39 - Lê Thị Phương Thảo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

----------

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ


HỌC PHẦN: CƠ SỞ TIẾNG VIỆT 3

Giảng viên : TS. Nguyễn Đức Khuông


Sinh viên : Lê Thị Phương Thảo
Mã sinh viên : 20010727
Lớp học phần : TMT 3022-1

Hà Nội, tháng… năm…


I.Khái quát về “Đồng dao”.
1.Khái niệm.
   Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam trong xã hội xưa.
Đồng dao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát
ru em... Thường gặp nhất là các bài gắn với các trò chơi trẻ em các vùng miền có nội
dung đều khá giống nhau, chỉ khác một vài tiếng địa phương.
 
2. Đặc điểm ngôn ngữ.
Thể thơ thường được sử dụng là thể thơ bốn chữ, bốn chữ biến thể và thể thơ lục bát,
thơ hai chữ, ba chữ, thể thơ hỗn hợp. 
Thành phần cấu tạo gồm âm điệu và thanh điệu, lối bắt vần chân, vần lưng tạo cho lời
ca bài đồng dao gần với chất ca xướng. 
Cùng với sự xuất hiện phổ biến của vần bằng (thanh không – thanh huyền), vần trắc
(gồm 4 thanh còn lại) ở giữa dòng và cuối dòng tạo nên tính trầm bổng cho giai điệu
chứa cả phần nhạc và phần thơ.
Ngoài ra, còn sử dụng thể thơ hỗn hợp, thể thơ lục bát, có khi lời ca do yêu cầu mở
rộng nội dung câu thơ nhưng vẫn phù hợp với nhận thức của trẻ
Vd:                         
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè…
Lời ca của đồng dao có vị trí quan trọng bởi sẽ giúp trẻ dễ nhớ, dễ phát âm, nội dung
lời ca có mối liên hệ mật thiết với môi trường xung quanh, sự vật hiện tượng, nội dung
trò chơi. Đặc biệt phần lời ca hỗ trợ cho động tác vận động của trò chơi linh hoạt
phong phú và hấp dẫn.
 
3.Đặc điểm âm nhạc. 
Về mặt tiết tấu, Đồng dao là những bài hát có cấu trúc nhịp theo chu kỳ lặp đi lặp lại
và nói theo tiết tấu. Đặc điểm này phù hợp với khả năng âm nhạc học sinh tiểu học, có
2 loại tiết tấu theo chu kỳ là:
Loại thứ nhất: Cấu trúc theo chu kỳ đơn
Là những bài Đồng dao có loại nhịp điệu thuần nhất thuộc nhóm cấu trúc tiết tấu chu
kỳ đơn như: Nu na nu nống, Kéo cưa lừa xẻ... được trẻ ngắt nhịp theo hơi thở từng câu
với phần nhịp điệu quan trọng
Loại thứ hai: Cấu trúc theo chu kỳ phức
Là những bài Đồng dao viết ở nhiều dạng (thường là hai) nhịp điệu kết hợp theo lối
xen kẽ hoặc luân phiên.
 
4.Ý nghĩa:
Trước hết, những bài đồng dao giúp trẻ em hiểu hơn về thế giới xung quanh. Nhưng
điều đặc biệt là đồng dao giúp cho các em tiếp thu thế giới muôn màu bằng ấn tượng
chứ không phải bằng lý luận. Vì cha ông ta sáng tạo cho trẻ em nên thiên nhiên kỳ lạ
cũng trở nên hết sức bình dị, rất đỗi gần gũi. 
Đồng dao cũng đã đưa trẻ thơ lạc vào vườn bách thú của tự nhiên với rất nhiều các
loài chim qua bài ca Hội chim: “Hay la hay hét/ Là con bồ chao/ Hay bổ hay nhào/ Là

1
con bói cá…”. Vũ trụ đầy bí ẩn, nhưng đối với trẻ thơ, nó là tất cả những gì gần gũi
nhất: “Ông sảo, ông sao/ Ông vào cửa sổ/ Ông ở với tôi/ Ông ngồi xuống chiếu…”.
Không chỉ cung cấp kiến thức tự nhiên, đồng dao còn là một kho kiến thức xã hội về
hội hè, đình đám, về đồ ăn, thức uống
Đồng dao là những khúc hát để trẻ em hát lên trong các hoạt động vui chơi, giải trí.
Đồng dao gắn với trò chơi thực chất là phương tiện giáo dục của nhân dân lao động
xưa dùng để dạy dỗ con em mình. Và, phương pháp giáo dục “chơi mà học, học mà
chơi” đã được cha ông ta gửi gắm qua những bài đồng dao. Qua vui chơi, các em có
thể học hỏi và phát hiện được nhiều điều mới lạ, đồng thời cũng rèn luyện cho các em
có sức khỏe, sự nhanh nhẹn và khéo léo. 
Đồng dao có vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ em. Nó giúp các em nhận biết
thế giới xung quanh, kết hợp chơi và học một cách hiệu quả, giáo dục nhân cách cho
các em. Trò chơi đồng dao còn giúp các em rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo, đồng thời
thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ của lứa tuổi nhỏ. Như vậy đồng dao có vai trò quan
trọng trong việc giáo dục trẻ em.
 
