Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN

BỘ MÔN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


----------------------------

BÀI TẬP THỰC TẾ


MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Học kì 1 năm học 2020-2021
Đề tài: Dấu ấn Phật giáo tại chùa Trấn Quốc
Danh sách nhóm
Stt Họ và tên Số thứ tự Mã sinh viên
1 Vũ Minh Anh 835 20040168
2 Nguyễn Linh Chi 836 20040248
3 Thân Thị Thu Duyên 838 20040342
4 Phan Thùy Dương 839 20041405
5 Lục Ngọc Hân 841 20041713
6 Nguyễn Thị Ngọc Khánh 844 20040339
7 Trịnh Huyền My 851 20040399
8 Nguyễn Thị Hồng Nhung 853 20040429
9 Đặng Thùy Trang 857 20040489

0
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ xưa đến nay, chùa đã trở thành không gian tâm linh không thể thiếu của người Việt.
Chùa là nơi ta học được sự hướng thiện, là chốn bình yên, thanh tịnh dù nhịp sống có
hiện đại đến đâu và đồng thời cũng là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, cầu may, thờ
phụng của bao người dân. Có lẽ vì thế mà chùa luôn được gìn giữ, tôn trọng và phát
triển qua các thế hệ. Song hành với đó là Phật giáo - một trong những tôn giáo lớn nhất
trên thế giới. Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời nhưng theo lịch sử thời
Lý- Trần được đánh giá là thời kỳ cực thịnh nhất. Lúc này Phật giáo đã trở thành quốc
giáo, giữ một vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng và văn hóa Việt Nam.

Chùa Trấn Quốc với tuổi đời hơn 1500 năm, lâu đời và linh thiêng giữa lòng thủ đô Hà
Nội, từng là trung tâm Phật giáo của Thăng Long dưới thời Lý – Trần. Với vị trí đặc
biệt tại một hòn đảo hồ nước ngọt lớn nhất Hà Nội đã tạo nên một cảnh quan thơ mộng,
hấp dẫn nhiều Phật tử, khách tham quan du lịch trong và ngoài nước. Kiến trúc hài hòa,
có sự sắp xếp và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo gồm 3 ngôi chính: Tiền
đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối với nhau thành hình chữ Công (工). Đặc
biệt toàn cảnh kiến trúc chùa Trấn Quốc tựa như một đài sen đang nở rộ, rất sang trọng,
hài hòa và thân thiện với thiên nhiên. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà chùa Trấn
Quốc đã lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.

Vì tất cả những lý do trên mà chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “ Dấu ấn Phật giáo
tại chùa Trấn Quốc ” nhằm tìm hiểu về lịch sử, những giá trị văn hóa tâm linh từ đó
biết gìn giữ, trân trọng và phát huy di tích lịch sử chùa Trấn Quốc nói riêng và những
giá trị di tích của Việt Nam nói chung.

1
2. Mục đích nghiên cứu

- Khái quát về Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo tới văn hóa dân tộc

- Tìm hiểu về chùa Trấn Quốc, những giá trị di tích của chùa

- Đưa ra một số biện pháp có ứng dụng thực tiễn để góp phần bảo tồn, gìn giữ và
phát huy những giá trị di tích lịch sử chùa Trấn Quốc

3. Phương pháp nghiên cứu

Trong bài thực tế này, nhóm chúng tôi chủ yếu đã sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau:

- Phương pháp thu thập tài liệu

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát thực tế

- Phương pháp phỏng vấn

4. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Khu di tích chùa Trấn Quốc đường Thanh Niên, quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội

- Thời gian: Từ khi chùa Trấn Quốc hình thành đến nay

- Nội dung: Dấu ấn của Phật giáo tới chùa Trấn Quốc

2
NỘI DUNG

1. Phật giáo

1.1 Khái niệm Phật giáo

Phật Giáo hay đạo Phật là một trong top 10 tôn giáo lớn nhất thế giới, xuất phát từ Ấn
Độ từ khoảng thế kỷ 6 TCN, khi Siddhartha Gautama - hoàng tử thành quốc
Kapilavastu của Ấn Độ cổ đại vì nhận ra sự khổ trong cuộc sống đã lên đường tìm cách
diệt khổ. Siddhartha hành khất khắp nơi và cuối cùng đã giác ngộ, được tôn xưng là
Sakyamuni (Thích-Ca-Mâu-Ni), nghĩa là "Bậc thức giả vĩ đại" hoặc cũng gọi là
Buddha (Phật), nghĩa là "Người giác ngộ".

