Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

ÔN TẬP NHẬN ĐỊNH HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI

1. Quyền khởi kiện và thủ tục giám sát Hiến pháp của Hội đồng Bảo hiến Cộng
hòa Pháp giống với Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức.

SAI. – chữ in nghiêng là có thể chép hoặc không nhé (đủ thời gian thì chép)

Vì thủ tục giám át của Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức là giám sát sau và
giám sát cả cụ thể lẫn trù tượng. Tòa án hp Đức cũng chỉ được xem xét tính hợp hiến
của một đạo luật sau khi luật đó đã được nghị viện thông qua và phát huy hiệu lực
trong đời sống xã hội  nếu đạo luật đó còn đang là dự thảo còn đang thảo luận thì
không là đối tượng xem xét của Tòa án HP Đức. Trong khi đó thủ tục giám sát Hiến
pháp của Hội đồng Bảo hiến Cộng hòa Pháp là giám sát trước và giám sát trù tượng.
Hội đồng bảo hiến chỉ xem xét tính hợp hiến của một đao luật khi đạo luật đó còn
đang trong vòng xem xét của hai viện, xem xét theo yêu cầu của tổng thống làm cơ sở
để tổng thống phủ quyết. Khi đạo luật đã có hiệu lực và đi vào thực tiễn cuộc sống thì
nó không còn là đối tượng xem xét của Hội đồng Bảo hiến nữa. Ngoài ra về quyền
khởi kiện, đến năm 2000, Cộng hòa Pháp mở rộng cho toàn thể công dân cộng hòa
pháp đủ điều kiện ( hội đồng bảo hiến cộng hòa pháp đang dần dần tư pháp hóa).

2. Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ 1787 đã chính thức trao cho hệ thống Toà
án thẩm quyền tuyên bố một đạo luật do Nghị viện ban hành là vi hiến.

SAI.

Thật ra trong Bản HP 1787 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ thì không có điều khoản nào
để quy định cho TA ở Mỹ quyền được tuyên bố 1 đạo luật nào ở Mỹ do Nghị viện ban
hành là vi hiến và từ chối áp dụng (có thể các nhà Lập hiến Mỹ chưa kịp nghĩ ra). TA
ở Mỹ chỉ thật sự có quyền này từ năm 1803 với án lệ Mabury kiện Madison, chánh án
tối cao Pháp viện đầu tiên của Mỹ giải quyết. Vì vậy không phải Hiến pháp của Hợp
chúng quốc Hoa kỳ năm 1787 đã trao cho hệ thống TA thẩm quyền tuyên bố một đạo
luật do NV ban hành là vi Hiến mà phải sau năm 1803 thì TA Mỹ mới có thẩm quyền
này.
3. Quyền khởi kiện và thủ tục giám sát Hiến pháp của hệ thống Tòa án
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ giống với Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức.

Sai. ( in nghiêng có thể chép hoặc không)

Vì quyền khởi kiện và thủ tục giám sát Hiến pháp của hệ thống Tòa án Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ khác với Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức ở chỗ:

- Về Quyền khởi kiện

+ Hệ thống Tòa án Hợp chúng quốc Hoa Kỳ: Quyền khởi kiện chỉ thuộc về các bên
tranh chấp trong 1 vụ án cụ thể  các đương sự phải chứng minh cho bằng được
rằng việc tuyên bố luật đó vi hiến thì ảnh hưởng đến quyền lợi gì của mình.

+ Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức: Quyền khởi kiện rất rộng rãi gồm các
bên tranh chấp trong 1 vụ án cụ thể, 1 nhóm chủ thể nhất định như tổng thống, thủ
tướng, 60 thượng nghị sĩ, 60 hạ nghị sĩ có thể đồng kí đơn yêu cầu thậm chí từng cá
nhân công dân CHLBĐ đủ điều kiện vẫn có quyền yêu cầu TA HP Đ xem xét.

- Ngoài ra về Thủ tục giám sát của Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức khác
với Mỹ ở chỗ ngoài giám sát sau và giám sát trù tượng thì Tòa án Hiến pháp Đức còn
giám sát cả cụ thể lẫn trù tượng.

4. Phương pháp bảo hiến của hệ thống Tòa án Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
giống với Hội đồng Bảo hiến Cộng hòa Pháp.

Sai.

