2019 - Process Design Syllabus

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Đại Học Quốc Gia TP.

HCM Vietnam National University – HCMC


Trường Đại Học Bách Khoa Ho Chi Minh City University of
Technology
Khoa Kỹ thuật Hóa học Faculty of Chemical Engineering

Đề cương môn học


Thiết Kế Hệ Thống Quy Trình Công Nghệ Hóa Học
Chemical Process System Design

Số tín chỉ 3(3.0.6) MSMH CH3023


Số tiết Tổng Lý Thuyết BT/THTL Thí Nghiệm Tham quan BTL/TL/DA TTNT TLTN/LVTN

45 45
Môn không xếp TKB
Tỉ lệ đánh giá BT: 0% TN: 0% TH: 0% KT: 20% BTL/TL: 50% Thi: 30%
- Bài tập lớn ( BTL ): bài tập thiết kế hệ thống
Hình thức đánh giá
- Kiểm tra giữa kỳ ( KT ): Tự luận ( 45 phút )
- Thi cuối học kỳ: Tự luận (90 phút)
Môn tiên quyết
Môn học trước - Hóa lý
- Các quá trình và thiết bị truyền nhiệt
- Các quá trình và thiết bị truyền khối
Môn song hành
CTĐT ngành Kỹ thuật Hóa học
Trình độ đào tạo Đại học
Cấp độ môn học Cấp độ 3
Ghi chú khác

1. Mục tiêu của môn học:

Môn học được xây dựng nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức và nội dung sau:
• Phương pháp để xây dựng một hệ thống quy trình công nghệ hóa học từ những quá trình và thiết bị riêng rẻ.
• Kiến thức về tương tác giữa các quá trình trong hệ thống, phương pháp để nhận diện, đánh giá ảnh hưởngvà đề
xuất giải pháp khắc phục các tương tác
• Những phương pháp và những thông số để đánh giá các kết quả thiết kế hệ thống
• Kiến thức về sử dụng phần mềm mô phỏng và ứng dụng phần mềm vào thiết kế hệ thống.

Aims:

This course is developed to provide to students the following knowledge and abilities:
• Methods to assemble individual processes or equipments into a chemical process system
• Knowledge of process interactions in a system. Methods to identify, formulate, and overcome the effects of the
interactions.
• Methods and indexes to evaluate the outcomes of process system design.
• Knowledge of using a commercial process simulation software in process system design.

2. Nội dung tóm tắt môn học:


Môn học trình bày cách thức phân tích và ghép nối các quá trình, thiết bị riêng rẻ thành một hệ thống hoàn chỉnh, những
vấn đề phát sinh trong hệ thống khi kết nối các quá trình riêng rẻ với nhau và phương hướng khắc phục. Đối tượng chính để
phân tích và thiết kế là các hệ thống quá trình liên tục. Ngoài ra, môn học còn đề cập đến các phương pháp đánh giá chi phí
và hiệu năng của hệ thống. Cuối cùng, môn học trình bày các phương pháp phân tích và sử dụng hiệu quả nguồn nguyên
liệu và năng lượng.
Môn học được xây dựng theo mô hình đồ án (project-based). Các sinh viên được phân nhóm và lựa chọn đồ án theo nội
dung của giáo trình. Mỗi chương của đề cương sẽ tương ứng với một bước phân tích và xây dựng hệ thống quá trình. Sinh
viên sẽ áp dụng nội dung của từng chương vào phân tích và xây dựng hệ thống; tiến đến từng bước hoàn thiện đồ án. Kết
quả của đồ án được các nhóm sinh viên đánh giá chéo theo phương pháp đã được hướng dẫn. Tuần cuối cùng các nhóm
trình bày và bảo vệ kết quả thiết kếNhững nội dung sau đây sẽ được giảng dạy và thảo luận trong môn học:
Course outline:

This subject presents a method of analyzing and assembling individual processes or equipments to form a complete
system, the interactions among individual equipments when they are assembled and the methods to overcome the
problems. The main objects of this course are continuous process system. Moreover, this course also mentions the
methods of evaluating cost and efficiency of a system. Finally, the methods of evaluating the efficient use of energy are
also presented.
This course is implemented by using a project-based modality. All students are divided into many groups. Each group of
students selects a project in the textbook [3]. In every week, a stage of design may be lectured and students are required
to perform the activities of the respective design stage until the design is completed. The outcome of each group is cross-
evaluated by another group. In the final week, the oral defence should be organized.