1.2. Lịch sử Phật giáo Việt Nam

1.2.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo

Phật giáo từ Ấn Ðộ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật
giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ
nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo
luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống
ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm
lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn. Phật giáo đã
hội nhập, hòa quyện với tín ngưỡng và văn hóa dân gian để trở thành Phật giáo Việt
Nam đầy sức sống.

Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2020, hiện có hơn
4,600,000 tín đồ Phật giáo, còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng
44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường. Năm 1981,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập với mục tiêu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc,
3
phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới. Đây là tổ chức Phật
giáo duy nhất là đại diện cho Phật giáo tại Việt Nam, là thành viên của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam.

1.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo tới văn hóa dân tộc

Phật giáo Việt Nam có 3 đặc điểm chính là tính tổng hợp, khuynh hướng thiên về nữ
tính, tính linh hoạt. Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa dân
tộc với những đặc trưng giản dị, hài hòa, gần gũi. Ảnh hưởng của Phật giáo với dân tộc
và nền văn hóa dân tộc rất sâu rộng. Có thể khẳng định rằng Phật giáo đã có những
đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hóa phong phú và độc đáo của dân tộc với nhiều
di sản văn hóa vật chất và tinh thần có giá trị. Sau đây là một vài đóng góp tiêu biểu:

* Về văn hóa tinh thần:

Tư tưởng Từ Bi của Phật giáo đã thấm đẫm trong tâm hồn Việt, thể hiện trong truyện
kể dân gian cũng như trong thơ văn. Bao giờ Phật (Bụt) cũng xuất hiện để cứu khổ, cứu
nạn cho con người như trong truyện cổ tích Tấm Cám hay vở chèo Quan Âm Thị Kính
nổi tiếng,...

Việt Nam có gần 8.000 lễ hội truyền thống. Đa số được khởi nguồn từ Phật giáo.
Những lễ hội xuân như lễ hội Chùa Hương, lễ hội Yên Tử, lễ hội chùa Bái Đính thu hút
hàng triệu du khách và Phật tử gần xa. Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày lễ riêng
của Đạo Phật mà đã trở thành ngày lễ của toàn dân.

Tập tục lên hương, cúng Phật ở chùa và tổ tiên tại gia vào ngày rằm và mồng một cũng
tạo nên nét văn hóa độc đáo của người Việt Nam.

* Về văn hóa vật chất:

Phật giáo mang đến một kiến trúc chùa, tháp phong phú. Theo Ban Thông tin và
Truyền thông thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có hơn 15.000
ngôi chùa. Trong số đó, gần 600 ngôi chùa được công nhận là di tích lịch sử, hơn 300
4
di tích văn hóa, hơn 1.300 là di tích lịch sử văn hóa và hơn 130 là di sản kiến trúc nghệ
thuật. Chùa Việt được xây dựng theo một số cấu trúc phổ biến như sau:

+ Chùa chữ Đinh (丁), có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các
bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước.
Một số chùa tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Hà, chùa Bộc (Hà Nội); chùa Nhất
Trụ, chùa Bích Động (Ninh Bình); chùa Trăm Gian (Hà Nội); chùa Dư Hàng (Hải
Phòng),…

+ Chùa chữ Tam (三) là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi
là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Kim Liên, chùa Tây Phương ở Hà Nội
có dạng bố cục như thế này.

+ Chùa chữ Công (工) là chùa có nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau
và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ. Có nơi
gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện này là ống muống. Tiêu biểu kiểu kiến
trúc này là chùa Cầu (Hội An), chùa Keo (Thái Bình), chùa Trấn Quốc (Hà Nội),...

5
2. Chùa Trấn Quốc

2.1 Vị trí địa lí

Chùa Trấn Quốc nằm trên một “hòn đảo” duy nhất nằm ở phía Đông Hồ Tây thuộc
quận Tây Hồ - Hà Nội. Chùa Trấn Quốc như một thế giới yên bình, trầm lặng ẩn mình
tại một hòn đảo ở phía đông Hồ Tây, tách biệt khỏi sự xô bồ, sầm uất của con đường
Thanh Niên tấp nập.

