Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Phân tích những đe dọa của thị trường

1. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp:


- Pepsico Việt Nam có những nhà cung cấp lớn nhất định vì là thành viên
của Pepsico toàn cầu. Tuy nhiên, khi thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh
tranh thì năng lực của các nhà cung cấp sẽ mạnh hơn.
- Áp lực đến từ quyền thương lượng của các nhà cung cấp đến Pepsi là
thấp. Nguyên nhân là do số lượng nhà cung cấp rất nhiều và họ phân tán
khắp mọi nơi trên thế giới cùng với đó là chi phí chuyển đổi thấp. Hơn
nữa các nhà cung cấp muốn duy trì hoạt động kinh doanh của họ với gã
khổng lồ nước ngọt. Chính vì vậy mà Pepsi có quyền kiểm soát cao hơn
đối với các nhà cung cấp của mình.
2. Áp lực từ khách hàng:
- Từ khi xâm nhập vào thị trường nước giải khát Việt Nam, Pepsico đã
xác định rõ: khách hàng mục tiêu của sản phẩm nước giải khát là trong độ
tuổi 13-19, vì đây là lứa tuổi năng động. Ngoài ra, sản phẩm của Pepsi
đang mở rộng thị trường đến đối tượng khách hàng nhỏ tuổi và lớn tuổi.
Tuy nhiên hai đối tượng khách hàng này không mang lại giá trị cao.
Nguyên nhân xuất phát từ việc sợ con em béo phì của cha mẹ nhóm tuổi
dưới 13 và sự e ngại bệnh tiểu đường của khách hàng ở nhóm tuổi trên
20.
- Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường đồ uống và thức ăn
tiện lợi, các đối thủ cung ứng sản phẩm ngày càng đa dạng hơn theo xu
hướng tăng chất lượng của sản phẩm, từ đó làm gia tăng sự ảnh hưởng
của người mua và khách hàng ngày càng dễ hơn trong việc lựa chọn và so
sánh sản phẩm giữa các đối thủ cạnh tranh để lựa chọn cho mình một sản
phẩm tốt và phù hợp nhất.
3. Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh:
- Lịch sử phát triển kinh doanh của Pepsico gắn liền với sự cạnh tranh với
các đối thủ khác nhau, trong đó có một đối thủ truyền kiếp của Pepsi đó
là Cocacola.
- Hai thương hiệu này đã cạnh tranh với nhau từ thế kỷ 19, nổi tiếng với
“cuộc chiến Cola” và thu hút rất nhiều sự quan tâm và chú ý của dư luận.
Nếu không có sự cạnh tranh giữa Pepsi với Coca Cola thì hai thương hiệu
này đã không phải đầu tư quá nhiều vào tiếp thị và quảng cáo. Ngoài ra
công ty Dr Pepper Snapple Group cũng là mối đe dọa cạnh tranh với gã
khổng lồ nước ngọt này.
- Vì thế, áp lực đến từ các đối thủ cạnh tranh của Pepsi trong ngành là rất
lớn. Pepsico cần phải tập trung cao sức mạnh để có những chiến lược tốt
nhất để đối đầu với các đối thủ cạnh tranh.
4. Áp lực từ những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
- Để xây dựng nên một thương hiệu Thế Giới như Pepsi không phải là
một điều dễ dàng và cũng không thể xây dựng trong một sớm một chiều.
Điều này cần cả một quá trình đầu tư lớn và sự nỗ lực. Không chỉ vậy,
việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và có được lòng trung thành của
khách hàng là một điều rất khó khăn. Tuy nhiên các thương hiệu mới vẫn
có thể cạnh tranh trên thị trường địa phương và giới hạn trong một khu
vực nhỏ.
- Pepsi có rất ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp ngoại trừ Coca Cola, không ai
có đủ năng lực để gây áp lực lên thương hiệu này. Vì vậy, áp lực từ mối
đe dọa của những doanh nghiệp mới gia nhập là không đáng kể so với
thương hiệu như Pepsi.
5. Mối đe dọa từ những sản phẩm thay thế:
- Có rất nhiều sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của Pepsi trên thị
trường. Chi phí chuyển đổi sang các sản phẩm này cũng thấp. Ngoài các
sản phẩm của Coca Cola, nước trái cây, nước tăng lực và nhiều loại đồ
uống khác là những sản phẩm thay thế của Pepsi. Áp lực đến từ mối đe
dọa này được giảm thiểu phần nào ở một mức độ nào đó nhờ hình ảnh
thương hiệu và sự hiện diện toàn cầu của Pepsi. Thương hiệu cũng đầu tư
rất nhiều vào tiếp thị để kiểm soát mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế.
Hơn nữa, các sản phẩm thay thế đều có chất lượng tốt. Nhìn chung, mối
đe dọa đến từ các sản phẩm thay thế gây ra một áp lực lớn khiến Pepsi
phải cân nhắc và đưa ra những chiến lược phù hợp.

You might also like