Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Bài tham luận

HỌC VẤN CỦA CHA MẸ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN HỌC ĐẠI HỌC CỦA CON
Họ và tên: Phan Nguyễn Trâm Anh
Trường: Đại học Kinh tế TP.HCM
Email: pntramanh2000@gmail.com
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Ở các quốc gia khác, nhiều mô hình đã được sử dụng để nghiên cứu việc nhập học hay chọn
học đại học. Tuy nhiên tại Việt Nam, dù đã được quan tâm về học vấn của người dân cũng như
việc học đại học, nhưng nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đến việc chọn học đại học
vẫn còn ít. Dựa vào việc chọn học đại học và phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả đã xác
định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học đại học gồm: dân tộc, giới tính, học vấn của
cha mẹ và thu nhập của gia đình. Nghiên cứu sử dụng 2.024 quan sát được lấy từ bộ dữ liệu
VHLSS 2018. Kết quả của nghiên cứu khẳng định mối liên hệ giữa các yếu tố được đề cập là có ý
nghĩa thống kê. Cụ thể, học vấn của cha và mẹ có tác động cùng chiều đối với việc chọn học đại
học của con ở tất cả mô hình được kiểm chứng.
TỪ KHÓA: Chọn học đại học, học vấn của cha, học vấn của mẹ, thu nhập của gia đình,…
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Kỳ thi THPT luôn là kỳ thi được quan tâm hàng đầu tại nước ta. Học sinh được thiết kế
nhiều lộ trình học, bài giảng để chuẩn bị hành trang cho kỳ thi Đại học. Số lượng đăng ký thi Đại
học hằng năm luôn chiếm tỉ trọng lớn. Trong năm 2021, hơn 78,2% thí sinh tham dự có mục đích
xét tuyển đại học, Cao đẳng (Hoa Lê, 2021). Những điều đó cho thấy rằng giáo dục cũng như trình
độ học vấn của người dân là một vấn đề có tầm quan trọng và việc chọn học đại học cũng là một
vấn đề được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thí sinh không có ý định học đại học.
Điều đó đặt ra câu hỏi có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chọn học đại học của những thí
sinh này.
Mối tương quan giữa những yếu tố liên quan đến cha mẹ và việc học đại học của con từng
xuất hiện trong các nghiên cứu của Coelli (2011), Case và cộng sự (2004),… và được chứng minh
là có mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc gia đình cũng như của con ảnh hưởng đến vấn đề này. Bên
cạnh đó, có nhiều nghiên cứu cho thấy việc học đại học của con cũng như trình độ học vấn có ảnh
hưởng đến nhiều yếu tố đối với cuộc sống của mỗi người. Như trong báo Nhân dân có đề cập đến
sự ảnh hưởng của trình độ học vấn của người mẹ đến mức sinh cụ thể “Thể hiện tổng tỷ suất sinh
(TFR), cao nhất (2,65) ở những phụ nữ chưa đi học, ở dưới mức sinh thay thế (2,1) ở những phụ
nữ đã tốt nghiệp trung học cơ sở và đạt mức thấp nhất (1,64) ở những phụ nữ đã tốt nghiệp trung
học phổ thông. Số liệu này cho thấy những phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn, họ thường sinh ít
con hơn. Ðiều đó cho thấy chương trình DS - KHHGÐ cần tập trung vào nhóm có học vấn thấp để
cung cấp cho họ thông tin về lợi ích của quy mô gia đình ít con sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển,
nâng cao trình độ học vấn của người mẹ và mang lại lợi ích về sức khỏe cho con cái họ.” (Nguyễn
Hữu Tài, 2010). Ngoài ra còn các nghiên cứu khác liên quan đến sự thành công của con trẻ, đến
thu nhập của chính họ cũng như con của mình,…
Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học đại học của con mà phần lớn là nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến việc chọn trường hoặc ngành học. Từ các lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn
nghiên cứu các yếu tố của cha mẹ ảnh hưởng đến việc chọn học đại học của con.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào các mục tiêu trọng tâm sau:
 Mối liên hệ giữa học vấn của mẹ đến việc chọn học đại học của con.
 Mối liên hệ giữa học vấn của cha đến việc chọn học đại học của con.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu thiết kế câu hỏi nghiên cứu dựa vào mục tiêu nghiên cứu chi tiết đã liệt kê
bao gồm 2 câu hỏi như sau:
 Học vấn của cha có tác động cùng chiều đến việc chọn học đại học của con không?
 Học vấn của mẹ có tác động cùng chiều đến việc chọn học đại học của con không?
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng “Bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình - VHLSS” được điều tra bởi
Tổng cục Thống kê năm 2018.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: thống kê mô tả và hồi quy
Logit bằng phần mềm STATA để tìm ra mối tương quan giữa các yếu tố được xác định đối với
trình độ học vấn của con.
1.6 Những đóng góp của đề tài
Về mặt ứng dụng trong nghiên cứu về trình độ học vấn, nghiên cứu mô tả bức tranh tổng
quan về các nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam, từ đó, tạo ra nền tảng cơ sở lý thuyết cho
các nghiên cứu tổng quan cũng như nghiên cứu thực nghiệm trong tương lai.
Về mặt ứng dụng thực tế, đề tài cung cấp góc nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến
việc chọn học đại học của con cho các nhà giáo dục. Trình độ học vấn ngày càng quan trọng, do
đó, nhà nước đã và đang có xu hướng nâng cao trình độ học vấn cho người dân. Nghiên cứu sẽ
giúp xác định được các yếu tố đang ảnh hưởng đến việc chọn học đại học. Từ đó, sẽ giúp cho việc
đưa ra những quyết định phù hợp và chính xác với tình trạng trong hiện tại và tương lai.
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 Việc chọn học đại học của con