Vì phương pháp bảo hiến của hệ thống Tòa án Hợp chúng quốc Hoa Kỳ khác với Hội
đồng Bảo hiến Cộng hòa Pháp ở chỗ:

Phương pháp bảo hiến của hệ thống Tòa án Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là giám
sát sau và giám sát cụ thể. Tức TA chỉ được tiến hành xem xét 1 đạo luật do NV Mỹ
ban hành là vi hiến khi mà đạo luật đã được thông qua đã phát huy hiệu lực trong thực
tế cuộc sống và vụ án về HP ở Mỹ ko độc lập mà luôn đi kèm với Vụ án thông thường
và nó luôn gắn liền với những lợi ích trực tiếp của các bên tranh chấp trong 1 vụ án cụ
thể.
Phương pháp bảo hiến của Hội đồng Bảo hiến Cộng hòa Pháp là giám sát trước
và giám sát trù tượng. Tức là HĐ bảo hiến chỉ xem xét tính hợp hiến của 1 đạo luật
khi đạo luật đang là dự thảo và nằm trong vòng xem xét của 2 viện CHP. Và luật chưa
có hiệu lưc chưa đi vào thực tế cs, chưa tác hại đến ai cho nên mọi sự giám sát trước
đều là giám sát trừu tượng.

5. Các phán quyết về HP của hệ thống TA Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và TA HP


Cộng hòa LB Đức đều có giá trị chung thẩm và cơ quan cưỡng chế thi hành

SAI.

Vì, TA ở Mỹ chỉ có quyền tuyên bố 1 đạo luật ban hành là vi hiến còn Nghị viện có
sửa đổi hay ban hành 1 luật mới hay không là quyền của nghị viện mà TA ko có
quyền can thiệp. Về nguyên tác các phán quyết ở Mỹ chỉ có giá trị đối với các bên
tranh chấp trong 1 vụ án thông thường và không có giá trị với những chủ thể khác.
Các phán quyết về hiến pháp ở Mỹ không có giá trị chung thẩm và có thể bị kháng cáo
kháng nghị như 1 vụ án thông thường.

Trong khi đó khác với Hoa kỳ, TA HP Đức ko chỉ có quyền tuyên bố 1 đạo luật do
Nghị viện ban hành là vi hiến, từ chối áp dụng mà còn có quyền yêu cầu NV sửa luật
và cho thgian để NV sửa, thậm chí còn có thể cử chuyên gia, thẩm phán của mình để
hướng dẫn NV làm lại luật. Các phán quyết về HP của TAHP Đức vì có giám sát trừu
tượng nên có giá trị rộng với tất cả chủ thể trong đời sống chính trị của CHLB Đức.
Các phán quyết của TAHP Đức có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng
nghị và ko có cơ quan cưỡng chế thi hành. Phán quyết này sẽ đc thi hành bành chuyên
môn của các thành viên và văn minh chính trị của các chủ thể trong đời sống XH của
CHLB Đức.

6. Phương pháp bảo hiến của Tòa án Hiến Pháp Cộng hòa Liên bang Đức kỳ
giống với Hội đồng Bảo hiến Cộng hòa Pháp.

SAI.

Vì phương pháp bảo hiến của Tòa án Hiến Pháp Cộng hòa Liên bang Đức khác với
Hội đồng Bảo hiến Cộng hòa Pháp ở chỗ:
Phương pháp bảo hiến của Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức là phương
pháp giám sát sau, giám sát cụ thể lẫn trừu tượng. Tòa án hp Đức cũng chỉ được xem
xét tính hợp hiến của một đạo luật sau khi luật đó đã được nghị viện thông qua và phát
huy hiệu lực trong đời sống xã hội -> nếu đạo luật đó còn đang là dự thảo còn đang
thảo luận thì không là đối tượng xem xét của Tòa án HP Đức. Phương pháp cả cụ thể
lẫn trù tượng là vụ án về hp của Đức có thể gắn liền với một vụ án cụ thể, gắn với
quyền lợi ích của các bên trong một vụ án cụ thể.

Trong khi đó, Phương pháp bảo hiến của Hội đồng Bảo hiến Cộng hòa Pháp là giám
sát trước và giám sát trù tượng. Tức là HĐ bảo hiến chỉ xem xét tính hợp hiến của 1
đạo luật khi đạo luật đang là dự thảo và nằm trong vòng xem xét của 2 viện CHP. Và
luật chưa có hiệu lưc chưa đi vào thực tế cs, chưa tác hại đến ai cho nên mọi sự giám
sát trước đều là giám sát trừu tượng.

7. Trong các cuộc bầu bử Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, người trúng cử
Tổng thống luôn nhận được sự ủng hộ của số đông cử tri.
SAI.

