Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SANG THU

I. Tìm hiểu chung:


1. Tác giả:
- Hữu Thỉnh (1942) là nhà thơ trưởng thành từ tỏng quân đội, có những đóng
góp tích cực cho kháng chiến.
- Thơ Hữu Thỉnh mang đậm hồn quê dân dã, mộc mạc, tinh tế.
2. Tác phẩm:
a) HCST:
- Bài thơ được sáng tác năm 1977, 2 năm sau ngày đất nước giành độc lập, đất
nước đang trong những ngày khôi phục và phát triển, trong những mùa thu
hoà bình đầu tiên.
+ Nhà thơ cũng là người lính vừa trở về từ chiến trường.
- Xuất xứ: In trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”.
b) PTBĐ: biểu cảm + miêu tả
c) Bố cục: 3 phần
- Mạch cảm xúc: bắt đầu từ sự phát hiện những tín hiệu báo thu sang ở khổ 1,
sau đó là những cảm nhận về sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu trong
khổ 2. Khổ thơ cuối là những suy tư chiêm nghiệm về cuộc đời khi con người
đã từng trải.
d) GTND:
Bài thơ là những cảm nhận tinh tế cùng sự quan sát tỉ mỉ của tác giả về sự
biến chuyển của đất trời khi sang thu. Qua đó, nhà thơ bọc lộ một tình yêu
thiết tha với thiên nhiên, một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.
e) GTNT:
- Thể thơ năm chữ ngắn gọn, hàm súc.
- Hình ảnh sinh động hấp dẫn, cảnh tượng được miêu tả tự nhiên chân thực.
- Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc.
f) Ý nghĩa nhan đề:
- Nhan đề “Sang thu” là một nhan đề ngắn gọn, nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa
sâu sắc.
+ “Sang thu” sử dụng cách nói đảo ngữ để nhấn mạnh bước đi của thời gian,
sự chuyển biến nhẹ nhàng tinh tế của thiên nhiên đất trời lúc giao mùa từ cuối
hạ sang đầu thu.
+ Đồng thời nhan đề ấy còn là một ẩn dụ cho sự trưởng thành, vững vàng của
con người, là thời điểm con người bước sang tuổi chín chắn, trưởng thành.
- Nhan đề “Sang thu” góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của bài thơ: Những
cảm nhận tinh tế về thiên nhiên đất trời lúc giao mùa.
II. Phân tích:
 Cách phân tích:
- Đối tượng, hình ảnh? (Nội dung) – Được diễn tả ntn? (Nghệ thuật)
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình? Qua đó thấy được điều gì về tác giả?
- Gợi cho người đọc liên tưởng gì, tình cảm gì?
1. Cảm nhận về những tín hiệu giao mùa/ tín hiệu báo thu về:
- “Sang thu”: chớm thu, lúc thiên nhiên đang giao mùa, mùa hè vẫn chưa hết
mà mùa thu chưa tói hẳn, mới chỉ có những tín hiệu đầu tiên, rất âm thầm, khẽ
khàng.
 Phải có một sự quan sát và cảm nhận tinh tế mới có thể nhận ra những sự
thay đổi ấy.
- Mở đầu bài thơ là cảm giác bất ngờ, ngỡ ngàng, ngạc nhiên của nhà thơ khi
mùa thu đến mà không báo trước (được thể hiện qua từ “bỗng”).
+ Tín hiệu đầu tiên chính là một mùi hương dân dã, quen thuộc: hương ổi.
(mùi hương riêng/ đặc trưng của mùa thu làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
VN)
Nếu như trong thơ ca cổ điển, mùa thu thường được phát hiện ra qua các hình
ảnh “ngô đồng”, “răng liễu”, “lá vàng”, “hoa cúc”, … thì Hữu Thỉnh lại bắt
đầu bằng “hương ổi”.
Đó là một hình ảnh khá mới mẻ với thơ ca viết về mùa thu những lại vô cùng
quen thuộc.
 Đó là một tín hiệu vô hình, được cảm nhận bằng khứu giác.