Việc chọn học đại học của con sẽ được đo lường trên các đối tượng khảo sát từ 18 tuổi trở
lên bao gồm cả học đại học và cao đẳng. Những quan sát này có quan hệ là con của chủ hộ được
khảo sát.
2.2 Các yếu tố tác động đến việc chọn học đại học của con
2.2.1 Yếu tố gia đình
Mối tương quan giữa thuộc tính này và việc chọn học đại học của con đã được đề cập trong
nghiên cứu của Kodde & Ritzen (1988) về ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của trình độ học vấn
của cha mẹ đối với nhu cầu giáo dục đại học. Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên ba nhóm lý
thuyết chính. Đầu tiên là lý thuyết vốn con người (human capital theory) được phát triển bởi
Schultz (1960), Mincer (1958 và 1974), và Becker (1975). Lý thuyết này xem giáo dục như một
khoản đầu tư mà chi phí hiện tại được so sánh với lợi ích trong tương lai. Về sau, những mô hình
trong lý thuyết đã được mở rộng để thích ứng với thị trường vốn không hoàn hảo (Parsons, 1974;
Wallace & Ihnen, 1975; Johnson, 1978; Kodde & Ritzen, 1984), sự không chắc chắn của thu nhập
trong tương lai (Levhari & Weiss, 1974; Williams, 1979; Eaton & Rosen, 1980; Kodde, 1986) và
triển vọng việc làm (Kodde & Ritzen, 1988). Khi thị trường vốn không hoàn hảo thì Kodde &
Ritzen (1984) cho rằng thu nhập của gia đình cũng nên được xem xét. Nhóm lý thuyết thứ hai xem
việc đi học là một hoạt động tiêu dùng, sự chú ý được tập trung vào lợi ích phi tiền tệ của giáo dục.
Có thể kể đến lợi ích này trong mô hình sản xuất hộ gia đình của Michael (1973) và trong mô hình
vòng đời của Heckman và cộng sự (1976). Nhóm lý thuyết thứ ba được gọi là ghi nhãn, sàng lọc,
hoặc chủ nghĩa tín nhiệm, xem giáo dục như một bộ chọn lọc những sinh viên hiệu quả hơn.
Nghiên cứu được phân tích ở hai mô hình là mô hình đơn giản và mô hình phức tạp. Ở mô hình
đầu tiên cũng là mô hình đơn giản nhất, nhóm tác giả thấy rằng trình độ học vấn của cha mẹ có tác
động đáng kể đến việc lựa chọn giáo dục của con. Sau khi kết hợp khả năng học vấn và thu nhập,
kết quả cho thấy rằng sự tác động bởi học vấn của phụ huynh đã giảm nhưng vẫn còn rất đáng kể.
Sự ảnh hưởng bởi thu nhập của cha mẹ đối với quyết định nhập học của con cũng được
nghiên cứu và chứng minh bởi Acemoglu & Pischke (2001). Nghiên cứu này được nhóm tác giả
sử dụng ba cuộc khảo sát về học sinh tốt nghiệp THPT do Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia
Hoa Kỳ (NCES) tài trợ. Các cuộc khảo sát được kéo dài khoảng 2 thập kỷ vào những năm 1970 và
những năm 1980. Tác giả có đề cập, trên thực tế, nhiều nghiên cứu bao gồm học vấn của cha mẹ
và sự kiểm soát của họ đối với loại trường đã học trước đó hoặc điểm kiểm tra làm giảm đáng kể
mức ảnh hưởng của thu nhập gia đình đối với học vấn của con cái ví dụ như Cameron và cộng sự
(1999), Ellwood & Kane (1998), hoặc Cameron & Taber (2000)). Khác với những bài nghiên cứu
đó, bài nghiên cứu của Acemoglu & Pischke (2001) không gặp phải những vấn đề liên quan đến
các yếu tố đã nêu trên dẫn đến ước tính lớn hơn đáng kể về mức độ ảnh hưởng của các nguồn lực
của cha mẹ đối với học vấn của con cái. Sau khi nghiên cứu, nhóm tác giả kết luận rằng thu nhập
gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc đăng ký nhập học của con. Sự ảnh hưởng này được ước
tính lên đến 0,14 cho thấy đây là một ảnh hưởng rất đáng kể về mặt kinh tế.
Mối tương quan giữa các yếu tố có liên quan đến cha mẹ và việc chọn học đại học của con
được đề cập đến trong nghiên cứu của Coelli (2011). Có 2403 đứa trẻ ở các độ tuổi 17, 18 và 19
được quan sát. Trong đó, đối với các cha mẹ có học vấn thấp hơn trung học sẽ có ảnh hưởng
ngược chiều đối với việc học đại học của những đứa trẻ này ở mức độ tin cậy 10%. Việc các cha
mẹ hoàn thành chương trình bậc trung học và không học đại học có tác động cùng chiều với việc
học của con (có ý nghĩa thống kê tại mức 5%) và học vấn của cha mẹ ở bậc đại học có ảnh hưởng
cùng chiều với quyết định nhập học của con (có ý nghĩa thống kê tại mức 1%). Điều này cho thấy
học vấn của cha mẹ có ảnh hưởng đối với việc trẻ nhập học đại học. Ngoài yếu tố học vấn, mức
thu nhập của cha mẹ cũng có ảnh hưởng. Cụ thể, mức thu nhập cao có tác động cùng chiều đối với
biến phụ thuộc được nêu ra (có ý nghĩa thống kê tại mức 1%).
2.2.2 Thuộc tính đặc điểm của con
Nghiên cứu của Coelli (2011) cho thấy nếu các yếu tố khác không đổi, nữ giới có xác suất
đăng ký vào trường đại học cao hơn nam giới 0,149 lần và điều này có ý nghĩa thống kê tại mức
1%. Nhóm nghiên cứu vẫn chưa tìm được thêm các nghiên cứu khác có chứng minh sự tác động
của giới tính đối với việc lựa chọn này. Do đó, nhóm nghiên cứu quyết định kiểm tra mối quan hệ
của hai yếu tố này tại Việt Nam để xác định chúng có thật sự tác động lên nhau hay không. Bên
cạnh đó, trong bài nghiên cứu nêu trên cũng đã đề cập đến yếu tố dân tộc thiểu số với kết quả cho
thấy có sự tác động cùng chiều với việc chọn học đại học của con cái (có ý nghĩa thống kế tại mức
1%). Dân tộc thiểu số trong bài nghiên cứu được định nghĩa là những người gốc châu Á sinh sống
tại Mỹ. Tuy nhiên, nếu xét về thực tiễn các dân tộc thiểu số tại Việt Nam sẽ cần đo lường lại. Vì
vậy, nhóm quyết định kiểm định mối quan hệ này.
2.3 Khung lý thuyết
Dựa vào tổng quan lý thuyết nêu trên, khung lý thuyết cho bài nghiên cứu được hình thành.
Cụ thể, việc chọn học đại học của con (>18 tuổi) có thể bị ảnh hưởng bởi đặc tính của con, đặc
tính của hộ gia đình và đặc biệt là trình độ học vấn của cha mẹ.
Hình 2.1. Khung lý thuyết