Có một nghịch lý tổn tại trong suốt 300 bầu cử Tổng thống Mỹ đó là luật chơi “được
ăn cả ngã về không” (ứng cử viên nào có nhiều phiếu hơn ở tiểu ban nào thì toàn bộ
đại cử tri ở tiểu bang đó sẽ thuộc về ứng cử viên đó) Luật chơi này nghiệt ngã ở chỗ
làm cho người trúng cử Tổng thống Mỹ chắc chắn nhận được sự ủng hộ của số đông
đại cử tri nhưng chưa chắn nhận được sự ủng hộ của số đông nhân dân Mỹ. Đây gọi là
hiện tượng thắng phiếu cử tri nhưng thua phiếu đại cử tri.

Lịch sử nước Mỹ đã có 3 lần tổng thống Mỹ trúng cử nhưng không được sự ủng hộ
của số đông nhân dân Mỹ là vào các năm 1888, 2000, 2016.

Tuy nhiên đến nay người Mỹ vẫn thích luật chơi nghiệt ngã này vì: phù hợp với tâm lý
sòng phẳng rạch ròi của người Mỹ; Chịu ảnh hưởng từ người Anh rất mê bóng đá,
chính trị quan trọng là thắng và thua không quan trọng tỉ lệ; Làm cho cuộc bầu cử
Tổng thống Mỹ hấp dẫn đến phút chót; Họ cho rằng tỉ lệ xảy ra rất thấp và chấp nhận
được.
8. Theo quy định của Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ 1787, Tổng thống là do
cử tri trực tiếp bầu ra.

SAI

Nhìn chung cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn: hai đảng chính trị ở Mỹ đề cử ứng cử viên của Đảng mình ra tranh cử;

Giai đoạn 2: các cử tri đi bầu đại cử tri.

Giai đoạn 3: Các đại cử tri sẽ về thủ phủ của tiểu bang mình để bỏ phiếu bầu Tổng
thống Mỹ.

Theo đúng quy định của HP Mỹ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là cuộc bầu cử gián tiếp.
Nhưng nước Mỹ ngày nay với cơ chế lưỡng đảng cùng kỷ luật đảng cao thì chỉ cần kết
thúc giai đoạn 2 đã biết ai trúng cử Tổng thống Mỹ và đã biến cuộc bầu cử từ gián tiếp
thành trực tiếp.

Các nhà lập hiến của Mỹ lo ngại rằng nếu Tổng thống Mỹ được người dân trực tiếp
bầu sẽ được toàn dân trao cho quyền lực từ đó dễ dẫn đến niềm tự tin thái hóa, nguy
cơ Tổng thống Mỹ lấn ác Nghị viện và Tòa án bất lợi cho cân bằng quyền lực.

9. Thụy Sĩ là quốc gia điển hình cho chính thể đại nghị ở Châu Âu lục địa.
SAI

Thụy Sĩ là quốc gia có chế độ cai trị rất đặc biệt không giống ai và cũng không ai
giống Thụy Sĩ. Quyền lập pháp ở Thụy Sĩ được trao cho Nghị viện (Thượng viện
Thụy Sĩ: Hội đồng các tiểu bang; Hạ viện Thụy Sĩ: Hội đồng quốc gia) nhìn chung
Thụy Sĩ ở châu Âu nên có truyền thống Nghị viện tối cao và biểu hiện ở chổ nó trao
cho Nghị viện nhiều quyền, được quyền lập ra chính phủ, được quyền ân xá, đặc xá,
được quyền giải quyết tranh chấp giữa các nhánh quyền lực. Quyền hành pháp của
Thụy Sĩ được gọi là Hội đồng Liên bang (CP) do Nghị viện bầu ra gồm 7 thành viên
với nhiệm kỳ 7 năm phụ trách 7 lĩnh vực => Và cứ mỗi một năm có 1 người luân
phiên làm chủ tịch hội đồng liên bang => Chủ tịch Hội đồng liên bang là nguyên thủ
quốc gia của Thụy Sĩ vừa đứng đầu NN vừa đứng đầu Chính Phủ. Hội đồng liên bang
thì làm việc theo chế độ tập thể hành pháp tập đoàn. => Các quyết định phải được 4/7
thành viên đồng ý và nó mang nặng tính tập thể hơn hành chính mệnh lệnh. Về mối
quan hệ giữa lập pháp và hành pháp ở Thụy Sĩ, vì Nghị viện được lập ra hội động liên
bang cho nên nghị viện có quyền xét báo cáo công tác, chất vấn, dung túng, bất tín
nhiệm hội đồng liên bang (Bất tín nhiệm ở đây để bày tỏ thái độ với Hội đồng liên
bang để rút kinh nghiệm, sửa sai không lật đổ). Và ngược lại Hội đồng Liên bang
cũng không có quyền giải tán nghị viện trước hạn. Các học giả cho rằng Thụy Sĩ theo
Cộng hòa Quốc hội, Cộng hòa Nghị viện đề cao nghị viện.

