Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

KHOA KỸ THUẬT HOÁ HỌC


BỘ MÔN QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ

MÔN HỌC: CƠ SỞ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ HOÁ CHẤT

Đề tài
TÍNH TOÁN CƠ KHÍ VÀ CÁC THIẾT BỊ
PHỤ TRỢ CHO THÁP MÂM XUYÊN LỖ HẤP THU NH3
GVHD: PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu

Sinh viên thực hiện


Trần Đông Hải 1937063
Lê Tuấn Duy 1811710
Bùi Trần Long 2035028
Nguyễn Thị Phương Tuyền 1933083
Cao Chu Minh Trí 1933007

Thành phố Hồ Chí Minh, 11/2021


Nhóm 7 Tính toán cơ khí và thiết bị phụ trợ cho tháp mâm xuyên lỗ hấp thụ NH3

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................. 1
1. Cơ sở lý thuyết và các thông số ban đầu:....................................................................2
1.1. Tổng quan về khí NH3 :...........................................................................................2
1.1.1. Khái niệm:......................................................................................................2
1.1.2. Tính chất vật lý:.............................................................................................2
1.1.3. Tính chất hoá học:.........................................................................................2
1.2. Các vấn đề môi trường liên quan đến NH3 :..........................................................3
1.3. Chọn các thông số tính toán cho tháp mâm xuyên lỗ hấp thụ NH3 :...................5
2. Tính thân thiết bị:.........................................................................................................6
3. Tính đáy nắp ellipse:.....................................................................................................7
4. Chọn và tính mối ghép bích:........................................................................................7
5. Lựa chọn các thiết bị phụ trợ:......................................................................................8
5.1. Chân đỡ:................................................................................................................... 8
5.2. Chọn tai treo:.........................................................................................................10
Tài liệu tham khảo..............................................................................................................11

1. Cơ sở lý thuyết và các thông số ban đầu:


1.1. Tổng quan về khí NH3 :
1.1.1. Khái niệm:
1
Nhóm 7 Tính toán cơ khí và thiết bị phụ trợ cho tháp mâm xuyên lỗ hấp thụ NH3

Amoniac là một hợp chát vô cơ có công thức phân tử NH 3 , amoniac có thể có trong
không khí dưới dạng lỏng và khí. Đó là loại khí không màu không mùi rất khó chịu, có
tên quốc tế (theo IUPAC) là “Amoniac”, “Azane” và một sô tên gọi khác. Một người
hít phải khí này lâu nặng có thể dẫn đến tử vong. Thuật ngữ “Amoniac” có nguồn gốc
từ một liên kết hoá học có tên là clorua ammoni được tìm thấy gần đền thờ Mộc tinh
Ammon ở Ai Cập
Người đầu tiên trên thế giới chế ra Amoniac nguyên chất là nhà hoá học
Dzozè Prisly. Ông đã thực hiện thành công thí nghiệm của mình vào năm 1774 và
khi đó người ta gọi Amoniac là chất khí kiềm.
Các nhà máy sản xuất phân ure, axit nitric, hoặ các nhà máy chuyên sản xuất
amoniac lỏng hay việc sử dụng amoniac làm phân bón đã tạo ra khí NH3. Trong
tự nhiên cũng có một lượng nhỏ NH3 tồn tại trong khí quyển do thường xuyên
hợp chất này được tạo ra từ các quá trình phân huỷ các vật liệu hữu cơ có nguồn
gốc động thực vật
1.1.2. Tính chất vật lý:
Amoniac là một chất không màu, mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí (khối lượng
riêng D = 0,76g/l).
Amoniac hoá lỏng ở -34oC và hoá rắn ở -78oC. Ở điều kiện tiêu chuẩn, nó là một
chất khí độc, tan nhiều trong nước do hình thành liên kết hidro với phân tử nước (1 lít
nước ở 20oC hoà tan được 800 lít NH3).
1.1.3. Tính chất hoá học:
Nguyên tử nitơ trong phân tử amoniac có 3 e độc thân, do đó trong phân tử amoniac
sẽ tạo thành ba liên kết cộng hóa trị với ba nguyên tử hidro.

