc sản xuất và tiêu thụ gỗ tròn công nghiệp, gỗ
xẻ và một số sản phẩm làm từ gỗ …

27
Thị phần toàn cầu của Hoa Kỳ trong sản xuất gỗ tròn công nghiệp, được sử
dụng cho các sản phẩm gỗ rắn (gỗ xẻ và ván gỗ), bột giấy và giấy, đạt mức cao
nhất là 28% vào năm 1999, đạt mức thấp nhất là 17% vào năm 2009 và duy trì
khoảng 18% cho đến năm 2019.

Cụ thể là vào năm 2019, Hoa Kì vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới trong việc
sản xuất gỗ tròn công nghiệp (chiếm khoảng 18% sản lượng toàn cầu) và là nhà
sản xuất gỗ xẻ lớn thứ hai (khoảng 18%). Các sản phẩm từ gỗ được sản xuất tại
Hoa Kỳ cũng phát triển mạnh như bột giấy (chiếm 25%), giấy thu hồi (21%), viên
nén gỗ (20%), giấy và bìa (18%) và tấm làm từ gỗ (9%). Bên cạnh đó Hoa Kỳ
cũng đi đầu trong việc tiêu thụ gỗ tròn công nghiệp (18%), gỗ xẻ (21%), giấy thu
hồi (13%), và giấy và bìa (17%) (FAO 2020).

Tới nay, Hoa Kỳ là nước dẫn đầu thế giới về tiêu thụ giấy và bìa (khoảng 68,8
triệu tấn vào năm 2019), phần lớn được cung cấp bởi sản xuất trong nước và nhập
khẩu từ Canada (AF&PA 2020b). Năm 2019, sản xuất giấy và bìa trong nước thấp
hơn 4,6% so với báo cáo năm 2018 (71,9 triệu tấn) (AF&PA 2020b). Giấy và sản
phẩm gỗ các ngành công nghiệp đóng góp 303,8 tỷ USD vào tổng GDP ngành sản
xuất của Hoa Kỳ năm 2019 (chiếm khoảng 5%); lĩnh vực sản phẩm giấy tăng thêm
$ 193,7 tỷ USD và các ngành sản phẩm gỗ khác tăng thêm 110,1 tỷ USD (không
điều chỉnh theo mùa) (Census 2020).

2.2.2. Nguồn nhập khẩu sản phẩm gỗ tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ hàng đầu thế giới. Với mức
tiêu thụ khổng lồ, nguồn nhập khẩu gỗ của Hoa Kỳ tăng khá nhanh. Năm 2018,
kim ngạch nhập khẩu gỗ cuả Hoa Kỳ tăng nhanh, đạt gần 51,6 tỷ USD (tăng trưởng
8,8% so với năm 2018).

28
Hình 2.1: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm gỗ của Hoa Kỳ giai đoạn 2010 – 2018

Nguồn: WITS – Country Profile

Hình 2.2: Tỷ lệ xuất khẩu gỗ của top 5 quốc gia vào thị trường Hoa Kỳ

Đối với sản phẩm gỗ, các nước chiếm thị phần xuất khẩu lớn thường nằm ở
những vùng lân cận và trong khu vực Châu Mỹ (như Canada, Brazil, Mexico) hay
những nước có nguồn tài nguyên phong phú (Đức) và có nguồn lao động giá rẻ
như Trung Quốc. Đặc biệt phải kể đến là Canada, quốc gia đứng đấu trong việc
xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ. Trong năm 2018 Canada xuất khẩu hơn 20,5 tỷ USD,
chiếm 40% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Trung Quốc là nước chiếm
thị phần xuất khẩu lớn thứ 2 (khoảng 22%) và đứng thứ 3, thứ 4 và thứ 5 lần lượt
là các nước Brazil, Mexico, Đức chiếm khoảng từ 4% đến 6% tổng sản lượng nhập
khẩu của Hoa Kỳ.

29
STT Nước 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 Canada 17,111 17,071 16,547 18,193 19,625 18,707 19,237 19,766 20,547
2 Trung Quốc 7,834 8,006 8,039 8,276 9,614 10,356 10,313 10,640 11,400
3 Brazil 1,931 1,905 1,804 2,161 2,302 2,334 2,331 2,609 3,058
4 Mexico 1,399 1,518 1,569 1,692 1,891 2,027 1,984 2,038 2,243
5 Đức 1,206 1,223 1,162 1,115 1,156 1,257 1,268 1,535 1,798
6 Phần Lan 880 877 760 821 903 865 923 826 998
7 Indonesia 622 603 603 651 858 840 743 702 966
8 Chile 608 677 618 763 885 960 961 953 1,080
9 Nhật Bản 590 548 524 468 482 493 478 472 456
10 Hàn Quốc 561 592 516 540 676 631 581 570 728
- - - - - - - - - -
20 Việt Nam 182 178 191 229 297 314 329 387 574
Thế giới 37,945 38,366 37,208 40,128 44,582 44,878 45,443 47,395 51,571

Bảng 2.1: Thống kê kim ngạch của các nước xuất khẩu gỗ vào Hoa Kỳ từ 2010-
2020

2.3. Nhu cầu về các sản phẩm gỗ của Hoa Kỳ

Hình 2.: Thị phần tiêu thụ sản phẩm từ gỗ Solidwood, 2010-2019

Nguồn: Unece, 2020

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm gỗ tại Hoa Kỳ (cụ thể được nói đến ở đây là
gỗ tự nhiên nguyên thanh) từ năm 2010 đến năm 2016 tuy có dấu hiệu giảm sút
trong một số hoạt động như chế tạo, đóng gói và vận chuyển… nhưng trong những
năm gần đây đã có dấu hiệu chững lại và duy trì ở mức ổn định. Trong năm 2010,
30
nhu cầu tiêu thụ gỗ trong hoạt động sửa chữa và tu sửa khu dân cư rấn cao, chiếm
tỷ trọng cao nhất gần 35% tổng sản lượng tiêu thụ. Ngược lại, các hoạt động xây
dựng không thường trú lại chiếm tỷ trọng tiêu thụ thấp nhất, chưa đến 10%. Tuy
nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng tiêu thụ trong hoạt động sửa
chữa, tu sửa có xu hướng giảm nhẹ và nhu cầu sử dụng gỗ trong xây dựng tăng
đột biến, nhanh chóng vượt qua hoạt động tu sửa và chiếm tỉ trọng cao nhất (tăng
từ 24% năm 2010 lên 34,5% năm 2019). Điều này cho thấy nhu cầu về xây dựng
nhà ở tại Hoa Kỳ đang rất phát triển. Ngoài ra, các hoạt động đóng gói và vận
chuyển, chế tạo và xây dựng các tòa nhà không dùng để thường trú tại Hoa Kì
cũng sử dụng các mặt hàng liên quan đến gỗ đáng kể và chúng khá ổn định trong
những năm qua. Số lượng tiêu thụ gỗ trong việc xây dựng không thường trú vẫn
thấp nhất và luôn nằm trong khoảng chưa đến 10%. Hoạt động chế tạo thì có xu
hướng giảm nhẹ từ 16% xuống còn khoảng 12,5% trong năm 2019. Còn hoạt động
đóng gói và vận chuyển, tuy có sự giảm nhẹ trong việc tiêu thụ gỗ nhưng đã ổn
định trở lại trong những năm gần đây. Từ biểu đồ, ta thấy được xu hướng tiêu thụ
gỗ giành cho hoạt động sửa chữa, tu sửa và xây dựng nhà ở tại Hoa Kỳ sẽ rất triển
vọng. Tuy nhu cầu tiêu thụ gỗ trong việc sửa chữa và tu sửa khu dân cư có xu
hướng giảm nhẹ nhưng nó vẫn chiếm 31% vào năm 2019 và vẫn là vị trí chủ đạo
trong tổng lượng gỗ tiêu thụ của Hoa Kỳ. Tóm lại, việc tiêu thụ cũng như sản xuất
gỗ ở Hoa Kì là rất lớn, đặc biệt đồ gỗ nội thất có xu hướng ổn định và tăng trong
những năm tiếp theo.

Theo thống kê năm 2020, tuy Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất gỗ mềm xẻ thứ 2
thế giới nhưng lượng tiêu thụ gỗ mềm xẻ ở Hoa Kỳ vượt quá số lượng sản phẩm
sẵn có (khoảng 93,3 triệu m3). Do đó, số lượng nhập khẩu gỗ mềm xẻ của quốc
gia này rất cao và chiếm thị phần nhập khẩu lớn nhất so với các sản phẩm gỗ khác.
Các sản phẩm như gỗ OSB, ván ép, ván sợi và ván dăm cũng được nhập khẩu khá
nhiều so với mức sản xuất của Hoa Kỳ. Điều này là cơ hội xuất khẩu cho các nước
như Canada, Trung Quốc,… và đặc biệt là Việt Nam.

31
Hình 2.: Nhu cầu của các ngành sản xuất đồ gỗ: Sản xuất trong nước, nhập khẩu
và tỷ lệ sản xuất trong nước trên nhập khẩu, 1990 - 2018 (tính bằng triệu).

Nguồn: uncen, 2020

Trong lịch sử, ngành sản xuất đồ nội thất của Hoa Kỳ là một trong những
ngành tiêu thụ lớn. Vận may của ngành sản xuất đồ nội thất Hoa Kỳ bắt đầu vào
giữa những năm 1990 và thay đổi kể từ năm 1999, sản lượng sản xuất và việc làm
đã có sự sụt giảm đáng kể. Từ năm 2010 trở lại đây, giá trị của ngành đồ nội thất
nội địa của Hoa Kỳ giảm mạnh còn khoảng 4 tỷ USD, thấp hơn 4 lần so với giai
đoạn cao điểm (gần 20 tỷ USD). Nguyên nhân chính là do sự nhanh chóng tăng
trưởng của ngành sản xuất đồ nội thất Trung Quốc và cuộc khủng hoảng kinh tế
năm 2001. Lợi thế về nhân công giá rẻ và quy mô tuyệt đối của ngành công nghiệp
đồ nội thất Trung Quốc mang lại lợi thế so sánh đáng kể và khiến nhiều nhà sản
xuất Hoa Kỳ không thể cạnh tranh (Lacy 2004). Việc suy giảm sản xuất trong
nước khiến nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất tại Hoa Kỳ tăng và phát triển khá mạnh
mẽ. Cụ thể là nhu cầu nhập khẩu đạt đỉnh điểm khoảng 14 tỷ USD năm 2006 và
cao gấp 4 lần so với năm 1990. Tuy nguồn nhập khẩu đồ nội thất tại Hoa Kỳ có
sự sụt giảm vào năm 2009 nhưng lại tăng trưởng trở lại trong những năm tiếp theo.
Sự gia tăng này được kỳ vọng tiếp tục phát triển ổn định và đây là một thị trường
rất mở cho Việt Nam.

32
Trong những năm gần đây, một số sản phẩm được làm từ gỗ có ứng dụng cao
như tấm làm từ gỗ, tấm veneer rất được ưa chuộng ở các nước phương tây và đặc
biệt là ở Hoa Kỳ. Theo cơ sở dữ liệu lâm nghiệp – FAOSTAT năm 2019, tỷ lệ
nhập khẩu tấm làm từ gỗ của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới (chiếm 17%) và tấm vaneer
đứng thứ 2 (khoảng 12%) chỉ đứng sau Trung Quốc. Đây là cơ hội xuất khẩu cho
các nước như Canada, Trung Quốc, …và đặc biệt là Việt Nam vào thị trường Hoa
Kỳ.

