câu 2 triết 59

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1.

Một số khái niệm:


Trước khi đi vào phân tích câu nói của Lênin ta cần làm rõ một số khái niệm
trong câu để có thể hiểu rõ được quá trình nhận thức chân lý. Đó là: thực tiễn,
trực quan sinh động và tư duy trừu tượng.
1.1. Thực tiễn:
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất lịch sử xã hội của con
người làm biến đổi tự nhiên và xã hội. Thực tiễn có vai trò đặc biệt to lớn với
nhận thức, nó chính là cơ sở, mục đích, động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn
kiểm tra chân lý. Thực tiễn bao gồm 3 hình thức cơ bản: Hoạt động sản xuất vật
chất, hoạt động chính trị xã hội và thực nghiệm khoa học.
1.2. Trực quan sinh động:
Trực quan sinh động ở đây được hiểu là nhận thức cảm tính. Nhận thức
cảm tính bao gồm các hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng (trí nhớ).
+ Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề
ngoài của sự vật, hiện tượng cà trạng thái bên trong cơ thể khi chúng đang trực
tiếp tác động vào các giác quan của ta. Cảm giác là mức độ nhận thức đơn giản
nhất mở đầu cho môi trường xung quanh, làm nguồn cung cấp những nguyên
vật liệu cho chính các hình thức nhận thức cao hơn.
+ Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính
của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Tri
giác là sự tổng hợp của các cảm giác. Trong tri giác, các cảm giác riêng lẻ được
tổng hợp lại, liên kết với nhau để tạo ra một hình ảnh trọn vẹn, đầy đủ về sự vật,
hiện tượng. Trên cơ sở phản ánh thế giơới một cách trọn vẹn đầy đủ hơn cảm
giác, tri giác giúp con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong
môi trường xung quanh, giúp con người phản ánh thế giới có lựa chọn và mang
tính ý nghĩa.
+ Khác với trong tâm lí học, trong triết học Mác-Lênin nhận thức cảm tính
không chỉ có cảm giác, tri giác mà còn có biểu tượng được định nghĩa là hình
thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung
lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan.
Như vậy, có thể thấy biểu tượng trong nhận thức cảm tính của triết học Mác-
Lênin là một hình thức của trí nhớ trong tâm lí học do trí nhớ là quá trình
nhận thức thế giới khách quan bằng cách ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại
những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống của mình.
1.3. Tư duy trừu tượng:
Tư duy trừu tượng là mức độ nhận thức tiếp theo của trực quan sinh động
hay chính là mức độ nhận thức lý tính. Triết học Mác-Lênin chỉ ra nhận thức
lý tính gồm có: Khái niệm, phán đoán và suy luận. Trong tâm lí học, các hình
thức này đã được rút gọn thành: tư duy và tưởng tượng.
+ Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện
tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Tư duy giúp cho
con người nhận thức được quy luật khách quan, trên cơ sở đó có thể chủ động
dự kiến một cách khoa học xu hướng phát triển của sự vật và có kế hoạch, biện
pháp cải tạo hiện thực khách quan. Với tư cách là một hành động, tư duy được
thực hiện bằng những thao tác tư duy: Phân tích – tổng hợp, so sánh, trừu tượng
hóa – khái quát hóa.
+ Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng hình ảnh mới trên cơ sở
những biểu tượng đã có. Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong hoạt động nhận
thức, cho phép ta hình dung được kết quả trước khi hành động, hình dung được
không chỉ kết quả cuối cùng mà cả những kết quả trung gian. Nhờ có tưởng
tượng, con người có thể vẽ lên trong đầu óc mình viễn cảnh xã hội tương lai,
lấy đó làm phương hướng mục tiêu, hoạt động để biến nó thành hiện thực.

