Bài Thi KTHP Thanh Nhac 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA NGHỆ THUẬT


CHUYÊN NGÀNH THANH NHẠC

----------

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

THANH NHẠC CHUYÊN NGÀNH 3

Mã môn học: 847406


Mã phòng thi: 847406_001
Họ tên sinh viên: BÙI THỊ THANH TUYỀN
Mã sinh viên: 3120470009
Giảng viên hướng dẫn: ThS. PHẠM KHÁNH NGỌC

Năm học: 2021 - 2022


Câu 1. Mô tả sơ lược về đặc điểm của lối hát Bel canto
Bel Canto là một cách hát chuẩn mực của Opera ra đời từ thế kỷ 19 tại Ý. Bel là
đẹp; Canto là ca hát. Bel Canto đòi hỏi một giọng hát đẹp, giai điệu đẹp và giàu cảm
xúc, tạo nên sự thi vị cho bản nhạc.
Đặc điểm của nghệ thuật bel canto là khả năng hát liền mạch những chuỗi nốt
nhạc nhẹ nhàng bay bổng trong cùng một hơi (legato) và kỹ năng hát hoa mỹ
(fioritura) ở tốc độ nhanh, rung láy (Trillo) và đặc biệt là khả năng điểm nốt trang trí
trên mỗi câu nhạc. Vì thế, việc sử dụng một giọng hát nhẹ nhàng, trong sáng và nhất
thiết không được tạo ra những âm thanh chói tai ở những nốt cao được coi là điểm
cốt yếu của phong cách này. Như vậy, những khuông nhạc đẹp cho giọng hát là đặc
điểm của âm nhạc; một nửa khác ngang bằng của bel canto chính là nghệ thuật của
giọng hát hoặc kỹ thuật thanh nhạc được nâng đến trình độ cao của kỹ xảo, bel canto
thường là sự kết hợp hoàn hảo của kỹ thuật hát và vẻ đẹp của tác phẩm
Giọng "hát đẹp", hay lối hát bel-canto có một tính chất khác hẳn . Dù là giọng
nam hay nữ đều có thể sử dụng giọng cao, trung hay trầm, với hiệu quả âm thanh
vang khỏe, tròn dày, ấm áp, mềm mại, uyển chuyển và phải có vibrato. Người Ý cho
rằng, một giọng hát không có tiếng rung là một giọng hát thiếu sức sống, đó là tiếng
rung của cộng minh (Resonance), chứ không phải tiếng rung ở cổ. Tiếng rung đó nhẹ
nhàng, không rung gấp, cũng không nặng nề và tự nhiên, không do cố tình. Giọng hát
có kỹ thuật giỏi là giọng hát, về sắc thái âm lượng, có thể điều khiển khi to khi nhỏ;
có thể ngân chậm rãi, ngân dài, cũng có thể hát các câu nhạc kỹ xảo chạy với móc
kép trở lên.
Một đặc điểm của lối hát bel-canto là ca sĩ phải hát với tầm cữ giọng tối thiểu 2
quãng tám, giọng nữ cao màu sắc (coloratura soprano) phải hát trên 2 quãng tám -
khoảng 18, 19 cung - dùng giọng đầu và giọng cổ, không hát giọng thật. Ca sĩopera
giỏi phải có giọng hát chuyển từ thấp lên cao, mà âm sắc, khối hình, độ dày vẫn như
nhau, trong giới hạn âm vực của giọng mình.
Một đặc điểm nữa của bel-canto là hát bằng giọng hơi - nghĩa là phải có sự phối
hợp hợp lý giữa hơi thở và khép rung của dây thanh, tạo ra âm thanh không bị cứng
đơ... Do sự làm chủ kỹ thuật bel-canto, các ca sĩ opera có thể hiện mọi tình cảm hỉ,
nộ, ai, lạc bằng tiếng hát- nghĩa là giọng hát có thể cười nắc nẻ, có thể khóc nức nở...
Bên cạnh các trường phái thì Bel canto trở thành mục tiêu của các ca sĩ opera
nhằm phân biệt “đẳng cấp” giữa các ca sĩ với nhau.
Bí quyết hát Bel canto là chuyển từ giọng ngực (chest voice) sang giọng đầu
(head voice) mà không nghe ra sự chuyển giọng.
Câu 2. Trình bày yêu cầu của kỹ thuật hát liền giọng.
Hát liền tiếng (legato) là kỹ thuật thanh nhạc cơ bản nhất, là cách hát chuyển
tiếp từ âm này sang âm kia một cách đều, mềm mại và tự nhiên. Hát liền tiếng chú
trọng vào phần hơi, điều chỉnh âm lượng, kiểm soát giọng hát để tạo ra sự mượt mà
và hấp dẫn người nghe bằng tính trữ tình, cảm xúc.
 Hát legato “đòi hỏi âm thanh phải ngân vang, từ âm này sang âm khác phải có
sự liên kết với nhau, không bị ngắt quãng và cũng không vuốt qua một âm trung gian
nào. Âm thanh lý tưởng phải tròn, gọn, sáng, thanh thoát, mềm mại”. Hát liền tiếng là
cách hát để đáp ứng tính chất mềm mại của giai điệu, với âm thanh có chất lượng tốt.
 Kỹ thuật legato không chỉ quan trọng đối với những người mới học hát. Mà