Amoniac có cấu tạo hình chóp, trong đó nguyên


tử nitơ ở đỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là ba nguyên tử hidro. Ba liên kết đều là
liên kết có cực và các cặp e chung đều bị lệch về phía nitơ. Do đó, phân tử NH3 là
phân tử phân cực, trong đó N sẽ dư điện tích âm, còn các nguyên tử H sẽ dư điện tích
dương.
Tính bazo yếu (do cặp e chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N)
 NH3 có thể tác dụng với nước
NH3 + H2O  NH4+ + OH-
2
Nhóm 7 Tính toán cơ khí và thiết bị phụ trợ cho tháp mâm xuyên lỗ hấp thụ NH3

 NH3 tác dụng với axit tạo muối amoni


NH3 + H+  NH4+
Tính khử mạnh (do N trong NH3 có mức oxi hóa thấp nhất -3)
 Tác dụng với O2
2NH3 + 3O2  2N2 + 6H2O (to thường)
4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O (850oC và có Pt làm xúc tác)
 Tác dụng với khí Clo (tạo ra ngọn lửa có khói trắng)
2NH3 + 3Cl2  6HCl + N2
Khói trắng là những hạt nhỏ tinh thể NH 4Cl được tạo nên do HCl sau khi sinh ra lại
hóa hợp ngay với NH3: NH3 + HCl  NH4Cl
 Tác dụng với oxit kim loại
2NH3 + 3CuO  3Cu + H2O + N2 (to)

1.2. Các vấn đề môi trường liên quan đến NH3 :


Phần lớn NH3 được tiêu thụ với mục đích sản xuất phân bón và làm lạnh. Lượng NH 3
cho sản xuất phân bón trong nước là 500-540 nghìn tấn/năm. Do việc sản xuất NH 3 ngày
càng gia tăng dẫn đến việc nồng độ khí NH3 thải ra ngoài môi trường quá nhiều gây nên
việc ô nhiễm khí thải vượt quá nồng độ cho phép.
Theo thống kê mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra khoảng 75-85 triệu
tấn chất thải. Theo báo cáo của Viện Chăn nuôi, nồng độ khí H 2S và NH3 trong chất thải
chăn nuôi cao hơn khoảng 30-40 lần mức cho phép.
Nhìn chung thì lượng NH3 sản xuất ra mỗi năm là rất nhiều, bởi nó là một khí độc gây
ảnh hưởng môi trường, chất lượng không khí nên cần phải tìm cách giảm thiểu số khí độc
này ra ngoài môi trường.
Phương pháp hấp thụ
Hấp thụ là quá trình quan trọng để xử lý khí và được ứng dụng trong rất nhiều quá
trình khác. Hấp thụ dựa trên cơ sở quá trình khuếch tán cấu tử pha khí vào pha lỏng hoặc
rắn do sự tiếp xúc giữa hai pha. Có hai loại hấp thụ:
Hấp thụ vật lý: Dựa trên sự hòa tan của cấu tử pha khí trong pha lỏng (tương tác vật
lý). Hấp thụ vật lý được sử dụng rộng rãi trong xử lý khí thải.
Hấp thụ hóa học: Cấu tử trong pha khí và pha lỏng có phản ứng hóa học với nhau
(tương tác hóa học)
Cơ chế của quá trình này có thể chia thành ba bước:
 Khuếch tán các cấu tử trong pha khí đến bề mặt của chất lỏng hấp thụ
 Thâm nhập và hòa tan chất khí vào bề mặt của chất hấp phụ
3
Nhóm 7 Tính toán cơ khí và thiết bị phụ trợ cho tháp mâm xuyên lỗ hấp thụ NH3

 Khuếch tán chất khí vào sâu trong lòng chất lỏng hấp thụ

Trong công nghệ hóa chất và thực phẩm, quá trình hấp thụ dùng để:
o Thu hồi các cấu tử quý trong pha khí
o Làm sạch pha khí
o Tách hỗn hợp tạo thành các cấu tử riêng biệt
Đặc điểm của khí amoniac là dễ tan trong nước vì vậy phương pháp hấp thụ với nước
là dung môi hấp thụ là phương pháp xử lý hiệu quả nhất. Tháp hấp thụ được chọn là tháp
mâm lỗ.
Tháp hấp thụ mâm lỗ:
Cấu tạo