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)


III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu
Chương 3 nhằm trình bày thực trạng trong việc chọn học đại học của những công dân trên 18
tuổi ở Việt Nam dựa trên báo cáo của Tổng cục thống kê; mô hình kinh tế lượng diễn giải các
biến; thông tin về bộ dữ liệu nhóm sử dụng cũng như lý do lựa chọn bộ dữ liệu này.
3.2 Thực trạng chọn học đại học tại Việt Nam
Theo Thống kê về Giáo dục đại học và cao đẳng trong vòng 10 năm gần đây cho thấy số
lượng sinh viên ngày càng giảm đáng kể. Đặc biệt đối với bậc đại học, từ sau năm 2015 thống kê
đã không bao gồm cao đẳng thì có thể thấy xu hướng giảm của sinh viên đại học. Cụ thể vào năm
2015 có tổng 1.753.200 sinh viên thì vào năm 2018 chỉ còn 1.526.100 sinh viên. Số lượng sinh
viên năm 2018 chỉ bằng 89,4% số lượng sinh viên vào năm 2017.
Số lượng sinh viên nam được thống kê cho thấy vào những năm 2008 đến năm 2012 có số
lượng cao hơn nhưng ở các năm 2013 cho đến năm 2018 luôn thấp hơn số lượng sinh viên nữ.
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ số lượng sinh viên tham gia học Đại học – Cao đẳng từ 2008-2018

(Nguồn: Tổng cục thống kê)


Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ học sinh vào đại học năm 2020 giảm mạnh.
Cụ thể, năm 2020 có 900.152 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT nhưng chỉ có 643.122 thí
sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng, chiếm 71,45%, giảm 9.878 thí sinh so với năm 2019.
Các số liệu thể hiện thực trạng chọn học đại học này cho thấy cần nhiều sự quan tâm hơn từ
cộng đồng và các trường đại học. Trường đại học và ngành học ngày càng được mở rộng tại Việt
Nam nhưng số lượng sinh viên ngày càng có xu hướng giảm. Điều này đặt ra câu hỏi nguyên nhân
sinh viên chọn học đại học là do đâu và những yếu tố đó tác động như thế nào đến việc chọn học
đại học của họ đặc biệt là các yếu tố liên quan đến cha mẹ có tác động như thế nào và có thật sự là
một yếu tố có ảnh hưởng đáng kể hay không.
3.3 Thiết kế nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Do biến phụ thuộc có nhận 2
chỉ số là 0 và 1 nên nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng mô hình Logit. Nhóm không sử dụng mô
hình OLS và ước lượng OLS không xem xét đết giới hạn nằm trong khoảng (0,1) của Y. Khi ước
lượng OLS sẽ dẫn đến việc vượt quá giới hạn này.
3.3.2 Mô hình kinh tế lượng
Dựa vào các nghiên cứu trước, bài nghiên cứu này áp dụng các mô hình kinh tế lượng sau để
xác định tốc động của trình độ giáo dục của cha mẹ đến việc chọn học đại học của con (>18 tuổi).
Các mô hình (1), (2), (3) nhằm mục đích kiểm định tính vững cũng như phân tích tính nhạy của tác
động của cha mẹ (melevel và felevel) với Xi là các biến kiểm soát trong mô hình.
Cụ thể, mô hình 1 sẽ kiểm định sự tác động của học vấn của mẹ đối với việc chọn học đại
học của con. Mô hình 2 sẽ kiểm định sự tác động của học vấn của cha đối với việc chọn học đại
học của con. Mô hình 3 sẽ kiểm định sự tác động của học vấn của cha mẹ có thay đổi như thế nào
khi có cả 2 biến cùng xuất hiện trong mô hình.
(1) celevel = β0 + β1felevel + αiXi + ui
(2) celevel = β0 + β1melevel + αiXi + ui
(3) celevel = β0 + β1felevel + β1melevel + αiXi + ui
Bảng 3.1. Các biến trong mô hình
Dấu kỳ
Ký hiệu biến Mô tả biến Đo lường
vọng
Biến phụ thuộc
Trình độ học vấn của con
celevel = 0 nếu không có trình độ học vấn đại học Nhị phân
= 1 nếu có trình độ học vấn đại học
Biến độc lập
Thuộc tính của con
Giới tính của con
gender = 0 nếu là Nữ Phân loại (-)
= 1 nếu là Nam
Dân tộc của con
ethnicity = 1 nếu là dân tộc Kinh Phân loại (-)
= 0 nếu là dân tộc Khác
Thuộc tính hộ gia đình
Trình độ học vấn của cha
= 0 nếu trình độ học vấn dưới THPT
felevel Phân loại (+)
= 1 nếu trình độ học vấn là THPT
= 2 nếu trình độ học vấn là CĐ/ĐH
Trình độ học vấn của mẹ
= 0 nếu trình độ học vấn dưới THPT
melevel Phân loại (+)
= 1 nếu trình độ học vấn là THPT
= 2 nếu trình độ học vấn là CĐ/ĐH
Thu nhập của gia đình
thunhap = 0 nếu thu nhập < 86.959 (thu nhập cao) Phân loại (+)
= 1 nếu thu nhập < 86.959 (thu nhập thấp)
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
3.3.3 Thu thập số liệu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã nêu, bộ dữ liệu về khảo sát mức sống hộ gia đình
(VHLSS) ở Việt Nam được thu thập bởi Tổng cục Thống kê đã được sử dụng. Bộ dữ liệu được sử
dụng trong nghiên cứu là VHLSS2018 với đầy đủ thông tin về các biến đã nêu cũng như là bộ dữ
liệu mới nhất.
3.3.4 Mô tả biến
Phần này sẽ mô tả ngắn gọn về các biến được sử dụng trong 3 mô hình kinh tế lượng đã
được trình bày.
Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc ở đây là học hay không học đại học của con từ 18 tuổi trở lên. Với đối tượng
quan sát được xác định là người có quan hệ con cái với chủ hộ hoặc thành viên trong hộ gia đình.
Biến độc lập
Biến độc lập được phân loại theo 2 nhóm: nhóm biến về trẻ và nhóm biến về hộ gia đình.
Nhóm biến về trẻ gồm 2 biến đó là giới tính và dân tộc. Dựa vào nghiên cứu của Coelli,
(2011), các biến liên quan đến thuộc tính của con được đưa vào là biến về giới tính và biến về dân
tộc. Kết quả được kỳ vọng trong nghiên cứu này là có sự khác biệt về giới tính và dân tộc đối với
việc chọn học hoặc không học đại học của con.
Trình độ học vấn của cha mẹ là biến cấp bậc, được phân thành 3 cấp cụ thể là dưới Trung
học phổ thông, Trung học phổ thông và trình độ Cao đẳng/Đại học. Biến “trình độ học vấn dưới
THPT” được chọn làm biến cơ sở để so sánh. Nghiên cứu này kỳ vọng rằng học vấn của cha, mẹ
càng cao thì khả năng trẻ chọn học đại học sẽ cao hơn.
Thu nhập của gia đình cũng là một yếu tố có sức ảnh hưởng đối với quyết định chọn học đại
học của con. Mức thu nhập được chia thành 2 mức cụ thể là mức thu nhập cao và mức thu nhập
thấp. Mức thu nhập cao khi thu nhập > 86.959 và ngược lại.
IV. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA HỒI QUY
4.1 Giới thiệu
Dựa vào khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu được liệt kê, phần IV sẽ trình bày và
diễn giải ý nghĩa thống kê mô tả và kết quả hồi quy của các mô hình.
4.2 Thống kê mô tả
Bảng 4.1 cho ta thấy số quan sát, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của các biến
trong bảng 3.1 từ bộ dữ liệu VHLSS gồm 2024 đối tượng quan sát từ 18 tuổi trở lên, với tất cả các
biến. Trong 2.024 đối tượng quan sát thì có 1.162 nam và 862 nữ, trong đó có khoảng 62,5% là
dân tộc Kinh (khoảng 1.265 người). Trình độ học vấn của người cha ở mức dưới THPT là 80,04%,
mức THPT là 13,88% và Cao đẳng/ Đại học là 6,08%; tương tự, trình độ học vấn của mẹ cũng
được chia thành ba mức: dưới THPT là (78,46%) (, THPT (15,22%) và Cao đẳng/ Đại học (6,3%).
Đối với mức thu nhập của gia đình, có 75,85% là hộ dân có thu nhập thấp* tương đương khoảng
1515 gia đình và 25,15% là hộ gia đình có thu nhập cao*. Dựa theo bảng 4.1, với mức trung bình
của biến phụ thuộc trình độ học vấn của con là 0.338 cho thấy có 1339 đối tượng quan sát không
chọn học đại học chiếm khoảng 66,16%.
Bảng 4.1. Thống kê mô tả của các biến mô hình
2

Số quan Trung Độ lệch


Biến Nhỏ nhất Lớn nhất
sát bình chuẩn
Biến phụ thuộc
celevel, trình độ học vấn của 2,024 0,338 0,473 0 1
con
Biến độc lập
ethnicity, dân tộc 2,024 0,625 0,484 0 1
gender, giới tính 2,024 0,574 0,495 0 1
felevel, trình độ học vấn của
2,024 0,260 0,560 0 2
cha
melevel, trình độ học vấn của
2,024 0,279 0,572 0 2
con
thunhap, thu nhập của gia
2,024 0,251 0,434 0 1
đình
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
Biểu đồ 4.1. Giới tính của các đối tượng quan sát
2

Giới tính

Nữ
Nam
43%
57%

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)


Biểu đồ 4.2 . Dân tộc của các đối tượng quan sát
3

Dân tộc

Dân tộc Kinh


38% Dân tộc khác

63%

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)


Biểu đồ 4.3 Việc chọn học Đại học của các đối tượng quan sát

34%
Không học ĐH
Có học ĐH
66%

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)