Việc tiêu thụ đồ gỗ nội thất ở quốc gia này rất lớn, nhu cầu sử dụng của người
tiêu dùng cao nên Hoa Kỳ trở thành một thị trường tiềm năng để các nước xuất
khẩu.

2.4. Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập kháu gỗ của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là nước tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn nhất trên thế giới, nhưng có nhiều
quy định và luật lệ xung quanh việc nhập khẩu sản phẩm gỗ.

Trong đó bao gồm các đạo luật:

Đạo luật An toàn sản phẩm cho người tiêu dùng (CPSA): yêu cầu mỗi nhà sản
xuất hoặc nhập khẩu của tất cả các sản phẩm người tiêu dùng phải tuân thủ quy
định về an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng do CPSC thực thi phải đưa ra một
chứng chỉ chung về tính phù hợp dựa trên việc thử nghiệm sản phẩm.

Đạo luật Liên Bang về các chất độc hại (FHSA): bắt buộc các chất liệu gia
dụng phải được dán nhãn cảnh báo để cảnh báo khách hàng về những mối nguy
hại đi kèm với việc sử dụng sản phẩm, để cho phép người tiêu dùng sử dụng và
cất giữ sản phẩm một cách an toàn, các hướng dẫn sơ cứu nếu thích hợp, và có
kèm theo câu “Giữ ngoài tầm với tay của trẻ em.”

Đạo luật Liên Bang về chất diệt trùng, diệt nấm mốc và diệt chuột (FIFRA):
đặt ra quy định của liên bang về việc phân phối, bán và sử dụng các chất diệt côn
trùng nhằm bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường. Các sản phẩm diệt hoặc
đẩy lùi vi trùng hoặc vi khuẩn được coi là thuốc diệt côn trùng, và phải đăng ký
với EPA trước khi phân phối hoặc bán.

33
Đạo luật Kiểm soát các chất độc (TSCA): đặt ra các hạn chế liên quan tới các
chất hóa học và/hoặc các hỗn hợp hóa chất.

Đạo luật Ủy ban Thương mại Liên Bang (Đạo luật FTC): cấm đoán rộng rãi
các hành vi hoặc các thực hành gian dối hoặc không công bằng trong thương mại
hoặc có ảnh hưởng tới thương mại.

Đạo luật Sản xuất thực phẩm hữu cơ (OFPA) năm 1990: bất cứ sản phẩm vải
dệt nào được sản xuất tuân thủ đầy đủ các quy định NOP, bao gồm cả việc được
cấp chứng chỉ bởi một bên thứ ba được chấp thuận, sẽ được phép dán nhãn sản
phẩm hữu được NOP chứng nhận và được mang con dấu hữu cơ của USDA.

Đạo luật Lacey: ngăn chặn việc mua bán gỗ từ việc cưa chặt cây trộm và ngăn
ngừa việc mua bán các sản phẩm gỗ làm từ các cây gỗ bị cưa chặt trộm. Việc nhập
khẩu một số loại cây và sản phẩm từ cây mà không khai báo nhập khẩu là bất hợp
pháp. Hàng nhập khẩu từ tất cả các nước đều phải chịu sự điều chỉnh của các điều
khoản của Đạo Luật Lacey. Điều này bao gồm cả các nguyên liệu được nhập khẩu
song nguồn gốc xuất xứ lại từ Mỹ.

Dịch vụ Kiểm tra Sức khỏe Động thực vật (APHIS) của USDA làm việc để loại
trừ sâu bệnh ngoại lai từ gỗ nhập khẩu trước khi chúng vào Hoa Kỳ bằng cách sử
dụng phương pháp xử lý nhiệt hoặc hóa chất.

Để tuân thủ quy định của APHIS, mỗi nhà nhập khẩu phải có Giấy phép Nhập
khẩu Gỗ và Sản phẩm Gỗ (mẫu PPQ 585) để đi kèm với các chuyến hàng gỗ của
mình. Giấy phép nhập khẩu chỉ định loại xử lý cần thiết cho lô hàng.

Một số hạn chế:

Thứ nhất, các sản phẩm gỗ có chứa vỏ cây nhập khẩu từ Trung Quốc có thể
không được phép, để ngăn chặn sự lây lan của côn trùng đục khoét gỗ ở Mỹ.

Thứ hai, nếu gỗ thuộc loài nguy cấp thì gỗ đó phải tuân theo các quy định chi
tiết của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp
(CITES).

34
Thứ ba, các sản phẩm có nguy cơ tuyệt chủng phải tuân theo một số hoặc tất
cả các yêu cầu này trước khi nhập vào Hoa Kỳ:

+ Giấy phép chung do USDA cấp, có giá trị trong hai năm

+ Giấy chứng nhận được cấp bởi các tổ chức đại diện của CITES tại các nước
xuất khẩu nêu rõ rằng sản phẩm sẽ không gây phương hại đến sự tồn tại của loài
và không lấy mẫu vật trái với luật pháp của nước đó để bảo vệ động và thực vật.

+ Chứng chỉ do tổ chức đại diện CITES tại Hoa Kỳ cấp.

Thứ tư, lô hàng phải đến một cảng nhập cảnh Hoa Kỳ bị trừng phạt để nhận
các loài được liệt kê trong Công ước CITES.

35
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM
TỪ GỖ TỪ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA
KỲ.

3.1. Tình hình khai thác, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt
Nam

3.1.1. Tình hình khai thác gỗ tại Việt Nam

Rừng của Việt Nam luôn được đánh giá là giàu tài nguyên và đa dạng về
chủng loại. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 14,6 triệu ha đất có rừng, theo số liệu
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2020, chiếm khoảng 42% diện
tích cả nước. Trong đó có 4,3 triệu ha và rừng trồng còn lại 10,29 triệu ha là rừng
tái sinh tự nhiên. Rừng ở Việt Nam có 58,7% là thuộc sở hữu của Nhà nước còn
lại 41,3% là sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu tư nhân, các tổ chức kinh tế và cộng
đồng dân cư.

Tại Việt Nam hiện nay, khai thác rừng lấy gỗ đã có những chuyển biến tích
cực hơn giai đoạn trước đây. Từ hình thức khai thác trắng, khai thác hàng loạt đã
chuyển sang khai hình thức khai thác có chọn lọc. Tình trạng khai thác gỗ trái
phép cũng đã giảm một cách đáng kể do có các chính sách can thiệp của Nhà nước.
Việt Nam là một trong số ít nước thành công về phục hồi rừng tự nhiên khi diện
tích che phủ rừng tăng lên đáng kể nhờ các sáng kiến hoặc chính sách về rừng của
Chính phủ.

Gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đều hầu hết có nguồn gốc từ rừng
trồng. Nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước chủ yếu là từ nguồn rừng trồng (keo,
tràm) và từ gỗ cao su. Bình quân mỗi năm, nguồn gỗ rừng trồng cung khoảng 24
triệu 𝑚3 gỗ ra thị trường, trong đó có 60 - 70% gỗ được đưa vào làm dăm, phần
còn lại được đưa vào chế biến đồ gỗ phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh gỗ rừng trồng,
nguồn cung gỗ từ các khu vườn cao su thanh lý mỗi năm đạt trên 3 triệu 𝑚3 , và
lượng cung ngày càng gia tăng, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây

36
Nguyên. Đến nay, hầu hết nguồn cung gỗ cao su đều được đưa vào chuỗi cung,
chế biến thành các

sản phẩm xuất khẩu. Hiện Việt Nam đã chủ động được 70% nguồn nguyên liệu
gỗ.

3.1.2 Tình hình chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ tại Việt Nam

3.1.2.1 Nguyên liệu đầu vào


Nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện đang
rất khó khăn, chủ yếu từ 2 nguồn cơ bản: Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước (gỗ tự
nhiên và gỗ rừng trồng) và nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Về nguồn nguyên
liệu gỗ trong nước thì kể từ năm 2014 Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự
nhiên, do vậy nguồn nguyên liệu gỗ nội địa chỉ còn trông chờ vào gỗ rừng trồng.
Nguyên liệu gỗ rừng trồng hiện đạt khoảng 3,2 triệu ha, với trữ lượng gỗ đạt
khoảng 60 triệu 𝑚3 . Sản lượng gỗ rừng trồng đạt khai thác đạt trên 5 triệu
𝑚3 /năm, tuy nhiên lượng gỗ này chủ yếu là keo và bạch đàn (loại gỗ khai thác ở
độ tuổi từ 6-10 năm, đường kính nhỏ, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu).
Ngành gỗ mỗi năm cần trung bình 29 – 30 triệu 𝑚3 gỗ nguyên liệu để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nguyên liệu gỗ còn phải đảm bảo và tuân thủ những yêu cầu về gỗ hợp pháp
từ các nước nhập khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi xuất
sang hai thị trường lớn là Châu Âu và Hoa Kỳ đều bắt buộc phải sử dụng 70%
nguyên liệu có chứng chỉ FSC, 30% còn lại là gỗ có nguồn gốc. Ngoài ra, từ tháng
3/2013, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vào EU còn phải gánh thêm đạo luật FLEGT
(tăng cường luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản) cũng yêu cầu các lô đồ gỗ
nhập vào EU phải minh bạch, rõ ràng về nguồn gốc gỗ nguyên liệu mới cho nhập
khẩu. Tuy nhiên, nguồn gỗ trong nước không phù hợp với nhu cầu sản xuất đồ gỗ
xuất khẩu và cũng chưa có chứng chỉ FSC. Hiện nay, trên địa bàn cả nước mới có
khoảng 20.000 ha rừng được cấp chứng chỉ, trong đó có 9.900 ha vùng nguyên
liệu để phục vụ nhà máy giấy của Nhật tại Quy Nhơn, trên 10 ngàn ha là nguyên
liệu của Công ty giấy Bãi Bằng

37
Gỗ nguyên liệu nhập khẩu là nhóm mặt hàng chủ đạo trong cơ cấu gỗ nhập
khẩu vào Việt Nam. Gỗ nhập khẩu có vai trò to lớn, trực tiếp góp phần giúp ngành
chế biến gỗ liên tục mở rộng và tăng trưởng. Nguồn cung gỗ nguyên liệu đa dạng,
cả về số lượng loài gỗ nhập khẩu và các quốc gia cung gỗ. Nguồn cung nhập khẩu
bao gồm hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất, bao gồm các loài gỗ tự nhiên có nguồn
gốc từ các quốc gia nhiệt đới như từ các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông và
các nước Châu Phi. Gỗ nhập khẩu từ nguồn này thường được có độ rủi ro cao về
tính pháp lý. Đây cũng là nguồn cung không ổn định, nguyên nhân chính là do các
thay đổi chính sách về khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại các quốc gia này.
Nhóm thứ hai bao gồm các loại gỗ nhập khẩu từ các quốc gia như Hoa Kỳ, một số
quốc gia khu vực châu Mỹ La Tinh và EU. Gỗ nhập khẩu từ nguồn này thường có
độ rủi ro về tính pháp lý thấp. Cung gỗ từ nguồn này cũng có tính ổn định rất cao.
Lượng nhập khẩu của hai nhóm vào Việt Nam gần tương đương. Thiếu hụt về
nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nướctrong bối cảnh ngành chế biến gỗ xuất khẩu
đang tiếp tục mở rộng đòi hỏi mỗi năm Việt Nam cần phải nhập khẩu gỗ từ trên
100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với khoảng 160-170 loài. Lượng gỗ nhập khẩu
tương đối lớn chiếm 30-50%. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu bằng 30% kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ.