phải được chú trọng trong luyện tập thường xuyên. Liên tục của người ca sĩ và cả
những người làm công tác đào tạo thanh nhạc.
 Luyện tập cho cơ quan phát thanh hoạt động đúng và phù hợp, nghĩa là hơi
thở phải có điểm tựa kéo dài; hơi thở sâu và sử dụng tiết kiệm, gắn bó chặt chẽ tất cả
các nốt nhạc (âm thanh) lại với nhau, từng âm thanh phải vang khoẻ, tròn trặn, thống
nhất về cường độ và âm sắc.
 Hát liền tiếng trong luyện thanh dễ hơn trong những bài hát,vì giai điệu còn
ghép với lời, gồm những nguyên âm và phụ âm. Muốn hát liền giọng trong các bài
hát, ngoài việc hát liền các nguyên âm, còn phải phát âm những phụ âm nhanh, gọn,
làm cho bộ phận truyền âm thay đổi những tư thế khác nhau khi phát âm những phụ
âm.
 Nói trong sinh hoạt và việc phát âm những vần, tiếng trong ca hát rất khác
nhau. Khi nói, mọi người không dừng lại ở những nguyên âm, mà phát âm những
nguyên âm nhanh và ngắn, còn trong ca hát thì nguyên âm được kéo dài ra. Phụ âm
trong lời nói và trong ca hát thì giống nhau và bao giờ cũng phát âm nhanh.
Biết xử lí sao cho các nguyên âm được hát lên và tước bỏ những trở ngại do phát âm
những phụ âm gây ra là điều rất quan trọng để tạo ra tiếng hát đẹp, mượt mà, nghĩa là
thật legato, cantilena.
 Người hát phải cố sao trong lúc hát các nguyên âm được kéo dài và nối liền
nguyên âm nọ với nguyên âm kia, càng liền càng tốt, mặc dù giữa các nguyên âm còn
có những phụ âm. Cần đặc biệt chú ý những phụ âm khép tiếng ở cuối chữ, ví dụ: C,
CH, NH, NG, P, T – không nên khép lại quá sớm mà cố kéo dài đủ trường độ nốt
nhạc trên những nguyên âm, rồi khép phụ âm và chuyển nó thành một nguyên âm
vang ở mũi. Như vậy âm thanh cũng như lời hát sẽ gắn bó được với nhau.
 Chú ý khi giải quyết yêu cầu hát liền tiếng vẫn phải chú ý hát rõ lời. Trong
các bài dân ca hoặc các bài hát mà tác giả của nó chú ý trau chuốt lời ca, thì tính giai
điệu còn hàm chứa ngay cả trong lời hát với những ca từ đẹp, giàu hình tượng, giàu
chất thơ.
 Đối với kỹ thuật legato, để hát được liền tiếng thì tiếng hát phải thanh thoát,
liên kết các âm trầm và bổng; tiếng không bị ngắt quãng, ngân vang đều đặn, âm
thanh tròn và mềm mại. Người hát lấy hơi sâu, khống chế nén chặt hơi và đẩy ra từ
từ.
 Hơi thở: Như mọi kĩ thuật khác, legato đòi hỏi một buồng hơi lớn, phổi khỏe.
Người thở yếu sẽ khó hát liền mạch trong một hơi dài được. Vì vậy hãy luyện thở và
điều tiết hơi thở.
 Âm lượng: Điều chỉnh âm lượng to nhỏ là cách thức căn bản giúp bạn kiểm
soát tốt legato. Hãy tập hát to và nhỏ ngay trong một làn hơi.
 Dùng giọng óc (head voice): Head voice gần giống với falsetto (giọng gió).
Đừng bao giờ hát quá nhiều giọng ngực (chest voice), tức giọng thường của mình, vì
độ nặng của nó sẽ đè gãy legato của bạn. Phải làm sao để chuyển xuống trầm rồi lên
cao ngay mà vẫn không đem theo sức nặng của giọng ngực lên cùng. Cách tốt nhất
học là chuyển vị trí âm thanh lên thành head voice và tập hát cả mixed voice (giọng
pha).
 Tập vocalize (ngân nga không lời theo giai điệu): Trước khi ghép lời, hãy tập
cho nhuần nhuyễn kỹ thuật và khả năng chuyển đổi tông giọng. Thử ngậm chặt
miệng rồi ừm ừm trong mồm theo giai điệu, sẽ rất tốt để cải thiện legato..
Hát liền tiếng là một trong số những kỹ thuật cổ điển, thường được dùng
trong lối hát bel canto (nghệ thuật hát đẹp chuẩn mực nhất của opera). Vì hát liền
tiếng khả năng tạo ra sự mượt mà, cảm xúc, nên kỹ thuật hát liền tiếng được áp
dụng chủ yếu trong những bản nhạc và loại giọng trữ tình (thường nhật ở châu Á
và Việt Nam).
Câu 3. Trình bày sơ lược về tác giả của Romance hoặc Aria trong phần thực
hành
a. Thân thế và sự nghiệp của nhạc sĩ Alessandro Scarlatti với Aria “O cessate di
piagarmi” trích vở opera mang tên Pompeo (1683)

