Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.

com
HỆ HÔ HẤP
Đại cương về hệ hô hấp:
1.Về chức năng hệ hô hấp bao gồm:
-Phần dẫn khí:
+ Khoang mũi
+ Hầu
+ Thanh quản
+ Khí quản
+ Phế quản.
+ Các tiểu phế quản
-Phần hô hấp:
+ Tiểu phế quản hô hấp
+ Ống phế nang
+ Phế nang

2.Về mặt hình thái giải phẫu:


Dựa trên vị trí nắp thanh môn chia:
-Đường hô hấp trên:
+ Xoang bướm
+ Xoang trán
+ Khoang mũi
+ Khoang mũi-hong
-Đường hô hấp dưới:
+ Thanh quản
+ Khí quản
+ Phế quản
+ Phổi

3.Lồng ngực:
+ Là 1 khoang kín.
+ Đáy là cơ hoành.
+ Bộ phận cố định là cột sống.
+ Bộ phận di chuyển được (xương sườn, xương ức).
+ Phần cử động (các cơ hít vào và thở ra)
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
Đặc điểm chung đường dẫn khí: Đặc điểm chung biểu mô hô hấp:
Niêm Mạc Là biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
+Biểu mô hô hấp Các Tế Bào Chiếm Đa Số
+Lớp đệm: mô liên kết thưa +Tế bào trụ có lông chuyển - giúp đẩy chất
Lớp Dưới Niêm nhày đi
+Mô liên kết, tuyến tiết nhày, sụn trong +Tế bào đài - tiết chất nhày để bắt bụi
Lớp Cơ +Tế bào đáy - phân bào, thay thế những tế
+Chủ yếu là cơ trơn bào mới
Áo ngoài: thanh mạc (không có ở khoang Các Tế Bào Ít Hơn
mũi) +Tế bào bàn chải - thụ thể cảm giác
+Tế bào hạt nhỏ - thuộc hệ thần kinh nội
tiết lan tỏa
+Tế bào Clara - hiện diện ở các phế quản
& tiểu phế quản

I-KHOANG MŨI
- Vị trí: phần đầu hệ hô hấp.
- Nhiệm vụ: dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí; khứu giác
- Mũi được chia thành 3 bộ phận: Mũi ngoài ổ mũi và các xoang mũi.
1.Mũi ngoài
- Khung xương mũi gồm 2 xương mũi là chủ
yếu, ngoài ra còn mỏm trán và gai mũi trước của
xương hàm trên.
- Các sụn mũi: 5 sụn chính
+2 sụn mũi bên
+2 sụn cánh mũi lớn
+1 sụn vách mũi
+Các sụn phụ
- Các cơ của mũi ngoài: là cơ bám da: cơ nở
mũi hay hẹp mũi.
- Da mũi: có nhiều tuyến bã và liên tục với da
ở tiền đình mũi.
- Mạch máu: ĐM mặt, mắt dưới ổ mắt
Đổ về TM mặt và mắt
- Thần kinh: Vận động: TK VII
- Cảm giác: nhánh dây V
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
2.Ổ mũi:
- Có vách ngăn giữa chia làm 2 hốc mũi:T và P
- Thông với bên ngoài qua tiền đình mũi, thông
với hầu quan lỗ mũi sau.
- Mỗi hốc mũi gồm 4 thành:

(1)Thành trong(vách mũi): sau là xương sàng và xương lá mía, phía trước là phần sụn.

(2)Thành ngoài: có 3 xương xoăn: Xoăn mũi trên,giữa,dưới chia hốc mũi làm 3 ngách:
- Ngách mũi dưới
- Ngách mũi giữa: có lỗ đổ vào của ống lệ mũi.
- Ngách mũi trên
Ba ngách này thông với các xoang ở xung quanh mặt và lớp niêm mạc của những xoang này
cũng liên tiếp với niêm mạc mũi.