Bảng 4.2 . Mối tương quan giữa các biến trong mô hình
3

celevel ethnicity gender felevel melevel thunhap


celevel 1,0000
ethnicity 0,2758 1,0000
0,0000
gender -0,0914 -0,0026 1,0000
0,0000 0,9077
felevel 0,3906 0,1814 -0,0063 1,0000
0,0000 0,0000 0,7756
melevel 0,4108 0,2024 0,0091 0,5486 1,0000
0,0000 0,0000 0,6830 0,0000
thunhap 0,5144 -0,0351 0,2091 0,1980 0,1973 1,0000
0,0000 0,1149 0,0000 0,0000 0,0000
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
Bảng hệ số tương quan cho ta biết như sau:
Hệ số tương quan giữa ethnicity và celevel là 0,2758 và sig < 5% nên hệ số tương quan này
có ý nghĩa thống kê tức là có sự tương quan giữa dân tộc và việc chọn học đại học của con. Hệ số
tương quan giữa gender và celevel là -0,0914 và sig < 5% nên hệ số tương quan này có ý nghĩa
thống kê tức là có sự tương quan giữa giới tính và việc chọn học đại học của con. Hệ số tương
quan giữa felevel và celevel là 0,3906 và sig < 5% nên hệ số tương quan này có ý nghĩa thống kê
tức là có sự tương quan giữa trình độ học vấn của cha và việc chọn học đại học của con. Hệ số
tương quan giữa melevel và celevel là 0,4108 và sig < 5% nên hệ số tương quan này có ý nghĩa
thống kê tức là có sự tương quan giữa trình độ học vấn của mẹ và việc chọn học đại học của con.
Hệ số tương quan giữa thunhap và celevel là 0,5144 và sig < 5% nên hệ số tương quan này có ý
nghĩa thống kê tức là có sự tương quan giữa thu nhập của gia đình và việc chọn học đại học của
con.
4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến
Khi các biến giải thích bị đa cộng tuyến, suy diễn thống kê trở nên không vững, đặc biệt là
khi có cộng tuyến gần hoàn hảo. Vì vậy, nhóm nghiên cứu sẽ kiểm tra 3 mô hình để đảm bảo
không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Qua kết quả kiểm tra đa cộng tuyến tại bảng 4 cho thấy 3 mô hình đều không có hiện tượng
đa cộng tuyến xảy ra.
Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến VIF

Biến VIF – mô hình 1 VIF – mô hình2 VIF – mô hình 3


ethnicity 1.07 1.08 1.08
gender 1.00 1.00 1.00
felevel 1.06 1.45
melevel 1.07 1.47
income 1.08 1.08 1.09
Trung bình VIF 1.05 1.06 1.22
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
4.4 Kiểm tra phương sai thay đổi
Khi có hiện tượng phương sai thay đổi thì kết quả không phải là ước lượng tốt nhất (hiệu quả
nhất) nữa. Khi đó, các kiểm định hệ số hồi quy và kiểm định F của mô hình trở nên không đáng tin
cậy. Vì vậy, việc đưa ra các kết luận dựa trên các kiểm định này sẽ không chính xác.
Do p-value <5% ở cả 2 kết quả kiểm định của 3 mô hình nên chấp nhận giả thiết H1:
Phương sai không đồng nhất, nghĩa là phương sai thay đổi. Từ đó, nhóm thấy rằng có hiện tượng
phương sai thay đổi ở cả 3 mô hình. Để khắc phục hiện tượng này, khi chạy hồi quy nhóm sẽ ước
lượng với phương sai sai số chuẩn.
Bảng 4.4 . Kết quả kiểm định White’s test
5

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3


Ho: homoskedasticity
Variables: unrestricted heteroskedasticity
chi2(1) = 139.69 153.43 158.67
Prob > chi2= 0.0000 0.0000 0.0000
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
Bảng 4.5 . Kết quả kiểm định Breusch-Pagan
6

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3


Ho: Constant variance
Variables: fitted values of celevel
chi2(1) = 20.74 31.17 33.39
Prob > chi2= 0.0000 0.0000 0.0000
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
4.5 Kết quả hồi quy
Bảng 4.6 . Kết quả hồi quy mô hình Logit
7

Biến Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3


0,114 0,110 0,0996
Hệ số chặn
(0,015) (0,137) (0,144)
Thuộc tính của trẻ
2,59*** 2,466*** 2,331***
ethnicity
(0, 346) (0,135) (0,321)
0 ,628*** 0,608*** 0,605***
gender
(0, 075) (0,121) (0, 075)
Thuộc tính của gia đình
4.207*** 2,62***
felevel
(0, 471) (0, 326)
4,839*** 3,31***
melevel
(0,115) (0, 419)
11,45*** 12,126*** 12,029***
income
(1,519) (1,635) (1,65)
Pseudo R2 0,316 0,329 0, 353
Số quan sát 2.024 2.024 2.024
Ghi chú: *** có ý nghĩa thống kê tại 1%; ** có ý nghĩa thống kê tại 5%
* có ý nghĩa thống kê tại 10%
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
Bảng 4.7 . Kết quả Tác động cận biên
8

