Bài tập toán kinh tế

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Bài tập toán kinh tế

Chương 1
1. Giả sử hàm cung và hàm cầu đã biết:
a/ QD = 51 – 3p; QS = 6p – 10
b/ QD = 30 – 2p; QS = 5p – 6

Hãy tìm mức cân bằng cung cầu Q và mức giá cân bằng?
2. Tìm nghiệm cân bằng của các mô hình cân bằng thị trường sau:
a/ QD = QS; QD = 3 – p2; QS = 6p – 4
b/ QD = QS; QD = 8 - p2; QS = p2 - 2
3. Cho biết các hàm cầu và hàm cung trong mô hình thị trường với 2 mặt hàng:
QD1 = 18 – 3p1 + p2; QS1 = -2 + 4p1
QD2 = 12 + p1 – 2p2; QS2 = -2 + 3p2
Tìm các mức cân bằng cung cầu và cân bằng giá của 2 mặt hàng?
4. Cho hàm sản xuất Cobb – Douglas: Q = K 0,8L0,2 với Q = Q 0 = 162 tại K = 243 và
L = 32.
Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật giữa K và L? Giải thích ý nghĩa?
5. Cho mô hình cân bằng thị trường độc quyền với 2 mặt hàng. Cho Q 1, Q2 là các mức
cầu của hai mặt hàng và các giá p 1, p2 tương ứngvới mối liên hệ cho bởi hệ phương trình
sau:
Q1  40 - 2p1 + p 2

