Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP NÂNG CAO CHƯƠNG IV – BIẾN DỊ

Bài 1. Gen D bị đột biến ở 1 cặp nuclêôtit tạo thành gen d. Gen D và gen d có chiều dài bằng nhau.
Hãy cho biết:
a. Dạng đột biến xảy ra đối với gen D?
b. Gen D và gen d có thể khác nhau ở những điểm nào?
Bài 2. Một gen có chiều dài 5100 A0. Trên mạch 2 của gen có 250 nuclêôtit loại A và 650 nuclêôtit
loại T. Đột biến liên quan đến 1 cặp nuclêôtit xảy ra không làm thay đổi tổng số nuclêôtit của gen
và dẫn đến số liên kết hiđrô sau đột biến là 3600 liên kết.
a. Xác định dạng đột biến.
b. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, đòi hỏi môi trường cung cấp bao nhiêu nuclêôtit
mỗi loại.
Bài 3. Một mạch của gen B mạch kép có 120T, 240A, 360X và 480G. Gen B đột biến thành gen b.
Khi gen b nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 2398 nuclêôtit. Xác định dạng đột biến từ
gen B thành gen b.
Bài 4. Gen S đột biến thành gen s. Gen S và s tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà
môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Xác định dạng đột
biến xảy ra với gen S.
Bài 5. Chiều dài của gen B là 4080 Ả. Khi sự nhân đôi liên tiếp 2 lần từ gen B đã tạo ra gen b có
2402 nuclêôtit.
1. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.
2. Gen B đột biến thành gen b vẫn có chiều dài như gen B thì đó là dạng đột biến nào ?
Bài 6. Một gen có chiều dài 5100 A0. Trên mạch 2 của gen có 250 nuclêôtit loại A và 650 nuclêôtit
loại T. Đột biến liên quan đến 1 cặp nuclêôtit xảy ra không làm thay đổi tổng số nuclêôtit của gen
và dẫn đến số liên kết hiđrô sau đột biến là 3600 liên kết.
a. Xác định dạng đột biến.
b. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, đòi hỏi môi trường cung cấp bao nhiêu nuclêôtit
mỗi loại.
Bài 7. Gen B có chiều dài 4080A0, trong đó số nucleôtit loại ađênin (A) chiếm 20% tổng số
nucleôtit của gen. Gen B đột biến làm xuất hiện alen b có ít hơn gen B là 1 liên kết hiđrô nhưng
chiều dài không đổi. Tính số nuclêôtit từng loại của gen B và gen b?
Bài 8. Gen B có 3000 nuclêôtit, trong đó có A = 1/2 G. Gen B đột biến thành gen b, nhưng số lượng
nuclêôtit của 2 gen vẫn bằng nhau. Gen b có tỉ lệ A/G = 50,15%. Xác định kiểu đột biến từ gen B
thành gen b.
Bài 9. Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen 
mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104đvC. Tính số nuclêôtit mỗi 
loại của gen ban đầu và gen sau đột biến.
Bài 10. Gen B có chiều dài 0,68µm. Trên mạch thứ nhất của gen có tỉ lệ A:T:G:X = 1:2:3:4. Gen B bị
đột biến thành gen b. Khi cả hai gen B và b cùng nhân đôi liên tiếp 5 lần đã đòi hỏi môi trường nội
bào cung cấp tổng số 248000 nuclêôtit, trong đó có 37231 nuclêôtit loại A.
a) Xác định số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi mạch của gen B.
b) Đột biến gen B thành gen b thuộc dạng nào? Biết rằng đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp
nuclêôtit.
Bài 11. Gen B có tổng số nuclêôtit là 3000, số liên kết hiđrô là 3500, gen này bị đột biến mất 6
nuclêôtit thành gen b. Biết khi gen B và b tự nhân đôi liên tiếp 3 lần, số nuclêôtit loại Ađênin môi
trường cung cấp cho gen b ít hơn gen B là 14 nuclêôtit.
a. Gen B gồm bao nhiêu chu kỳ xoắn?
b. Xác định chiều dài của gen B và gen b.
c. Xác định số liên kết hiđrô của gen b.
Bài 12. Một gen có chứa 2398 liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit. Gen bị đột biến thêm 1 đoạn. Đoạn
gắn thêm có chứa 185 liên kết hydrô và 40 ađênin. Sau đột biến tỉ lệ loại guanin của gen bằng 30%.
a. Tính chiều dài của đoạn gen sau khi đột biến?
b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen trước khi đột biến xảy ra?
c. Sau đột biến gen tự nhân đôi một số lần và đã sử dụng của môi trường nội bào là 1530
ađênin. Xác định số liên kết hydrô bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi của gen?