Tháp mâm thường cấu tạo thân hình trụ thẳng đứng, bên trong có đặt các tấm ngăn
(mâm) cách nhau một khoảng nhất định. Trên mỗi mâm hai pha chuyển động ngược hoặc
chéo chiều: lỏng từ trên xuống (hoặc đi ngang), khí đi từ dưới lên hoặc xuyên qua chất
lỏng chảy ngang; ở đây tiếp xúc pha xảy ra theo từng bậc là mâm.

So với tháp đệm thì tháp mâm phức tạp hơn và được phân thành nhiều loại theo kết
cấu của mâm và sự vận chuyển của chất lỏng qua lỗ hoặc theo các ống chảy giữa các
mâm.
Phân loại
 Tháp không có ống chảy chuyền: khí và lỏng chuyển động từ mâm này sang mâm
khác trên cùng một lỗ. Vì vậy không có hiện tượng giảm chiều cao chất lỏng trên đĩa
như trong tháp có ống chảy chuyền, và tất cả bề mặt mâm đều làm việc nên hiệu quả
của mâm cao hơn. Vì vậy những năm gần đây loại tháp này được sử dụng rộng rãi.

 Tháp mâm có ống chảy chuyền: Trên mâm có cấu tạo đặc biệt để lỏng đi từ mâm trên
xuống mâm dưới theo đường riêng gọi là ống chảy chuyền. Mâm cuối cùng ống chảy
chuyền ngập sâu trong khối chất lỏng đáy tháp tạo thành van thủy lực ngăn không cho
khí đi theo ống lên mâm trên.

Ưu điểm: Chế tạo đơn giản, vệ sinh dễ dàng, trở lực tương đối thấp, hiệu suất khá
cao.

4
Nhóm 7 Tính toán cơ khí và thiết bị phụ trợ cho tháp mâm xuyên lỗ hấp thụ NH3

Nhược điểm: không làm việc được với chất lỏng bẩn, yêu cầu lắp đặt cao, mâm lắp
phải rất phẳng, đối với những tháp có đường kính quá lớn ít dùng mâm xuyên lỗ vì
khi đó chất lỏng phân phối không đều trên mâm.

Thuyết minh công nghệ


Dòng khí hấp thụ đi vào từ phía dưới đáy tháp di chuyển theo chiều đi lên nhờ hệ
thống quạt. Dòng lỏng được bơm từ bồn chứa để đưa vào phía trên tháp tiếp xúc với pha
khí và quá trình hấp thụ xảy ra.
Hấp thụ xảy ra trong đoạn tháp có bố trí các mâm. Hỗn hợp khí sạch được hút vào ống
khói nhờ quạt hút và thải ra môi trường với nồng độ NH3 đạt tiêu chuẩn cho phép.
Dung dịch sau hấp thụ được đưa đi xử lý, lắng cặn rồi mới thải ra môi trường

1.3. Chọn các thông số tính toán cho tháp mâm xuyên lỗ hấp thụ NH3 :
Chọn vật liệu chế tạo thân, đáy, nắp, bích... của tháp là thép CT3 (tính dẻo cao):
σ k =380.10 6 N /m 2
{
σ c =240 .106 N /m 2

σk 380.106

{
6 2
σk = η= .1=146,2.10 N /m
n 2,6
⇒ k
σc 240.106
σ c = η= .1=160.106 N /m2
nc 1,5

Trong đó:
η là hệ số hiệu chỉnh. Tháp hấp thu này là tháp loại I (nhận định CO2 là khí độc khi ở nồng
độ cao). Tra bảng XIII.2 giá trị của hệ số hiệu chỉnh, trang 256, sổ tay quá trình và thiết bị
công nghệ hóa chất tập 2)
Ta chọn η=1
n k , nc lần lượt là hệ số an toàn theo giới hạn kéo và chảy. Tra bảng XIII.3, trang 356, sổ tay
quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập 2), ta được n k =2,5 , nc =1,5