Tác dụng của những ngách mũi là làm tăng sự


tiếp xúc của không khí với các mao mạch dày đặc
của niêm mạc mũi.
(3)Thành trên(trần ổ mũi): Có các thành phần:
Phần giữa là mảnh sàng
Phần sau là thân xương bướm, cánh lớn xương lá mía và mỏn bướm xương khẩu cái.
Phần trước là xương trán và xương mũi
(4)Thành dưới(nền ổ mũi): mỏm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái có
niêm mạc che phủ.
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
3.Các xoang cạnh mũi
- Các xoang nằm trong các xương tạo nên
thành mũi.
- Được lót niêm mạc với hàng tế bào có
lông chuyển luôn rung động theo 1 chiều
quét các chất nhày vào mũi. Do đó bình
thường các xoang đều rỗng, thoáng và khô.
- 3 nhóm Xoang sàng, 2 xoang trán, 2
xoang hàm trên,1 xoang bướm.
- Xoang hàm trên: Lớn nhất
Niêm mạc liên tục với niêm mạc của ổ mũi. Lỗ của xoang đổ vào ngách mũi giữa.
- Xoang trán: Thường không đối xứng cách nhau bằng vách xoang trán. Thông với ổ mũi qua
ngách mũi giữa bằng một ống hẹp.
- Xoang sàng: Trong mê đạo sàng. Gồm 3-18 xoang chia 3 nhóm:
Nhóm xoang trước
Nhóm xoang giữa
-->2 nhóm này đổ vào ngách mũi giữa
Nhóm xoang sau đổ và ngách mũi trên.
- Xoang bướm: Đổ vào phía sau ngách mũi trên.
Các xoang mũi có chức năng cộng hưởng âm, làm ẩm niêm mạch ổ mũi, sưởi ấm không khí,
làm nhẹ trọng lượng xương đầu mặt.
4.Cấu tạo của lớp niêm mạc mũi:
- Niêm mạc hốc mũi được chia làm hai tầng:
+ Tầng trên: (Vùng khứu giác) Phía trên xương xoăn mũi trên. Biểu mô khứu giác: Tế
bào nâng đỡ, tế bào khứu giác(nhiều nhất để phân biệt mùi vị), tế bào đáy

+ Tầng dưới: Niêm mạc tầng này gọi là tầng hô hấp nó có đặc điểm:
Có màu hồng vì có nhiểu mạch máu sưởi ấm không khí khi đi qua mũi
(ngoài ra còn được làm ẩm bởi ống lệ tỵ thống xuống mũi)
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
Vùng tiền đình Hố mũi
+ Biểu mô lát tầng không sừng + Xoăn mũi giữa & dưới: biểu mô hô hấp
+ Có các lông & tuyến nhày giúp ngăn các + Xoăn mũi trên: biểu mô khứu giác
hạt bụi
5.Mạch máu và thần kinh
-Động mạch:
+ ĐM bướm khẩu cái (từ ĐM hàm): Các
xoăn mũi, phần dưới sau của vách mũi.
+ ĐM khẩu cái xuống (từ ĐM hàm):Cấp
máu phần sau ổ mũi.
+ Các ĐM sàng trước và sau (từ ĐM
mắt): Cấp máu thành ngoài và trong của mũi.
+ Nhánh Đm môi trên (từ ĐM mặt)-Cấp
máu phần trước vách mũi

-Tĩnh mạch: đám rối TM niêm mạc mũi đổ về đám rối TM chân bướm, còn phía trên đổ về TM
mắt, phía trước đổ về TM mặt.
-Thần kinh:
+ Thần kinh khứu giác từ niêm mạc mũi qua mảnh sàng tới hành khứu--> chức năng ngửi.
+ TK sinh ba (V) và hạch chân bướm khẩu cái cung cấp các nhánh cho mũi để cảm giác.

II- HẦU
1.Đại thể:
- Ngã tư đường hô hấp và tiêu hóa
- Cấu tạo bởi ống xơ cơ, từ nền sọ tới bờ dưới sụn nhẫn
(C6). Dài khoảng 12
- Gồm 3 phần:Tỵ hầu
Khẩu hầu
Thanh hầu
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
- Phần trên là tỵ hầu(hầu mũi): Nằm
trên khẩu cái mềm và sau ổ mũi, thông
với hốc mũi bởi hai lỗ mũi sau và thông
với hòm nhĩ qua hai lỗ vòi nhĩ (lỗ vòi
tai).Có 3 thành:
+ Thành trên
+ Thàn h bên
+ Thành sau

- Phần giữa là khẩu hầu(hầu miệng):


Khẩu hầu thông với ổ miệng qua eo
họng.