3. Tài liệu học tập:


Sách, Giáo trình chính:
[1] Biegler, L. T., Grossmann, I. E., & Westerberg, A. W. (1997). Systematic methods of chemical process design.
Upper Saddle River, N.J: Prentice Hall PTR.
[2] Douglas, J. M. (1988). Conceptual design of chemical processes. New York: McGraw-Hill.
[3] Dimian, A. C., & Bildea, C. S. (2008). Chemical process design: Computer-aided case studies. Weinheim:
Wiley-VCH.
Sách tham khảo:
[4] Ghasem, N. M., & Abdullah, E. C. (2006). Simulation of unit operations with HYSYS. Kuala Lumpur:
University of Malaya Press.
[5] Seider, W. D., Seader, J. D., Lewin, D. R., & Seider, W. D. (2004). Product and process design principles:
Synthesis, analysis, and evaluation. New York: Wiley.
[6] Erwin, D. L. (2002). Industrial chemical process design. New York: McGraw-Hill
[7] Smith, R. (2005). Chemical process design and integration. Chichester, West Sussex, England: Wiley.
[8] Efficiency and sustainability in the energy and chemical industries: Scientific principles and case studies,
Sankaranarayanan, K., Swaan, A. J., & Kooi, H. J. Boca Raton: Taylor & Francis, 2010

4. Hiểu biết, kỹ năng, thái độ cần đạt được sau khi học môn học:
STT Chuẩn đầu ra của môn học
L.O.1 Sinh viên có khả năng thiết kế được một sơ đồ quy trình công nghệ hóa học cụ thể bao gồm hệ phản ứng và hệ
phân riêng
L.O.1.1 Thiết kế một hệ thống phản ứng hóa học
L.O.1.2 Thiết kế một tuần tự chưng cất phù hợp cho một quy trình hóa học cụ thể
L.O.1.3 Thiết kế một hệ thống hồi lưu
L.O.1.4 Đánh giá tính khả thi của thiết kế hệ thống
L.O.2 Sinh viên có khả năng phân tích pinch tích hợp nhiệt cho một hệ thống
L.O.2.1 Xây dựng một mạng thiết bị truyền nhiệt nhằm tối ưu lượng nhiệt thu hồi
L.O.2.2 Tối ưu số lượng thiết bị thiết bị truyền nhiệt trong mạng thiết bị truyền nhiệt
L.O.3 Sinh viên có khả năng xây dựng hệ thống điều khiển cơ bản cho hệ thống
L.O.3.1 Lựa chọn được biến điều khiển và biến điều chỉnh
L.O.3.2 Biểu diễn được cấu trúc điều khiển cơ bản của hệ thống
L.O.4 Sinh viên có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng trong thiết kế hệ thống
L.O.4.1 Có khả năng nhập dữ liệu vào hệ thống phần mềm chuyên dụng
L.O.4.2 Có khả năng đánh giá phân tích kết quả từ hệ thống phần mềm chuyên dụng

No. Learning outcomes


L.O.1 Students should be able to design a chemical process system which involves reaction and separation systems
L.O.1.1 To design a reaction system
L.O.1.2 To design a distillation sequence
L.O.1.3 To design a recovery system
L.O.1.4 To estimate the feasibility of a system design
L.O.2 Students should be able to do pinch analysis for heat integration of a system
L.O.2.1 To design a heat exchanger network to optimize heat recovery
L.O.2.2 To optimize the number of heat exchangers in the network
L.O.3 Students should be able to design a basic control system
L.O.3.1 To select controlled and manipulated variables
L.O.3.2 To describe a basic control system in a process flow diagram
L.O.4 Students should be able to use a commercial software in process system design
L.O.4.1 To input data in to a commercial software
L.O.4.2 To analysis results from a commercial software
5. Hướng dẫn cách học chi tiết cách đánh giá môn học:
Điểm tổng kết môn học được đánh giá xuyên suốt quá trình học, cơ bản gồm hai cột điểm: điểm quá trình (70%) và điểm thi
cuối kỳ (30%). Điểm đánh giá chi tiết như sau:

 Bài thi giữa kỳ: 20%


 Đồ án nhóm nộp qua BKEL: bao gồm 1 thiết kế trên phần mềm chuyên dụng và một báo cáo tường trình
về hệ thống thiết kế đã xây dựng 50%
 Bài thi cuối kỳ: 30%
Sinh viên cần lưu ý thời hạn nộp bài tập. Nộp muộn sẽ không được chấp nhận nếu không có một lý do chính đáng đã được
trình bày và phê duyệt của giảng viên trước ngày đến hạn. Bài tập nộp muộn cho phép sẽ bị trừ đi 2 điểm đối với mỗi ngày
nộp trễ.
6. Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy:
- TS Nguyễn Thành Duy Quang
- ThS. Trần Hải Ưng
- ThS. Nguyễn Kim Trung