Bài 13. Ở ruồi giấm, giả sử gen D có 1560 liên kết hidrô, trong đó số nucleotit loại G bằng 1,5 lần
số nucleotit loại A. Gen D bị đột biến thành gen d, làm cho gen d kém gen D 2 liên kết hidrô. Biết
rằng đột biến chỉ liên quan tối đa 2 cặp nuclêôtit và không làm thay đổi chiều dài của gen.
a) Xác định số nuclêôtit loại A trong kiểu gen Dd.
b) Cho phép lai: P: ♀Dd x ♂dd thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở
con đực giảm phân bình thường, còn ở con cái rối loạn giảm phân I nhiễm sắc thể không phân li,
giảm phân II bình thường. Xác định số nuclêôtit loại A trong kiểu gen ở F1?
Bài 14. Một gen B có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng
số nuclêôtít loại T; số nuclêôtit G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A, số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số
nuclêôtit loại T.
a) Xác định số nuclêôtit từng loại của gen B?
b) Gen B bị đột biến liên quan tới 1 cặp nuclêôtit thành gen b, gen b nhiều hơn 3 liên kết hiđrô so
với gen B. Tìm số nuclêôtit từng loại của gen b?
c) Giả sử có 4 thể đột biến có kiểu gen BBB, BBb, Bbb, bbb. Hãy xác định số nuclêôtit từng loại
trong mỗi tế bào ở từng thể đột biến trên?
Bài 15. Xét một cặp gen Bb có chiều dài bằng nhau và bằng 4080A°, gen B có hiệu số giữa A với
nuclêôtit không bổ sung với nó là 5% tổng số nuclêôtit của gen. Gen b có số nuclêôtit loại A ít hơn loại
A của gen B là 180 nuclêôtit. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen B và b.
PHẦN II – ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
Bài 1.Bộ NST lưỡng bội của loài 2n =14 .Có bao nhiêu loại đột biến
- Thể một nhiễm .
- Thể ba nhiễm .
- Thễ bốn nhiễm .
- Thể khuyết nhiểm ( thể không nhiễm).
- Thể ba nhiễm kép .
- Thể một nhiễm kép.
Bài 2. Một loài sinh vật có số nhóm liên kết bằng 10. Do đột biến NST ,bộ NST có 22 NST .Khả
năng đột biến loại nào có thể xảy ra ? Sự khác nhau giữa các đột biến trên ?
Bài 3.Ở ngô ,hạt phấn thừa 1NST (n + 1) không có khả năng thụ tinh ,nhưng tế bào noãn thừa 1
NST (n + 1) vẫn thụ tinh bình thường .Các cây 3 nhiễm Rrr tạo các giao tử theo tỷ lệ 1R : 2Rr : 2r :
1rr. Nếu R xác định màu đỏ và r màu trắng .Hãy dự đoán kết quả của các phép lai sau
1) ♀Rrr x ♂ rr.
2) ♀rr x ♂ Rrr
3) ♀Rrr x ♂ Rrr.
Bài 4 .Khi lai thứ cà chua đỏ lưỡng bội thuần chủng với thứ cà chua lưỡng bội quả vàng thì ở F1
thu được toàn cây quả đỏ .Xử lý consixin để tứ bội hóa các cây F1, rồi chọn 3 cặp cây bố mẹ để
giao phấn thì ở F2 xảy ra 3 TH:
*Trường hợp 1 : 1890 cây quả đỏ và 54 cây quả vàng .
*Trường hợp 2 : 341 cây quả đỏ và 31 cây quả vàng .
*Trườnghợp 3 : 151cây quả đỏ và 50 cây quả vàng (cho biết tính trạng màu sắc quả do 1 gen chi
phối và quá trình giảm phân ở các cây F1 xảy ra bình thường )
Giải thích KQ và viết SĐL từ P →F2, trong 3TH trên .
Bài 5. Ở cà chua ,gen B quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng Cây cà
chua 2n bị đột biến đa bội thể thành cây 3n và 4n .
Hãy cho biết KG của các cây cà chua 2n,3n,4n có thể có .
Bài 6. Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lý khác nhau .Phân tích trật tự trên NST số 2,
người ta thu được kết quả sau :
- Dòng 1có thứ tự các đoạn NST là ABFEDCGHIK.