Q 2 = 15 + p1 - p 2
Cho biết tổng chi phí là: TC = Q12 + Q1Q2 + Q22
Hãy tìm các mức cân bằng về cầu và giá để đạt lợi nhuận cực đại?
6. Một hãng sản xuất hai loại hàng hóa với các hàm cầu và hàm chi phí gộp như sau:
Q1 = 40 -2p1 – p2; Q2 = 35 – p1 – p2; C = Q21 + 2Q22 + 10
a/ Hãy tìm các mức đầu ra thỏa mãn điều kiện cần để có lợi nhuận cực đại?
b/ Hãy kiểm nghiệm điều kiện đủ và cho biết bài toán có cực đại toàn cục duy nhất
hay không?
c/ Cho biết mức lợi nhuận cực đại mà hãng có thể đạt được là bao nhiêu?
7. Cho hàm doanh thu: TR(Q) = 1200Q – Q2 (Q > 0). Yêu cầu:
a/ Tìm hàm doanh thu cận biên (MR)?
b/ Tại Q0 = 590, khi Q tăng một đơn vị thì doanh thu sẽ thay đổỉ bao nhiêu đơn vị?
c/ Tính giá trị doanh thu biên tại Q0 = 610 và giải thích ý nghĩa?
8. Cho hàm sản xuất Y(t) = 0,2K0,4L0,8, trong đó: K = 120 + 0,1t; L = 300 + 0,3t
Yêu cầu:
a/ Tính hệ số co dãn của Y theo K và theo L? Cho biết ý nghĩa?
b/ Tính hệ số tăng trưởng của vốn K, lao động L và Y?
c/ Hãy cho biết hiệu quả của việc tăng quy mô sản xuất trong trường hợp này?
9. Cho hàm sản xuất Y(t) = 5K0,6L03. Yêu cầu:
a/ Tính hệ số thay thế của K cho L?
b/ Cho biết chi phí đơn vị vốn wK = 5, chi phí đơn vị lao động wL = 3. Tính mức sử
dụng tối ưu vốn và lao động để đạt mức sản lượng cho trước Y0 = 30000 đơn vị?
10. Cho nhu cầu hai mặt hàng phụ thuộc vào giá như sau:
Q1 = 40 – 2p1 – p2; Q2 = 35 – p1 – p2
2 2
Hàm tổng chi phí kết hợp là: TC = Q1 + 2Q2 + 12
Trong đó Qi và pi là sản lượng và giá của hàng hóa tương ứng.
Yêu cầu:
a/ Xác định Q1, Q2 sao cho tổng lợi nhuận là lớn nhất?
b/ Xác định chi phí biên cho từng mặt hàng tối ưu tìm được ở câu a?
11. Cho mô hình cung cầu như sau:QD = 10 + 0,1Y – 0,2p; QS = -14 + 0,6p
Trong đó QD, QS là cầu cung của loại hàng, Y là thu nhập trong dân cư (theo đầu người),
p là giá cả của loại hàng.
Yêu cầu:
a/ Tìm biểu thức tính giá cân bằng nếu điều kiện cân bằng là:
a1. QD = QS
a2. QD = 0,9QS
b/ Tính hệ số co dãn của giá cân bằng theo Y tại 80 trong cả hai trường hợp trên?
Giải thích ý nghĩa của kết quả tìm được?
12. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế (đóng) có mối liên hệ sau:
Y= C + I + G; C = 0, 85Y + 70; Yd = Y - T
Trong đó: Y thu nhập quốc dân; C tiêu dùng dân cư; Y d là thu nhập khả dụng; I
đầu tư; G chi tiêu chính phủ; T thuế. Với I = 200, G = 550, T = 500.
Yêu cầu:
a/ Xác định thu nhập quốc dân ở trạng thái cân bằng?
b/ Phân tích chủ trương “kích cầu” của chính phủ thông qua chính sách giảm thuế?
13. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế có mối liên hệ sau
Y = C + I + G + X - M; C = 0,08Yd ; M = 0, 015Yd ; Yd = (1 - t)Y
Trong đó: Y thu nhập quốc dân; C tiêu dùng dân cư; Y d thu nhập khả dụng; I đầu
tư; G chi tiêu chính phủ; X xuất khẩu; M nhập khẩu; t thuế.
Với I = 700, G = 900, X = 600, t = 0,15.Yêu cầu:
a/ Xác định thu nhập quốc dân ở trạng thái cân bằng.
b/ Với chỉ tiêu ở câu a, có ý kiến cho rằng nếu giảm xuất khẩu 10% thì chính phủ
có thể tăng chi tiêu 10% mà không ảnh hưởng tới thu nhập. Hãy nhận xét ý kiến này?
14. Cho mô hình thu nhập quốc dân:
Y = C + I + G0 ; C = b0 + b1Y ; I = a0 + a1Y – a2R0
với a0,a1, b0, b1> 0; a1 + b1< 1
Trong đó: G0 là chi tiêu chính phủ; R 0 là lãi suất; I là đầu tư; C là tiêu dùng; Y là
thu nhập Yêu cầu:
a/ Xác định Y, C ở trạng thái cân bằng.
b/ Với b0 = 200; b1 = 0,7; a0 = 100; a1 = 0,2, a2 = 10; R0 = 7; G0 = 500, khi tăng chi
tiêu của chính phủ 1% thì thu nhập cân bằng thay đổi bao nhiêu %?
Chương 2
1. Công ty K sản xuất hai loại sơn là sơn trong nhà và sơn ngoài trời. Nguyên liệu chủ
yếu gồm 3 loại A, B, C với trữ lượng tương ứng là 400 tấn, 522 tấn và 720 tấn. Để sản
xuất một tấn sơn trong nhà cần 2 tấn nguyên liệu A, 2 tấn nguyên liệu B và 4 tấn nguyên
liệu C. Để sản xuất một tấn sơn ngoài cần 2 tấn nguyên liệu A, 3 tấn nguyên liệu B và 3
tấn nguyên liệu C. Dự tính giá bán cho đại lý là 7 triệu đồng/tấn với sơn ngoài trời và 6
triệu đồng/tấn với sơn trong nhà. Hãy lập kế hoạch sản xuất để công ty K đạt doanh thu
lớn nhất thỏa mãn các điều kiện nêu trên.
2. Một nông trường phải quyết định phương án phân bổ việc sử dụng 2.000 ha đất để gieo
trồng 3 loại nông phẩm A, B, C có các thông số kinh tế kỹ thuật như sau: trồng 1 ha nông
sản A cần số vốn mua 100.000 đồng, tiền thuê nhân công là 300.000 đồng và ước giá trị
thu được là 2 triệu đồng; trồng 1 ha nông sản B cần có vốn mua 300.000 đồng, tiền thuê
nhân công là 400.000 đồng và ước lượng giá trị thu được là 3 triệu đồng, trồng 1 ha nông
sản C cần số vốn mua là 200.000 đồng, tiền thuê nhân công là 250.000 đồng và ước giá
trị thu được là 4 triệu đồng.
Nông trường có thể chuẩn bị một số tiền làm vốn cho sản xuất là 1 tỉ đồng và thuê
nhân công là 1,5 tỉ đồng. Hãy tìm phương án phân bổ việc sử dụng đất tối ưu và tính tổng
giá trị sản lượng lớn nhất trong trường hợp đó?
3. Cho bài toán QHTT như sau:
f(x) = 2x1 – x2 → Min
x1 – 2x2 + x3 ≤ 2
2x1 – 2x2 – x3 ≥ 3
x 1 + x 2 + x3 = 4
x2 ≥ 0 ; x3 ≥ 0
Hãy chuyển bài toán QHTT trên về dạng chuẩn tắc và chính tắc.
4. Cho bài toán quy hoạch tuyến tính sau :
f(x) = -3x1 + x2 – 3x3 + 2x4 →min
4x1 – 3x2 - x3 + 2x4 ≤ 34
2x1 – 2x2 + 3x3 ≤ 56
2x1 – 2x2 – 3x3 + 4x4 ≥ 32