Biến Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3


Thuộc tính của trẻ
0,132*** 0,122*** 0,101***
ethnicity
(0, 179) (0,018) (0,017)
-0 ,064*** -0,067 *** -0,065***
gender
(0, 016) (0,016) (0, 016)
Thuộc tính của gia đình
0,198*** 0,125***
felevel
(0, 014) (0, 015)
0,214*** 0,155***
melevel
(0,013) (0, 015)
0,337*** 0,338*** 0,323***
income
(0,012) (0,012) (0,012)
Số quan sát 2.024 2.024 2.024
Ghi chú: *** có ý nghĩa thống kê tại 1%; ** có ý nghĩa thống kê tại 5%
* có ý nghĩa thống kê tại 10%
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Hệ số là exp(log của odd), đại diện cho tỷ số giữa xác suất người con học đại học và xác suất
người con không học đại học Y = 1 khi Xs tăng.
 Nếu hệ số > 1, tỷ số giữa xác suất người con học đại học và xác suất người con không học
đại học (Y=1) tăng.
 Nếu hệ số < 1, tỷ số giữa xác suất người con học đại học và xác suất người con không học
đại học (Y=1) giảm.
Trong mô hình 1, theo phần trăm thay đổi và các biến khác có giá trị cố định, tỷ số giữa xác
suất người con học đại học và xác suất người con không học đại học đối với dân tộc Kinh cao hơn
so với tỷ số này đối với các dân tộc khác và nếu họ là người Kinh thì khả năng họ chọn học đại
học sẽ cao hơn 13,2%, điều này có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Tương tự, trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi, tỷ số giữa xác suất người con học đại học và xác suất người con không học
đại học ở nữ giới sẽ thấp hơn so với tỷ số này ở nam giới, cụ thể người tham gia khảo sát là nữ sẽ
có khả năng chọn học đại học thấp hơn 6,4%, điều này có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Tỷ số giữa
xác suất người con học đại học và xác suất người con không học đại học ở những gia đình mà
người cha có học vấn cao hơn sẽ cao hơn so với tỷ số này ở những gia đình mà người cha có học
vấn thấp hơn, cụ thể là người khảo sát có cha với học vấn cao hơn sẽ có khả năng chọn học đại học
cao hơn 19,8% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, điều này có ý nghĩa thống kê tại mức
1%. Trong điều kiện các yếu tố còn lại được cố định, tỷ số giữa xác suất người con học đại học và
xác suất người con không học đại học ở những gia đình có thu nhập cao sẽ cao hơn so với tỷ số
này ở những gia đình có thu nhập thấp, cụ thể người tham gia khảo sát là thành viên trong các gia
đình có thu nhập cao hơn sẽ có khả năng chọn học đại học cao hơn 33,7%, điều này có ý nghĩa
thống kê tại mức 1%.
Đối với mô hình 2, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tỷ số giữa xác suất người con
học đại học và xác suất người con không học đại học đối với dân tộc Kinh cao hơn so với tỷ số này
đối với các dân tộc khác, cụ thể nếu người tham gia khảo sát là người dân tộc Kinh, khả năng họ
chọn học đại học sẽ cao hơn 12,2% và điều này có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Tương tự, trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi, tỷ số giữa xác suất người con học đại học và xác suất người
con không học đại học ở nữ giới sẽ thấp hơn so với tỷ số này ở nam giới, cụ thể người tham gia
khảo sát là nữ sẽ có khả năng chọn học đại học thấp hơn 6,7% và điều này có ý nghĩa thống kê tại
mức 1%. Tỷ số giữa xác suất người con học đại học và xác suất người con không học đại học ở
những gia đình mà người mẹ có học vấn cao hơn sẽ cao hơn so với tỷ số này ở những gia đình mà
người mẹ có học vấn thấp hơn trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, cụ thể, Người khảo sát
có mẹ với học vấn cao hơn sẽ có khả năng chọn học đại học cao hơn 21,4% và điều này có ý nghĩa
thống kê tại mức 1%. Trong điều kiện các yếu tố còn lại được cố định, tỷ số giữa xác suất người
con học đại học và xác suất người con không học đại học ở những gia đình có thu nhập cao sẽ cao
hơn so với tỷ số này ở những gia đình có thu nhập thấp, cụ thể người tham gia khảo sát là thành
viên trong các gia đình có thu nhập cao hơn sẽ có khả năng chọn học đại học cao hơn 33,8% và
điều này có ý nghĩa thống kê tại mức 1%.
Đối với mô hình 3, theo phần trăm thay đổi, có thể nói tỷ số giữa xác suất người con học đại
học và xác suất người con không học đại học đối với dân tộc Kinh cao hơn so với tỷ số này đối với
các dân tộc khác, cụ thể, nếu người tham gia khảo sát là người dân tộc Kinh, khả năng họ chọn học
đại học sẽ cao hơn 10,1% và điều này có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Tương tự, trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi, tỷ số giữa xác suất người con học đại học và xác suất người con không
học đại học ở nữ giới sẽ thấp hơn so với tỷ số này ở nam giới, cụ thể người tham gia khảo sát là nữ
sẽ có khả năng chọn học đại học thấp hơn 6,5% và điều này có ý nghĩa thống kê tại mức 1%.
Tương tự kết quả ở mô hình 1, tỷ số giữa xác suất người con học đại học và xác suất người con
không học đại học ở những gia đình mà người cha có học vấn cao hơn sẽ cao hơn so với tỷ số này
ở những gia đình mà người cha có học vấn thấp hơn trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, cụ
thể Người khảo sát có cha với học vấn cao hơn sẽ có khả năng chọn học đại học cao hơn 12,5% và
điều này có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Tương tự với kết quả ở mô hình 2, tỷ số giữa xác suất
người con học đại học và xác suất người con không học đại học ở những gia đình mà người mẹ có
học vấn cao hơn sẽ cao hơn so với tỷ số này ở những gia đình mà người mẹ có học vấn thấp hơn
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, cụ thể người tham gia khảo sát sẽ có khả năng chọn học
đại học cao hơn 15,5% khi người mẹ có học vấn cao hơn và điều này có ý nghĩa thống kê tại mức
1%. Trong điều kiện các yếu tố còn lại được cố định, tỷ số giữa xác suất người con học đại học và
xác suất người con không học đại học ở những gia đình có thu nhập cao sẽ cao hơn so với tỷ số
này ở những gia đình có thu nhập thấp, cụ thể người tham gia khảo sát là thành viên trong các gia
đình có thu nhập cao hơn sẽ có khả năng chọn học đại học cao hơn 32,3% và điều này có ý nghĩa
thống kê tại mức 1%.
Tóm tắt
Thuộc tính của trẻ
Kết quả nghiên cứu cho thấy dân tộc của trẻ có quan hệ cùng chiều với việc chọn học đại
học của con. Điều này giống với kết quả nghiên cứu của Coelli (2011) và giống vời kỳ vọng đã
đưa ra. Điều này có thể được lý giải bởi dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu là những người sống
tại những khu vực còn nhiều khó khăn, còn hạn chế trong tiếp cận giáo dục. Tác động của yếu tố
dân tộc lên yếu tố phụ thuộc khi ở 3 mô hình, kết quả hồi quy luôn có ý nghĩa thống kê tại mức
1%.
Những đối tượng quan sát là nữ có xu hướng chọn học đại học ít hơn nam giới. Tác động của
yếu tố giới tính lên yếu tố phụ thuộc là vững khi ở 3 mô hình, kết quả hồi quy luôn có ý nghĩa
thống kê tại mức 1%.