Thụy Sĩ là một quốc gia có vị trí rất biệt lập bị chia cắt với các nước châu Âu khác,
những người bảo vệ Giáo hoàng đều là người Thụy Sĩ cho nên đã hình thành tính cách
cực kỳ trung lập của Thụy Sĩ. Đồng thời, dân trí và mức sống ở Thụy Sĩ rất cao, đạt
được ngưỡng văn minh chính trị. Vì thế, chính thể Thụy Sĩ sẽ không giống ai.

Mặt khác, chế độ cai trị ở Thụy Sĩ rất giống với Nhà nước XHCN theo lý thuyết của
Mác. Đó là NN chỉ có nửa nhà nước chỉ có chức năng phục vụ cộng đồng, quyền lực
dành cho tập thể không có chuyên chính, thống trị.

10. Theo Hiến pháp Liên bang Nga 1993, Tổng thống Liên bang có thể sử dụng
quyền giải tán Đuma quốc gia trong mọi trường hợp.

SAI

Vì không phải trong mọi trường hợp Tổng thống Liên bang có thể sử dụng quyền giải
tán Đuma quốc gia, HP năm 1993 có quy định 3 trg hợp sau là Tthong ko đc quyền
giải tán Duma:

1. NV của Nga hay Duma QG mới thành lập chưa đc 1 năm


2. Từ lúc Duma QG Nga ra Nghị quyết để cáo buộc, luận tội đối với Tthong cho
đến khi Hội đồng Lbang Nga ra kết luận chính thức về vấn đề này (tránh tình
trạng Tthong trả đũa Duma)
3. Trong trường hợp chiến tranh khẩn cấp hoặc là nhiệm kỳ của Tthong còn chưa
đầy 6 tháng.
11. Theo Hiến pháp Liên bang Nga 1993, Toà án Hiến pháp là cơ quan có thẩm
quyền kết tội và phế truất Tổng thống Liên Bang.
SAI

HP Nga 1993 nếu muốn luận tội của Tổng thống LB Nga (phản quốc, vi hiến,
lạm quyền, phạm trọng tội khác) phải có mặt đầy đủ của 4 cơ quan sau đây:

Duma quốc gia Nga (Hạ viện) đóng vai trò là cơ quan viết cáo trạng và đưa ra
lời cáo buộc đối với tổng thống, lời cáo buộc này được coi là thành công nếu được ít
nhất 2/3 thành viên của Duma quốc gia Nga đồng ý.

Tòa án tối cao LB Nga đóng vai trò là cơ quan cho rằng hành vi của tổng thống
có cấu thành tội phạm hay chưa

Tòa án Hiến pháp LB Nga sẽ theo dõi trình tự thủ tục phế truất tổng thống.

Hội đồng LB Nga sẽ bỏ phiếu phế truất tổng thống với số phiếu ít nhất ¾ đồng
ý

12. Chủ tịch Thượng viện Hợp chúng quốc Hoa kỳ là Chủ tọa phiên đàn hạch
Tổng thống tại Thượng viện.
SAI.

Người chủ tọa phiên đàn hạch tổng thống Mỹ tại thượng viện là chánh án Tối cao
pháp viện chứ không phải là chủ tịch thượng viện Mỹ. Bởi vì theo quy định thì phó
tổng thống Mỹ sẽ là chủ tịch thượng viện Mỹ vì vậy để CT thượng viện Mỹ ngồi bàn
chủ tọa đàn hạch tổng thống tại thượng viện thì nó sẽ không công bằng, khách quan
bởi (i) Phó tổng thống là do Tổng thống chọn; (ii) Phó tổng thống là người thay tổng
thống trong trường hợp tổng thống bị phế truất. Ngoài ra, nước Mỹ là quốc gia phân
quyền mạnh nên đề cao sự kiểm tra giám sát chéo giữa các nhánh quyền lực vì vậy để
đàn hạch được Tổng thống là người nắm quyền hành pháp đòi hỏi phải có sự kiểm
soát từ 2 nhánh quyền lực còn lại. Đồng thời, thủ tục luận tội tổng thống suy cho cùng
là một loại trách nhiệm pháp lý, có nghĩa là chúng ta có thể luận tội tổng thống khi
người ta có hành vi sai trái nên phải để chánh án tối cao ngồi chủ tọa mới phù hợp
chuyên môn.
13. Xét về tương quan lực lượng giữa hai viện trong cơ cấu tổ chức của Nghị viện
Cộng hòa Pháp thì Hạ viện yếu thế hơn so với Thượng viện.