Alessandro Scarlatti sinh ngày 2 tháng 5 năm 1660 tại thành phố Palermo của


Ý, lúc bấy giờ thuộc quyền thống trị của Đế quốc Tây Ban Nha. Alessandro Scarlatti
là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhà sư phạm người Ý thuộc thời kỳ Baroque. Ông là
cha của nhà soạn nhạc Domenico Scarlatti.  và Pietro Filippo Scarlatti .
Năm 1672, ông được thụ giáo với nhạc sư Carissimi. Năm 1679, Scarlatti có
sáng tác opera thành công đầu tiên, qua đó ông nhận được chức vụ nhạc trưởng của
triều đình nữ hoàng Kristina của Thụy Điển khi ấy đang cư trú tại thành Roma. Đồng
thời nhà soạn nhạc người Ý còn chỉ đạo dàn nhạc và hợp xướng của nhà thờ. Từ năm
1684 đến năm 1702, Scarlatti là nhạc trưởng cung đình và là nhà soạn nhạc về opera
cho phó vương vùng Napoli. Cho đến năm 1725, ông thường xuyên làm việc ở Roma
và Napoli cho nhiều triều đình, nhà thờ và một thời gian giảng dạy tại Nhạc viện
Santa Maria di Lopeto thuộc thành phố Napoli.
Ông qua đời ngày 24 tháng 10 năm 1725 tại Napoli và được chôn cất tại nhà
thờ Santa Maria di Montesanto .
b. Phong cách sáng tác
Alessandro Scarlatti là người đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của
nghệ thuật opera, là một trong những đại diện lớn nhất của trường phái opera ở thành
phố Naples. Sáng tác của ông đã tích hợp và củng cố vững chắc những nét tiêu biểu
trong thể loại opera kinh điển trường phái Naples, khẳng định cả một thời đại trong
lịch sử opera. Ông là người hoàn chỉnh hình thức aria 3 đoạn (aria da capo) có mở
đầu bảng một đoạn hát nói (recitative), hoàn chỉnh loại nhạc mở màn (overture) của
vở opera, cấu trúc thành 3 tốc độ chuyển động (movement) nhanh-chậm-nhanh, đưa
vào opera lối hát kỹ xảo coloratura và ông còn nhiều cống hiến khác trong việc thay
đổi opera.
c. Các tác phẩm tiêu biểu
Alessandro Scarlatti đã sáng tác 115 vở opera, trong đó chỉ có 1 vở opera hài (có
64 vở được lưu giữ toàn bộ hoặc một phần); khoảng 20 bản oratorio; 10 bản mixa;
660 bản cancata, motet, madrigal, serenade; những tác phẩm hòa tấu nhạc cụ cùng
nhiều tác phẩm cho đàn organ. Những vở opera đầu tiên của ông— Gli Equivoci nel
sembiante 1679; L'honestà negli amori 1680, chứa aria nổi tiếng "Già il sole dal
Gange"; Il Pompeo 1683, có chứa các aria nổi tiếng "O cessate di piagarmi" và
"Toglietemi la vita Ancor" .

You might also like