3.1.2.2 Chất lượng lao động và công nghệ chế biến


Về lao động, ngành công nghiệp chế biến gỗ chiếm khoảng từ 250.000 –
300.000 lao động. Trong đó, 10% lao động có trình độ đại học trở lên; 45-50% lao
động thường xuyên được đào tạo, còn lại 35-40% lao động giản đơn theo mùa vụ.
Mặc dù số lượng lao động trong ngành hàng chế biến gỗ rất lớn nhưng đa số lao
động chưa được đào tạo bài bản, hoạt động thiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, sự
phân công lao động chưa hợp lý, giám sát, quản lý vẫn còn thiếu hiệu quả đang là
những vấn đề nổi cộm hiện nay. Năng suất lao động trong ngành chế biến gỗ ở
Việt Nam còn thấp: bằng 50% của Philippines, 40% năng suất lao động của Trung
Quốc và chỉ bằng 20% năng suất lao động của Liên minh Châu Âu (EU). Với hiện
trạng lao động như hiện tại, vấn đề đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực có kỹ thuật

38
cao, có khả năng sử dụng tốt các công nghệ hiện đại trong sản xuất là vấn đề đặc
biệt quan trọng đối với ngành hàng chế biến gỗ.

Về công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam hiện đang phân theo 4
cấp độ: nhóm các doanh nghiệp FDI,các doanh nghiệp lớn và vừa sản xuất sản
phẩm xuất khẩu, nhóm các doanh nghiệp sản xuất ván nhân tạo, nhóm các doanh
nghiệp chế biến đồ gỗ mỹ nghệ. Nhìn chung trong thời gian qua các doanh nghiệp
chế biến gỗ đã có một số nỗ lực trong cải tiến công nghệ sử dụng trong chế biến
gỗ. Nhiều công nghệ mới, hiện đại như công nghệ xử lý biến tính gỗ, tạo các vật
liệu composite gỗ cũng đã được đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, những công nghệ
này cần mức đầu tư tương đối lớn, vượt quá khả năng của doanh nghiệp.

3.1.2.3 Hệ thống doanh nghiệp


a) Doanh nghiệp trong nước
Hiện nay, nước ta có khoảng 3.500 công ty chế biến gỗ (với năng lực chế
biến 2,2 – 2,5 triệu mét khối gỗ mỗi năm), 340 làng nghề gỗ và lượng lớn các hộ
gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ. Theo nguồn gốc vốn thì có 5% doanh nghiệp
thuộc sở hữu Nhà nước, 95% còn lại là thuộc khu vực tư nhân. Việt Nam trong 10
năm qua đã có rất nhiều cụm công nghiệp chế biến gỗ với quy mô tương đối lớn
nằm hầu hết ở khu vực Đông Nam Bộ như ở Bình Dương, Đồng Nai, thành phố
Hồ Chí Minh,…chiếm 60% số doanh nghiệp chế biến gỗ trên cả nước. Miền Bắc
chỉ có 17% số doanh nghiệp chế biến gỗ trên cả nước. Như vậy, hầu hết các doanh
nghiệp chế biến gỗ đều phân bố tại miền Nam, có 4 khu công nghiệp chế biến gỗ
lớn thì đã có 3 khu công nghiệp ở ,miền Nam. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư
trong nước tham gia xuất khẩu khoảng 3000 doanh nghiệp chiếm 56% kim ngạch
xuất khẩu.

Theo số liệu từ Bộ NN&PTNN thì những cơ sở chế biến gỗ trong nước


thường có quy mô vừa và nhỏ. Một số doanh nghiệp trong nước có tiếng được các
nhà nhập khẩu nước ngoài chú ý như Khải Vy, Trường Thành, Tiến Đạt,….. Tiêu
biểu là Công ty TNHH Khải Vy từ 2 nhà máy ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bình
Định đã đầu tư nâng cấp gấp đôi số nhà máy, sử dụng gần 5000 nhân công, mỗi

39
tháng công ty sẽ xuất khẩu trung bình khoảng 500 cotainer đồ gỗ. Trong danh sách
10 doanh nghiệp chế biến đồ gỗ của Việt Nam phần lớn có 100% là vốn đầu tư
trong nước.

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


Tính đến tháng 8 tháng đầu năm 2020 có 579 doanh nghiệp FDI, chiếm 18%
trong tổng số doanh nghiệp xuất khẩu trong cả nước. Nhưng kim ngạch xuất khẩu
của khối này lại chiếm đến 44% trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.

Nguồn: VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Forest Trends tổng hợp
từ Cục Đầu tư nước ngoài

Hình 3.1. So sánh số lượng doanh nghiệp và sản lượng xuất khẩu của doanh
nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài

Tính về số lượng dự án FDI, Bình Dương là tỉnh có số lượng FDI hoạt động
trong ngành gỗ lớn nhất, với số lượng doanh nghiệp FDI đang hoạt động chiếm
gần 53% trong tổng các doanh nghiệp FDI đăng kí. Tiếp đến là thành phố Hồ Chí
Minh (10,4%) và Đồng nai (9%). Xét về quy mô vốn đăng kí đầu tư, Bình Dương
vẫn là tỉnh dẫn đầu. mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng các dự án lớn,
tuy nhiên, tỉ trọng vốn của các doanh nghiệp tại thành phố này trên tổng vốn vốn
40
đầu tư lại rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1,3% trong tổng vốn đầu tư của các dự án
FDI. Con số này nhỏ hơn nhiều so với con số tỉ trọng của các dự án FDI tại Đồng
Nai (26,2%), Hà Nội (5,9%) hay Bình Phước (5,4%) mặc dù các tỉnh này có số
lượng các dự án FDI ít hơn. Tỉ trọng về lao động của các dự án FDI của các địa
phương có xu hướng tương đồng với tỉ trọng của vốn đăng kí của các dự án. Bình
Dương là tỉnh dẫn đầu trong danh sách trong việc thu hút lao động. Tiếp đến là
Đồng nai và Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm
2018 2019 2020
Loại dự án

Dự án mới 67 99 63

Vốn đăng ký mới (USD) 269.837.634 726.128.659 372.679.383

Số lượt dự án tăng vốn 36 49 52

Vốn tăng thêm (USD) 114.074.169 364.739.344 193.645.427

Số lượt góp vốn mua cổ phần 190 286 122

Giá trị góp vốn mua cổ phần


633.944.179 319.191.174 244.804.519
(USD)

Nguồn: VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Forest Trends tổng hợp từ
Cục Đầu tư nước ngoài

Bảng 3.1. Các loại dự án đầu tư của doanh nghiệp FDI vào ngành gỗ Việt Nam
từ 2018-2019

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh mà mà các dự án đầu tư vào ngành
gỗ giảm cả về số lượng và vốn đầu tư. Tổng số 63 dự án FDI đầu tư vào ngành
năm 2020 với tổng vốn đầu tư 372,68 triệu USD đến từ 14 quốc gia. Dẫn đầu trong
danh sách các quốc gia như Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Seychelles và

41
Singapor. quy mô vốn bình quân của mỗi dự án FDI khoảng 5,91 triệu USD/1 dự
án, 19% so với năm 2019. Về quy mô dự án theo quốc gia, các doanh nghiệp FDI
của Hoa Kỳ có quy mô vốn trung bình mỗi dự án lớn nhất, khoảng trên 23,85 triệu
USD/1 dự án. Năm 2020, Hoa Kỳ đầu tư 2 dự án FDI vào ngành gỗ với tổng vốn
47,7 triệu USD, bao gồm: Một dự án với vốn đầu tư trên 45 triệu USD vào sản
xuất giường tủ bàn ghế và các linh phụ kiện phục vụ cho sản xuất mặt hàng này.
Một dự án khác sản xuất giường tủ, bàn ghế và gỗ dán với vốn đầu tư 2,7 triệu
USD

c) các làng nghề

Làng nghề gỗ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hiện có
khoảng 300.000 lao động đang làm việc tại các làng nghề. Hàng năm số lượng
làng nghề gỗ tăng khoảng 5%. Gần 50% trong số này tập trung tại vùng Đồng
bằng Sông Hồng. Hàng năm, tổng doanh thu từ các làng nghề gỗ đạt khoảng 1,5
tỉ đô la, trong đó giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ chiếm trên 13%. Đa số
các làng nghề gỗ hiện nay có quy mô nhỏ, chủ yếu là hình thức hộ gia đình, với
khoảng 8-15 lao động, chủ yếu là lao động phổ thông. Khác với ngành công nghiệp
gỗ xuất khẩu có sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm tiết kiệm nguyên liệu đầu vào
và tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm, nhiều làng nghề gỗ chủ yếu sử dụng công
nghệ thô sơ, điều này gây lãng phí về nguyên liệu và hạn chế về chất lượng sản
phẩm. Tuy nhiên, một số làng nghề gỗ truyền thống sử dụng lao động tay nghề
cao, tạo ra sản phẩm độc đáo có giá trị cao, phục vụ thị trường trong nước và xuất
khẩu.

Việc phát triển tự phát của nhiều làng nghề làm nảy sinh một số hạn chế. Tại
nhiều làng nghề, hầu hết các hộ và các công ty tham gia sản xuất kinh doanh chưa
quan tâm đến nguồn gốc và tính pháp lý của nguồn gỗ nguyên liệu. Điều này có
thể tạo cơ hội cho việc tiêu thụ gỗ có nguồn gốc không minh bạch trong đó bao
gồm gỗ khai thác bất hợp pháp. Một số làng nghề có sử dụng một số lượng lớn gỗ
tự nhiên thuộc nhóm IA và IIA, là các nhóm gỗ mà Nhà nước hạn chế sử dụng vì

42
mục đích thương mại. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy định về môi trường, điều
kiện an toàn lao động, sử dụng lao động của các làng nghề còn rất hạn chế.

3.1.3. Kimngạch xuất khẩu gỗ tại Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Hình 3.2 10 nhóm hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất trong 3 quý/2019 và 3
quý/2020

Những năm trước 90 kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ của
Việt Nam còn bé, thường sẽ được ghép chung với đồ thủ công mỹ nghệ. Nhưng
những năm sau đó, gỗ và các sản phẩm từ gỗ đã được tách riêng và kim ngạch
xuất khẩu tăng lên một cách nhanh chóng. Đặc biệt, trong 10 năm qua,mặt hàng
gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ của Việt Nam luôn giữ ở mức tăng trưởng ổn định.
Xuất khẩu gỗ luôn nằm trong danh sách 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn
nhất. Đến quý 3 của năm 2020 gỗ và các sản phẩm về gỗ đứng thứ 6 về giá trị xuất
khẩu trên cả nước theo thống kê của tổng cục Hải quan.