Nhận định: Sai.

Hạ viện thắng thế hơn thượng viện một xíu. Cụ thể như sau:

Đối với một dự án luật phải được cả hạ viện và thượng viện thông qua thì mới
trở thành luật. Nhưng nếu có sự bất đồng giữa 2 viện trong việc thông qua một dự luật
thì một ủy ban hỗn hợp sẽ được thành lập để hòa giải (1/2 hạ nghị sĩ và ½ hạ nghị sĩ).
Nếu hòa giải không thành mà TTg CH Pháp mong muốn đạo luật sớm có hiệu lực thì
TTg CH Pháp sẽ đề nghị Hạ viện chung quyết với tỷ lện 2/3 có mặt là thông qua.

Đối với vấn đề liên quan đến Chính phủ đều do hạ viện quyết.

Tuy nhiên thượng viện CH Pháp cũng có những thế mạnh nhất định:

Nếu khuyết Tổng thống Pháp thì Chủ tịch thượng viện sẽ làm Tổng thống CH
Pháp (không được thực hiện một số quyền mà lẽ ra một tổng thống phải có).

Nếu Tổng thống Pháp mà giải tản nghị viện thì thượng viện sẽ không bị giải
tán.
14. Xét về tương quan lực lượng giữa hai viện trong cơ cấu tổ chức của Nghị viện
Vương quốc Anh thì Hạ viện yếu thế hơn so với Thượng viện.

Nhậ định: Sai.

Tương quan lực lượng giữa thứ dân viện và quý tộc viện ở nước anh: cho đến
ngày nay có thể khẳng định rằng, thứ dân viện đã hoàn toàn thắng thế trước quý tộc
viện. Người ta ví quý tộc viện như ngôi nhà cũ kỹ mà thôi. Bởi lẽ,

Khi một dự luật có liên quan đến tài chính ngân sách thì một khi đã được thứ
dân viện thông qua thì được chuyển lên cho quý tộc viện xem xét trong thời hạn 30
ngày. Hết thời hạn 30 ngày luật đó sẽ chính thức có hiệu lực bất chấp quý tộc viện có
thông qua hay không.

Khi một dự luật khác được thông qua sẽ được gửi lên quý tộc viện xem xét
trong thời hạn 12 tháng. Hết thời hạn 12 tháng nếu quý tộc viện không thông qua luật
đó vẫn có hiệu lực.

Những vấn đề liên quan đến thành lập, giám sát, phê bình, bất tín nhiệm, lật đổ
chính phủ đều do thứ dân viện quyết hết.

Nói như vậy không có nghĩa quý tộc viện hoàn toàn vô nghĩa mà nó vẫn có giá
trị của nó, Thứ nhất, nếu TTg Anh mà có dùng quyền giải tán nghị viện thì quý tộc
viện không bị giải tán. Thứ hai, trước năm 2009, quý tộc viện vẫn là cơ quan xét xử
cao nhất ở nước Anh, như một tòa án tối cao và bộ trưởng tư pháp của Anh quốc là
chủ tịch quý tộc viện kiêm chánh án tối cao. Sự thắng thế giữa thứ dân viện với quý
tộc viện chính thực chất là sự thắng thể của giai cấp tư sản trước giai cấp quý tộc
phong kiến và sự thắng thế của TTg Anh với Nghị viện Anh.
15. Xét về tương quan lực lượng giữa hai viện trong cơ cấu tổ chức của Nghị viện
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ thì Thượng viện yếu thế hơn so với Hạ viện.

Nhận định: Sai.

Tương quan lực lượng. Thì thượng viện và hạ viện cân bằng nhau mỗi một viện
có điểm mạnh riêng. (người Mỹ luôn luôn là như thế)

Đối với một dự luật thì về cơ bản phải được cả thượng viện và hạ viện thông
qua.

