Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Bài tập 3:

Vào lúc 7h30 ngày 15/10/2015, A chạy xe máy lưu thông trên đường thì thấy chị B
đang đứng sát lề đường, trên cổ chị B có đeo 01 sợi dây chuyền. Thấy vậy, A nảy sinh ý
định cướp giật, A điều khiển xe quay lại chạy lên lề đường, ép sát phía sau lưng chị B,
dùng tay phải giật sợi dây chuyền trên cổ chị B. Chị B quay lại nắm áo của A và cùng quần
chúng nhân dân bắt giữ được A cùng tang vật và phương tiện gây án giao cho công an
phường 3, huyện Y, thành phố H để xử lý.
Câu hỏi:
1. A bị bắt trong trường hợp nào theo quy định của BLTTHS?
2. A có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nào tiếp theo sau khi bị bắt? Thẩm quyền
áp dụng biện pháp đó thuộc về chủ thể nào?
3. Trong giai đoạn điều tra, Thủ trưởng CQĐT ra lệnh tạm giam A 02 tháng. Nhưng
khi điều tra được 01 tháng, Thủ trưởng CQĐT thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam
A nên đã ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giam đối với A. Nêu nhận xét về quyết định này
của Thủ trưởng CQ

Trả lời:
1,
- Vì A đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện, đuổi bắt nên A đã bị bắt trong trường hợp
phạm tội quả tang.
 CSPL: Điều 111, BLTTHS 2015
2,
- A có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ sau khi bị bắt vì A là người bị bắt trong
trường hợp phạm tội quả tang
 CSPL: Khoản 1, Điều 117, BLTTHS 2015
- Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ thuộc về Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều
tra các cấp
 CSPL: Điểm a, Khoản 2, Điều 117, BLTTHS 2015
3,
- Theo khoản 7 điều 173 của BLTTHS 2015 thì “Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần
thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam
để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”. Vì
vậy trong trường hợp này việc làm của thủ trưởng CQĐT là sai vì chưa được Viện kiếm sát
phê chuẩn đã tự ý ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giam đối với A.
 CSPL : Khoản 7, Điều 173 , BLTTHS 2015

You might also like