43
Gỗ và các sản phẩm gỗ Sản phẩm gỗ Tỷ lệ sản
lượng sản
So với
So với phẩm gỗ
Năm cùng kỳ
cùng kỳ so với gỗ
Trị giá (USD) năm Trị giá (USD)
năm trước và các sản
trước phẩm từ
(%)
(%) gỗ

2011 3.956.815.608 15,2 2.851.241.302 5,1 72,06%

2012 4.665.225.774 17,9 3.394.929.138 19,1 72,77%

2013 5.590.756.490 19,8 3.803.400.015 12,0 68,03%

2014 6.229.975.665 11,4 4.441.703.839 16,8 71,30%

2015 6.891.641.175 10,6 4.788.230.286 7,8 69,48%

2016 6.964.526.660 1,1 5.125.111.505 7,0 73,59%

2017 7.702.438.316 10,6 5.754.262.259 12,3 74,71%

2018 8.907.317.647 15,6 6.302.328.220 9,5 70,75%

2019 10.651.558.313 19,6 7.787.134.070 23,6 73,11%

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê

Bảng 3.2. Tổng sản lượng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ ở Việt Nam
ra thị trường Quốc tế 2011-2019

Giai đoạn từ 2010 đến 2014, xuất khẩu gỗ luôn đạt mức tăng trưởng trung
bình là 15%/năm. Theo thống kê từ số liệu của Tổng Cục Hải quan năm 2011,
Việt Nam xuất khẩu gần 4 tỉ USD gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ tăng 15,2% so
với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kimngạch xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ chiếm

44
72,77% đạt 2,9 tỉ USD tăng 5.1% so với năm 2010. Đến năm 2012, xuất khẩu gỗ
và các sản phẩm làm từ gỗ tăng 17,9%, đặc biệt các sản phẫm từ gỗ chiếm tới
72,77% tăng 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái đạt gần 4 triệu USD. Năm 2013
Việt Nam đứng đầu ASEAN, đứng thứ 2 Châu Á và thứ 6 thế giới về xuất khẩu
gỗ, kim ngạch đạt hơn 5,5 triệu USD tăng gần 20%. Theo số liệu thống kê, xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 12/2014 là
609,64 triệu USD, tăng 13,4% so với tháng 11/2014, đưa kimngạch xuất khẩu gỗ
và sản phẩm gỗ trong năm 2014 lên 6.23 tỉ USD, tăng 11,4% so với năm 2014.

Đến năm 2015, sản lượng xuất khẩu năm 2015 có giá trị gần 6,9 tỉ USD tăng
10,6% so với cùng kỳ năm trước. Kimngạch xuất khẩu năm 2016 chỉ tăng 1% so
với cùng kỳ mọi năm đạt 6,9 tỉ USD đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm qua.
Nhưng đến năm 2017, kimngạch xuất khẩu lâm sản của VIệt Nam lại lập kỷ lục
mới 7,7 tỷ USD trong đó gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ đạt chiếm tỷ lệ cao gần
75%, đạt 5,7 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2016. Sự gia tăng này chủ yếu đến
từ việc mở rộng sản xuất của mặt hàng nội thất, ghế ngồi và gỗ dán.

Từ năm 2018 đến nay, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam luôn
đạt mức tăng trưởng ổn định, liên tục lập kỷ lục mới. Giá trị sản lượng xuất khẩu
tính đến tháng 12/2018 đã đạt gần 9 tỉ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đặc biệt, đến năm 2019, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ tăng gần 20%,
đạt 10,66 tỉ USD, các sản phẩm từ gỗ tăng trưởng mạnh mẽ chiếm 73,2% tổng sản
lượng xuất khẩu và tăng 23,6% so với cùng kỳ. thống kê của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn (NN&PTNT, 10 tháng năm 2020, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm
sản đạt 8,4489 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm tới gần 30%
giá trị xuất khẩu của toàn ngành NN&PTNT. Đây là con số rất đáng ghi nhận của
ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, lâm sản Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh như
năm nay.

45
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ Các sản phẩm gỗ

12

10

8
Tỷ USD

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn: Tổng hợp Tổng cục thống kê

Hình 3.3 Tổng sản lượng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ ở Việt Nam ra
thị trường Quốc tế 2011-2019

Phần lớn tỷ trọng gỗ mà Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài là gỗ đã được qua
chế biến trở thành thành phẩm. Trong đó chủ yếu là đồ nội thất được dùng trong
nhà hoặc trong các văn phòng chiếm tỷ trọng lớn. Theo thống kê từ số liệu của
Tổng cục thông kê Việt Nam thì từ năm 2011, các sản phẩm gỗ chiếm trung bình
72%/năm trên tổng kimngạch xuất khẩu của toànngành xuất khẩu gỗ.

3.2. Thực trạng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ thị trường Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ

3.2.1. Quy mô xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Hoa Kỳ

Việt Nam xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ vẫn
tiếp tục tăng trưởng trong 10 năm qua 2010-2020. Trong khi giá trị đồ gỗ mà Việt
Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ không tăng đáng kể thì nhập khẩu từ Việt Nam lại tăng
khá nhanh và bền vững. Giá trị mặt hàng này tăng trưởng trung bình là 15%/năm.

*Giai đoạn 2010-2016: Trong giai đoạn này giá trị gỗ và các sản phẩm gỗ
được xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam vẫn có tăng nhưng không ổn định.
46
Tăng từ 1,43 tỷ USD vào năm 2011 đến 2,64 tỷ USD vào năm 2015, tăng không
đến 50% trong vòng 5 năm. Năm 2015 chứng kiến sự tụt giảm về tốc độ tăng
trưởng của ngành gỗ xuất khẩu vào Hoa Kỳ, giá trị gỗ và sản phẩm từ gỗ Việt
Nam xuất khẩu sang Hoa kỳ chỉ tăng gần 405 triệu USD, tốc độ tăng trưởng là 6%
so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất trong giai đoạn 5 năm này. Hiện nay chưa rõ
nguyên nhân của sự tụt giảm này.
*Giai đoạn 2016-2020: Đây là giai đoạn tăng trưởng ấn tượng của ngành gỗ
Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mỗi năm giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ
gỗ tăng trung bình gần 710 triệu USD. Cho đến tháng 11 của năm 2020 tỷ lệ đồ
gỗ xuất khảu sang Hoa Kỳ đã tăng 126% so với năm 2016 đạt gần 6,37 tỷ USD.
Ấn tượng nhất vào năm 2019, tăng trưởng là 27% so với năm ngoái và đạt mức kỷ
lục trong vòng 10 năm trở lại đây. Và xu thế này được dự báo sẽ còn tăng lên trong
những năm sắp tới.

47
Sản lượng gỗ xuất Sản lượng gỗ xuất khẩu
Tỷ lệ sản lượng gỗ
khẩu từ thị trường Việt từ thị trường Việt Nam
Năm xuất khẩu sang Hoa
Nam ra thị trường sang thị trường Hoa Kỳ
Kỳ so với Quốc tế
nước ngoài (USD) (USD)

2011 3.956.815.608 1.435.099.108

2012 4.665.225.774 1.785.596.937 20%

2013 5.590.756.490 2.011.574.211 11%

2014 6.229.975.665 2.236.879.087 10%

2015 6.891.641.175 2.641.467.861 15%

2016 6.964.526.660 2.824.498.271 6%

2017 7.702.438.316 3.266.976.557 14%

2018 8.907.317.647 3.896.709.061 16%

2019 10.651.558.313 5.356.055.545 27%

11/2020 11.023.319.513 6.369.975.864 16%

Nguồn: Thống kê từ Tổng cục Hải quan

Bảng 3.3. Bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ Việt
Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ so với xuất khẩu ra thế giới.

48
Tỷ trọng xuất khẩu:

Thị trường Mỹ là một trong bốn thị trường lớn nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ
gỗ của Việt Nam đồng thời cũng là thị trường mà Việt Nam luôn tập trung hướng
tới. Đây là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam
trung bình gần 40% mỗi năm. Mặc dù tốc độ tăng trưởng không ổn định nhưng,
tỷ lệ gỗ xuất khẩu vào Hoa Kỳ vẫn chiếm phần trăm cao trên tổng Lượng gỗ mà
Việt Nam xuất khẩu . Mười năm trở lại đây trung bình Hoa Kỳ sẽ chiếm 40% trong
kimngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Đặc biệt 2019, con số này
đã lên tới 50,3% chiếm hơn một nữa số lượng gỗ mà Việt Nam xuất ra nước ngoài.
Điều này chứng tỏ, Hoa kỳ đã và vẫn đang là thị trường tiềm năng đối vớingành
xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ
chiếm 2,7% trong tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ từ tất cả các nước
và vùng lãnh thổ.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 3.4. Tỷ lệ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ
từ Việt Nam sang Hoa Kỳ.

49
Thị phần của đồ gỗ Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ
Hoa kỳ nhập khẩu đồ gộ chủ yếu từ hai thị trường chính là Canada và Hoa
Kỳ, hàng năm chiếm đến hơn 60% là mặt hàng gỗ của hai nước này nhập khẩu
vào Hoa Kỳ. Mặc dù, Việt nam cũng xuất khẩu nhiều đồ gỗ sang Hoa Kỳ nhưng
thị phần còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 2,7%, đứng thứ 20 trong số các
nước xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2020. Canada với lợi thế về
địa lý và công nghệ sản xuất cao luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu gỗ vào
Hoa Kỳ. Thứ nhì chính là Trung Quốc với nguồn nguyên liệu và nhân công giá
rẻ sẵn có hàng năm luôn xuất khẩu một lượng lớn hàng hóa dồ gỗ tới thị trường
Hoa kỳ. Vì những yêu cầu về đồ gỗ của Hoa Kỳ cao nên muốn chiếm tỷ trọng
cao thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ phía Việt Nam.

3.2.2. Mặt hàng/ Loại sản phẩm

3.2.2.1 Nhóm gỗ nguyên liệu

Đây là nhóm gỗ chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng trưởng thấp trong tổng kim ngạch
xuất khẩu dồ gỗ sang Mỹ. Hàng năm mặt hàng gỗ nguyên liệu chiếm dưới 5%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ. Các mặt hàng
trong nhóm này được xuất khẩu nhiều nhất là các loại khung và ván ghép/ đồ mộc
dùng trong xây dựng nhà cửa, đặc biệt là ván ghép và đồ mộc dùng trong xây
dựng. Trung bình hàng năm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ trên dưới 20 mặt
hàng của nhóm gỗ nguyên liệu, mà mặt hàng này mỗi năm chiếm khoảng 27%
trên tổng số. Đặc biệt, mặt hàng này chiếm gần một nữa, khoảng 42% năm 2016.