II. Bình giảng về 3 bài đồng dao.
1.Cho tôi đi cày
"Cho tôi đi cày
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống.
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Lấy ông nắng lên.
Cho trẻ con chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày."¹

Nhân dân Việt Nam nổi tiếng là chăm chỉ, siêng năng, cần cù và chịu khó. Sự hăng
say trong lao động, đam mê và nhiệt tình trong công việc của nhân dân ta, nó trở thành
một đạo lý làm người, luôn hết mình vì công việc và sản xuất.
Với nền văn minh lúa nước từ xa xưa, nhân dân ta xem cấy cày là công việc sản xuất
chính của mỗi người dân. Họ rủ nhau làm việc đồng áng, ở đó không chỉ có mỗi việc
cày và cấy mà trong đó còn tồn tại những câu hò, câu hát gọi nhau làm đồng. Lao
động hăng hái của nhân dân ta được gìn giữ và phát huy bao đời nay, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng nói rằng: “lao động là vinh quang”, và quả đúng như vậy kiếm được
đồng tiền bằng sức lao động chân chính của mình thì đáng được tôn vinh. 
Ai cũng biết rằng công việc đồng áng, đi cày đi cấy tốn nhiều công sức và mồ hôi của
người lao động, nhưng ai cũng hiểu được rằng những thành quả đạt được do chính
công sức của mình, do khó khăn gian khổ mang lại thì sẽ cảm thấy hạnh phúc và xứng
đáng hơn. Nếu cố gắng lao động cần cù, không ngại khó khăn, gian khổ thì sẽ có một
ngày thành quả ta đạt được sẽ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp ấm no và hạnh phúc.
Những người làm nông nghiệp còn phải phụ thuộc vào thời tiết, nếu như trời thương
thì mưa thuận gió hòa, cây cối phát triển. Cơn mưa cung cấp nguồn nước trong lành
cho người dân sinh hoạt tưới tiêu từ đó làm ra cây lúa, lấy gạo nấu cơm, tận dụng cả

2
cây rơm đun bếp .... Người nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, “một nắng
hai sương” tần tảo chịu khó, lam lũ để làm ra hạt thóc, hạt gạo, thế mà gặp thời tiết
không thuận lợi, đất dùng xấu đất lại khiến cho nhân dân càng trở nên lam lũ, chân
lấm tay bùn. Những những khó khăn, vất vả ấy không thể ngăn cản được sự nhiệt tình
trong lao động của người nông dân, đất xấu thì người dân cải tạo, thời tiết không
thuận lợi thì chọn loại giống phù hợp. Những người nông dân lao động luôn tìm cách
khắc phục hoàn cảnh để làm nên mùa màng bội thu, cống hiến hết sức mình cho lao
động sản xuất.

=> Ý nghĩa, bài học:


 Bài đồng dao đã thể hiện tinh thần yêu lao động, ca ngợi vẻ đẹp tinh thần lao động
của người nông dân, cổ vũ và động viên họ tham gia sản xuất để tăng sản lượng cho
vụ mùa; đồng thời còn có giá trị giáo dục trẻ em tầm quan trọng của lao động, cần
phải biết quý trọng những hạt thóc mà các bác nông dân làm ra, từ đó chăm chỉ, phấn
đấu học tập để cống hiến cho cộng đồng, xã hội, bởi:
Lao động là cơ sở đầu tiên để loài người tồn tại, phát triển, tiến bộ. Khi con người lao
động trong sáng tạo, có nghĩa là họ được khẳng định giá trị tồn tại của bản thân, đóng
góp cho xã hội.
Lao động làm nên cơ sở vật chất, tinh thần, là điều kiện quyết định để thực hiện ước
mơ của con người. Lao động đem lại niềm vui, khơi dậy những sáng tạo. Trong lao
động, nếu con người biết phát huy năng lực, sự sáng tạo, sẽ có được niềm vui thực sự.
Lao động giúp cho con người óc tư duy, khả năng phán đoán, hoàn thiện và phát triển,
thúc đẩy cuộc sống, xã hội phát triển. Lao động giúp con người làm chủ bản thân, thực
hiện trách nhiệm, bổn phận với gia đình, xã hội.