Thuộc tính của gia đình


Trình độ học vấn của cha có quan hệ cùng chiều với việc học đại học của con. Kết quả này
phù hợp với các nghiên cứu đã được đề cập (Coelli, 2011; Kodde & Ritzen, 1988), rằng học vấn
của người cha nói riêng và cha mẹ nói chung càng cao thì sẽ làm tăng xác suất con học đại học.
Đây là một yếu tố vững khi trong cả 2 cách trình bày ở 2 mô hình (2) và (3) khi kết quả hồi quy
đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Bên cạnh đó, yếu tố này có hệ số tác động thấp hơn so với sự
tác động của yếu tố “học vấn của mẹ” lên việc học đại học của con ở mô hình (3).
Trình độ học vấn của mẹ, tương tự trình độ học vấn của cha, có quan hệ cùng chiều với việc
học đại học của con. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu đã được đề cập (Coelli, 2011; Kodde
& Ritzen, 1988), rằng học vấn của người mẹ càng cao thì sẽ làm tăng xác suất con học đại học.
Đây là một yếu tố vững khi trong cả 2 cách trình bày ở 2 mô hình (2) và (3) khi kết quả hồi quy
đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Bên cạnh đó, yếu tố này có hệ số tác động cao hơn so với sự
tác động của yếu tố “học vấn của cha” lên việc học đại học của con ở mô hình (3). Điều này cho
thấy, nếu người mẹ có học vấn tốt hơn thì sẽ khả năng con học đại học sẽ cao hơn so với người cha
có cùng học vấn.
Trình độ học vấn của cha mẹ có tác động cùng chiều đối với việc chọn học đại học của con
có thể lí giải được khi cha mẹ có thể ảnh hưởng đến hành vi và quyết định của con cái thông qua
sự di truyền, sở thích hoặc/và môi trường – nói một cách đơn giản, cha mẹ có thu nhập cao hơn và
có học thức cao hơn có thể cung cấp một môi trường “tốt hơn” cho con cái họ (McLachlan, R và
cộng sự, 2013). Với việc tiếp xúc môi trường “tốt hơn” có thể hướng cho trẻ đến việc lựa chọn học
cao hơn sau khi hoàn thành chương trình THPT.
Thu nhập của gia đình có tác động cùng chiều với việc học đại học của con cái. Điều này đã
từng được chứng minh ở nghiên cứu của Acemoglu & Pischke (2001). Trong 2 cách trình bày kết
quả và 3 mô hình, kết quả hồi quy của yếu tố này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Sự tác động
cùng chiều này có thể giải thích khi thu nhập của gia đình càng cao thì trẻ càng có nhiều sự lựa
chọn sau khi hoàn thành THPT hơn cũng như có nhiều sự lựa chọn về trường Đại học, ngành học
phù hợp hơn so với những gia đình có thu nhập thấp hơn. Những hạn chế về tài chính có khả năng
ảnh hưởng lớn đối với sự lựa chọn giáo dục sau trung học, cũng có thể nói rằng khi thu nhập càng
thấp, hạn chế về tài chính càng cao thì trẻ sẽ càng có ít khả năng chọn học đại học (Coelli, 2011).