Mặt hàng khó có thể cạnh tranh nâng cao thị phần tại Hoa Kỳ: Nhóm gỗ
nguyên liệu là mặt hàng có sản lượng thấp và tăng trưởng rất chậm tại thị trường
Hoa Kỳ. Nguyên nhân lớn là do nhu cầu về nguyên liệu gỗ tại Hoa Kỳ không cao.
Vì giá nhân công cao nên Hoa Kỳ thường nhập khẩu những mặt hàng đã qua chế
biến hơn là mặt hàng nguyên liệu. Như trong hơn 20 mặt hàng gỗ nguyên liệu mà
Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì mặt hàng khung tranh, ván ghép và đồ mộc
xây dựng là những sản phẩm đã qua chế biến cũng đạt sản lượng xuất khẩu cao

50
nhất. Bên cạnh đó, Việt Nam còn đang phải đi nhập khẩu gỗ nguyên liệu phục vụ
cho sản xuất và chế biến, nên không sẵn nguồn cung gỗ nguyên liệu đẻ xuất khẩu

3.2.2.2 Các sản phẩm từ gỗ:Mặt hàng xuất khẩu chính

Trên 95% trong tổng kim ngạch các mặt hàng gỗ được Việt Nam xuất khẩu
vào thị trườn Hoa Kỳ là các mặt hàng thuộc nhóm các sản phẩm từ gỗ. Trong đó,
sáu mặt hàng xuất khẩu chính, có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ bao gồm ghế ngồi, đồ nội thất phòng ngủ, các bộ phận đồ
gỗ và đồ nội thất. Xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này vẫn tiếp tục gia tăng
về cả giá trị lẫn khối lượng. Từ năm 2012 đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng của
nhóm các sản phẩm từ gỗ đã luôn đạt mức ấn tượng và ổn định, trung bình
14%/năm. Đỉnh điểm vào năm 2019, mức tăng trưởng vượt bậc lên đến 30%, mặc
dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng xuất khẩu sản phẩm từ gỗ vẫn không bị
ảnh hưởng nhiều và đạt con số ấn tượng gần 5,2 tỷ USD xuất khẩu. Đây là mức
tăng trưởng rất cao, gần bằng mức tăng trưởng của cả ngành gỗ xuất khẩu sang
Hoa Kỳ. Điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng của các mặt hàng sản phẩm từ
gỗ, khi tốc độ tăng trưởng của ngành lại gần như phụ thuộc cả vào mặt hàng này.

51
Nguồn : Tổng cục thống kê

Hình 3.5 So sánh kim ngạch xuất khẩu của gỗ và các sản phẩm từ gỗ Việt Nam
xuất khẩu sang Hoa Kỳ giai đoạn 2015-2018

Nghế ngồi

Là nhóm các mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu rất cao. Năm 2017 kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng này từ Hoa Kz đạt gần 619 triệu USD, tăng gần
141,6 triệu USD, tương đương với 1,3 lần con số kim ngạch năm 2016 (477,1 triệu
USD). Gỗ cao su được sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các loài gỗ được sử dụng
làm ghế xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu ghế được làm từ
gỗ cao su đạt gần 208 triệu USD, chiếm 33,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của các mặt hàng thuộc nhóm này. Gỗ thông, keo cũng được sử dụng tương đối
phổ biến, mỗi loại có giá trị kim ngạch khoảng 30-31 triệu USD, tương đương gần
5% trong tổng lượng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này.

Đồ nội thất văn phòng

Đây cũng là nhóm các mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn. Năm 2017,
giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này đạt 148,6 triệu USD,

52
tương đương kim ngạch của năm 2016. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu các mặt
hàng thuộc nhóm này đạt 162,1 triệu USD, cao hơn gần 10% so với kim ngạch
năm 2017. Gỗ cao su, dương, tram/keo và thông là các loài gỗ được sử dụng phổ
biến. Năm 2017 tỉ trọng các sản phẩm được làm từ gỗ cao su chiếm 45,6% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này (tỉ trọng của gỗ dương,
tràm và thông lần

Nội thất nhà bếp

Nằm trong nhóm các mặt hàng quan trọng của Việt Nam được xuất khẩu vào Hoa
Kỳ. Tỉ trọng xuất khẩu năm 2017 khoảng 104,2 triệu USD, tăng gần 24% so với
kim ngạch của năm 2016. Gần 60% trong tổng kim ngạch là các mặt hàng được
làm từ gỗ cao su. Gỗ keo tràm, thông, sồi cũng được sử dụng nhiều, với kim ngạch
của các sản phẩm được làm từ các loài gỗ này lần lượt là 9%, 7% và 7%.

Nội thất phòng ngủ

Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm này rất lớn, chiếm gần
1/4 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ
được xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu các
mặt hàng này vào Hoa Kỳ đạt 760,2 triệu USD, tăng khoảng 40 triệu USD so với
kim ngạch năm 2016. Gỗ thông, cao su, dương và keo/tràm là các loài gỗ được sử
dụng phổ biến. Năm 2017, các mặt hàng sử dụng gỗ thông có kim ngạch xuất khẩu
đạt 182,5 triệu USD, tiếp đến là các mặt hàng sử dụng gỗ cao su (154,4 triệu USD),
và gỗ dương (59,4 triệu USD).

Đồ nội thất bằng gỗ khác

Đây cũng là một trong những nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nhóm này đạt 877,3 triệu USD, chiếm khoảng
24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào
Hoa Kỳ trong cùng năm. Xuất khẩu nhóm mặt hàng này vẫn đang tiếp tục mở
rộng. Kim ngạch năm 2017 tăng trên 74 triệu USD so với kim ngạch năm
2016.Cao su, thông, keo/tràm và dương là các loài gỗ phổ biến sử dụng trong sản

53
phẩm. Năm 2017 kim ngạch các mặt hàng được làm từ gỗ cao su đạt 218,4 triệu
USD, tiếp đến là các mặt hàng từ gỗ thông (120,1triệu USD) và gỗ keo/tràm gần
90 triệu USD. Sử dụng gỗ cao su và gỗ thông trong sản phẩm tăng rất nhanh trong
những năm gần đây.

Bộ phận nội thất khác

Cũng là một trong nhóm sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu rất cao, khoảng 416,5
triệu USD năm 2017. Kim ngạch này tăng nhanh từ con số 363,6 triệu USD năm
2016. Tương tự như đối với các loại sản phẩm thuộc nhóm đồ gỗ nội thất khác, gỗ
cao su, thông, dương keo/tràm là các loài

3.2.3. Các chính sách của Việt Nam về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ ra
nước ngoài nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.

Chính sách hỗ trợ nguồn nguyên liệu

Từ năm 2008, Nhà nước đã có chính sách khuyến khích người dân trồng rừng
sản xuất gỗ lớn theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg nhằm tăng thu nhập cho người
làm nghề rừng, đặc biệt là bà con đồng bào vùng cao, đồng thời góp phần bảo vệ
môi trường, sinh thái.

Đặc biệt theo Quyết định 38/2016/QĐ-TTg - Bảo vệ, phát triên rừng và hớ
trợ kết cấu hạ tầng các công ty nông, lâm nghiệp đã nâng mức hỗ trợ lên 8 triệu
đồng/há chộ hộ gia đình trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm
tuội) tuy nhiên những định mức này cũng chưa thực sự khuyến khích người dân
trồng rừng gỗ lớn.

Năm 2011, Chính phủ ban hành Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg về sửa đổi,
bổ sung Quyết định 147/2007/QĐ-TTg theo hướng nâng mức hỗ trợ trồng rừng
gỗ lớn lên 4,5 triệu đồng/ha. Riêng với các hộ gia đình thuộc 63 huyện nghèo, mức
hỗ trợ được nâng từ 5 triệu đến 10 triệu đồng/hà (theo Quyết định số 2621/QĐ-
TTg ngày 31/12/2012)

Chính sách về thuế

54
Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên sau khi Việt nam gia nhập WTO,
ngành chế biến gỗ xuất khẩu được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như
giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hóa vào thị trường các nước.

Về nhập khẩu, trừ gỗ nhập khẩu từ Campuchia phải có giấy phép xuất khẩu,
nhập khẩu của Bộ Thương mại hai nước, các doanh nghiệp được nhập khẩu theo
nhu cầu, không phải xin giấy phép của các cơ quan quản lý và được hưởng mức
thuế suất nhập khẩu thấp nhất hiện hành (0%) từ 1/12/2018

Chính sách hộ trợ các doanh nghiệp

Nghị định số 75/2011/NĐ-CP quy định danh mục các dự án được vay tín
dụng đầu tư của nhà nước không đề cập đến các dự án liên quan đến lâm nghiệp.
Văn bản này cũng quy định chỉ có tổ chức, doanh nghiệp mới được vay tín dụng
đầu tư. Về tín dụng xuất khẩu, Nghị định cũng quy định sản phẩm hàng mây tre
đan, đồ gỗ xuất khẩu thuộc danh mục mặt hàng được vay vốn tín dụng xuất khẩu,
còn các hoạt động chế biến lâm sản khác và trồng rừng gỗ lớn không thuộc danh
mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước.

Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 về hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá
nhân vay vốn trung và dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển
sản xuất – kinh doanh;

Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ
chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh.

Chính sách phát triển thị trường

Quyết định số 02/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/1/2003
của Bộ thương mại về chính sách thưởng xuất khẩu.

Năm 2004 ban hành chỉ thị số 19 về một số giải pháp phát triển ngành chế
biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ. Theo đó, Bộ Thương mại và Hiệp hội Gỗ &lâm
sản Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường nhập khẩu,
tạo điều kiện nhập khẩu thuận lợi nhất là gỗ rừng tự nhiên cho sản xuất sản phẩm
gỗ
55
Hội chợ đồ gỗ EXPO 2018 sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 12-10, là sự kiện xúc tiến
thương mại lớn nhất được tổ chức hàng năm tại TPHCM, hiện đã có khá nhiều
nhà nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ đăng ký qua mạng của nhà tổ chức là Sở Công
Thương TPHCM để đến tham quan hội chợ dịp này. Bên cạnh đó, Cục Xúc tiến
thương mại cũng phối hợp với Hiệp hội đồ gỗ thành phố HCM tổ chức đoàn doanh
nghiệp tham gia và khảo sát thị trường đồ gỗ tại Hội chợ High Point (New York)
2014-2015 và Hội chợ Las Vegas 40Market 2016- 2018 nhằm quảng bá sản phẩm
của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ cũng như khách thăm quan
quốc tế. Tại các kỳ hội chợ này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thu được những
đơn hàng có giá trị cao cũng như học hỏi được mẫu mã, tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu
đồ gỗ của thị trường. Hiện nay, việc Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Sở
Công Thương TP HCM tổ chức Hội chợ quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh; phối hợp với Hiệp hội đồ gỗ Thành phố HCM tổ chức đoàn
doanh nghiệp tham gia hội chợ chuyên ngành đồ gỗ tại Mỹ đã trở thành hoạt động
xúc tiến thương mại quốc gia thường niên do Cục XTTM làm đơn vị chủ trì.

Ngoài ra, Hiệp hội đồ gỗ Việt Nam cũng đã tổ chức các đoàn khảo sát thị
trường đồ gỗ, tham gia hội chợ chuyên ngành đồ gỗ ở nước ngoài, các lớp tập huấn
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu
đồ gỗ. Bên cạnh việc tổ chức các sự kiện, hoạt động quảng bá cho đồ gỗ Việt Nam
cũng đã bước đầu được thực hiện mang tính chuyên nghiệp và bài bản hơn với sự
hỗ trợ kinh phí từ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Từ năm 2014 đến
nay, ngành gỗ Việt Nam được quảng bá thường xuyên trên tạp chí Furniture Today
- tạp chí về chuyên ngành đồ gỗ lớn của Mỹ với số lượng xuất bản là 20,000. Sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu, giới chuyên môn quốc tế đối với ngành gỗ Việt
Nam ngày một tăng. Theo phân tích của giới chuyên gia, khi tham gia hội nhập
các cam kết có thể ảnh hưởng tới ngành Chế biến gỗ đều tập trung ở nhóm các
cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mà chủ yếu là các nghĩa
vụ trong khuôn khổ Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định
về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) và Hiệp định về các biện pháp đầu
tư liên quan tới thương mại (TRIMS); các cam kết trong khuôn khổ các hiệp định
56
thương mại tự do đã hoặc sắp có hiệu lực phần nhiều không ảnh hưởng nhiều tới
ngành Gỗ.