7. Nội dung chi tiết:

Tuần Nội dung Chuẩn Hoạt động Hoạt


(3 tiết/tuần) đầu ra dạy và học động
chi tiết đánh
giá
1 1. Giới thiệu khái quát về L.O.1.4 Thầy/Cô:
thiết kế hệ thống - Giáo viên giải thích mục tiêu môn học, các chuẩn đầu ra
1.1 Giới thiệu về thiết kế hệ - Giáo viên giao một đề tài cho lớp cùng tổ chức thực hiện.
thống và mối quan hệ với Đề tài là một đồ án thiết kế một quy trình cụ thể trong ngành
thiết kế từng quá trình thiết công nghệ hóa dầu. Các sinh viên trong lớp cùng làm chung
bị đề tài như khác nhau về năng suất của quy trình .
1.2 Phân tích ràng buộc và -Giới thiệu sinh viên các nguồn tài liệu và thông tin để thực
xây dựng mục tiêu thiết kế hiện đồ án. Cách đánh giá độ tin cậy của nguồn tài liệu
hệ thống Sinh viên:
1.3 Cách tiếp cận phân tầng -Tụ tìm kiếm tài liệu và thông tin phục vụ cho việc thực
trong thiết kế hệ thống hiện. Sinh viên phải thể hiện trong báo cáo đồ án khả năng
(TLTK: [1],[2]) sử dụng nguồn dữ liệu có độ tin cậy cao.
2 2. Thiết kế quy trình dưới L.O.4.1 Thầy/Cô:
sự hỗ trợ của máy tính L.O.4.2 - Giới thiệu về các phần mềm hỗ trợ thiết kế (Unisim,
(TLTK: [3],[4]) DWSIM).
- Hướng dẫn các bước cơ bản sử dụng phần mềm. Cách
nhập dữ liệu vào phần mềm.
-Hướng dẫn cách thức xuất và diễn dịch kết quả.
Sinh viên:
- Tại lớp: khuyến khích mang theo máy tính để thực hành.
- Về nhà: tiếp tục thực hành mô phỏng để hình thành kỹ
năng sử dụng phần mềm.
3 3. Phân tích cân bằng vật L.O.1.1 Thầy/Cô:
chất và năng lượng đối với - Giảng chung về khái niệm cân bằng vật chất và năng
hệ phản ứng lượng.
- Hướng dẫn cân bằng vật chất và năng lượng trong Unisim
- Hướng dẫn các loại phản ứng trong Unisim
- Hướng dẫn các loại thiết bị phản ứng trong Unisim
Sinh viên:
- Tại lớp: khuyến khích mang theo máy tính để trực tiếp
thực hành.
- Về nhà: xây dựng hệ phản ứng theo yêu cầu đề ra của đồ
án
4 4. Xây dựng hệ phản ứng L.O.1.1 Sinh viên:
cho hệ thống quy trình - Tại lớp: Trình bày giải pháp hệ phản ứng đã xây dựng
công nghệ hóa học được.
Giáo viên:
- Nhắc lại các nguyên tắc cần quan tâm khi xây dựng hệ
phản ứng
- Chỉnh sửa những lỗi sai trong thiết kế của sinh viên, yêu
cầu sinh viên chú ý những lỗi sai cần chỉnh sữa
- Giảng dạy khái niệm bậc tự do và hướng dẫn sinh viên về
thiết bị chưng cất trong Unisim
Sinh viên:
- Về nhà: khắc phụ những lỗi sai đã được nêu ra
5-6 5. Xây dựng hệ phân tách L.O.1.2 Sinh viên:
5.1 Tuần tự phân tách - Tại lớp: Trình bày những khó khăn trục trặc còn sót lại của
(separation sequence): giới hệ phản ứng đang xây dựng.
thiệu, phương pháp phân Giáo viên:
tích và tối ưu - Chốt lại phương án hệ phản ứng cho sinh viên và hướng về
5.2 Nguyên tắc xây dựng hệ xây dựng hệ phân tách
phân tách đơn giản cho hai - Giảng dạy lý thuyết về chuỗi chưng cất, các khái niệm
dòng cấu tử nặng và nhẹ light key và heavy key yêu cầu sinh viên áp dụng vào đồ án
(TLTK: [1],[2],[3]) - Mở rộng khái niệm tương tác tháp cho hệ C5-C6-C7
Sinh viên:
- Áp dụng lý thuyết chuỗi chưng cất vào xây dựng hệ chưng
cất cho đồ án đã được giao
7-8 6. Xây dựng hệ hồi lưu cho L.O.1.3 Sinh viên:
hệ thống quy trình công - Tại lớp: Trình bày những khó khăn trục trặc khi xây dựng
nghệ hóa học hệ phân tách.
Giáo viên:
- Chỉnh sửa những lỗi sai trong thiết kế của sinh viên, yêu
cầu sinh viên chú ý những lỗi sai cần chỉnh sữa
- Giảng dạy khái niệm về hồi lưu phần nhẹ và phần nặng
hướng dẫn sinh viên thực hành xây dựng dòng hồi lưu trong
Unisim
Sinh viên:
- Áp dụng lý thuyết dòng hồi lưu và xây dựng phương án
hồi lưu cho đồ án đã được giao
9 7. Các vấn đề phát sinh L.O.1.4 Sinh viên:
khi kết nối thiết bị đặc biệt L.O.1.4 - Tại lớp: Trình bày những khó khăn trục trặc khi xây dựng
khi có dòng hồi lưu hệ hồi lưu.
Hiệu ứng quả cầu tuyết Giáo viên:
(snowball effect) - Chỉnh sửa những lỗi sai trong thiết kế của sinh viên, yêu
Hiệu ứng thắt cổ chai cầu sinh viên chú ý những lỗi sai cần chỉnh sữa
(TLTK: [1],[2],[3]) - Giảng dạy khái niệm về hai hiệu ứng quả cầu tuyết và hiệu
ứng thắt cổ chai, hướng dẫn sinh viên nhận diện hai hiệu
ứng này trong đồ án thiết kế
Sinh viên:
- Phân tích hệ thống đã thiết kế xem có sự hiện diện của hai
hiệu ứng đã nêu. Trình bày phương án khắc phục.
10-11 8. Tối ưu phương án thiết L.O.1.4 Sinh viên:
kế và xác định kích thước L.O.1.4 - Tại lớp: Trình bày những khó khăn trục trặc khi tiến hành
thiết bị hồi lưu và chốt các thông số của hệ thống.
Giáo viên:
- Chỉnh sửa những lỗi sai trong thiết kế của sinh viên, yêu
cầu sinh viên chú ý những lỗi sai cần chỉnh sữa.
- Hướng dẫn sinh viên chốt các phương án nhiệt động
- Nhắc lại các vấn đề về động học
- Hướng dẫn sinh viên cách định cỡ thiết bị phản ứng
- Hướng dẫn sinh viên cách định cỡ tháp chưng cất
Sinh viên:
- Chốt thông số thiết kế, Định cỡ thiết bị
12-13 9. Xây dựng hệ điều khiển L.O.3.1 Giáo viên:
cơ bản cho hệ thống L.O.3.2 - Hướng dẫn các ký hiệu và biểu tượng sử dụng tront hệ
điều khiển cơ bản.
- Hướng dẫn cách lựa chọn biến điều khiển và biến điều
chỉnh
- Nguyên tắc gần khi lựa chọn biến điều khiển
- Giới thiệu RGA và nguyên tắc bắt cặp điều khiển coupling
Sinh viên:
- Lựa chọn biến cho hệ điều khiển
- Thể hiện trên lưu đồ công nghệ
- Viết báo cáo đồ án
14-15 6. Công nghệ pinch L.O.2.1  Thầy/Cô:
6.1 Phương pháp phân tích L.O.2.2 - Trình bày phương pháp phân tích pinch.
pinch - Giới thiệu ứng dụng phương pháp phân tích pinch vào tối
6.2 Ứng dụng phân tích ưu hệ thống thiết bị truyền nhiệt và tối ưu việc điều phối tài
pinch vào xây dựng mạng nguyên
lưới thiết bị truyền nhiệt - Giao bài tập phân tích pinch cho sinh viên
6.3 Ứng dụng phân tích Bài 1: phân tích pinch cơ bản
pinch vào xây dựng hệ Bài 2: phân tích pinch nâng cao
thống quá trình  Sinh viên:
(TLTK: [1],[2],[8]) - Làm bài tập liên quan đến pinch
- Về nhà: Ứng dụng phân tích pinch vào tối ưu hệ thống
thiết bị trao đổi nhiệt của hệ thống đã chọn

8. Thông tin liên hệ:

Bộ môn/Khoa phụ trách Bộ Môn Chế Biến Dầu Khí


Văn phòng 109B2 Cơ sở 1 Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM
Giảng viên phụ trách Nguyễn Kim Trung
Email ntrung@hcmut.edu.vn

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 09 năm 2019

TRƯỞNG KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

You might also like