Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH KHÂU HOẠCH ĐỊNH VÀ CÁC NHÀ CUNG CẤP CỦA CÔNG
TY COCA-COLA VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HỌC PHẦN: NGUYỄN PHÚC QUÝ THẠNH

LỚP HỌC PHẦN: MAG322_2111_9_GE19

HỌC VÀ TÊN, MÃ SỐ SINH VIÊN:

Nguyễn Thị Tuyết Nhung – 050609211075

Trần Thị Minh Phương - 050609212149

Đoàn Thiên Nhung - 050609212109

Mai Thị Quỳnh Như - 050609212114

Tô Hà Kiều Oanh - 50609212126


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................2

PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY COCA – COLA VÀ CÁC NHÀ CUNG


CẤP CỦA COCA-COLA VIỆT NAM. .......................................................................2

1.1. Tổng quan về Coca-Cola Việt Nam. ..................................................................2

1.2 Nhà cung cấp của Coca-Cola Việt Nam. ............................................................3

PHẦN II. TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ KHÂU HOẠCH ĐỊNH
CỦA CÔNG TY COCA-COLA VIỆT NAM: ............................................................3

2.1. Tóm tắt hoạt động kinh doanh của công ty coca-cola Việt Nam:...................3

2.2. Phân tích hoạch định công ty: ............................................................................4

Phần III. Đánh giá khâu hoạch định và kết luận: ......................................................7

3.1. Ưu điểm:...............................................................................................................7

3.2. Hạn chế: ...............................................................................................................7

Kết luận ..........................................................................................................................7

Tài liệu tham khảo .........................................................................................................8

1
LỜI MỞ ĐẦU

Không một công ty nào thành công nếu không có một hệ thống thiết lập mục tiêu tốt.
Do đó, trong bốn chức năng của quản trị thì hoạch định là chức năng quan trọng nhất,
làm tiền đề, chi phối ba chức năng tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Bên cạnh đó, để tạo
lập công ty thành công, uy tín, có thị phần lớn trên thị trường thì công ty cần hợp tác với
những nhà cung cấp tốt, đảm bảo giao hàng đúng hạn, đủ số lượng, đúng chất lượng…để
góp phần tạo nên các sản phẩm cuối cùng với giá cả cạnh tranh, chất lượng tốt… tạo
nên lợi thế cạnh tranh cho công ty. Vì vậy, nhóm chúng em làm về đề tài “phân tích
khâu hoạch định và các nhà cung cấp của công ty coca-cola Việt Nam” để nghiên
cứu sâu hơn về khâu hoạch định của công ty coca-cola Việt Nam, các nhà cung cấp và
vai trò của họ đối với công ty Coca-Cola Việt Nam.

Để làm rõ các vấn đề vừa nêu trên nhóm chúng em sẽ trình bày tổng quan về công ty
Coca-Cola Việt Nam, phân tích vai trò của tất cả các nhà cung cấp đối với công ty Coca-
Cola Việt Nam, các bước trong quá trình hoạch định và vai trò của hoạch định đối với
công ty Coca-Cola, từ đó rút ra ưu điểm, hạn chế trong khâu hoạch định của công ty
Coca-Cola Việt Nam.

PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY COCA – COLA VÀ CÁC NHÀ CUNG CẤP
CỦA COCA-COLA VIỆT NAM.

1.1. Tổng quan về Coca-Cola Việt Nam


Tập đoàn Coca-Cola được sáng lập từ năm 1982 tại Hoa
Kỳ. Trên thế giới Coca-Cola hoạt động trên 5 vùng lãnh
thổ: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Á, Trung Đông
và Châu Phi. Ở Việt Nam, tên giao dịch là Công ty
TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT
NAM. Công ty Coca-Cola hoạt động sản xuất kinh doanh trên 10 năm với định hướng
trở thành công ty nước giải khát toàn diện, hướng đến người tiêu dùng, công ty không
ngừng cải tiến và cung cấp nhiều loại nước giải khát đa dạng, chất lượng, bao gồm các
dòng sản phẩm ít đường và không đường, đa dạng mẫu mã với mức độ phủ sóng ở
khắp mọi nơi. Các nhãn hiệu của Coca-Cola tại Việt Nam rất đa dạng: Coca-Cola,
Coke Zero, Coca-Cola Light, Sprite, Fanta, Minute Maid Nutriboost…
2
1.2 Nhà cung cấp của Coca-Cola Việt Nam.