57
Tổng quan thị trường gỗ Việt Nam xuất khẩu sang thị trưởng Hoa Kỳ

I. kim nghạch xuất khẩu cao, ổn định, tăng trưởng hầu hết ở mức hai con số.
Điều này thể hiện động lực phát triển mạnh mẽ của ngành.

Trong vòng 10 qua, ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam nói chung và xuất khẩu sang
Hoa Kỳ nói riêng đã có những thành tựu riêng. Tốc độ tăng trưởng luôn dương và
giữ ở mức 2 con số. Đặc biệt, Hoa kỳ luôn là nước chiếm tỷ lệ xuất khẩu đồ gỗ
của Việt Nam, trung bình 40%/ năm, thể hiện tiềm năng rất lớn của thị trường này.
Doanh thu từ xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ luôn là

II. Việt nam có rất nhiều lợi thế cũng như điều kiện thuận lợi để có thể đưa
mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Lợi thế nội tại, Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ lâu năm, chiếm tỉ
trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sẩn phẩm từ gỗ của Việt Nam.
Nguồn nhân lực dồi dào, phong phú, nhân công giá thấp hơn các nước trong khu
vực cũng là lợi thế mạnh của Việt Nam. Nếu Việt Nam tận dụng được điểm mạnh
này triệt để thì sẽ ảnh hưởng rất tốt khi xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ, như Trung
quốc đã từng làm để chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ. Chính phủ và Đảng nhà nước
Việt Nam cũng đã và đang có nhiều Chính sách hỗ trợ và Luật giúp củng cố ngành
gỗ phát triển về mọi mặt: nguyên liệu, thuế,mở rộng thị trường,…Các doanh
nghiệp xuất khẩu gỗ trong nước có nền tảng phát triển khi Việt Nam có nền chính
trị ổn định, an ninh, quốc phòng ổn định. Việt Nam cũng nhận được lượng đầu tư
FDI từ nước ngoài với tổng nguồn vốn và quy mô lớn, tạo điều kiện hơn cho việc
đưa mặt hàng gỗ của Việt Nam ra nước ngoài.

Lợi thế bên ngoài, Hoa kỳ là thị trường đầy tiềm năng do dân số đông, quy
mô nhu cầu thị trường lớn, tăng trưởng thường xuyên và rất đa dạng về mẫu mã
hàng hóa. Những năm gần đây, Việt Nam tham gia vào rất nhiều Hiệp định thương
mại như WTO hay Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ điều kiện thuận lợi
về mọi mặt khi xuất khẩu ra nước ngoài. Vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng từ
Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, khiến mặt hàng gỗ của Trung

58
Quốc bị đánh thuế chống phá giá cao. Đây cũng là cơ hội cho mặt hàng gỗ và các
sản phẩm từ gỗ của Viêt Nam có thể tiếp cận gần hơn với thị trường tiềm năng
này.

III. Ngành gỗ Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn, rào cản để nâng cao
thị phần của mình tại Hoa Kỳ.

Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ lớn nhưng lại chỉ
chiếm tỷ trọng không cao trong tổng lượng nhập khẩu đồ gỗ của Hoa Kỳ do một
số nguyên nhân sau đây.Nguồn nguyên liệu đầu vào không đảm bảo về nguồn gốc
xuất xứ cũng như chất lượng. Thêm vào đó, lao động tuy đông và giá rẻ nhưng
trình độ lao động chưa cao. Cùng với trình độ công nghệ, kỹ thuật còn thấp dẫn
đến chất lượng các sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chưa được
đánh giá cao. Chủng loại và mẫu mã hàng hóa Việt Nam còn chưa đa dạng vì vậy
khó có thể đáp ứng được thị trường khó tính như Hoa Kỳ. Mặt hàng gỗ của Việt
Nam luôn bị Hoa Kỳ kiện do không có nguồn gốc xuất xứ của nguồn cung rõ ràng
do thiếu nguyên liệu sản xuất

59
CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH SWOT VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP THÚC
ĐẨY XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ TỪ THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.

4.1. Phân tích SWOT

4.1.1. Điểm mạnh, điểm yếu

Điểm mạnh Điểm yếu


Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ Phát triển nhanh nhưng
sang Hoa Kỳ lâu năm, không bền vững, năng lực
chiếm tỉ trọng lớn nhất cạnh tranh của hầu hết các
Năng lực
trong kim ngạch xuất khẩu doanh nghiệp này chưa thực
gỗ và các sẩn phẩm từ gỗ sự mạnh
của Việt Nam.
Việt Nam hàng năm vẫn phải
nhập khẩu một lượng lớn gỗ
Nguyên liệu từ các nước lân cận để phục
vụ cho nhu cầu các doanh
nghiệp trong nước
Nguồn nhân lực dồi dào, - Chất lượng lao động ngành
phong phú, nhân công giá gỗ còn yếu. Chỉ có khoảng
thấp hơn các nước trong 40% lao động trong ngành
khu vực. sản xuất và chế biến gỗ là
lao động lành nghề, còn lại
Nhân công phần lớn là lao động tay
chân, lao động có chuyên
môn thấp hay lao động phổ
thông.
- Công việc vất vả hơn, lương
thấp hơn so với các ngành

60
khác như may mặc, điện
tử…
Vốn đầu tư nước ngoài
đang tăng ở Việt Nam
trong lĩnh vực chế biến gỗ,
Vốn đầu tư nước có khoảng 420 nhà sản
ngoài xuất nước ngoài đầu tư
hoạt động tại Việt Nam
với tổng vốn đầu tư lên
đến 330 triệu USD.
Chính sách hỗ trợ của
Đảng và Nhà nước tạo
điều kiện mở rộng thị
trường, gia tăng giá trị
Chính sách của xuất khẩu, giảm bớt khó
Đảng và Nhà nước khăn cho các doanh
nghiệp. Các chính sách về
đầu tư, phát triển ngành gỗ
luôn được đưa ra một cách
rõ ràng, minh bạch.
Có nền chính trị, an ninh,
quốc phòng ổn định,
Chính trị không có sự tranh chấp,
đối đầu giữa các Đảng hay
các bè phái.
Chủng loại hàng hóa còn
Mặt hàng chưa đa dạng, mẫu mã lạc
hậu, không thích hợp, kiểu

61
dáng chưa hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng.
Marketing về quảng bá sản
Marketing/ PR phẩm gỗ Việt Nam trên các
sản phẩm phương tiện truyền thông của
Hoa Kỳ còn yếu.
Việt Nam còn sử dụng công
nghệ lạc hậu, quy mô sản
Công nghệ sản
xuất nhỏ, chưa đáp ứng được
xuất
những yêu cầu về sản xuất mà
Hoa Kỳ đặt ra.

4.1.2. Cơ hội, thách thức

Cơ hội Thách thức


Hoa Kỳ là quốc gia đông Hoa Kỳ là thị trường hấp dẫn
dân dẫn đến thị trường tiêu nhưng cũng là thị trường
thụ lớn, người tiêu dùng ở cạnh tranh gay gắt nhất.
đây mau sắm nhiều. Thêm
Thị trường
nữa, lượng Việt kiều sinh
sống và làm việc ở Hoa Kỳ
rất đông, ưa chuộng hàng
Việt.
Chủng loại hàng hóa phải
Mặt hàng phong phú do Hoa Kỳ là
quốc da đa chủng tộc.
Việt Nam bị Hoa Kỳ kiện
Chống bán phá chống bán phá giá. Tình đến
giá 5 năm trở lại đây, Việt Nam
đã có 97 vụ điều kiện liên

62
quan đến phòng vệ thương
mại, nhiều nhất là Hoa Kỳ
với 40 vụ, chủ yếu là về vấn
đề chống lẩnh trốn thuế với
gỗ dán.
Các đạo luật hạn chế nhập
khẩu của Hoa Kỳ mà cụ thể
Các đạo luật/ Quy
là đạo luật LACEY và đạo
định của Hoa Kỳ
luật về Cải tiến an toàn sản
phẩm tiêu dùng.
Việc tham gia các Hiệp
Việt Nam tham định Thương mại:Việt
gia các Hiệp định Nam gia nhập WTO, ký
Quốc tế Hiệp định Thương mại
Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đồ gỗ của Trung Quốc từ - Rủi ro từ chính sách gia
lâu đã bị Hoa Kỳ đánh thuế tăng bảo hộ của Hoa Kỳ.
chống phá giá cao, cuộc Hoa Kỳ ngày càng có xu
chiến thương mại Mỹ- hướng gia tăng bảo hộ nền
Trung. Hoa Kỳ áp đặt mức kinh tế trong nước, rủi ro
thuế cao và công bố hạn cho các nước có thặng dư
Chiến tranh
chế đầu tư vào các sản thương mại với Hoa Kỳ như
thương mại Mỹ -
phẩm xuất khẩu từ thị Việt Nam là các rào cản về
Trung
trường Trung Quốc, trong thuế quan và kĩ thuật. Như
đó có mặt hàng gỗ. vậy các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam như
xuất khẩu gỗ và các sản
phẩm từ gỗ, linh kiện điện
tử… có khả năng trở thành

63
tối tượng bị áp thuế và các
rào cản kĩ thuật trong thời
gian tới.
- Rủi ro từ nguồn gốc xuất xứ
hàng hóa của Hoa Kỳ. Do
mục đích tránh các khoản
thuế Hoa Kỳ áp lên Trung
Quốc, các doanh nghiệp
nước này tăng cường hoạt
động xuất khẩu hàng hóa
sang Việt Nam khiến Việt
Nam đang phải đối mặt với
nguy cơ trở thành nơi trung
chuyển của hàng hóa Trung
Quốc xuất khẩu sang Hoa
Kỳ để tránh thuế.

4.1.3. Phân tích IFE, EFE


4.1.3.1. IFE
Tầm quan
Các yếu tố bên trong Trọng số Tính điểm
trọng
Điểm mạnh (S)
1. Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ
0.1 3 0.3
sang Hoa Kỳ lâu năm.
2. Nguồn nhân lực dồi dào,
phong phú, nhân công giá
0.1 3 0.3
thấp hơn các nước trong khu
vực.