xj ≥ 0 ( j = 1, 4 )
Giải bằng phương pháp đơn hình. Tìm phương án tối ưu nếu có thêm ràng buộc :
f(x) ≥ -12
5. Giải bài toán quy hoạch tuyến tính bằng phương pháp đơn hình:
f(x) = -x1 + 3x2 + 4x3 - x4 – 5x5 →min
2x1 + x2 – 3x3 + 2x4 = 30
x2 - x3 + x4 - x5 = 23
3x1 – 2x2 + x3 + x4 + 4x5 ≥ -10

xj ≥ 0 ( j = 1, 5 )
a. Viết biểu thức mô tả tập phương án tối ưu.
b. Tìm phương án tối ưu có thành phần x3 = 28
6. Giải bài toán quy hoạch tuyến tính bằng phương pháp đơn hình:
f(x) = -3x1 – 24x2 + 6x4 →min
x1 + 4x2 – 2x3 + x4 = 20
2x2 - x3 + x5 ≤ -2
-7x2 + x3 ≤ 25
4x2 + 2x3 – 2x4 – 4x5 = 20

xj ≥ 0 ( j = 1,5 )
Xác định và phân tích đặc điểm lời giải của cặp bài toán đối ngẫu khi có thêm
ràng buộc: x5 ≤ 12 và viết bài toán đối ngẫu trong trường hợp này ?
7. Cho bài toán quy hoạch tuyến tính sau:
f(x) = - x2 + x3 – 2x4 + 2x5 + x6
-3x2 + 3x3 + 7x4 + 13x5 + 20x6= 32
- x2 + x3 + 2x4 + 4x5 + 6x6= 6
2x1 + 2x2 – 8x3 – 6x4 – 8x5 – 13x6 = -24

xj ≥ 0 ( j = 1, 6 )
và phương án cực biên x0 = (0, 38, 0, 6, 8, 0).
Xuất phát từ x0, dùng thuật toán đơn hình tìm lời giải trong hai trường hợp
f(x)→min và f(x)→max.
8. Cho bài toán quy hoạch tuyến tính sau :
f(x) = c1x1 + c2x2 + c3x3 + c4x4 + x5 + x6 →min
x1 - x2 + 3x3 – 7x4 – 2x5 + x6 = 14
-4x1 + 6x2 – 9x3 + 21x4 + 5x5 – 2x6 = -45
-2x1 + 4x2 - x3 + 2x4 - x5 + x6 = -15