2. Con đường biện chứng của sự nhận thức thế giới khách quan, nhận
thức chân lý:
Từ câu nói của Lênin về con đường biện chứng của nhận thức chân lý có thể
chia quá trình nhận thức chân lý làm hai giai đoạn. Giai đoạn một là giai đoạn
từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và giai đoạn hai là giai đoạn từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn.
2.1. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng: (từ nhận thức cảm
tính đến nhận thức lý tính)
2.1.1. Nhận thức cảm tính:
Khi bắt đầu nhận thức một sự vật hiện tượng bao giờ con người cũng bắt
đầu bằng việc sử dụng các giác quan của mình để nhận biết nó. Mức độ nhận
thức của con người bao giờ cũng bắt đầu từ nhận thức cảm tính vì nhận thức
cảm tính là mức độ nhận thức thức đầu tiên, thấp nhất của con người. Trong đó
con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác
động đến các giác quan của họ.
Nhận thức cảm tính của con người bắt đầu từ cảm giác, cảm giác là định
hướng đầu tiên của con người với môi trường xung quanh. Cảm giác gồm có:
Cảm giác nhìn, cảm giác nghe, cảm giác ngửi, cảm giác nếm, cảm giác da, …
Những cảm giác này nảy sinh do sự tác động của sự vật hiện tượng vào các giác
quan của con người.
*Ví dụ: Những kích thích nhiệt học tác động lên da gây cảm giác nóng, ánh
sang màu tác động lên mắt làm con người nhận biết màu sắc, hay sờ vào bề mặt
một vật nào đó cho ta cảm giác vật đó gồ ghề, nhẵn, phẳng, …
Cảm giác tuy đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức nhưng cảm
giác chỉ phản ánh những thuộc tính riêng lẻ đơn thuần của sự vật hiện tượng,
những thuộc tính này chưa được liên kết với nhau. Từ những thuộc tính riêng lẻ
này con người chỉ có thể nhận biết từng phần của một sự vật hiện tượng chưa
thể có một hình ảnh cụ thể đầy đủ về sự vật.
*Ví dụ: Khi nhìn bông hoa hồng, cảm giác nhìn sẽ cho ta thấy màu sắc của
bông hồng, cảm giác ngửi cho ta thấy mùi thơm của bông hồng. Nhưng cảm
giác nhìn, ngửi chưa thể cho ta hình ảnh bông hồng.
Để có thể nhận thức sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn, đầy đủ hơn chúng
ta cần đến một quá trình nhận thức cao hơn trong nhận thức cảm tính, đó là tri
giác. Từ cơ sở các thông tin do cảm giác đem lại, con người tiến hành quá trình
tri giác là thu thập, giải nghĩa, lựa chọn và tổ chức các thông tin từ cảm giác.
Các thông tin hiện ra hình ảnh bên ngoài của sự vật một cách trọn vẹn, đầy đủ.
*Ví dụ: Như đã nêu ở ví dụ trên, khi cảm giác về bông hoa hồng ta mới nhận
được những cảm giác riêng lẻ về màu sắc và nhìn. Khi các cảm giác này đến
não bộ, chúng sẽ được tri giác và sẽ cho ra hình ảnh trọn vẹn về bông hoa hồng
với màu sắc và hương thơm của nó chứ không đơn thuần là về màu sắc hoặc về
mùi thơm.
Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác nhưng không phải là tổng số của các
cảm giác riêng lẻ mà là một quá trình nhận thức cao hơn, phức tạp hơn.
*Ví dụ: Khi nhìn một rổ xoài ta chỉ cần nhìn bằng mắt mà không cần dùng
mũi, miệng, tay, … cũng có thể tri giác và nhận biết sự vật.
Sau khi quá trình tri giác đã cho ta một cái nhìn trọn vẹn về sự vật thì để có
thể tiếp tục hoạt động nhận thức ở mức cao hơn thì con người ta cần lưu lại hình
ảnh sự vật trong não bộ. Biểu tượng là bước quá độ từ nhận thức cảm tính sang
nhận thức lý tính, là tiền đề cho sự trừu tượng hóa. Ở quá trình này, hình ảnh
của sự vật khách quan được phản ánh bởi cảm giác và tri giác được tái hiện
trong não bộ và trở thành vốn kinh nghiệm của con người. Nhờ có biểu tượng
mà chúng ta có thể có được hình ảnh trọn vẹn về sự vật được các giác quan
phản ánh đã được lưu lại một lần trước đó và sau này khi nhắc đến là chúng ta
đã có thể hình dung ra sự vật.
*Ví dụ: Trước đây chúng ta từng ăn mơ và nhờ cảm giác, tri giác chúng ta
biết hình dáng của quả mơ, vị và mùi của nó. Hình ảnh tri giác của quả mơ trở
thành biểu tượng trong trí nhớ của chúng ta. Sau này, khi nhắc đến quả mơ
chúng ta có thể xuất hiện trong đầu luôn hình ảnh về quả mơ mà không cần cảm
giác và tri giác quả mơ nào.
Kết thúc quá trình nhận thức cảm tính, não bộ đã làm xuất hiện biểu
tượng về sự vật ở con người nhưng chỉ phản ánh được hình ảnh về ngoài của sự
vật chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên
trong của sự vật. Đây chỉ mới là mức độ nhận thức của động vật. Để nhận thức
được chân lý, con người cần phải tiếp tục nhận thức ở mức độ cao hơn, đó là
mức độ nhận thức lý tính.