2.2. Lịch sử hình thành chùa Trấn Quốc

Chùa được xây dựng vào năm 541, thời Tiền - Lý với tên là chùa Khai Quốc. Năm
1615, đời Lê Kính Tông, bãi sông bị sạt lở sát vào chùa, nhân dân phường An Hoa (sau
này là Yên Phụ), mới dời chùa vào đảo Kim Ngưu (Cá Vàng) ở Hồ Tây, tức là địa
điểm hiện nay.

Năm 1624, sau khi đã đắp con đê “cố ngự” - tức là “giữ chắc” sau gọi chệch là Cổ
Ngư, dân làng An Hoa đã xây dựng thêm thượng điện, nhà thiêu hương, khơi hào xung
quanh, mở đường đi lại,... Từ lúc này chùa mới có tên là chùa Trấn Quốc với ý nghĩa là
nơi giúp nhân dân xua tan đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho dân tộc - đó là
năm Vĩnh Tộ 10 (1628) đời vua Lê Thần Tông.

Cũng có thuyết cho rằng chùa này trước là hành cung đời Lý, về sau khi Lý Thường
Kiệt khải hoàn từ cuộc chiến thắng châu Khâm - châu Liêm về, nhà Lý mới đổi hành
cung ấy làm chùa, gọi là chùa Trấn Quốc.

Năm 1844, vua Thiệu Trị nhà Nguyễn tuần du ra Bắc, đến thăm chùa và đổi tên thành
Trấn Bắc, mà nay tại nhà treo chuông trên tấm hoành phi còn hàng chữ Trấn Bắc Tự
song tên chùa Trấn Quốc đã quá quen thuộc với người dân Hà Nội nên vẫn tồn tại tới
ngày nay.

6
2.3. Kiến trúc mang đậm Phật giáo

Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh
nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang.

Phía trên cửa chùa có ghi ba chữ Phương tiện môn và câu đối hai bên viết bằng chữ
Nôm:

“Vang tai xe ngựa qua đường

Mở mặt non sông đứng cửa thiền”

Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu và nội thất có sự sắp xếp
trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Chùa gồm nhiều lớp nhà với ba
ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công.

Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy
hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi nhà ba gian,
mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính. Bên phải là nhà Tổ và bên trái là nhà
bia.

Nội điện và nơi thờ cúng tại chùa Trấn Quốc gồm nhà Tổ rộng 5 gian với 3 gian chính
để thờ các sư Tổ, còn 2 gian đầu hồi thờ Mẫu. Trên các ban thờ có đặt nhiều pho tượng
sinh động.

Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của
tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian đổ nát. Công việc
này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815.

Phía sau chùa có một số mộ tháp cổ từ thời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng (thế kỷ 18). Điểm
nổi bật của ngôi chùa có thể kể đến đó là tòa Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng
vào năm 1998. Đến năm 2003, tòa Bảo tháp chính thức được hoàn thiện với chiều cao

7
15m, gồm 11 tầng, mỗi tầng đều có tượng Phật A Di Đà bằng đá quý được đặt ở mỗi ô
cửa hình vòm. Trên đỉnh của tòa Bảo Tháp là tòa tháp sen 9 tầng có tên là Cửu phẩm
liên hoa bằng đá quý càng làm tăng vẻ uy nghi, linh thiêng cho cho ngôi chùa nhưng
vẫn giữ lại nét mềm mại của lối kiến trúc tổng thể.

Bảo tháp này được dựng đối xứng với cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ Ra Giăng
Đờ Ra Brusat tặng khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959. Cây Bồ Đề này được mọc ra từ
một nhánh cây lấy từ chính cây gốc ở Boh Gaya, nơi mà Đức Phật đã ngồi tu và được
giác ngộ. Thượng tọa Thích Thanh Nhã, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam, Trụ trì chùa Trấn Quốc, đã giải thích sự đối xứng đó là: "Hoa sen tượng
trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác,
trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp".

Chùa Trấn Quốc được bao bọc bởi cây cối um tùm và mặt nước Hồ Tây thơ mộng. Các
danh sĩ như Nguyễn Huy Lượng, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Bà huyện Thanh
Quan,... đã từng dạo quanh đây và để lại những tác phẩm tuyệt vời.

