Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Chưa xác định rõ mục tiêu của bản thân, không lập kế hoạch rõ ràng

Phải cân bằng giữa việc học và làm thêm (nếu khó khăn về kinh tế)
Quá trình tập sống tự lập
Vấn đề tự học và áp lực thi cử
Sự hấp dẫn ngoài xã hội
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
(1) Khi nhắc đến việc học, một trong những điều phổ biến nhất là sinh
viên không biết mình muốn làm gì với tương lai của mình, không biết chính xác
những gì mình mong muốn, họ vẫn còn mơ hồ, mông lung vì không xác định rõ
mục tiêu của bản thân dẫn đến không có kế hoạch cụ thể. Có nhiều nguyên nhân
xung quanh vấn đề này: bạn luôn cảm thấy lo lắng, bạn luôn tìm lý do để bào
chữa cho mình dễ dàng hơn so với việc tìm ra lý do tại sao phải đặt mục tiêu?
Tiếp đến là sự sợ hãi, sợ thất bại, tự hạ thấp mình, chính điều này khiến chúng ta
mất sự tự tin vào bản thân, nó làm thao túng, chùn bước những giấc mơ của bạn.
Điều này gây không ít những vấn đề trong quá trình học tập và rèn luyện của
sinh viên, vì dẫn đến sự “học đại”, học cho qua môn.
(2) Phần lớn, các bạn sinh viên từ các tỉnh lên thành phố học, có hoàn
cảnh gia đình khó khăn, phải trang trải nhiều khoản chi phí như tiền nhà trọ, tiền
ăn uống, tiền xe cộ,... nên việc đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập phụ một phần
cho bố mẹ là một điều khó tránh khỏi. Vì thế, ít ai có thể cân bằng giữa việc học
và làm, nhiều sinh viên quá chú trọng đến việc đi làm thêm mà lơ là, bỏ bê việc
học, khiến kết quả học tập giảm sút, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi sáng thì đi
học, chiều tối lại đi làm, không có thời gian chăm sóc cho bản thân. Áp lực
chồng chất, vì một số công việc sẽ đòi hỏi cường độ làm việc cao, khi về đến
nhà trọ lại cảm thấy vô cùng mệt mỏi, nên có thể dẫn đến trì trệ việc học tập.
(3) Bước chân vào đại học, việc sống xa gia đình bắt buộc sinh viên phải
tự học cách sống tự lập cũng như trang bị những kỹ năng để có thể vững bước
vào đời. Sinh viên sẽ gặp khó khăn, bỡ ngỡ trong việc điều chỉnh giờ giấc sao
cho phù hợp việc học tập và sinh hoạt, không còn phụ thuộc vào bố mẹ để quyết
định, nhắc nhở trong mọi việc ngoài ra, cảm giác nhớ nhà cũng sẽ là một
chướng ngại vật mà sinh viên cần vượt qua.
(4) Với một chương trình học hoàn toàn khác so với bậc phổ thông, điều
này yêu cầu sinh viên phải có một phương pháp học hiệu quả để hoàn thành các
tín chỉ. Nhưng hầu hết sinh viên chưa biết tự học là như thế nào, tự học cái gì và
nên làm gì để tận dụng thời gian vào việc tự học, vì thời gian là hữu hạn, còn
kiến thức là vô hạn. Và để hình thành một thói quen tự học cũng là vấn đề khó
khăn, vì một số sinh viên vẫn còn thói quen học tiếp thu một chiều, thụ động khi
ở bậc phổ thông.
Tiếp đến, áp lực thi cử lại là một vấn đề khiến cho không ít sinh viên
cảm thấy khó khăn trong quá trình rèn luyện và học tập của mình. Áp lực từ gia
đình, sự kỳ vọng của bố mẹ đối với con cái. Sự cạnh tranh trong học tập, trong
điểm số, cùng với lượng kiến thức ngày càng nhiều và khó, khiến cho sự kỳ
vọng về bản thân quá lớn và chưa có sự chuẩn bị kỹ càng cho mọi thứ, tự bản
thân tạo ra những suy nghĩ tiêu cực, làm cho bản thân căng thẳng, rơi vào áp lực
trong học tập.
(5) Khi đã đặt chân đến một thành phố hoàn toàn xa lạ, sinh viên sẽ dễ
dàng nhẹ dạ cả tin và thuyết phục bởi những kẻ lừa đảo

You might also like