 Hệ số mối hàn φ h=0,95


 Đường kính thiết bị: Dt =1 m
 Chiều cao toàn bộ tháp: H = 6,54 m

5
Nhóm 7 Tính toán cơ khí và thiết bị phụ trợ cho tháp mâm xuyên lỗ hấp thụ NH3

2. Tính thân thiết bị:


Áp suất thiết kế của tháp:
p=∆ Ptháp + P1 + Pkhí =1,67 .105 Pa
Trong đó:
∆ Ptháp =0,0456 .105 Pa

Pkhí =0,981.105 PaP1=ρ g H=1000. 9,81. 6,54=0,64.105 Pa

(P1 là áp suất thuỷ tĩnh của nước)


Chọn thân thiết bị là thân hình trụ hàn, khi chế tạo loại này cần chú ý:
 Đảm bảo đường hàn càng rắn càng tốt, Chỉ hàn giáp nối.
 Bố trí các đường hàn dọc ở các đoạn thân trụ riêng biệt lân cận cách nhau ít
nhất 100mm
 Bố trí các mối hàn ở các vị trí dễ quan sát.
 Không khoan lỗ qua mối hàn.

[σ ] 146,2.106 . 0,95
Lập tỉ số : φ h= =831,67>25
p 1,67 .105
⇒Chiều dày tối thiểu thân hình trụ được xác định theo công thức:
Dt p
s= +C (m)
2 [ σ ] φh
Trong đó
D t : đường kính trong của thân thiết bị (m)
p=1,67 .10 5 Pa : áp suất làm việc trong thiết bị.
[ σ ] : ứng suất dọc trục ( N /m2)

C=C a+ Cb +C c =1,3 mm
Chọn:
C a=1 mm : hệ số bổ sung do ăn mòn
C b=0 mm : hệ số bổ sung do bào mòn, chọn C2 = 0
C c =0,3 mm : hệ số bổ sung do sai lệch khi chế tạo lắp ráp ( tra bảng XII.9 stt2/ trang 364)
1. 1,67 .105
⇒ s=
−3 −3
6
+1,3.10 =1,9.10 ( m)
2. 146,2.10 .0,95
Để đảm bảo độ bền và chắc chắn, chọn chiều dày thân s=3 mm
Kiểm tra áp suất tính toán cho phép:

6
Nhóm 7 Tính toán cơ khí và thiết bị phụ trợ cho tháp mâm xuyên lỗ hấp thụ NH3

s−C a
Lập tỉ số =0,002<0,1
Dt
( s−C¿¿ a)
⇒ [ p ] =2 [ σ ] φh 6 −3
¿
2. 146,2.10 . 0,95. ( 3−1 ) .10
Dt +(s−C¿¿ a)= =5,54 at ¿
1+ ( 3−1 ) . 10−3
⇒ [ p ] > p(thoả bền )
Vậy chọn bề dày thân hình trụ s=3 mm

3. Tính đáy nắp ellipse:


Chọn đáy nắp ellipse tiêu chuẩn chịu áp suất trong với
N
p=1.67 .10 5 Pa , [ σ ] =146,2 , D t =1 m
mm2
φ h=0,95 do nắp hàn bằng tay
Chọn C=C a +C b+ Cc =1+ 0+0,4=1,4 mm

[σ] 146,2. 106 .0,95 Rt p 1. 1,67.105


Tính φh = 5
=831> 25⇒ s= + C= 6
+ 1,4 .10−3=2 .10−3 m
p 1,67. 10 2 [ σ ] φh 2. 146,2.10 . 0,95
Để đảm bảo độ bền, chọn bề dày s = 3 mm
Kiểm tra áp suất tính toán cho phép:
ht

{
=0,25(tiêu chuẩn )>0,2
Dt
s−C a ( 3−1 ) .10−3
= =0,002<0,125
Dt 1
2 [ σ ] φh ( s−Ca ) 2. 146,2. 106 . 0,95. ( 3−1 ) . 10−3
[ p ]= = =5,54 at > p
R t +(s−C a) 1+ ( 3−1 ) .10
−3