Đối hạ viện sẽ quyết tất cả các vấn đề liên quan đến tài chính, ngân sách.
Người Mỹ có nguyên tắc “Không ai được lấy trong túi của họ đồng nào nếu không có
sự đồng ý của những hạ nghị sĩ do họ bầu ra”.

Thượng viện lại độc quyền về mặt nhân sự và đối ngoại.

Tuy nhiên trên thực tế thì khó có sự cân bằng theo đúng nghĩa mà cán cân
quyền lực vẫn nghiên về thượng viện một chút (thượng viện Mỹ do dân trực tiếp bầu,
tuổi đời cao hơn hạ nghị sĩ, nhiệm kỳ dài hơn). Cụ thể, Phó Tổng thống là Chủ tịch
thượng viện và sẽ là người thay thế tổng thống trong trường hợp khuyết tổng thống;
Thượng viện nhiệm kỳ 6 năm có 100 người => Tha hồ nói, trong khi đó hạ viện có
435 người mà nhiệm kỳ 2 năm nên quy chế làm việc vô cùng khắc khe mỗi hạ nghị sĩ
chỉ được phát biểu 1 vấn đề tối đa 5p => Thượng viện sẽ ngâm một dự luật theo đúng
ý đồ của nó

16. Xét về tương quan lực lượng giữa hai viện trong cơ cấu tổ chức của
Nghị viện Nhật bản trên thực tế hiện nay thì Hạ viện hoàn toàn thắng thế so với
Thượng viện.

Nhận đinh: Sai.

HP1946 của Nhật Bản đã chính thức xác lập và trao ưu thế cho hạ viện. Cụ thể
như sau:

Đối với những dự án liên quan đến tài chính tiền bạc thì phải được cả 2 viện
thông qua nếu có bất đồng thì thành lập một ban hòa giải gồm ½ thượng nghị sĩ ½ hạ
nghị sĩ nếu hòa giải không thành thì quyết định của hạ viện là quyết định cuối cùng.

Đối với những dự luật khác thì phải được cả hai viện đồng ý nếu có bất đồng
thì một ủy ban hỗn hợp được hòa giải nếu hòa giải không thành thì TTg Nhật bản yêu
cầu hạ viện chung quyết với tỷ lệ 2/3 có mặt đồng ý.

Đối với vấn đề thành lập TTg phải do cả thượng viện và hạ viện bầu ra theo
quy trình sau đây: TTg Nhật bản phải được hạ viện bầu với tỷ lệ quá bán và được đưa
lên thượng viện bầu với tỷ lệ quá bán thì thành TTg. Nếu không có ứng cử viên nào
thỏa mãn hai điều kiện trên thì thượng viện và hạ viện sẽ tiến hành bầu TTg một cách
độc lập trong hai ứng cử viên được số phiếu cao nhất tại mỗi viện => kết quả cho ra hạ
viện bầu 1 người làm TTg và thượng viện bầu mổ người khác làm TTg thì một ủy ban
hỗn hợp được thành lập để hòa giải và nếu hòa giải vẫn không thành thì ứng cử viên
nào được hạ viện bầu làm TTg sẽ trở thành TTg của nước Nhật.
17. Các quốc gia tổ chức Nghị viện theo mô hình lưỡng viện thì cả Thượng Nghị
viện và Hạ Nghị viện đều do cử tri trực tiếp bầu ra.

Nhận định: Sai

Ở Pháp, Thượng viện ko do dân trực tiếp bầu ra, dân sẽ bầu ra các Đại cử tri,
Đại cử tri bầu ra các Thượng nghị sĩ với nhiệm kỳ 6 năm và cứ 3 năm lại bầu lại ½ để
tạo ra 2 lớp Thượng nghị sĩ.

Ở Anh, Thượng nghị sĩ gồm 4 thành phần và cũng ko do cử tri trực tiếp bầu ra:

+ Thượng nghị sĩ truyền kế: do cha truyền con nối.

+ Thượng nghị sĩ suốt đời: là những Thủ tướng hết nhiệm kỳ, những người có
công lao đặc biệt đc nữ hoàng bổ nhiệm.

+ Thượng nghị sĩ tinh thần: gồm 26 vị (2 tổng giảm mục và 24 giảm mục) do
nữ hoàng bổ nhiệm dưới sự giới thiệu của Thủ tướng.