- Phần dưới là thanh hầu (hầu thanh quản). Thanh hầu mở trực tiếp vào thực quản ngang
mức đốt C6-7 và thanh hầu cũng thông với thanh quản qua lỗ vào thanh quản. Có nắp thanh
môn tránh dị vật dơi vào đường thở. Ngách hình lê lơi dị vật thường bị kẹt lại.

- Như vậy có 7 lỗ thông với hầu: 2 lỗ vòi nhĩ (lỗ vòi tai), 2 lỗ mũi sau,1 lỗ eo họng, 1 lỗ thực
quản, 1 lỗ thanh quản. Khi nuốt chỉ có một lỗ mở thông hầu với thực quản còn lỗ mũi sau lỗ vòi
nhĩ được màn hầu nâng lên khi cơ nâng màn hầu co (mỗi bên có 3 cơ); lỗ thanh quản được đóng
bởi sụn nắp thanh quản.
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
- Vòng bạch huyết quanh họng (hay bị viêm tấy) do
6 hạnh nhân tạo thành.

2.Cấu tạo vi thể của thành hầu:


- Từ ngoài vào trong được cấu tạo bởi 3 lớp:
(1) Lớp ngoài là lớp cơ: Được cấu tạo bởi 5 cặp cơ vân gồm có:
Cơ bên trong:có 2 cặp cơ tạo thành lớp cơ
dọc bên trong

Cơ bên ngoài-Cơ khít hầu: có 3 cặp cơ có hình quạt chông lên nhau như ngói lợp tạo
thành lớp cơ vòng bên ngoài. Khi co nó đón và đẩy thức ăn xuống dưới.
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
Các cấu trúc đi qua các khe giữa các cơ khít hầu:

(2)Lớp dưới niêm mạc: ở thành sau và thành ngoài của hầu.Lớp tế bào biệt hóa thành mạc
trong hầu (dai nhất và chắc nhất ở hầu-họng).
(3)Lớp trong cùng là lớp niêm mạc: Trong lớp này có một tổ chức bạch huyết rất phát triển
tạo thành các tuyến hạnh nhân bao quanh hầu
3.Mạch máu & Thần kinh
- Mạch máu: ĐM hầu lên (nhánh ĐM cảnh ngoài), ĐM khẩu cái lên (ĐM mặt), ĐM bướm
khẩu (ĐM hàm).
- Các Tĩnh mạch tạo thành đám rối TM hầu
- Thần kinh của hầu, cơ và niêm mạc chủ yếu là TK X, thiệt hầu và Thần kinh giao cảm qua
đám rối TK hầu.
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
III- THANH QUẢN.
- Nối hầu và khí quản
- Vừa là một phần của đường hô hấp vừa là cơ quan phát âm chính.
- Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn, dây chằng và cơ.
- Khung sụn của thanh quản khá phát triển, các cơ có nhiệm vụ chuyển động khung sụn. Mặt
trong khung sụn có niêm mạc che phủ.
- Thanh quản nằm phía trước cổ ngang các đốt sống C-4-5-6. Ngay dưới xương móng.
1.Các sụn của thanh quản : Có 7 sụn:
3 sụn lẻ:
-1 Sụn giáp
-1 Sụn nhẫn
-1 Sụn thượng thiêt
2 sụn đôi:
-2 Sụn sừng
-2 Sụn phễu

(1).Sụn giáp:
- Sụn đơn lớn nhất ở thanh quản.
- Gồm hai mảnh sụn hình tứ giác tiếp với nhau phía trước theo một góc 90 độ (nam), 120 độ
(nữ) chỗ tiếp ráp có thể sờ thấy dưới da.
- Bốn góc sụn có bốn sừng: hai sừng trên to tiếp với xương móng; hai sừng dưới nhỏ tiếp
với sụn nhẫn.
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
(2). Sụn nhẫn:
- Sụn đơn có hình giống một cái nhẫn.Dưới sụn giáp, trên vòng sụn 1 khí quản.
- Phần dày của sụn hướng về sau gọi là mặt nhẫn
- Phần hẹp (cung) hướng về phía trước
- Ở bờ trên của bản sụn có hai diện khớp với hai sụn phễu