 
2. Cháu chào ông ạ
“Gà con nhỏ xíu
Lông vàng dễ thương
Gặp ông trên đường
Cháu chào ông ạ
Gà con ngoan quá

Chú chim bạc má


Đậu trên cành cao
Gặp ông chim chào
Cháu chào ông ạ
Bạn chim ngoan quá
Ngồi trên hòn đá
Một anh cóc vàng
Cất giọng oang oang
Cháu chào ông ạ
Cóc vàng ngoan quá!”²

Bài đồng dao mang nội dung khuyên răn, giáo dục chúng ta phải biết chào hỏi lễ phép
với người lớn tuổi và mọi người xung quanh. Sự lễ phép được thể hiện trong lời chào
3
của bạn gà con, chú chim và anh cóc. Các bạn động vật đều ngoan ngoãn cất lời chào
“Cháu chào ông ạ”, thể hiện thái độ tôn trọng, lễ phép khi chào hỏi người lớn tuổi. Lời
chào ấy dần được hình thành trong thói quen, nề nếp, thể hiện cách ứng xử có văn hóa
của các bạn nhỏ. Và khi nhận được lời chào thì người “ông” trong bài đồng dao đã có
hành động đáp lại “Gà con ngoan quá”, “Chú chim ngoan quá” ... điều đó thể hiện thái
độ trân trọng, yêu quý khi được nhận lời chào. Nhận được lời chào đáp lại, ai cũng
cảm thấy vui vẻ, hân hoan và mãn nguyện. Chẳng những vậy, lời chào trong những
cuộc gặp gỡ còn có tác dụng mở đầu cuộc trò chuyện giúp người gần người hơn.
Bài học, ý nghĩa: 
Bài đồng dao đã cho ta thấy, lời chào có ý nghĩa vô cùng quan trọng thể hiện nét đẹp
trong văn hóa của người Việt Nam. Lời chào tăng thêm tình cảm gắn bó giữa con
người với con người. Chúng ta cần dạy cho trẻ chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn
tuổi; thực hiện đúng kỹ năng chào hỏi và đáp lại lời chào; xây dựng thói quen, nề nếp
chào hỏi ứng xử văn hóa cho trẻ.
Chào hỏi chính là quá trình giao tiếp, những con người chào nhau bằng lời nói, cử chỉ,
hành động, có rất nhiều cách chào hỏi, ở những hoàn cảnh khác nhau, vì thế cần dạy
cho trẻ biết lựa chọn tình huống giao tiếp phù hợp:
+ Con cái cần chào hỏi ông bà, cha mẹ khi ra khỏi nhà và khi về.
+ Ra ngoài xã hội, người bé tuổi chào người lớn tuổi hơn để thể hiện thái độ lịch sự,
tôn trọng trong giao tiếp.
+ Đến trường, học sinh lễ phép chào thầy cô giáo thể hiện cách ứng xử có văn hóa, có
đạo đức.
+ Bạn bè trong lớp, trong trường cần chào nhau bằng tiếng cười, câu nói hoặc cử chỉ
hành động phù hợp.
Chào hỏi, một hành động đơn giản như thế thôi nhưng không phải ai cũng có thể làm
được. Là một học sinh ngoài nghĩa vụ học hành thì chúng ta cũng cần phải tự tu
dưỡng đạo đức cá nhân để trở thành một con người hoàn thiện hơn, xứng đáng trở
thành chủ nhân tương lai của đất nước đưa đất nước ngày càng phát triển.
Bên cạnh việc dạy trẻ nói lời chào lễ phép, thì hình thành các kỹ năng cơ bản trong
học tập và sinh hoạt cũng là việc hết sức quan trọng. Có kỹ năng sống giúp các em có
khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ
tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và
lành mạnh.

 
3.Trăng.
"Mồng một lưỡi trai,
Mồng hai lá lúa.
Mồng ba câu liêm,
Mồng bốn lưỡi liềm.
Mồng năm liềm giật,
Mồng sáu thật trăng.
Mười rằm trăng náu,
Mười sáu trăng treo.
Mười bảy sảy giường chiếu,
Mười tám rám trấu.

4
Mười chín đụn rịn,
Hăm mươi giấc tốt,
Hăm mốt nửa đêm.
Hăm hai bằng tay,
Hăm ba bằng đầu.
Hăm bốn ở đâu,
Hăm nhăm ở đấy.
Hăm sáu đã vậy,
Hăm bảy làm sao.
Hăm tám thế nào,
Hăm chín thế ấy.
Ba mươi không trăng."³