+ Thượng nghị sĩ pháp quan: gồm 12 vị, có chức năng xét xử cao nhất, quản lý
các tòa án địa phương.
18. Hiến pháp 1946 của Nhật Bản đã chính thức xác lập ưu thế của Thượng Nghị
viện so với Hạ Nghị Viện.

Nhận định: Sai

HP 1946 của Nhật chính thức trao cho Hạ viện nhiều ưu thế hơn, biểu hiện:

+ Đối với dự luật có liên quan đến tài chính, ngân sách, điều ước quốc tế, nếu
có sự bất đồng trong việc thông qua giữa 2 viện thì sẽ thành lập Ủy ban hỗn hợp để
hòa giải (bao gổm ½ Thượng nghị sĩ và ½ Hạ nghị sĩ). Hòa giải ko thành thì Thủ
tướng sẽ đề nghị Hạ viện quyết định cuối cùng.

+ Đối với dự luật khác, nếu có sự bất đồng trong việc thông qua giữa 2 viện thì
sẽ thành lập Ủy ban hỗn hợp để hòa giải. Hòa giải ko thành thì Thủ tướng sẽ đề nghị
Hạ viện quyết định cuối cùng với tỷ lện 2/3 Hạ nghị sĩ có mặt đồng ý.

+ Trong viện bầu cử Thủ tướng, phải có đc cả 2 viện bầu ra với tỷ lệ quá bán ở
cả 2 viện. Nếu ko có ứng viên nào đạt đc tỷ lệ này thì Hạ viện và Thượng viện sẽ tự
bỏ phiếu bầu Thủ tướng riêng trong 2 ứng củ viên có số phiếu cao nhất tại mỗi viện.
Sẽ xảy ra TH 2 viện bầu ra 2 Thủ tướng khác nhau, khi đó sẽ thành lập Ủy ban hỗn
hợp để hòa giải, hòa giải ko thành thì Thủ tướng do Hạ viện bầu ra sẽ trở thành Thủ
tướng.

+ Nếu hạ viện tuyên bố bất tín CP thì trong 10 ngày nếu Thượng viện im lặng
thì hết thời gian đó CP phải từ chức.
19. Theo Hiến pháp 1946 của Nhật Bản, Thủ tướng là do Hạ Nghị Viện bầu ra.

Nhậ định: Sai

Đối với vấn đề thành lập TTg phải do cả thượng viện và hạ viện bầu ra theo
quy trình sau đây: TTg Nhật bản phải được hạ viện bầu với tỷ lệ quá bán và được đưa
lên thượng viện bầu với tỷ lệ quá bán thì thành TTg. Nếu không có ứng cử viên nào
thỏa mãn hai điều kiện trên thì thượng viện và hạ viện sẽ tiến hành bầu TTg một cách
độc lập trong hai ứng cử viên được số phiếu cao nhất tại mỗi viện => kết quả cho ra hạ
viện bầu 1 người làm TTg và thượng viện bầu mổ người khác làm TTg thì một ủy ban
hỗn hợp được thành lập để hòa giải và nếu hòa giải vẫn không thành thì ứng cử viên
nào được hạ viện bầu làm TTg sẽ trở thành TTg của nước Nhật.

20. Trong chính thể đại nghị, trách nhiệm của Chính phủ trước Nghị viện
là trách nhiệm pháp lý.

Nhậ định: Sai

Trong chính thể đại nghị, CP chỉ có thể bị Nghị viện bỏ phiếu bất tín nhiệm,
bất tín nhiệm là 1 loại trách nhiệm chính trị. Bởi vì, CP đc thành lập trên cơ sở Nghị
viện, phiếu bầu, lòng tin của Nghị sĩ là cơ sở dung túng cho CP hoạt động. Người ta
quan niệm rằng chính niềm tin khối đa số trong nghị viện là cơ sở để Chính phủ hoạt
động vì vậy chính phủ phải hoạt động làm sao để giữ vững niềm tin đó. Nếu để niềm
tin đó không còn thì chính phủ phải ra đi, từ chức (Bỏ phiếu tín nhiệm là cách đo
lường niềm tin => Văn minh chính trị).
21. Trong chính thể cộng hòa hỗn hợp, Nghị viện có quyền bất tín nhiệm tất cả
các thành viên của Chính phủ.

Nhận định: Sai

CP của chính thể cộng hòa hỗn hợp gồm 2 phần:

+ Phần tổng thống: do dân bầu ra nên Nghị viện ko đc quyền bất tín nhiệm.

