Ung Dung Phuong Trinh Vi Phan Trong Kinh Te

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Một ứng dụng của phương trình vi phân tuyến tính cấp

một trong kinh tế

1 Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, phương trình vi phân nói chung và phương trình vi phân tuyến
tính cấp 1 nói riêng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực trong kinh tế, trong vật lý, trong
điều ta tội phạm, trong việc ước lượng dân số... Trong bài viết này, tác giả đề cấp đến một
ứng dụng nhỏ của phương trình vi phân tuyến tính cấp 1 trong kinh tế, cụ thể là trong việc
tính toán số tiền lãi ngân hàng.

2 Bài toán
Giả sử bạn có số tiền S0 ban đầu gửi vào ngân hàng, với lãi suất ngân hàng không đổi
hàng năm là r. Mỗi năm, bạn gửi thêm một số tiền k không đổi. Hỏi sau thời gian t(năm),
số tiền bạn thu được là bao nhiêu?
Lời giải
Gọi S(t) là số tiền bạn có được tại thời điểm t. Sau một khoảng thời gian ∆t, số tiền bạn
thu được là
S(t + ∆t) = S(t) + (r.∆t)S(t) + k.∆t

trong đó (r.∆t)S(t) là số tiền lãi trong khoảng thời gian ∆t, k.∆t là số tiền bạn nộp thêm
trong thời gian ∆t.
Khi đó
S(t + ∆t) − S(t)
= rS(t) + k
∆t
Cho ∆t → 0 ta được phương trình vi phân tuyến tính cấp 1
0
S (t) = rS(t) + k

Giải phương trình vi phân tuyến tính cấp 1 với điều kiện ban đầu S(0) = S0 ta được nghiệm
k rt
S(t) = S0 .ert + .e .(1 − e−rt )
r

1
3 Ví dụ
• Ví dụ 1: Giả sử năm nay bạn 22 tuổi, bạn bắt đầu đi làm. Bạn lên kế hoạch tiết kiệm
tiền để nghỉ hưu.Mỗi năm bạn gửi ngân hàng k (triệu đồng) với lãi suất 6%( không
đổi), bạn về hưu năm 60 tuổi. Hỏi k bằng bao nhiêu để khi về hưu bạn có một tỷ
đồng?
Lời giải
Áp dụng bài toán trên với S0 = 0, r = 0, 06, t = 38, ta có

rS(t) 0, 06 ∗ 1000
k= = = 6, 836(triệu/năm)
ert − 1 e0,06∗38 − 1

Như vậy để có 1 tỷ khi về hưu, mỗi năm bạn chỉ cần gửi ngân hàng khoảng 7 triệu với
lãi suất giả sử không đổi là 6%. Trong khi đó nếu bạn không gửi ngân hàng, số tiền
bạn tiết kiệm được chỉ là khoảng 260 triệu.

• Ví dụ 2: Giả sử năm nay bạn 22 tuổi, bạn bắt đầu đi làm. Bạn tiết kiệm tiền được
100 triệu đồng và gửi ngân hàng với lãi suất 6%( không đổi). Hỏi khi bạn lấy vợ năm
30 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền?
Lời giải
Áp dụng bài toán trên với S0 = 100, r = 0, 06, t = 8, k = 0, ta có

S = S0 .ert = 100 ∗ e0,06∗8 = 161, 6(triệu/năm)

4 Tài liệu tham khảo


[1] Jeffrey R. Chasnov, Introduction to Differential Equations, Lecture notes for MATH
2351/2352

You might also like