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


5.1 Khuyến nghị
Việc khuyến khích nhiều học sinh chọn học đại học và chú trọng vào việc nâng cao trình độ
của công dân thời điểm hiện nay có thể đóng góp tích cực vào quá trình nâng cao dân trí ở thời
điểm sau này và sẽ có nhiều hơn nữa những học sinh chọn đại học là điểm đến. Điều này sẽ giúp
đào tạo thêm nữa nhiều nguồn nhân lực có chất lượng không chỉ tại thời điểm hiện tại mà còn
trong dài hạn.
Thu nhập của gia đình cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc chọn học đại học của trẻ vì
vậy việc chú trọng vào những hỗ trợ, học bổng khuyến khích sẽ phần nào đó giúp cho các học sinh
còn cân nhắc khi đứng giữa học phí và thu nhập gia đình có thêm động lực để lựa chọn trường đại
học.
Các học sinh tại vùng dân tộc thiểu số cũng cần được quan tâm và định hướng để các em có
thể tiếp cận được với những cấp học cao hơn, từ đó góp phần vào sự nâng cao học vấn của vùng
thiểu số tại nơi mà các em sinh sống.
Giới tính cũng là một vấn đề cần lưu tâm. Việc quảng bá trường học cần chú trọng vào giới
tính để các em không cảm thấy có sự chênh lệch giữa nam và nữ ví dụ như các trường sẽ sử dụng
cả hình ảnh của nam và nữ như nhau trên các ấn phẩm tuyển sinh.
5.2 Đóng góp của nghiên cứu
Kết quả của nghiên cứu này đóng góp cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn.
Về lý thuyết, nghiên cứu này bổ sung lý thuyết cho các nghiên cứu hiện tại về một số ảnh
hưởng đến việc chọn học đại học, góp phần đa dạng và phong phú cho các nghiên cứu về các yếu
tố tác động đến việc chọn học Đại học của sinh viên Việt Nam trong tương lai.
Về khía cạnh thực tiễn, nghiên cứu này giúp các nhà giáo dục và các trường đại học có thêm
cách nhìn về sự tác động của việc chọn học đại học của sinh viên. Từ đó có thể giúp họ đưa ra
những phương pháp hiệu quả nhằm thu hút thêm số lượng sinh viên cũng như nâng cao trình độ
học vấn của người dân. Các kết quả nghiên cứu cũng giúp chính bản thân nhóm có thêm kiến thức
và là bước đệm cho những nghiên cứu sau này.
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế khó tránh khỏi. Thứ nhất, số lượng quan sát
còn nhỏ so với tổng số dân Việt Nam nói chung và tổng số quan sát trong bộ dữ liệu VHLSS nói
riêng. Thứ hai, nghiên cứu chỉ tập trung vào các chỉ số hoặc yếu tố tổng quan mà chưa đi vào trực
tiếp của từng yếu tố đó, làm hạn chế sự đánh giá kết quả cũng như ảnh hưởng. Thứ ba, vì hạn chế
về kiến thức nên có nhiều chỉ số không được giải thích rõ cũng như xử lý chi tiết hơn.
Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng tồn tại một số hạn chế khách quan như hạn chế và thời gian
cũng như nguồn tài liệu. Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai cần mở rộng thêm các biến khác
nhau và chi tiết hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Acemoglu, D., & Pischke, J.-S. (2001). Changes in the wage structure, family income, and
children’s education. European Economic Review, 45, 890–904.
Becker, G. S. (Gary S. (1975). Human capital: A theoretical and empirical analysis, with special
reference to education. The University of Chicago Press.
Cameron, S., & Taber, C. (2000). Borrowing Constraints and the Returns to Schooling. NBER
Working Paper No. 7249.
Cameron, S. v, Heckman, J. J., Thank, W., Aaronson, S., Altonji, J., Chauduri, S., Devine, T.,
Kane, T., & Taber, C. (1999). The Dynamics of Educational Attainment for Blacks,
Hispanics, and Whites. NBER Working Paper No. 7249. http://www.nber.org/papers/w7249.
Case, A., Paxson, C., & Ableidinger, J. (2004). I ORPHANS IN AFRICA: PARENTAL DEATH,
POVERTY, AND SCHOOL ENROLLMENT*. In Orphans in Africa: Poverty and School
Enrollment 483 Demography (Vol. 41, Issue 3).
Coelli, M. B. (2011). Parental job loss and the education enrollment of youth. Labour Economics,
18(1), 25–35. https://doi.org/10.1016/j.labeco.2010.04.015
Eaton, J., & Rosen, H. S. (1980). American Economic Association Taxation, Human Capital, and
Uncertainty. The American Economic Review, 70(4), 705–715.
http://www.jstor.orgURL:http://www.jstor.org/stable/1803566.
Ellwood, D., & Kane, T. J. (1998). Who is getting a college education? Family background and
the growing gaps in enrollment (Securing the future: Investing in children from birth to
college, Ed.).
Heckman, J. J., Ashenfelter, O., Becker, G., Blinder, A., Brock, W., Cotterman, R., Lewis, H. G.,
& Johnson, T. (1976). A Life-Cycle Model of Earnings, Learning, and Consumption. Journal
of Political Economy, 84(2), 511–544. http://www.journals.uchicago.edu/t-and-c.
Johnson, T. (1978). American Economic Association Time in School: The Case of the Prudent
Patron Author. In Source: The American Economic Review (Vol. 68, Issue 5).
http://www.jstor.orgURL:http://www.jstor.org/stable/1811318Accessed:24-10-
201505:47UTC.
Kodde, D. A. (1986). Uncertainty and the Demand for Education. In Source: The Review of
Economics and Statistics (Vol. 68, Issue 3).
Kodde, D. A., & Ritzen, J. M. M. (1984). Integrating Consumption and Investment Motives in a
Neoclassical Model of Demand for Education. In KYKLOS (Vol. 37).
Kodde, D. A., & Ritzen, J. M. M. (1988). Direct and Indirect Effects of Parental Education Level
on the Demand for Higher Education. Source: The Journal of Human Resources, 23(3), 356–
371.
Levhari, D., & Weiss, Y. (1974). The Effect of Risk on the Investment in Human Capita. The
American Economic Review, 64(1), 306–321.
http://www.jstor.orgURL:http://www.jstor.org/stable/1815244.
McLachlan, R., Gilfillan, G., & Gordon, J. (2013). Deep and persistent disadvantage in Australia.
Canberra: Productivity Commission. Michael, R. T. (1973). Education in Nonmarket
Production. Journal of Political Economy, 80(1), 306–321.
http://www.journals.uchicago.edu/t-and-c.
Mincer, J. (1958). Investment Human Capital and Personal Income Distribution. Journal of
Political Economy, 66(1), 281–321. http://www.journals.uchicago.edu/t-and-c.
Parsons, D. 0. (1974). The Cost of Schooltime, Foregone Earnings and Human Capital Formation.
Journal of Political Economy, 82(2), 251–267. http://www.journals.uchicago.edu/t-and-c.
Schultz, T. W. (1960). CAPITAL FORMATION BY EDUCATION. Journal of Political Econom,
68(12), 571–578. http://www.journals.uchicago.edu/t-and-c.
Wallace, T. D., & Ihnen, L. A. (1975). Full-Time Schooling in Life-Cycle Models of Human
Capital Accumulation. Journal of Political Economy, 83(1), 137–155.
Williams, J. T. (1979). Uncertainty, and the Accumulation of Human Capital over the Life Cycl.
The Journal of Business, 52(4), 521–548.
Hoa Lê (2021), Thấy gì qua xu hướng đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học của thí sinh năm
nay, Nhân dân điện tử, truy cập ngày 25/7/2021, từ < https://nhandan.vn/dien-dan-giao-
duc/thay-gi-qua-xu-huong-dang-ky-nguyen-vong-xet-tuyen-dai-hoc-cua-thi-sinh-nam-nay--
646721/>
Nguyễn Hữu Tài (2010), Tác động của trình độ học vấn tới mức sinh, Nhân dân điện tử, truy cập
ngày 25/5/2021, từ < https://nhandan.vn/vi-moi-truong-xanh/tac-dong-cua-trinh-do-hoc-van-
toi-muc-sinh-441499/  >
Tổng cục thống kê

You might also like