“Chùa cổ Hồ Tây tự bao giờ,

Hòn non khóm trúc bóng cây thơ.

Đánh cá Trần vương xem bãi vắng,

Hành cung nhạo thủy nước xanh mờ.

Gương thu một mảnh trời trong vắt,

Mấy dặm gió chiều hương sen đưa.

Đâu cần quy y cầu đốn ngộ,

Đến đây kết bạn cội tùng cô.”

(Du Tây Hồ Trấn Quốc tự của Phạm Quý Thích, chép trong Thảo Đường thi nguyên
tập)
8
2.4. Một vài nét đặc sắc của chùa Trấn Quốc

2.4.1. Một số lễ hội

* Lễ hội hoa đăng quảng chiếu

Lễ hội được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức để cầu nguyện quốc
thái, dân an, nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long, Hà Nội.

* Lễ cầu an

Lễ cầu an mới đây được lập nên với mục đích sám hối tội lỗi, dứt trừ nghiệp chướng,
tránh mọi bệnh hoạn, tai họa và nghiệp báo, để được thân tâm an lạc. Đồng thời lễ còn
là để cầu cho xóm làng được bình an, cuộc sống vui vẻ, đất nước thanh bình, vụ mùa
năm mới được tươi tốt hơn…

Ngoài ra, vào các dịp lễ tết, chùa cũng đón rất nhiều Phật tử và du khách đến vãng cảnh
và cúng lễ.

2.4.2. Vinh danh

Năm 1962, chùa Trấn Quốc được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa

Năm 1989, chùa Trấn Quốc được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia.

Năm 2016, báo Daily Mail ở Anh xếp chùa vào trong số 16 ngôi chùa đẹp nhất thế
giới.

Năm 2017, trang web du lịch wanderlust.co.uk xếp vào vị trí thứ 3 trong 10 ngôi chùa
"đẹp nhất trên toàn thế giới" vì hài hòa với môi trường xung quanh.

9
Chùa Trấn Quốc được trang Thrillist uy tín bình chọn là một trong những ngôi chùa
đẹp nhất thế giới, điểm dừng chân không chỉ dành riêng các tín đồ Phật giáo mà cả
khách du lịch thập phương.

2.4.3. Những vị khách đặc biệt

Dưới triều vua Lý Nhân Tông, Thái hđã nhiều lần đến chùa cùng các vị cao tăng để
đàm đạo.

Năm Kỷ Mão (1639) chúa Trịnh cho sửa và trồng sen quanh chùa, biến nơi thờ cúng
thành hành cung riêng của nhà Chúa.

Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm, ban 20 lạng bạc để tu sửa chùa.

Năm 1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền để
tu sửa chùa.

Ngày 24 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Ấn Độ Ragiăng Đờ Ra Brusat đến thăm chùa
và tặng cây bồ đề trồng trước cửa tòa Tam bảo.

Ngày 28 tháng 11 năm 2008, Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil đến thắp hương và tham
quan nhân dịp trong chuyến công du Việt Nam.

Ngày 31 tháng 10 năm 2010, Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev đến tham quan
trong dịp đến Hà Nội dự Hội nghị Cấp cao không thường niên ASEAN - LB Nga lần
thứ hai.

3. Các giá trị nổi bật của Chùa Trấn Quốc


10
3.1. Giá trị lịch sử

Chùa Trấn Quốc khiến cho ta như đi ngược về lịch sử, khám phá kho tàng Phật pháp
đồ sộ, mang một giá trị lịch sử đầy quý giá. Chùa Trấn Quốc cũng từng là trung tâm
Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý - Trần, vua và các quan thường chọn
Trấn Quốc làm nơi vãng cảnh ngự giá và đến cúng lễ vào những dịp đặc biệt trong năm
như lễ, Tết. Do vậy mà có nhiều cung điện được xây dựng như Cung Thủy Hoa, Điện
Hàm Nguyên để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của vua.

Hòa quyện cùng nền tảng di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, sự ra đời và phát
triển các không gian văn hóa mới tạo lên sự giao thoa thú vị giữa cổ kính và hiện đại,
nhưng vẫn bảo tồn và phát huy các giá trị di sản một cách bền vững. Chùa Trấn Quốc
là một trong những ngôi chùa thiêng liêng bậc nhất đối với Phật tử Việt Nam, là ngôi
chùa cổ nhất ở Hà Nội được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào
năm 1962.