+ Động từ “phả”: gợi hương thơm mạnh mẽ, nồng nàn, lan toả trong gió,
đánh thức mọi không gian.
 Tác giả không dùng từ “quyện” mà lại dùng từ “phả” gợi cho người đọc
hình dung hương thơm của những trái ổi như sánh lại, đậm đặc.
- Dường như hương ổi thơm nồng ấy sánh lại không phải chỉ bởi tự thân nó
đậm đà, nồng nàn, mà còn bởi “gió se” – gió heo may, khiến người ta cảm
nhận được hơi lạnh và khô trên da thịt mình.
Hình như/Phải chăng hương thu như cố tình giấu mình trong trái ngọt, chỉ đợi
gió se về là bất ngờ tung mình vào gió để gió hào phóng chia hương đi muôn
phương?
+ Đây cũng là một tín hiệu đặc trưng của mùa thu ở miền Bắc, được cảm nhận
bằng xúc giác.
 Một phát hiện, cảm nhận tinh tế của nhà thơ khi nhận ra có hương ổi trong
gió se – tín hiệu dân dã, đáng yêu của mùa thu vùng nông thôn ở miền
Bắc. Tinh tế hơn cả là sự cảm nhận cách hương ổi nhả hương vào gió.
Cũng như là chim én là sứ giả của mùa xuân, hương ổi và cơn gió se đầu
mùa ấy là những sứ giả của mùa thu. Nó đến rất khẽ khàng, có lẽ chỉ là
một chút vô tình thôi là không một ai hay biết.
 Tác giả nhạy bén, tinh tế.
- Nhân hoá “sương chùng chình”:
+ Gợi làn sương mỏng nhẹ bắt đầu xuất hiện, không phải là làn sương dày
đặc, mù mịt như trong câu ca dao miêu tả cảnh Hồ Tây “Mịt mù khói toả ngàn
sương” mà là những làn sương mỏng, mềm mại, giăng mắc khắp đường thôn
ngõ xóm làng quê.
 Nó làm cho cảnh thu thêm mơ mộng, thong thả, bình yên.
+ Nhờ có biện pháp nhân hoá, nhà thơ đã khiến sương thu cũng chứa đầy
tâm trạng: có lẽ làn sương cũng như cố chậm lại có vẻ đợi chờ ai, đang lưu
luyến điều gì.
- Hình ảnh “ngõ” gợi nhiều liên tưởng:
+ ngõ thực, nơi tác gỉa sống.
+ cửa ngõ sang thu
 Bằng tất cả giác quan: khứu giác, xúc giác, thị giác, nhà thơ đã cảm nhận
những nét đặc trưng của mùa thu đã hiện diện: có hương ổi, gió se và
những làn sương.
(Có thể liên hệ khổ đầu Mxnn)
“Hình như thu đã về”
+ Tình thái từ “hình như” khiến câu thơ có sắc thái của một câu hỏi tu từ,
gợi sự hoài nghi, mơ hồ, không rõ ràng. “Hình như” chứ không phải là
“chắc chắn”.
2. Cảm nhận của nhà thơ về sự chuyển biến của đất trời khi sang thu:
- Bức tranh màu thu được cảm nhận bởi sự thay đổi của đất trời đến đây đã rõ
rêt hơn.
- Những sự vật được nhân hoá bỗng trở nên có hồn:
+ Sông: dềnh dàng -> trôi chậm lững lờ, cố ý lưu luyến.
+ Chim: vỗi vã -> nhanh chóng, gấp gáp.
 Sử dụng 2 từ láy trái nghĩa đề gợi những sắc thái khác nhau của sự vật khi
tiết trời vào thu.
Vào mùa thu, nước sông êm đềm, nhẹ nhàng trôi, không còn chảy xiết như
sau những cơn mưa mùa hạ. cái “dềnh dàng” của dòng sông không chỉ gợi
ra bức tranh thiên nhiên mùa thu êm dịu mà còn như mang đầy suy tư.