3. Mặt hàng có chất lượng tốt. 0.09 2 0.18

64
4. Ngành gỗ Việt Nam nhận
được nhiều nguồn vốn đầu tư 0.08 3 0.24
nước ngoài.
5. Chính sách hỗ trợ xuất
0.09 3 0.27
khẩu ngành của chính quyền.
6. Là ngành xuất khẩu mũi
nhọn, phát triển ổn định, bền
0.08 4 0.32
vững dựa trên nền chính trị,
an ninh vĩ mô vững vàng.
Điểm yếu (W)
7. Thị trường gỗ phát triển
nhanh nhưng không bền
vững, năng lực cạnh tranh 0.08 2 0.16
của hầu hết các doanh nghiệp
này chưa thực sự mạnh.
8. Việt Nam hàng năm vẫn
phải nhập khẩu một lượng
0.08 3 0.24
lớn gỗ phục vụ cho nhu cầu
các doanh nghiệp trong nước.
9. Chất lượng lao động còn
0.07 3 0.21
yếu.
10. Chủng loại hàng hóa còn
0.07 2 0.14
chưa đa dạng.
11. Marketing yếu 0.08 2 0.16
12. Công nghệ lạc hậu, quy
0.08 1 0.08
mô sản xuất nhỏ.
Tổng 2.6

65
Tổng điểm tính được là 2,6 cho thấy rằng ngành xuất khẩu gỗ và các sản
phẩm từ gỗ từ thị trường Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đang phản ứng ở trên
mức trung bình, đã biết tận dụng khá tốt các điểm mạnh của mình, hạn chế các
điểm yếu từ môi trường bên trong nước.

Trong đó có thể thấy các điểm mạnh (S1,2,6) và các điểm yếu (W7,8,9) có
ảnh hưởng lớn hơn cả đến ngành gỗ Việt Nam.

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu gỗ truyền thống của Việt Nam nên sẽ thuận
lợi hơn trong việc vân chuyển và các chính sách. Hoa Kỳ là quốc gia đông dân,
thị trường tiêu thụ lớn, lượng Việt Kiều sống ở đây khá đông, ưa chuộng hàng
Việt, đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam. Trong những
năm trở lại đây, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ là một trong những ngành
mũi nhọn của Việt Nam một phần lớn dựa trên nền chính trị ổn định, không xảy
ra chiến tranh nội bộ, các doanh nghiệp yên tâm sản xuất.

Thị trường Việt Nam phát triển nhanh nhưng không bền vững, năng lực cạnh
tranh so với các thị trường khác chưa thực sự mạnh do quy mô sản xuất nhỏ, chủ
yếu là các doanh nghiệp nhỏ và các làng nghề chưa có nhiều công nghệ sản xuất
tiên tiến, thiếu chiến lược quản lý trong kinh doanh,... sản phẩm làm ra có giá
thành cao, giảm năng lực cạnh trạnh với các quốc gia cùng hoạt xuất khẩu gỗ và
các sản phẩm từ gỗ sang thị trường Hoa Kỳ.. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào,
giá nhân công thấp, nhưng chất lượng lao động còn yếu, phần lớn là lao động tay
chân, lao động có chuyên môn thấp hay lao động phổ thông. Số lao động được đào
tạo bài bản từ các trường đại học, cao đẳng, hay các trường trung cấp nghề chưa
đáp ứng đủ nhu cầu của ngành. Việt Nam hàng năm vẫn phải nhập khẩu một lượng
lớn gỗ từ các nước lân cận để phục vụ cho nhu cầu các doanh nghiệp trong nước.

66
4.1.3.2. EFE

Các yếu tố bên ngoài Tầm quan trọng Trọng số Tính điểm
Cơ hội (O)
1. Hoa Kỳ là quốc gia đông dân
0.11 3 0.33
 Thị trường tiêu thụ lớn
2. Việc tham gia các Hiệp định
Thương mại:Việt Nam gia
nhập WTO, ký Hiệp định 0.1 2 0.2
Thương mại Việt Nam - Hoa
Kỳ
3. Đồ gỗ của Trung Quốc từ lâu
đã bị Hoa Kỳ đánh thuế chống
0.11 2 0.22
phá giá cao, cuộc chiến thương
mại Mỹ-Trung.
Thách thức (T)
4. Hoa Kỳ là thị trường hấp dẫn
nhưng cũng là thị trường cạnh 0.1 3 0.3
tranh gay gắt nhất.
5. Chủng loại hàng hóa phải
0.1 1 0.1
phong phú
6. Việt Nam bị Hoa Kỳ kiện
0.12 2 0.24
chống bán phá giá
7. Các đạo luật hạn chế nhập
khẩu của Hoa Kỳ mà cụ thể là
đạo luật LACEY và đạo luật về 0.13 2 0.26
Cải tiến an toàn sản phẩm tiêu
dùng.

67
8. Rủi ro từ chính sách gia tăng
bảo hộ của Mỹ trong chiến 0.11 2 0.22
tranh thương mại Mỹ - Trung
9. Rủi ro từ nguồn gốc xuất xứ
hàng hóa trong chiến tranh 0.12 3 0.36
thương mại Mỹ - Trung

Tổng 2.23

Tổng điểm tính được là 2.23 cho thấy ngành xuất khẩu gỗ và các sản phẩm
từ gỗ từ thị trường Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ vẫn chưa tận dụng hết được
các cơ hội cũng như chưa khắc phục được các thách thức từ môi trường bên ngoài.

Các cơ hội và thách thức có ý nghĩa quyết định đối với ngành xuất khẩu gỗ
Việt Nam bao gồm O1, O3, T4, T7, T9.

Đối với đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam ở thị trường tiềm năng Hoa
Kỳ đấy chính là Trung Quốc. Nhưng những sản phẩm đồ gỗ của Trung Quốc từ
lâu đã bị Hoa Kỳ đánh thuế chống phá giá cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi
để các doanh nghiệp gỗ Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Không
những thế, do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mà một số mặt
hàng của Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị đánh thuế cao lên, trong đó có
mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ. Điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh rất lớn cho
mặt hàng gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ so với đồ gỗ của Trung
Quốc.

Hoa Kỳ là thị trường hấp dẫn nhưng cũng là thị trường cạnh tranh gay gắt
nhất, do lượng tiêu thụ lớn, tạo nhiều cơ hội lớn cho các thị trường các nước xuất
khẩu hàng hóa, một trong số đó là ngành xuất khẩu gỗ. Thêm nữa, Hoa Kỳ là thị
trường đòi hỏi nghiêm khắc về chất lượng, an toàn sản phẩm, các nhà xuất khẩu
đồ gỗ phải có chứng nhận FSC, một tiêu chuẩn khá khắt khe và không dễ áp dụng
đối với thực trạng rừng trồng ở Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, đạo luật Lacey vừa được

68
ban hành, bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm nay và đầu năm sau cũng thắt chặt hơn
việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm gỗ. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là cơ
hội, nhưng cũng là một thách thức với Việt Nam trong việc kiểm nguồn gốc xuất
xứ hàng hóa. Để tránh mức thuế suất cao, Trung Quốc đã nhập khẩu hàng hóa
sang Việt Nam khiến Việt nam đang phải đối mặt với nguy cơ trở thành nơi trung
chuyển của hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

4.2. Giải pháp và kiến nghị

4.2.1. Giải pháp

4.2.1.1 Nhóm giải tăng trưởng: tận dụng cơ hội phát huy điểm mạnh

a. Hoàn thiện hệ thống chính sách phù hợp với quy định thị trường Hoa Kỳ đối
với các nhóm mặt hàng chủ lực. (S1, S6, O1)

Một là, triển khai thực hiện hiệu quả Luật Lâm nghiệp và các văn bản quy
định chi tiết thi hành Lâm nghiệp đã được Chính phủ ban hành; tiếp tục nghiên
cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý hỗ trợ cho
ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.

Hai là, Nghiên cứu, đề xuất ban hành một số cơ chế, chính sách tiếp tục tháo
gỡ khó khăn tạo môi trường thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, mở rộng đầu tư.
Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu gỗ thô phù hợp với bảo đảm nhu cầu về nguồn
nguyên liệu cho sản xuất trong nước.

Ba là, Tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách của Nhà nước tại Quyết
định số 38/2016/QĐ-TTg; Quyết định số 886/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-
2020; Để có thể tạo điều kiện ổn định đời sống cho dân làm rừng.

Bốn là, Nhà nước cần quan tâm đến nhân tố lao động trong ngành gỗ, phát
triển nguồn nhân lực cung cấp cho ngành chế biến gỗ và lâm sản. Xây dựng
chương trình phát triển nguồn nhân lực cho ngành chế biến gỗ Việt Nam, có cơ

69
chế, chính sách hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề mở các
chuyên ngành đào tạo; đổi mới chương trình giảng dạy, đào tạo để cung cấp nguồn
nhân lực có trình độ chuyên môn, lành nghề đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Đẩy mạnh hơn nữa các chính sách giáo dục nghiêng về thực tế, đầu tư thêm máy
móc trong trường học giúp lao động có tay nghề vững hơn khi ra trường và không
bỡ ngỡ với những loại máy móc chuyên dùng ở các doanh nghiệp.

b. Tập trung theo đuổi chiến lược “cost-leadership” (dẫn đầu chi phí), giảm chi
phí sản xuất, chi phí lao động tạo ra sức cạnh tranh về giá (đúng theo luật chống
bán phá giá của Hoa Kỳ). (S2 + O2 + O3)

Tập trung đầu tư sản xuất, công nghệ kĩ thuật hiện đại với mục đích tiết kiệm
sức lao động, từ đó tiết kiệm được chi phí thuê nhân công, giảm chi phí sản xuất,
nâng cao sức cạnh tranh về giá. Bên cạnh đó, khi áp dụng công nghệ kĩ thuật hiện
đại giúp nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng gỗ của Việt Nam.

4.2.1.2 Hỗ trợ bảo vệ: khắc phục điểm yếu hạn chế tác động không mong muốn từ
thách thức

a. Chiến lược sản phẩm tập trung cho các sản phẩm mũi nhọn (W7 + T4)
nhằm quy hoạch lại ngành sản xuất và XK gỗ (gỗ thành phẩm/gỗ nội thất), mở
rộng quy mô sản xuất.

Nhiều doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng
sản xuất và cung ứng thiết bị máy móc, sản phẩm phụ trợ thay thế hàng nhập khẩu,
giảm phụ thuộc vào bên ngoài, tiết kiệm chi phí, giá thành, nâng cao giá trị gia
tăng sản phẩm như: các hệ thống máy móc thiết bị ép, bào, phân loại gỗ, sơn, keo,
vật liệu trang trí bề mặt, vật liệu gắn kết cấu kiện sản phẩm, bao bì đóng gói sản
phẩm.

b. Đa dạng và tự chủ về nguyên liệu (W8 + T9)

Đảm bảo cung đủ nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế biến và xuất khẩu
gỗ và các sản phẩm từ gỗ, lâm sản. Tập trung giải quyết các vấn đề sau:

70
Một là, kiểm soát chất lượng rừng chồng thông qua việc sử dụng giống cây
trồng lâm nghiệp, kết hợp tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tập quán
canh tác trồng rừng từ quảng canh sang thâm canh rừng.

Hai là, đẩy nhanh triển khai thực hiện Đề án Quản lý rừng bền vững đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để cung ứng gỗ nguyên liệu trong nước có
chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo quy định pháp luật, hài hòa với tiêu chí của
quốc tế.

Ba là, phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền
vững theo thông lệ, tiêu chí quốc tế. Phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu
phụ trợ, xem xét chính sách thuế cho các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị, nguyên
liệu để sản xuất vật liệu phụ trợ trong nước; mở rộng mạng lưới phân phối, giới
thiệu sản phẩm tại các thị trường nước ngoài gắn với xây dựng thương hiệu sản
phẩm gỗ, lâm sản Việt.