3.2. Giá trị văn hóa tâm linh

Chùa là nơi tĩnh lặng, linh thiêng, là nơi mà con người ta tìm đến khi muốn một chút
bình an trong cuộc sống, cầu xin hạnh phúc cho gia đình. Ngày trước, người đi chùa
thường là những người theo đạo Phật hay là đi chùa để vãn cảnh, để hòa mình với thiên
nhiên, với mặt nước, chìm trong sự thanh khiết và trầm mặc. Tựa như đã đến được một
nơi chốn khác, hoàn toàn tách biệt khỏi cuộc sống tấp nập vội vã ngoài kia. Khi đời
sống xã hội ngày càng hiện đại, con người lại hướng về gần hơn với Phật giáo, đặc biệt
là những người dân thành thị.

Chùa Trấn Quốc đã trở thành một không gian tâm linh đặc biệt để mọi người tìm đến
như một phần an yên của cuộc đời mình. Đặc biệt là vào đêm giao thừa Tết Nguyên
Đán, nhà chùa mở cửa và tổ chức khóa lễ cầu nguyện cầu quốc thái dân an, đây là khóa
lễ thiêng liêng nhất trong năm được chùa tổ chức. Không chỉ trong dịp lễ Tết, chùa liên

11
tục mở cửa đón Phật tử và người dân đến hành lễ, chiêm bái, họ xin lộc chùa, xin được
gia hộ không chỉ cho bản thân mà còn cho những người thân của mình.

Chùa đã nâng cao đời sống tâm hồn Việt, nâng cao những giá trị luân lý và duy trì
những nét truyền thống hiện đang dần mai một trong xã hội hiện đại.

3.3. Giá trị kiến trúc

Chùa Trấn Quốc mang đậm dấu ấn Phật giáo về mặt kiến trúc. Do nhiều lần trùng tu,
sửa chữa nên kiến trúc chùa đã không khỏi bị pha tạp phong cách kiến trúc của các thời
kỳ:

Trong các năm 1624, 1628 và 1639 (thời Chúa Trịnh), chùa được trùng tu, mở rộng.

Trải qua thời Tây Sơn, trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Hậu Lê trong lịch
sử Việt Nam ngôi chùa bị rơi vào cảnh hoang phế, khi đó cư dân địa phương đã xin
được tu sửa lại chùa. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm Ất Hợi, niên hiệu Gia Long 14
(trên văn bia Tái tạo Trấn Quốc tự bi do Tiến sĩ khoa 1779 Phạm Lập Trai soạn văn).

Năm 2010, tu bổ để chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Hội nghị
Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ 6 tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11/2010. Dự
toán kinh phí của đợt tu bổ này là 15 tỷ đồng.

3.4. Giá trị du lịch

Mỗi năm, Chùa Trấn Quốc thu hút rất nhiều khách du lịch từ trong và ngoài nước với
vị thế về cảnh quan, kiến trúc cùng bề dày lịch sử lâu đời qua nhiều thế kỷ. Chùa nằm
trên hòn đảo duy nhất ở phía Đông Bắc của Hồ Tây, cũng chính vì thế mà Chùa Trấn
Quốc dù ở giữa Hà Nội đông đúc và náo nhiệt nhưng vẫn có thể giữ cho mình được
một không khí trong lành, tĩnh lặng.

12
Ngoài việc lễ Phật cầu kinh, du khách còn có thể chìm trong không gian của thiên
nhiên yên tĩnh và hài hòa giữa cảnh quan và kiến trúc, tạo nên một không gian tâm linh
vô cùng đặc biệt.

Chùa Trấn Quốc cũng là điểm tham quan của nhiều vị khách đặc biệt trong suốt chiều
dài lịch sử của mình như vua Lý Nhân Tông cùng thái hậu Ỷ Lan, vua Minh Mạng,….
Tổng thống Ấn Độ Ra Giăng Đờ Ra Brusat, Tổng thống Liên Bang Nga Dmitry
Medvedev.

3.5. Giá trị giáo dục

Chùa Trấn Quốc cùng với lịch sử gần 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng
Long - Hà Nội và mang bao dấu ấn từ thời Lý Nam Đế, nơi đây được coi là chốn cửa
Phật linh thiêng, là cơ sở tu học, truyền bá Phật pháp. Chùa Trấn Quốc là nơi giáo dục
về cái đức, cái tâm của mỗi người, giúp con người thoát khỏi cái bon chen, lừa lọc của
xã hội và trở về với sự thanh bình, nhẹ nhàng.