Với một sản phẩm bất kỳ, điều quan trọng đầu tiên đó là nguyên liệu để sản xuất. Nguyên
liệu của sản xuất Coca-Cola Việt Nam bao gồm những chất như sau:

- CO2 : Phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất cồn, bia. Đốt cháy dầu do với chất
trung là (MEA) monoethanol amine.
- Đường: Nhà máy đường KCP.
- Màu thực phẩm (carmel E150d): được làm từ đường tan chảy hay chất hóa học
amoniac.
- Chất tạo độ chua (axit citric): được dùng như chất tạo hương vị và chất bảo quản.
-Caffein:
Caffein tự nhiên: trong nhiều thực vật khác nhau như cà phê, lá trà, hạt cola.
Caffein nhân tạo.

➢ Các công ty cung cấp nguyên vật liệu cho Coca-Cola Việt Nam:

Công ty stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca để dùng
cho sản xuất nước Coke.

Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai
chất lượng cao cho Coca-Cola.

Công ty chế biến stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty coca-
cola. Công ty stepan chuyên thu mua và chế biến lá coca dùng để sản xuất nước
coca cola.

Công ty cổ phần bao bì Biên Hòa cung cấp các thùng carton hộp giấy cao cấp để
bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca-Cola Việt Nam.

PHẦN II. TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ KHÂU HOẠCH ĐỊNH
CỦA CÔNG TY COCA-COLA VIỆT NAM:

2.1. Tóm tắt hoạt động kinh doanh của công ty coca-cola Việt Nam:

Về sản phẩm: Dòng nước ngọt có gas là dòng sản phẩm chủ đạo đem lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Các loại sản phẩm phổ biến có thể kể đến như: Coca-Cola cổ điển,
Coke ít gas, Sprite, Fanta, Coke hương Vani, nước suối Dasani.
Về bán hàng: Các chiến dịch đã làm nên tên tuổi của thương hiệu nước giải khát
hàng Coca-Cola, đem lại thành công như:
3
- Chiến dịch Hilltop (1971) - “I'd Like to Teach the World to Sing”

- Chiến dịch “Holidays are coming”

- “Happiness Factory” (2006)

- “Share a Coke” (2011)

Về thị trường: Khách hàng mục tiêu mà Coca-Cola hướng đến là tất cả mọi người.
Thị trường mục tiêu của Coca Cola chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 15-35, phân khúc
khách hàng cốt lõi của thương hiệu này chủ yếu là thanh thiếu niên và thanh niên.
Khúc thị trường: Của doanh nghiệp tập trung vào 2 yếu tố: địa lý và đặc điểm dân
số.

2.2. Phân tích hoạch định công ty:

2.2.a. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp

Coca-Cola xây dựng mục tiêu phát triển bền vững, trở thành công ty nước giải khát lớn
nhất cung cấp nhiều nước giải khát nhất theo nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời
đa dạng mẫu mã và mở rộng mức độ phủ sóng của sản phẩm khắp mọi nơi.

2.2.b. Phân tích môi trường bên trong

• Nhân sự

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho mọi nhân viên phát huy
tối đa tiềm năng, coi nhân sự là chìa khoá để thực hiện hoá chiến lược phát triển
bền vững ở mọi thị trường.

- Xây dựng môi trường thoải mái, sáng tạo, nhân viên được đánh giá, khen thưởng
và hưởng phúc lợi tương xứng với năng lực.

• Marketing

- Có chiến lược marketing mix phù hợp với từng dòng sản phẩm khác nhau cực
kì thông minh và sáng tạo. Coca-Cola luôn đầu tư mạnh cho các chiến lược quảng
cáo sản phẩm của hãng. Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca-Cola
bao giờ cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc
những nơi bắt mắt.

4
- Đối với chiến lược kéo, hãng luôn sáng tạo trong khâu quảng bá, quan hệ công
chúng (PR), tạo dựng hình ảnh qua tài trợ các sự kiện lớn, nhằm tạo sự ấn tượng
và gây chú ý cho người tiêu dùng.

• Nghiên cứu và phát triển (R&D)

- Bên cạnh việc cân nhắc đến khẩu vị đa dạng, Coca-Cola đồng thời chú tâm
nghiên cứu để điều chỉnh và cải thiện công thức, giảm lượng đường một cách
hợp lí, hướng đến việc mang lại lợi ích đối với sức khoẻ cho người dùng. Coca-
Cola không ngừng nghiên cứu và cho ra đời các dòng sản phẩm mới mang đặc
tính riêng, những trải nghiệm mới lạ.