xj ≥ 0 ( j = 1, 6 )
và phương án cực biên x0 = (12, 0, 0, 0, 7, 16).
a/ Biết c1 = 0, xác định những thành phần còn lại của véc tơ c để x 0 là phương án
tối ưu. Tìm phương án tối ưu tương ứng của bài toán đối ngẫu?
b/ Tìm điều kiện đối với véc tơ c để x0 là phương án tối ưu duy nhất?
9. Cho bài toán QHTT:
f(x) = 8x1 - 2x2 - 6x3 → min
2x1 + 6x2 - 8x3 ≥ - 4 (1)
2x2 - 2x3≤ 10 (2)
4x1 - 8x2 + 6x3 ≥ - 6 (3)
2x1 - 6x2 ≥ - 15 (4)
- 2x1 + 4x3≤ 6(5)
và véc tơ x0 = (-1, 1, 1)
a/ Viết bài toán đối ngẫu, các cặp ràng buộc đối ngẫu.
b/ Phân tích các tính chất của x0 đối với bài toán đã cho.
c/ Xác định tập phương án tối ưu và các PACB của bài toán đối ngẫu.
10. Cho bài toán quy hoạch tuyến tính và véc tơ x* = (0, 1, 0, 2, 3):
f(x) = x1 + x2 + x3 + x4 + x5 → min
3x1 + x2 + x3 =1
5x1 + x2 + x3 + x4 =3
2x1 + 5x2 + x3 + x5 = 8
xj ≥ 0 (j = 1÷5).
a/ Viết bài toán đối ngẫu, các cặp ràng buộc đối ngẫu.
b/ Phân tích các tính chất của x* đối với bài toán đã cho.
11. Cho bài toán quy hoạch tuyến tính sau :
f(x) = x1 + 6x2 + 3x3 + 2x4 →min
(-3/2)x2+ x3 + x4 ≤ 10 (1)
x1 + 4x2- x3 – 2x4 = -16 (2)
- 3x2+ 2x3 + x4 ≥ 20 (3)
(-5/2)x2 + 5x3≤ 30 (4)
xj ≥ 0 (5)
a/ Giải bài toán bằng phương pháp đơn hình đối ngẫu.
b/ Sử dụng kết quả tìm lời giải của cặp bài toán đối ngẫu khi đồng thời đảo ngược
dấu bất đẳng thức ở ràng buộc (1) và (3). Mô tả tập phương án tối ưu của bài toán gốc.
12. Cho bài toán quy hoạch tuyến tính sau :
f(x) = 2x1 - x2 – 3x3 – 5x4 →min
-x1 + 2x2 + 4x3 + 3x4 = 44
4x1 + 3x2 + 2x3 – 9x4 = 5
x1 – 2x2 - x3 + 3x4 =-23
x1, x3 ≤ 0 ; x2, x4 ≥ 0
a/ Chứng tỏ mọi phương án đều tối ưu, chỉ ra các phương án cực biên tối ưu? Xác
định phương án tối ưu của bài toán đối ngẫu và tính chất của nó ?
b/ Xét hai trường hợp độc lập khi thay c1 = -1 và thay c2 = 7, xác định phương án
cực biên tối ưu của cặp bài toán đối ngẫu tương ứng ?
13. Cho bài toán quy hoạch tuyến tính sau:
f(x) = x1 - x2 + 4x3 – 2x4 + 3x5 →min
-x1 + x3 – 3x4 ≤ 7
2x1 + x2 - 2x3 + 3x4 – x5 = -10
-3x1- x3 + 2x4 - 2x5 ≥ 5

xj ≥ 0 ( j = 1, 5 )
a/ Giải bài toán bằng phương pháp đơn hình đối ngẫu, xác định phương án cực
biên tối ưu của bài toán đối ngẫu, đặc điểm của phương án tối ưu?
b/ Cho c2 = α và c4 = -α, tìm điều kiện đối với α để phương án tối ưu tìm được
của bài toán gốc vẫn còn tối ưu đối với bài toán mới. Với trị số nào của α thì bài toán mới
có hai phương án cực biên tối ưu. Dùng thuật toán để xác định chúng?
14. Cho bài toán quy hoạch tuyến tính sau:
f(x) = -x1 + 2x2 – 3x3 - 2x5 - x6 - x7 →min
-x1 + 2x2 + 3x3 + x4 + x6 – 5x7 = 48
2x1 - 3x2 - 4x3 + 2x4 – 2x5 – 4x6 + 6x7 = -46
-3x1 + 5x2 + 6x3 + x5 + 4x6 – 12x7 = 96

xj ≥ 0 ( j = 1, 7 )
a/ Phân tích tính chất của cơ sở (A 1, A2, A5), xuất phát từ cơ sở ấy giải bài toán
bằng phương pháp thích hợp?
b/ Tìm lời giải của bài toán khi vế phải hệ ràng buộc là b’ = (8, 14, -4). Chỉ ra một
phương án tối ưu không cực biên?

You might also like