Những giá trị lịch sử của Chùa Trấn Quốc đã trở thành nền tảng giáo dục cho thế hệ đi
sau, đặc biệt là giới trẻ về truyền thống quý báu của dân tộc ta, về lòng tự hào dân tộc,
sự nghiệp dựng nước giữ nước của ông cha ta trong hàng nghìn năm. Mỗi khi được
hưởng thành quả nào chúng ta phải biết được nghĩa vụ bậc nhất là phải giữ gìn, trân
trọng và phát huy những gì mà đời trước cố gắng xây dựng và bảo vệ.

4. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Trấn Quốc

4.1. Thực trạng

* Tích cực

- Chùa Trấn Quốc đã được chú trọng tu bổ, tôn tạo. Cụ thể, Bảo tháp điểm nhấn
của chùa được xây dựng với kinh phí hơn 525 triệu đồng và hoàn thành năm

13
2003. Năm 2010, nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, các hạng mục
như Tả - Hữu Vu, cổng Tam quan, vườn tháp được tu bổ và tôn tạo thêm phần
khang trang.

- Các lễ hội được tổ chức đúng thời gian, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với
thuần phong mỹ tục, đặc sắc, thu hút người dân đến tham gia.

- Chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, thu
hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ mà còn là điểm du lịch tâm linh thu hút
khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.

* Tiêu cực

- Nhận thức của người dân về giá trị chùa chưa cao dẫn đến những hành vi không
phù hợp: Khắc tên lên bảo tháp; thắp hương, hóa vàng mã quá mức cần thiết;
nhét tiền vào tay tượng, khạc nhổ bừa bãi; nói tục chửi bậy; trang phục hở
hang;...

- Việc quản lý chùa mùa cao điểm còn nhiều bất cập. Một số ví dụ điển hình như:
Tập trung quá đông du khách khiến ách tắc giao thông, gây mất mỹ quan và an
ninh trật tự; tình trạng chặt chém du khách; các hành vi mê tín dị đoan; tệ nạn ăn
xin, móc túi, trộm cắp…

4.2. Các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị

* Về phía ban quản lý

- Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục các tầng lớp nhân dân về giá trị của chùa Trấn
Quốc; giúp người dân nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích.

- Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và giao tiếp của cán bộ
quản lý và hướng dẫn viên du lịch.

14
- Tích cực quảng bá hình ảnh chùa trên các phương tiện truyền thông đại chúng: ấn
phẩm quảng cáo, tạp chí du lịch, mạng xã hội…

* Về phía người dân

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung trong không gian di tích; không vứt rác bừa bãi.

- Có thái độ lịch sự, thân thiện, văn minh và mặc trang phục gọn gàng, chỉnh tề khi tới
chùa vãng cảnh.

KẾT LUẬN

Với lịch sử hơn 1500 năm, qua nhiều triều đại, chùa Trấn Quốc vẫn được coi là một
ngôi chùa đẹp ở vị trí danh thắng bậc nhất Thủ đô văn hiến. Chùa Trấn Quốc luôn là
một niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam và của văn hóa dân tộc. Không cần quá hoa lệ
kiêu sa, ngôi chùa có một nét hấp dẫn riêng, làm khỏa lấp những phiền muộn lo lắng
thường nhật, đưa tâm hồn mỗi người lạc vào không gian trầm mặc an nhiên.

Trong bối cảnh đất nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế, chúng ta đang đứng trước cơ hội phát triển cũng như thách thức
“hòa nhập nhưng không hòa tan”. Vì vậy cần có những biện pháp bảo vệ, kế thừa và
xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt thế hệ trẻ nên
dành thời gian quan tâm và có những hiểu biết nhất định về văn hóa, truyền thống nước
nhà.