• Văn hoá tổ chức

- Văn hoá công ty đóng vai quan trọng, là đặc trưng riêng của mỗi công ty và
được hình thành bởi hoạt động quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.

- Sáng kiến cá nhân: công ty đề cao sáng kiến cá nhân của tất cả thành viên, chủ
động hoàn thành các mục tiêu cá nhân, phòng ban nhằm hướng tới mục tiêu chung
của công ty.

- Lợi ích khách hàng: công ty chủ trương hoạt động theo tôn chí “vượt xa so với
kỳ vọng của khách hàng”, mong muốn đáp ứng cho người tiêu dùng các sản
phẩm, các dịch vụ tốt nhất.

- Sự liêm chính: tính trung thực, sự cởi mở và thẳng thắn là nền tảng cho sự lựa
chọn nhân viên.

2.2.c. Phân tích môi trường bên ngoài

Ma trận SWOT của doanh nghiệp Coca-Cola như sau:

Strengths Weaknesses Oppotunities Threats

- Là công ty hàng đầu - Chất lượng sản - VN là quốc gia - Có quá nhiều đối
trong thị trường nước phẩm ngày càng nhiệt đới nên nhu thủ cạnh tranh
giải khát giảm cầu tiêu thụ nước mạnh: Pepsi, 7 up,

- Chiếm thị phần cao - Chưa đưa ra được giải khát cao Mirinda, C2…

chính sách phù hợp


5
- Có nguồn vốn mạnh về vấn đề sức khỏe - Thu nhập người

- Mức độ nhận diện người tiêu dùng dân ngày càng tăng

thương hiệu cao

2.2.c. Phân tích chiến lược tập trung của công ty Coca-Cola:

Chiến lược phát triển sản phẩm:

• Thông qua thế mạnh R&D, Coca-Cola không chỉ cung ứng các sản phẩm nước có gas
(mang nhãn hiệu Coca-Cola hay Coke), công ty đã tạo ra rất nhiều loại nước uống
với mùi vị, mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như:
Fanta, Sprite, Maaza, bột trái cây Sunfill…

• Hiện nay, để tránh tình trạng béo phì và các bệnh liên quan đến đường, người tiêu
dùng đang dần chuyển sang sử dụng các loại nước giải khát không đường, ít đường
để bảo vệ sức khỏe. Nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng là người ăn
kiêng, công ty cũng đã quan tâm và phát triển thêm Diet Coke (hay còn được gọi là
Coca-Cola Light) nằm trong danh mục sản phẩm của mình.

• Coca-Cola nỗ lực không ngừng cải tiến kiểu dáng và bao bì ngày càng đẹp hơn, tiện
dụng hơn nhằm đem đến cho khách hàng cảm giác mới mẻ, độc đáo, vui vẻ và lạc
quan và thuận tiện khi sử dụng.

Chiến lược thâm nhập thị trường:

• Coca Cola tăng cường phân phối đến các doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị, trung tâm
thương mại, đại lý, cửa hàng nhỏ lẻ, Key account (chuỗi cửa hàng KFC, Lotte, rạp
chiếu phim, trường học, khách sạn...) và chủ động phân phối trực tiếp đến người tiêu
dùng cuối cùng (bán trực tuyến, máy bán hàng tự động, điểm bán trực tiếp).

• Chiến lược xúc tiến quảng cáo của Coca Cola được đón nhận rất nhiều từ khách hàng
bởi sự năng động, trẻ trung, truyền cảm hứng. Mới đây nhất là chiến lược “Vì một
thế giới không rác thải” nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và đã thiết lập
mối quan hệ đối tác với UNESCO. Ngoài ra, Coca Cola còn kết hợp với nhiều nghệ
sĩ nổi tiếng, tài trợ các chương trình.

6
Thị trường truyền thống của Coca-Cola ngày càng bão hòa, tăng trưởng doanh thu từ
những sản phẩm cũ trên thị trường này ngày càng tăng trưởng chậm hơn. Chính vì vậy,
những thị trường như vậy sẽ cần áp dụng chiến lược tăng trưởng tập trung, cụ thể là phát
triển sản phẩm. Những sản phẩm cũ vẫn được cung ứng tuy nhiên sẽ ít tập trung sản
xuất hơn. Thay vì đó, Coca-Cola sẽ tung những sản phẩm mới ra thị trường này nhằm
tạo cảm giác mới lạ cho khách hàng.