⇒ Thoả bền
Vậy chọn s đáy (nắp) là 3 mm

4. Chọn và tính mối ghép bích:


Do p=1,67 at<25 at , chọn mối ghép là bích liền không cổ, vật liệu thép CT3, hoạt động tối
đa ở 250℃ và tại áp suất danh nghĩa 6 bar
7
Nhóm 7 Tính toán cơ khí và thiết bị phụ trợ cho tháp mâm xuyên lỗ hấp thụ NH3

Từ số liệu tính toán, ta chọn được các thông số sau (mm) 1 :

Dn (A) Dt (B) Db (C) Z db t1 S [ σ ]b [ σ ]bi


1175 1006 1120 28 cái 27 55 8 81 N/mm2 102 N/mm2

D0 ≥ Dt +2 S=1006+2. 8=1022 mm

{ Db ≥ D 0 +d b (thoả )
D n=1175 mm ≈ Db +2 d b=1174 mm

(Chọn D0 = 1030 mm, Dt = Dt (thân) + 2s = 1006 mm)


Cánh tay đòn của moment gây uốn bích:
D b−D 0 D b −D t −S
l 1= =45 mm ; l2 = =53 mm
2 2
2l S 2
⇒ k=1+
[
B A
2l 2 B (
1− 2 +
C t1 )( )
−1 =1,746
]
l1 C−2 l 2 2 l
⇒ Ψ = 1−
( ) [(
l2 D0 ) ]
+1 +0,2 1 =0,467
l2

⇒ t 2=0,61 d b
√ [
[ σ ] b l1
kk 0 [ σ ]bi l 2

t 2 −t 1
Z +0,7 Ψ
p D0
( )]
[ σ ] b db
=55,263 mm

Kiểm tra : | | t1
=0,0048< 0,05

Vậy chọn bề dày bích với t theo tiêu chuẩn là 60 mm

5. Lựa chọn các thiết bị phụ trợ:


5.1. Chân đỡ:
Chọn khối lượng toàn tháp là 5100kg bao gồm:
 Khối lượng tháp
 Khối lượng đáy và nắp elippse
 Khối lượng mâm
1
Nguyễn Hữu Hiếu, Thiết kế cơ khí thiết bị áp lực, NXB ĐHQG, 2019, Tr. 313
8
Nhóm 7 Tính toán cơ khí và thiết bị phụ trợ cho tháp mâm xuyên lỗ hấp thụ NH3

 Khối lượng pha lỏng chứa trong tháp


 Khối lượng bích nối thân
 Khối lượng bích ống dẫn khí với thân
 Khối lượng bích ống dẫn lỏng khí với thân

Chọn chân đỡ có 3 chân, tải trọng cho phép lên 1 chân là :


5,1.10 4 4
G= =1,7. 10 N
3

Tải trọng cho L B B1 B2 H h s d


phép trên 1
chân G (N) 2 mm

2,5.104 N 250 180 215 290 350 185 16 27

5.2. Chọn tai treo:


Chọn 4 tai treo
Tải trọng cho phép lên 1 tai treo là 5.1×104/4 = 1.28 ×104 (N/m2)
5,1.10 4 4
G= =1,275. 10 N
4

Tải trọng cho L B B1 H d a


phép trên 1 tai đỡ
G (N) 3 mm
2
150
Trần Xoa, Sổ tay Quá trình và thiết bị công nghệ120 130
hoá chất, NXB Khoa học và 215
Kỹ thuật, 2006,30
Tr. 437 20
3
Trần Xoa, Sổ tay Quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006, Tr. 438
9
Nhóm 7 Tính toán cơ khí và thiết bị phụ trợ cho tháp mâm xuyên lỗ hấp thụ NH3

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Hữu Hiếu, Thiết kế cơ khí thiết bị áp lực, NXB Đại Học Quốc Gia, 2019.
2. Trần Xoa, Sổ tay Quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất tập 2, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, 2006.
3. Hồ Lê Viên, Tính toán, thiết kế các chi tiết thiết bị hoá chất và dầu khí, NXB Khoa học
và Kỹ thuật Hà Nội, 2006.

10

You might also like