Như vậy, nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn, với sự tác động của
khách thể cảm tính, là cơ sở cho nhận thức lý tính.
2.1.2 Nhận thức lý tính:
Dựa trên cơ sở những thông tin về sự vật mà con người đã nhận thức được
trong mức độ nhận thức cảm tính, muốn tìm hiểu các mối liên hệ bên trong của
sự vật và các quy luật của nó thì con người phải thực hiện bằng quá trình tư
duy. Để thực hiện quá trình này con người phải sự dụng đến thao tác của tư
duy: Phân tích – tổng hợp, so sánh, trừu tượng – khái quát hóa.
+ Đầu tiên là thao tác phân tích, con người sử dụng trí óc bắt đầu tách ra
trong sự vật những mặt này mặt kia, các thuộc tính này thuộc tính kia, các quan
hệ liên hệ này nọ.
+ Sau khi phân tích là thao tác tổng hợp lại để hợp nhất các thành phần vừa
được phân tích thành một thể thống nhất, logic.
+ Tiến hành so sánh sự vật với các sự vật khác để thấy được sự giống nhau,
khác nhau, điểm nổi bật, sự đồng nhất, hay tìm mối liên hệ với các sự vật khác.
+ Tiến tới quá trình trừu tượng hóa, con người gạt bỏ những thuộc tính, liên
hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho
hoạt động tư duy và khái quát hóa sự vật hay là hình thành khái niệm về sự vật.
Sau khi tiến hành các thao tác tư duy, con người bắt đầu đưa ra những phán
đoán của mình về sự vật. Đó là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái
niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của sự
vật.
*Ví dụ: Sau khi tiến hành các thao tác tư duy với kim loại đồng ta đưa ra
phán đoán là đồng dẫn điện hoặc vì đồng là kim loại nên rút ra phán đoán kim
loại dẫn điện.
Từ các phán đoán, con người tiến hành thao tác suy luận, liên kết các phán
đoán, sang lọc và hình thành nên những giả thuyết rồi đúc kết nó thành các quy
luật, định lý.
*Ví dụ: Từ phán đoán đồng dẫn điện và đồng là kim loại thì con người suy
luận ra giả thuyết rằng mọi kim loại đều dẫn điện.
Trong quá trình tư duy, con người liên tục xuất hiện các ý tưởng mới, những
phát minh mới. Đó là do sự tác động của tưởng tượng. Nhờ có tưởng tượng mà
con người có thể phát hiện ra những quy luật bên trong của sự vật mà mức độ
nhận thức lý tính chưa thể cung cấp dữ liệu để tư duy có thể nhận thức được, từ
đó đưa ra những liên tưởng những phán đoán.
*Ví dụ: Einstein đặt ra tiền đề về thuyết lượng tử, ánh sang bao gồm các hạt
photon mang năng lượng. Tại thời điểm đó, Einstein không thể sử dụng những
giác quan để nhận thức cảm tính photon nhưng ông vẫn có thể tư duy và rút ra
các định luật về hạt photon đó là nhờ có sự tưởng tượng.
Quá trình nhận thức lý tính kết thúc, khi con người bắt đầu hình thành những
giả thuyết về sự vật. Tại thời điểm này, con người đã đi sâu vào bản chất của sự
vật, đã biến những tri thức của nhận thức cảm tính trở nên sâu sắc hơn, rút ra
được những chân lý, quy luật. Nhưng tất cả các chân lý, quy luật mà con người
rút ra trong mức độ này chỉ mới mang tính chất là giả thuyết, mới chỉ là những
suy luận trong não bộ của con người, để biến những giả thuyết này trở thành
những chân lý cần phải có sự kiểm tra tính đúng đắn của nó.
Vì vậy, như Lênin viết sau giai đoạn nhận thức cảm tính đến nhận thức lý
tính là giai đoạn từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
2.2. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn:
Nhận thức lý tính mới chỉ đạt được những tri thức về đối tượng nhưng
những tri thức đó có chính xác hay không cần phải có sự kiểm nghiệm của thực
tiễn, tức là nhận thức nhất thiết phải quay trở về với thực tiễn, dừng thực tiễn để
đo lường tính chân thực của nhận thức.
*Ví dụ: Suy luận mọi kim loại đều dẫn điện chưa thể trở thành chân lý nếu
trong thực tiễn có một kim loại nào đó không dẫn điện. Nó chỉ thực sự đúng khi
thực tiễn chứng minh tất cả mọi kim loại đều dẫn điện.
Từ những hoạt động thực tiễn các sự vật trong thế giới tác động lên con
người qua các giác quan tạo ra cảm giác là tiền đề để hình thành nên những
nhận thức sau này và cho ra các giả thuyết của con người. Mặt khác, mục đích,
động lực của nhận thức là cải tạo thực tiễn. Chính vì vậy, mà giả thuyết phải
được kiểm tra trong thực tiễn mới có thể khẳng định được tính đúng đắn của nó
và trở thành chân lý.
Quá trình nhận thức dường như lặp đi lặp lại, thực tiễn vừa là điểm bắt đầu
vừa là điểm kết thúc, quá trình này không có điểm dừng. Nhờ vậy mà nhận thức
đạt dần tới những tri thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về hiện thực khách quan.

You might also like