Phần III. Đánh giá khâu hoạch định và kết luận:

3.1. Ưu điểm:

- Coca-Cola tận dụng tốt thế mạnh về R&D, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng được sự
đa dạng về nhu cầu của khách hàng giành được nhiều cơ hội tốt để phát triển thị
trường tiêu dùng.
- Coca-Cola linh hoạt trong việc thiết kế mẫu mã nhằm thu hút khách hàng đặc biệt
là hình ảnh cánh én in trên các sản phẩm của Coca-cola vào dịp Tết tạo nên nét riêng
và đặc trưng luôn giữ được hình ảnh thương hiệu Coca-Cola trong lòng người tiêu
dùng.
- Phân phối rộng rãi giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận những sản phẩm của Coca
Cola hơn, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà phân phối, kênh phân phối và nâng cao
hiệu quả hoạt động phân phối.
- Quảng cáo của Coca-Cola luôn được đánh giá cao về tính nhân văn, trẻ trung, năng
động tạo được nhiều thiện cảm với người tiêu dùng.
- Tạo nên rào cản gia nhập với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
- Phát triển thế mạnh của doanh nghiệp Coca Cola để tối đa hóa doanh thu và lợi
nhuận.
3.2. Hạn chế:
- Dễ dàng bị đối thủ sao chép các chiến lược.
- Khó kiểm soát tốt các kênh phân phối vì phân phối quá rộng rãi.
- Đôi khi không linh hoạt khi nhu cầu, thị trường thay đổi.
Kết luận
Coca Cola đang không ngừng phát triển chiến lược kinh doanh vì mục tiêu trở thành
công ty nước giải khát lớn nhất, cung cấp nhiều nước giải khát nhất theo nhu cầu của
người tiêu dùng, bao gồm các dòng sản phẩm ít đường và không đường, đồng thời đa

7
dạng mẫu mã và mở rộng mức độ phủ sóng kinh doanh ở khắp mọi nơi. Tất cả những
hoạt động, sản phẩm, chương trình và chính sách cũng như kế hoạch định hướng tương
lai của công ty đều dựa trên quan điểm của người tiêu dùng từ đó tạo nên sự thành công
của công ty Coca Cola.
Khâu hoạch định thông minh, linh hoạt đã góp phần đưa Coca Cola lọt vào top những
doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam. Tuy nhiên Coca Cola vẫn nên trong tư thế
phòng thủ, giảm thiểu rủi ro khi thị trường, nhu cầu khách hàng thay đổi để vạch ra khâu
hoạch định mới, đúng đắn, linh hoạt hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Cúc, “Chiến lược phân phối đúng đắn- doanh thu của Coca Cola không có
xu hướng giảm”.
https://fastwork.vn/coca-cola-bai-hoc-thanh-cong-trong-chien-luoc-phan-phoi-san-
pham/ (Truy cập ngày 5/1/2022).
2. GVHD: TS. Đoàn Ngọc Duy Linh, phân tích chuỗi cung ứng của công ty cocacola.
http://cocacola9tiet34.weebly.com/ (truy cập ngày 7/1/2022).

3. Vũ Đăng Vinh, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam, Giới thiệu chung về
CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA COLA VIỆT NAM.

https://toptenvietnam.vn/Thong-tin-doanh-nghiep/CONG-TY-TNHH-NUOC-
GIAI-KHAT-COCA-COLA-VIET-NAM--Chart--542-2018.html ( truy cập ngày
7/1/2022).

4. Coca-Cola Việt Nam, Con đường phía trước của Coca-Cola: Chiến lược kinh doanh
mới nhắm đến Sự lựa chọn, Sự tiện lợi và Người tiêu dùng.
https://www.cocacolavietnam.com/news/con-duong-phia-truoc-cua-coca-
colachien-luoc-kinh-doanh-moi-nham-den-su-lua-chon-su-tien-loi-va-nguoi-tieu-
dung (truy cập ngày 4/1/2022).

5. Phi Tuan, Chuỗi cung Coca-cola ứng hiện nay.

https://ddvt.vn/topic/300/chu%E1%BB%97i-cung-%E1%BB%A9ng-cocacola-
hi%E1%BB%87n-nay ( truy cập ngày 6/1/2022).

You might also like