Trong các thể loại văn học thì có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng bạn đọc là
đồng dao. Đây là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam. Đồng dao bao
gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em…
Và trong nhiều bài đồng dao có xuất hiện hình ảnh của “trăng”. Không biết từ bao giờ,
ánh trăng đã trở thành người bạn thân thiết với tuổi thơ hồn nhiên, đầy mơ ước. Trăng
thắp sáng vào những đêm Trung thu phu phá cỗ; trăng soi chiếu cho các bạn nhỏ chơi
trò trước sân, trăng lung linh in hình chú Cuội để thiếu nhi nghêu ngao hát khúc đồng
dao khắp nẻo đường làng. Vì thế, ánh trăng đẹp nhiệm mầu còn xuất phát từ cái nhìn
ngây thơ, trong sáng; từ những khát khao thơ dại đầu đời. Và bài đồng dao “Trăng” đã
để lại dấu ấn khó quên trong mỗi chúng ta từ thuở thơ bé.
Với mọi đứa trẻ sống tại làng quê Việt Nam, trăng lúc nào cũng vừa gần gũi, vừa xa
xôi, vừa đơn giản, vừa đầy bí ẩn; vì vậy mà gợi bao điều thân thuộc, thích thú và
mộng mơ. Trăng không bao giờ đứng im, trăng luôn chuyển động, trăng của hôm nay
sẽ không giống với trăng của ngày mai. Ánh trăng hiện ra với nhiều hình ảnh đa dạng,
sinh động, muôn hình muôn vẻ; khi thì trăng khuyết, khi thì trăng tròn, lúc tỏ, lúc
khuất; trăng luôn có sự biến đổi linh hoạt và đầy bí ẩn. Một chu kỳ trăng hay một
tháng mặt trăng bắt đầu từ những ngày không nhìn thấy trăng, sau đó trăng lưỡi liềm,
rồi trăng khuyết, tiếp đến trăng gần tròn và cuối cùng là mặt trăng tròn đầy. Cuộc sống
của nhân dân xưa gắn liền, căn cứ vào hình dáng của trăng để xác định thời gian và
cũng từ đó đưa ra các quan niệm dân gian.
Tuổi thơ của những đứa bé đồng quê đã quen với ánh trăng làm bạn, chúng thân thiết
gọi trăng là “ông” – tiếng gọi thân thương nghĩa tình “ông giẳng, ông giăng”. Trẻ thơ
luôn muốn được kết bạn vui đùa, để có người sẻ chia những câu chuyện, những điều
thú vị và cả những điều tốt đẹp mà mình có. Ánh trăng làm bạn với đời sống sinh hoạt
của người dân lao động, và trăng luôn tỏa sáng, soi tỏ những con đường làng “Em đi
đến đâu, trăng theo đến đó” (Trần Đăng Khoa). Trong đêm trăng thanh mát, những
đứa trẻ cùng nhau hoạt động, chơi đùa.
Tuổi ấu thơ nơi đồng quê yên ả, ánh trăng như dát vàng chiếu rọi xuống đêm đen,
chúng thật đẹp và lộng lẫy biết bao. Ta say mê ngắm nhìn ánh trăng như đang dát
vàng lên sự yên lặng của vũ trụ thiêng liêng. Trăng mang ánh sáng lan tỏa khắp không
gian tối đen, mịt mờ làm say cảnh vật. 
Tuổi thơ hồn nhiên có bao nhiêu câu hỏi ngây ngô, khờ dại mà đáng yêu vô cùng.
Vầng trăng hiện lên trong cách nhìn, cách nghĩ hồn nhiên, giản đơn của con trẻ, gắn

5
liền với kỉ niệm của một thời ấu thơ. Ánh trăng trong sáng, chan hòa, thân thuộc, gắn
với nhiều cung bậc cảm xúc chân thành, mang nhiều giá trị nhân sinh sâu sắc.

=> Ý nghĩa, bài học:


Bài đồng dao muốn giáo dục cho trẻ sự hồn nhiên, tình cảm trân thành với thiên nhiên,
giúp trẻ thêm yêu quý các sự vật xung quanh để cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp.
Thông qua việc yêu trăng, trẻ thêm yêu thiên nhiên, từ đó muốn được hòa mình, gần
gũi hơn với thiên nhiên cây cỏ, muông thú và nhiều dạng cảnh quan; trẻ sẽ có muôn
vàn cơ hội khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh. Giúp trẻ khơi gợi trí tò mò,
năng lực quan sát, trí thông minh; xây dựng tình yêu thương, gắn kết với thiên nhiên
cho trẻ, …

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. https://lib.dangnho.com/sach/dong-dao-viet-nam?
fbclid=IwAR1infr5JwUa6stLD1NsU-aSVo5webdMVJqk5H8WduIaVi-
MXBiJLkoWvOg
2. https://truyendangian.com/bai-tho-loi-chao/?
fbclid=IwAR041FsEHZ3zGuXTfICi_yuFAJfUEHrZg9G2uNl4kxkEOoWTk8lXwZ2
hMrE
3. https://www.thivien.net/Khuyết-danh-Việt-Nam/Mồng-một-lưỡi-trai-mồng-hai-lá-
lúa/poem-ftP2FBa0xdpRwm94IdZJmQ

You might also like