+ Phần Thủ tướng và nội các: do Nghị viện bầu nên Nghị viện đc quyền bất tín
nhiệm, lật đổ.
22. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức tiến
hành luận tội Tổng thống theo một thủ tục giống nhau.

Nhận định: Sai

+ Mỹ: Toàn bộ quy định luận tội, kết tội, gỡ tội đc giao cho Nghị viện, có sự hỗ
trợ của TATC: hạ viện sẽ buộc tội, thượng viện xét xử, chủ tọa là Chánh án TATC.

+ Pháp: Hạ viện là cơ quan viết cáo trạng buộc tội, Thượng viện thành lập
TATC để xét xử.

+ Đức: 1 trong 2 viện sẽ đưa ra lời cáo buộc (viết cáo trạng), Tòa án hành pháp
là cơ quan xét xử.
23. Bộ trưởng tư pháp là Tổng công tố của Vương quốc Anh.

Nhận định: Sai

Trên quốc gia có một quốc gia không thành lập cơ quan công tố là Vương quốc
Anh. Ở Anh, nữ hoàng Anh sẽ bổ nhiệm Tổng chưởng lý có 2 tư cách, cố vấn pháp
luật tối cao cho nữ hoàng và quản lý luật sư. Ở Anh dân trí rất cao và đội ngũ luật sư
rất phát triển vì vậy cho phép người bị hại tự viết cáo trạng.
24. Các quốc gia trong thế giới đương đại đều thành lập hệ thống Viện kiểm sát
nhân dân để thực hành quyền công tố và kiểm sát chung.

Nhận định: Sai

Để thực hành quyền công tố và kiểm sát chung, các quốc gia trên thế giới
đương đại ko thành lập hệ thông VKS nhân dân vì đa số các quốc gia trên thế giới đều
áp dụng học thuyết phân quyền nên chỉ tồn tại 3 nhánh quyền lực với 3 cơ quan tương
ứng, 3 cơ quan này luôn đặt trong trạng thái cân bằng, kiểm soát lẫn nhau. Để thự
hành quyền công tố, viết cáo trạng … thì các nước đa phần thành lập Viện công tố độc
lập hoặc trực thuộc CP (vì đây là quyền hành pháp).
25. Hiến pháp không thành văn của Vương quốc Anh chỉ bao gồm các tập tục
chính trị mang tính Hiến pháp.

Nhận định: Sai

HP ko thành văn của Anh đc thể hiện ở 2 phần chính:

+ Phần thành văn: cac đạo luật thường, các Hiến chương, án lệ, lời giải thích
của Tòa án mang tính HP (liên quan đến nhân quyền và tổ chức bộ máy NN) như Hiến
chương tự do 1215, Luật bầu cử 1925, Luật nghị viện 1911 sửa đổi 1949.
+ Phần ko thành văn: là những tập tục chính trị mang tính HP, những thói quen
sinh hoạt chính trị hằng ngày đc lặp đi lặp lại nên ko cần văn bản quy định như cách
thành lập Thủ tướng (do nữ hoàng Anh ký quyết định bổ nhiệm thủ lĩnh của Đảng
chiếm đa só ghế trong hạ viện, Thủ tướng của Anh thực chất là do dân chọn (vì dân
bầu ra Hạ viện), nữ hoàng chỉ  hợp thức hóa sự lựa chọn của dân), tập tục 1 khi Hạ
viện tuyên bất nhiệm CP thì Thủ tướng buộc phải nộp đơn từ chức hoặc đề nghị nữ
hoàng giải tán Hạ viện trc thời hạn và mở cuộc tổng tuyển cử.

26. Vương quốc Anh tổ chức Nghị viện theo mô hình lưỡng viện nhằm để
dung hoà quyền lợi giữa bang lớn và bang nhỏ trong Nhà nước liên bang.

Nhận định: Sai

Nghị viện Anh đc tổ chức thành 2 viện: thượng viện và hạ viện. lý do của việc
này bắt nguồn từ yếu tố có tính lịch sử là Hội nghị đầu tiên đc tổ chức dồm 2 tầng lớp
là quý tộc và thị dân (tiền thân của giai cấp tư sản). Hội nghị này lúc đầu chỉ họp khi
có sự yêu cầu của nhà vua nhưng sau này đã tự họp. do ko có sự chủ trì của nhà vua,
quý tộc có sự phân biệt thị dần nên đã tách ra họp riêng, lợi dụng thân thế quý tộc tác
động vua về vấn đề nhân sự và xét xử, dần dần hình thành nên Thượng viện và Hạ
viện.

You might also like