Trong suốt quá trình nghiên cứu, nhóm chúng tôi không chỉ hiểu rõ hơn về giá trị lịch
sử văn hóa của chùa Trấn Quốc mà còn biết thêm những kiến thức về Phật giáo, về nét
đẹp truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt mà ông cha ta đã dốc sức bảo vệ. Từ
đó, chúng tôi càng thêm yêu và tự hào hơn về bản sắc dân tộc. Đây cũng chính là hành
trang giúp chúng ta trở thành những người công dân tốt, sống trách nhiệm và có ích
cho xã hội.
15
Tài liệu tham khảo

1. https://www.vietnamplus.vn/van-hoa-dan-toc-viet-nam-mang-dam-dau-an-di-san-
dao-phat/476185.vnp

2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB
%87t_Nam#Gi%C3%A1o_h%E1%BB%99i_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_v
%C3%A0_quan_h%E1%BB%87_v%E1%BB%9Bi_ch%C3%ADnh_quy%E1%BB
%81n

3. https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?
subfolder=64/61/11/&doc=64611164284950796219279875138223864828&bitsid=57a
09889-9d3f-4225-9f5d-2984d5095214&uid

4. http://yeuhannom.blogspot.com/2013/06/tho-e-vinh-chua-tran-quoc.html

5. https://thuvien.hpu2.edu.vn/index.php?language=vi&nv=tailieu&op=Tin-
hoc/Microsoft-PowerPoint-2007-15215

6. http://btgcp.gov.vn/Popup.aspx/vi/66/0/cid=240/nid=3611/tempid=1

7. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB
%87t_Nam
16
8. http://www.luanvan.co/luan-van/tieu-luan-tu-tuong-triet-hoc-phat-giao-va-anh-
huong-cua-phat-giao-den-xa-hoi-viet-nam-18390/

9. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-anh-huong-cua-phat-giao-den-doi-song-van-
hoa-tinh-than-nguoi-viet-nam-55804/

10. https://thanhtra.com.vn/xa-hoi/van-hoa/linh-thieng-le-hoi-hoa-dang-quang-chieu-
cau-nguyen-quoc-thai-dan-an-tai-chua-tran-quoc-172415.html

11. https://www.vietnamplus.vn/du-khach-buc-xuc-vi-ket-xe-dot-vang-ma-o-chua-
tran-quoc/375129.vnp

12. https://123doc.net//document/4769765-tim-hieu-gia-tri-cua-di-tich-chua-tran-
quoc-quan-tay-ho-thanh-pho-ha-noi.htm

13. http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/18371/chua-tran-quoc-danh-thang-bac-
nhat-kinh-ky.html

14. https://www.vietnamhuongsac.vn/ha-noi-le-hoi-hoa-dang-quang-chieu-cau-
nguyen-quoc-thai-dan-an-988.html

15. https://toc.123doc.net/document/2742889-chuong-2-thuc-trang-van-dung-phat-
trien-du-lich-van-hoa-tam-linh-tai-2-di-tich-chua-tran-quoc-va-phu-tay-ho.htm

17
NHẬT KÝ CHUYẾN ĐI

Ảnh 1: Tượng đá trước cổng chùa Trấn Quốc (8h50 ngày 14/11/2020)

18
Ảnh 2: Một thoáng bình yên ở ngôi chùa Trấn Quốc (8h54, ngày 14/11/2020)

19
Ảnh 3: Hồ Tây – nơi tọa lạc của chùa Trấn Quốc (8h55, ngày 15/11/2020)

Ảnh 4: Cổng Tam quan (9h, ngày 14/11/2020)

20
Ảnh 5: Lối đi vào chùa Trấn Quốc (9h05, ngày 14/11/2020)

Ảnh 6: Lối đi vào chùa Trấn Quốc (9h07, ngày 14/11/2020)

21
Ảnh 7: Cửa chính vào chùa Trấn Quốc (9h10, ngày 14/11/2020)

Ảnh 8: Bảo tháp “Lục độ đài sen” trong khuôn viên chùa Trấn Quốc (9h15, ngày
14/11/2020)
22
Ảnh 9: Mộ tháp cổ từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng (9h25, ngày 14/11/2020)

Ảnh 10: Ảnh chụp nhóm ( 9h30, ngày 14/11/2020)


23
Ảnh 11: Tượng Phật A Di Đà bằng đá quý (9h35, ngày 14/11/2020)

Ảnh 12: Hòn non bộ ( 9h40, ngày 14/11/2020)


24
Ảnh 13: Nhà Bia trong chùa Trấn Quốc (9h42, ngày 14/11/2020)