Bốn là, tiếp tục rà soát, rút kinh nghiệm để hoàn thiện và nhân rộng mô
hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, kinh doanh và xuất khẩu lâm sản với
người trồng rừng nhằm chủ động nguồn nguyên liệu và đảm bảo cung ứng, truy
suất nguồn gốc nguyên liệu hợp pháp cho sản xuất, chế biến, đẩy nhanh diện rộng
chuỗi giá trị sản phẩm, chia sẻ lợi ích, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời
sống cho người trồng rừng.

4.2.1.3 Nhóm giải pháp về thị trường

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn đang còn gặp rất nhiều khó khăn
trong việc tìm hiểu cũng như tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Để giúp đỡ - đẩy mạnh
cải tiến mô hình và chức năng hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại để
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại từ ngân sách
nhà nước. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ xúc
tiến thương mại để xóa bỏ dần tình trạng doanh nghiệp trông chờ vào kinh phí và
những chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước như hiện nay.

71
Thứ nhất, Tổ chức các khoá đào tạo, các lớp tập huấn hay hội nghị, hội thảo
về hệ thống pháp luật thương mại của Hoa Kỳ nhằm nâng cao hiểu biết của các
doanh nghiệp về khía cạnh pháp lý trong kinh doanh với Hoa Kỳ.

Thứ hai, khuyến khích các hiệp hội ngành hàng tự thành lập các quỹ phòng
ngừa rủi ro riêng cho ngành hàng của mình, nhất là trong những ngành quan trọng,
có khối lượng xuất khẩu lớn.

Thứ ba, nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác
dự báo, thông tin thị trường và định hướng phát triển xuất khẩu. Cần tập trung hơn
nữa vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường Hoa Kỳ, sản phẩm, đối thủ cạnh
tranh và tổ chức các kênh thông tin đầy đủ, kịp thời tới các doanh nghiệp xuất
khẩu trong nước.

Thứ tư, duy trì tăng trưởng ổn định tại các thị trường hiện có, tìm kiếm mở
rộng thị trường tiềm năng, thị trường mới nổi. Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc
tế, tiếp tục triển khai đàm phán và thực hiện chương trình hợp tác lâm nghiệp với
một số quốc gia trọng điểm, trong đó chú trọng việc hợp tác, hỗ trợ về công nghiệp
chế biến lâm sản, nhất là các quốc gia có giá trị thương mại cao.

4.2.1.4. Nhóm giải pháp về marketing (S3, W11)


Một là, duy trì tăng trưởng ổn định tại các thị trường hiện có, tìm kiếm mở
rộng thị trường tiềm năng, thị trường mới nổi. Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc
tế, tiếp tục triển khai đàm phán và thực hiện chương trình hợp tác lâm nghiệp với
một số quốc gia trọng điểm, trong đó chú trọng việc hợp tác, hỗ trợ về công nghiệp
chế biến lâm sản, nhất là các quốc gia có giá trị thương mại cao.

Hai là, tiếp tục hỗ trợ các Hiệp hội và các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt
Nam về thông tin thị trường, các qui định pháp lý về gỗ hợp pháp của các quốc
gia, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm gỗ nội, ngoại thất quốc gia, doanh
nghiệp có uy tín trên trường quốc tế.

72
4.2.2. Kiến nghị
* Đối với nhà nước

Một là, hỗ trợ tạo nguồn nguyên liệu. Nhà Nước tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp nhập khẩu nguyên liệu tập trung với khối lượng lớn và các chính sách trồng
rừng được đảm bảo để có nguồn nguyên liệu lâu dài.

Hai là, hỗ trợ hình thành các cụm công nghiệp chế biến gỗ. Việc hình thành
các cụm công nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và cung cấp
nguyên liệu, linh kiện để hoàn tất và đáp ứng được những đơn hàng lớn mà một
doanh nghiệp khó có thể đáp ứng kịp thới gian nhờ việc hợp tác và chia sẻ.

Ba là, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. Nhà nước cần đảm bảo tạo ra nguồn lao
động chất lượng cao để đáp ứng sự gia tăng chất lượng sản phẩm và lao động lành
nghề, tạo ra các sản phẩm mang lại sự khác biệt.

Bốn là, hỗ trợ tập trung nguồn lực để đổi mới công nghệ. Chính phủ và các
Bộ, ngành cần quan tâm và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong việc
triển khai và xây dựng các thương hiệu về sản phẩm gỗ Việt Nam.

Về chính sách quản lý vĩ mô, Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn việc thực hiện EVFTA ngay trong năm 2020 để giúp
cộng đồng DN có căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh trong
thời gian tới.

* Đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp ngành Gỗ cần nâng cao công tác dự báo nhu cầu nguyên
liệu; cần rà soát nguồn nguyên liệu gỗ trong nước, từ đó có chính sách cụ thể trong
việc trồng rừng, khai thác, xuất khẩu gỗ thô và sử dụng triệt để nguyên liệu gỗ
trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam phải có ý thức tự vươn
lên, khắc phục những hạn chế nội tại trong các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, đào
tạo kỹ năng lao động, đẩy mạnh mô hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến gỗ
với doanh nghiệp trồng rừng, nâng cao tính cộng đồng và trách nhiệm xã hội.

73
Các hiệp hội gỗ và lâm sản phát huy vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với
các cơ quan quản lý Nhà nước, cần kịp thời phản ánh những kiến nghị, khó khăn,
vướng mắc trong thực tiễn sản xuất, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt
và có các giải pháp kịp thời, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp sản xuất, xuất khẩu.

Các doanh nghiệp gỗ cần giữ vững tính sáng tạo, chủ động trong tổ chức sản
xuất, phát triển thương hiệu, duy trì ổn định bạn hàng, không gian lận trong sản
xuất, xuất khẩu để giữ uy tín cho doanh nghiệp nói riêng và cho ngành chế biến
gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

74
KẾT LUẬN

Ngành gỗ nói chung và ngành xuất khẩu gỗ nói riêng của Việt Nam hiện giờ
vẫn đang có rất nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt đối với thị trường tiềm năng
như Hoa Kỳ. Mặc dù, trong những năm gần đây việc xuất khẩu gỗ sang thị trường
này gặp rất nhiều khó khăn trên nhiều khía cạnh. Khó khăn từ thị trường trong
nước như thiếu hụt về nguồn nguyên liệu hay nguồn nhân lực lao động lành nghề
có chuyên môn. Mặt hàng gỗ của Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn khi được
xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ, vì đây là thị trường yêu cầu rất khắt khe về tính
hợp pháp của sản phẩm được nhập khẩu. Hay phải cạnh tranh với nhiều đối thủ
mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu đồ gỗ như Trung Quốc, Malaysia,… Mặc dù chính
phủ và nhà nước Việt Nam mặc dù đã có những chính sách ưu tiên để có thể giúp
đỡ ngành gỗ phát triển hơn. Nhưng thế vẫn chưa đủ với thực trạng ngày gỗ xuất
khẩu của Việt Nam bây giờ, mặc dù kimngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ lớn, nhưng
vẫn chưa chiếm thị phần cao trong kim ngạch nhập khẩu gỗ của Hoa Kỳ. . Do đó,
thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ cần phải được sự quan tâm và tạo điều kiện của nhà
nước, cũng như lỗ lực phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp xuất khẩu. Nhà nước,các doanh nghiệp và các hiệp hội về đồ gỗ và lâm sản
cần liên kết chặt chẽ với nhau để phát triển ngành công nghiệp đồ gỗ cả về chiều
rộng và chiều sâu,tăng trưởng bền vững. Đối với thị trường Hoa Kỳ với quy mô
vô cùng lớn thì cần có những nghiên cứu cụ thể để có những định hướng cụ thể và
biện pháp tiếp cận, xuất khẩu được những mặt hàng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng
của người Mỹ, tìm hiểu đầy đủ thông tin để việc xuất khẩu thuận lợi tránh những
vi phạm đáng tiếc gây thiệt hại về phía doanh nghiệp xuất khẩu.

Với những tìm kiếm cũng như nghiên cứu trên nhóm tác giả hy vọng có thể
đóng góp một phần nào đó giúp ngành gỗ của Việt Nam nhận ra thực trạng hiện
có của mình và có những giải pháp hợp lý.

75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Minh Đức (1994), Lịch sử nước Mỹ, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

2. Báo cáo phát triển (2013), Việt Nam thực hiện cam kết, Ngân hàng thế

giới phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á.

3. Vụ Châu Mỹ, Bộ Ngoại giao (1995), Chiến lược đối ngoại của Mỹ trong

những năm 90.

4. Vụ Âu Mỹ, Bộ Thương Mại (1995), Tìm hiểu luật, chính sách thương

mại, một số quy định và thủ tục trong buôn bán với Mỹ

5. Bộ Thương Mại (2011), Cục diện kinh tế thế giới 2000 và Dự báo thương

mại 2011.

6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Quy định Hải quan đối với

hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ

7. Công ty luật Russin&Vecchi, Mỹ (2010), Đưa các sản phẩm vào thị

trường Mỹ.

8. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2015), Xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Những

điều cần biết. Phần 1.

9. PTS. Đinh Văn Tiến, PTS. Phạm Quyền (1997), Tìm hiểu để hợp tác và

kinh doanh với Mỹ, Nhà xuất bản Thống Kê. 1

10. Bộ Thương mại (2016), Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2016 – 2020.

11.Võ Thanh Thu, Nguyễn Cường, Nguyễn Thị My (2001), Chiến lược thâm

nhập thị trường Mỹ, Nhà xuất bản Thống kê.

76
12. Kim Ngọc (2011), Kinh tế thế giới thế kỷ XX và triển vọng những thập

kỷ đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

13. Cục xúc tiến Thương mại Việt Nam (tháng 6 năm 2012), Xuất khẩu sang

thị trường Hoa Kỳ: một số thông tin nên biết.

14. Đỗ Đức Thịnh (2010), Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ, Nhà xuất

bản Thế giới.

15. Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp (2013), Việt Nam trên

đường hội nhập và thị trường thế giới, Nhà xuất bản Thanh niên.

Tài liệu Tiếng Anh

16. Ernst & Young Firm, 2010, Doing Business in the United States.

17. US House of Representative, Overview and compilation of US Trade

Statutes, 2015 Edition Committee on ways and means.

18. US Department of Commerce, June 2010, US Imports for Consumption

at Customs Value from Vienam.

19. Following CRS Reports for Congress – Congressional Research Services,

The Library of Congress, United States:

Trade and Americas, November 19th 2012. The Vietnam-US Bilateral

Trade Agreement, September 9th 2012

77
Trang Web

20. Bộ thương mại : http://www.mot.gov.vn

21. Cục xúc tiến thương mai : http://www.vietrade.gov.vn

22. Bộ ngoại giao : http://www.mofa.gov.vn

23. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn : http://www.agroviet.gov.vn

24. Bộ kế hoạch và đầu tư : http://www.invest.mpi.gov

25. Bộ tài chính : http://www.mof.gov.vn

26. Bộ thủy sản : http://www.fistenet.gov.vn

27. Bộ công nghiệp : http://www.moi.gov.vn

28. Tổng cục thống kê : http://www.gso.gov.vn

29. FAOSTAT-Cơ sở dữ liệu lâm nghiệp

78

You might also like