+ Trái ngược với vẻ khoan thai của dòng sông là sự vội vàng của những
cánh chim trời bắt đầu di cư về phương nam tránh rét. Đồng thời, cái “vội
vã” ấy phải chăng cũng chính là sự hối hả, khẩn trương khi con người
bước sang mùa thu của cuộc đời? (hối hả hoàn thành những công việc, dự
định dang dở)
 Hai câu thơ không nói về âm thanh, nhưng lại gợi được cái xôn xao trong
sự vận động của sự vật.
Hai hình ảnh đối lập ngược chiều nhau được tại nên rất sinh động: sông
dưới mắt đất, chim trên bầu trời, sông “dềnh dàng”, chim “vội vã”.
- Nhà thơ sử dụng từ ngữ rất tinh tế: “được lúc”, “bắt đầu” -> thời điểm bắt đầu
diễn ra sự chuyển biến, bước ngoặt của sự giao mùa, đồng thời gợi sự vận
động của thiên nhiên và cả cuộc đời con người.
 Phải rất tinh tế mới có thể cảm nhận được những khoảng khắc như thế.
 Bức tranh mùa thu có nét dịu êm, nhẹ nhàng, lại có cả nét hối hả, vội vã.
- Cả đất trời vào thu như đang thay áo mới, cả bầu trời cũng có sự thay đổi:
2 câu cuối khổ 2
+ Sang thu là bước chuyển của thời gian diễn ra một cách âm thầm và vô hình,
nhưng qua hình ảnh thơ của Hữu Thỉnh, khoảnh khắc ấy lại trở nên hữu hình.
+ Phép nhân hoá “vắt nửa mình”: đám mây mùa hạ trở nên yểu điệu, thướt
tha, nhẹ nhàng, duyên dáng, có hồn, như một dải lụa mềm mại vắt ngang bầu
trời, vắt từ cuối mùa hạ sang mùa thu.
+ Đồng thời, hình ảnh “vắt nửa mình” của đám mây cũng gợi ra sự vận động
của thời gian. Dường như hạ chưa qua hẳn, còn mùa thu chưa thực sự tới.
Trong sự vận động, biến chuyển ấy dường như có một ranh giới mong manh,
mà đám mây chính là nhịp cầu nối giữa hai bờ ranh giới ấy, giữa mùa hạ và
thu.
+ H/a đám mây là hữu hình, là thưc, còn là ranh giới mùa là vô hình, là ảo ->
H/a đám mây “vắt nửa mình sang thu” gợi ra một bức tranh bầu trời như đang
nhuốm một nửa sắc thu, vừa thực vừa như mơ đầy thi vị.
Cái tài hoa của nhà thơ là ở chỗ lấy không gian để gợi thời gian, lấy cái
hữu hình để gợi được cái vô hình.
 Trong khổ thơ này, cả 3 h/a dòng sông, cánh chim, đám mây đều được
nhân hoá khiến cho bức tranh thu trở nên sinh động, có hồn.
Từ những tín hiệu đầu tiên báo hiệu thu sang trong khổ 1, nhà thơ đã mở
rộng tầm quan sát và cảm nhận của mình (chiều dài của dòng sông, chiều
cao rộng của bầu trời). Ông cảm nhận được những tín hiệu của mùa thu
như còn vương lại một chút gì cuả cuối hạ.
 Dường như có sự đồng cảm giữa thiên nhiên và con người.
 Một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên, một tâm hồn sâu sắc.
3. Cảm nhận về thiên nhiên tạo vật vào mùa thu và những suy ngẫm, chiêm nghiệm
của tác giả:
- Hình ảnh “nắng”, “mưa”:
+ Vốn là hiện tượng của thiên nhiên. Nhưng nhà thơ đã nhìn ra sự thay đổi,
dấu hiệu của sự chuyển mùa: Nắng vẫn còn vàng tươi nhưng nắng thu trong
và dịu hơn cái nắng gắt chói chang của mùa hè. Mưa cũng vẫn còn nhưng đã
thưa dần đi, vơi đi những cơn mưa rào kéo dài.
 Dấu hiệu cho thấy hạ đã nhạt dần, thu đậm nét hơn.
- Hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” gợi nhiều liên tuỏng:
+ Nghĩa tả thực: Thời điểm cuối hạ đầu thu, khi đã vơi đi những cơn mưa xối
xả thì sấm cũng bớt dữ.
+ Nghĩa ẩn dụ:
“Sấm” gợi ra những khó khăn, vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc
đời.
“Hàng cây đứng tuổi”: chỉ những con người trưởng thành, chín chắn, từng
trải, vững vàng trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. vẻ đẹp của h/a
hàng cây đứng tuổi chính là vẻ đẹp của tâm thế an nhiên tự tại, điềm tĩnh, bình
thản giữa những biến động của cuộc đời.
- Gợi chiêm nghiệm về đất nước: đất nước trải qua nhiều thăng trầm, biến cố,
đau thương nhưng luôn vững vàng, kiên cường.
 Giọng thơ trầm lắng hơn, câu thơ không chỉ đơn thuần là giọng kể, là sự
cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ, chiêm nghiệm về đời người, về đất nước.
Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại nghững ngày tháng sôi
nổi, đầy biến động của tuổi trẻ, mở ra một trang mới điềm nhiên, bình tâm
hơn?
 Bài thơ không chỉ là cảm nhận về sự chuyển giao của đất trời, mà còn
là sự chuyển giao của cuộc đời mỗi người, của đất nước.
 Sự tinh tế, sâu sác trong cảm nhận và liên tưởng của nhà thơ.
Btvn: Viết 1 đoạn khoảng 10 câu phân tích sự cảm nhận tinh tế của tác giả
về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở khổ đầu. Đoạn quy nạp sử
dụng 1 phép thế, 1 thành phần phụ chú.
(1) Mở ra khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là sự cảm nhận tinh tế của
tác giả về biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (2) Mở đầu bài thơ là cảm giác bất ngờ,
ngỡ ngàng và ngạc nhiên của nhà thơ khi mùa thu đến mà không báo trước. (3) Ngay từ câu thơ
đầu tiên, người đọc đã nhận ra được tác giả có sự cảm nhận và quan sát tinh tế khi ông phát hiện
ra mùa thu đang đến chỉ qua những tín hiệu đầu tiên, rất âm thầm và khẽ khàng. (4) Nếu như
trong thơ ca cổ điển, mùa thu thường được phát hiện qua các hình ảnh “ngô đồng”, “lá vàng”,
“hoa cúc”, … thì Hữu Thỉnh lại bắt đầu bằng hương ổi. (5) Đó là một tín hiệu vô hình được tác
giả cảm nhận bằng khứu giác khi hương ổi phả ra mạnh mè, nồng nàn, lan toả trong gió và
dường như là đánh thức mọi không gian. (6) Dường như hương ổi thơm nồng ấy sánh lại không
phải chỉ bởi tự thân nó đậm đà, nồng nàn mà còn bởi “gió se” khiến người ta cảm nhận được hơi
lạnh và khô trên da thịt mình. (7) Cũng như chim én là sứ giả của mùa xuân, hương ổi và cơn gió
se đầu mùa ấy là những sứ giả của mùa thu. (8) Nó đến rất khẽ khàng và có lẽ chỉ là một chút vô
tình thôi là không một ai hay biết. (9) Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá “sương chùng
chình” để gợi ra làn sương mỏng nhẹ bắt đầu xuất hiện, không phải là làn sương dày đặc, mù mịt
như trong câu ca dao miêu tả cảnh Hồ Tây “Mịt mù khói toả ngàn sương”. (10) Nhờ có biện
pháp nhân hoá, nhà thơ đã khiến sương thu chứa đầy tâm trạng và có lẽ làn sương cũng như cố
chậm lại để đợi chờ ai đó, đang lưu luyến điều gì. (11) Bằng tất cả các giác quan, nhà thơ đã cảm
nhận những nét đặc trưng của mùa thu đã hiện diện: có hương ổi, gió se và những làn sương.
(12) Tình thái từ “hình như” ở câu cuối khổ đầu đã khiến cho câi thơ có sắc thái của một câu hỏi
tu từ, gợi ra sự hoài nghi, mơ hồ, không rõ ràng.

You might also like