- Dòng 2………………………….. ABCDEFGHIK.
- Dòng 3 …………………………..ABFEHGIDCK.
- Dòng 4………………………… ABFEHGCDIK.
Giả sử dòng ruồi giấm 2 là loài gốc thì các dòng ruồi khác có thể tạo ra như thế nào?
Bài 7. Cho NST có cấu trúc và trình tự các gen như sau : A ,B ,C ,D ,E , F , G , H
Hãy cho biết tên cac đột biến cấu trúc NST đã tão ra các NST có cấu trúc và trình tự các gen tương
ứng với các trường hợp sau :
TH 1 : A , B ,C ,F , E , D ,G , H
TH 2 : A , B ,C ,E , F, G ,H
TH 3 : A ,D , E ,F , B ,C ,G , H
TH 4 : A , D , C , B , E , F , G, H
Nêu cơ chế phát sinh các đột biến ở trường hợp : TH 1 và TH 2?
Bài 8 .Bộ NST của 1 loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST ( ký hiệu I , II , III , IV, V ).Khi khảo sát
1 quần thể của loài này ,người ta pháp hiện ba thể đột biến ( ký hiệu a, b , c) .Phân tích tế bào học ba
thể đột biến đó ,thu được kết quả sau :
Thể đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp
I II III IV V
A 3 3 3 3 3
B 5 5 5 5 5
C 1 2 2 2 2
Tên gọi của của các thể đột biến trên là?
Bài 9.Khi nghiên cứu 4 dòng ruồi giấm sau thuộc cùng loài.
- Dòng 1 : có thứ tự các đoạn NST là A H B D C F E G .
- Dòng 2 : ---------------------------------- A E D C F B H G .
- Dòng 3 :---------------------------------- A H B D G E F C.
- Dòng 4 :---------------------------------- A E F C D B H G.
Nếu dòng 2 là dòng xuất phát , thì loại ĐB đã sinh ra 3 dòng kia và trật tự phát sinh các dòng đó là:
Bài 10. Hình dưới đây là ảnh chụp từ tiêu bản cố định bộ nhiễm sắc thể của một người bị bệnh di
truyền.
Hãy cho biết người này là nam hay nữ; bị bệnh di truyền nào? Giải thích.
Bài 11. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14 NST. Quan sát quá trình phân
bào của một tế bào (A) trên cây đột biến dị bội của loài này, người ta thấy các nhiễm sác thể kép
đang phân li về hai cực của tế bào, ở mỗi cực tế bào đều chứa 6 nhiễm sắc thể kép. Hãy xác định bộ
nhiễm sắc thể chứa trong tế bào (A) và dạng đột biến của cây dị bội trên. (Biết trong tế bào (A)
không phát sinh đột biến mới).
Bài 12. Một cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn thu được F 1. Trong quá trình giảm phân của tế bào
tạo hạt phấn có 20% tế bào giảm phân không phân li cặp Aa ở giảm phân I, giảm phân II bình
thường, cặp Bb giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân tạo noãn, có 20% tế bào sinh
dục giảm phân không phân li cặp Bb (ở cả 2 tế bào con), giảm phân I diễn ra bình thường, cặp Aa
giảm phân bình thường. Hạt phấn thiếu NST (n -1) không có khả năng thụ phấn, các loại giao tử
khác thụ phấn và thụ tinh bình thường, các hợp tử có khả năng sống như nhau. Trong số cá thể ở F 1,
thể đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Bài 13. Một cá thể của một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình
giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân
li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm
phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao
tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
Bài 14. Một tế bào sinh dưỡng của 1 thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể được phát sinh từ một loài
sinh vật lưỡng bội nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra các tế bào con có tổng số 144 nhiễm sắc thể.
Trong trường hợp đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp nhiễm sắc thể, hãy cho biết:
- Bộ NST lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu?
- Cơ chế phát sinh (bằng sơ đồ) thể đột biến trên.
Bài 15. Một loài thực vật tự thụ phấn có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Trong quá trình phát
sinh giao tử, 20% tế bào sinh giao tử đực và 10% tế bào sinh giao tử cái có cặp nhiễm sắc thể số 5
không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các cặp nhiễm sắc thể khác phân li
bình thường.
a. Trong số các giao tử đực được tạo ra, giao tử đực chứa 13 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ bao nhiêu
%?
b. Cho rằng các giao tử được tạo ra có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau. Tính tỉ lệ hợp tử
có 25 nhiễm sắc thể.

You might also like