Ảnh 14: Tấm bia đá khắc ghi dấu ấn lịch sử tại chùa (9h45, ngày 14/11/2020)

25
Ảnh 15: Tranh về luật nhân quả trong Phật giáo (9h50, 14/11/2020)

Ảnh 16: Nhà Tiền đường (9h55, ngày 14/11/2020)

26
Ảnh 17: Những họa tiết kiến trúc mang đậm nét văn hóa Việt (10h, ngày 14/11/2020)

Ảnh 18: Phướn Phật (Cờ Phật giáo)(10h02,ngày 14/11/2020)

27
Ảnh 19: Tượng sư tử đá-thú cưỡi của nhiều Thần, Phật trong văn hóa Ấn Độ

Ảnh 20: Bàn thờ Tổ trong Tiền đường (10h05, ngày 14/11/2020)
28
29
Ảnh 21: Đường dẫn vào Thượng điện (10h10, ngày 14/11/2020)

Ảnh 22: Ảnh nhóm (10h15,14/11/2020)

30
Ảnh 23: Một góc nhỏ tại chùa Trấn Quốc (10h18, 14/11/2020)

Ảnh 24: Cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad trao tặng chủ tịch Hồ Chí
Minh (10h20, 14/11/2020)

31
32
Ảnh 25: Cụ ông chia sẻ những am hiểu của mình về chùa Trấn Quốc
(10h27,14/11/2020)
* Nội dung cuộc trò chuyện: Tên cây Bồ đề bắt nguồn từ Đạo Phật (buddha). Cây bồ
đề tại đây do chính Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad thân hành mang tặng Chủ tịch
Hồ Chí Minh năm 1959- là biểu tượng của tình hữu nghị hai nước Việt Nam- Ấn Độ.
Chùa Trấn Quốc được đánh giá là một trong số những ngôi chùa đẹp nhất trên thế giới.
Vì ngôi chùa có lịch sử lâu đời, tọa lạc ở một vị trí đắc địa (nằm trên một hòn đảo phía
Đông hồ Tây), kiến trúc mang đậm dấu ấn kiến trúc Phật giáo, cảnh quan uy nghiêm,
cổ kính, thanh nhã đem lại cảm giác thanh tịnh, nhẹ nhõm, thanh thản cho người vãng
lai chứ không xây dựng quá cầu kì, diêm dúa đem lại cảm giác đè nén, bé nhỏ, bị sức
ép nặng nề.

Ảnh 26: Chuông gió treo tại chùa (10h30, 14/11/2020)

33
Ảnh 27: Thượng điện (10h35, 14/11/2020)

Ảnh 28: Gian thờ chính giữa Thượng điện (10h37, ngày 14/11/2020)

34
Ảnh 29: Không gian thoáng đãng, yên tĩnh tại chùa (10h40,14/11/2020)

Mục lục

Phần mở đầu..…………………………………………………………………………1
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………….1
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………………...2
3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………….2
4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………….2
Nội dung……………………………………………………………………………….3
1. Phật giáo……………………………………………………………………………..3
1.1 Khái niệm Phật giáo……………………………………………………………….3
1.2. Lịch sử Phật giáo Việt Nam……………………………………………………….3
2. Chùa Trấn Quốc…………………………………………………………………..6
2.1 Vị trí địa lí………………………………………………………………………….6
2.2. Lịch sử hình thành chùa Trấn Quốc……………………………………………….6
2.3. Kiến trúc mang đậm Phật giáo…………………………………………………….7
35
2.4. Một vài nét đặc sắc của chùa Trấn Quốc………………………………………….9
3. Các giá trị nổi bật của chùa Trấn Quốc………………………………………….9
3.1. Giá trị lịch sử……………………………………………………………………...9
3.2. Giá trị văn hóa tâm linh…………………………………………………………...11
3.3. Giá trị kiến trúc…………………………………………………………………...12
3.4. Giá trị du lịch……………………………………………………………………..12
3.5. Giá trị giáo dục……………………………………………………………………13
4. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Trấn Quốc……………………13
4.1. Thực
trạng………………………………………………………………………....13 4.2. Các
biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị…………………………………………14 Kết
luận……………………………………………………………………………….15 Tài
liệu tham khảo………………………………..………………………………..…16
Nhật ký chuyến đi………………………………..…………………………………...18

36

You might also like