(3). Sụn(nắp) thanh quản(sụn thượng thiệt)


- Sụn đơn có hình dáng giống một cái lá phần trên rộng phần dưới hẹp
- Nằm trên đường giữa sau rễ lưỡi và xương móng, trước thanh môn.
- Đầu dưới dính vào góc sụn giáp
- Sụn có hai mặt:
+Mặt trước hướng về phía lưỡi ngăn cách với dây chằng giáp giữa
bởi mô mỡ.
+Mặt sau hướng vào lòng thanh quản ở trên có nhiều lỗ, ở dưới lồi
thành củ thượng thiệt.

(4).Sụn phễu:
- Gồm 2 sụn, khớp với bờ trên mảnh sụn nhẫn.Hình tháp ba mặt một đáy một đỉnh:
+ Đáy của sụn tiếp với diện khớp của bờ trên sụn nhẫn ở đáy có hai mỏm nhô ra: một
mỏm hướng ra trước gọi là mỏm thanh âm(nơi bám dây chằng thanh âm-dây thanh âm) ; một
mỏm hướng ra ngoài hơi ra sau gọi là mỏm cơ.
+ Ở đỉnh: nối với sụn sừng
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com

(5). Sụn sừng: 2 sụn, ngồi trên đỉnh sụn phễu và có hình nón.
(6). Sụn vừng: Nằm ở phía trong của dây chằng căng từ sụn phễu tới sụn nắp thanh quản.

2. Cấu tạo bên trong của thanh quản:


Các khớp chia làm 2 loại:
- Khớp ngoại: giữa sụn thanh quản và các thành phần gần đó như xương móng, sụn khí quản.
- Khớp nội: Nối các sụn thanh quản với nhau:
+ khớp nhẫn giáp
+ Khớp nhẫn phễu,quan trọng vì tham gia vào việc đóng mở thanh quản.
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
3.Các màng và dây chằng:
- Các sụn được gắn với nhau và với xương móng, sụn khí quản bằng các dây chằng và màng:

a. Các màng:
- Màng giáp móng: căng từ bờ trên sụn giáp đến than và sừng lớn xương móng.
- Màng tứ giác: Có 4 bờ:
+ Bờ trên: phủ bằng nếp phễu-nắp
+ Bờ dưới: dây chằng tiền đình:từ góc sụn giáp tới mặt trước-bên sụn phễu và được nếp
tiền đình che phủ.
+ Bờ trước: bám vào góc sụn giáp và sụn thượng thiệt
+ Bờ sau: bám vào sụn sừng và sụn phễu.
- Nón đàn hồi (màng nhẫn-thanh âm):
+ Bờ dưới dính vào bờ trên sụn nhẫn
+ Bờ trên là dây chằng thanh âm: từ góc sụn giáp tới mỏm thanh âm của sụn phễu và được
nếp thanh âm che phủ.
b.Các dây chằng:
- Dây chằng nhẫn-giáp: bờ trên sụn nhẫn--> bờ dưới sụn giáp
- Đây chằng nhẫn-khí quản: bờ dưới sụn nhân--> bờ trên vòng sụn khí quản đầu
- Các dây chằng của thượng thiệt: Được gắn vào xương móng qua dây chằng móng-thượng
thiệt. Vào Rễ lưỡi bởi nếp lưỡi-thượng thiệt giữa và hai nếp lưỡi-thượng thiệt bên. Vào sụn giáp
bởi dây chằng giáp-thượng thiệt.
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
4.Các cơ thanh quản:
- Cơ ngoại lai: Các cơ từ những cấu trúc xung quanh đi tới thanh quản
+Cơ nâng thanh quản: Cơ giáp-móng, cơ trâm-móng, cơ hàm-móng, cơ hai bụng, cơ
trâm-hầu và cơ khẩu cái-hầu.
+Cơ hạ thanh quản: cơ vai-móng, cơ ức-móng và cơ ức-giáp.
- Cơ nội tại: cả 2 đầu bám ở thanh quản-Đều do thần kinh thanh quản quặt ngược chi phối,
trừ cơ nhẫn-giáp do thần kinh thanh quản trên chi phối.
(1)Cơ nhẫn giáp:
- Là cơ nông nhất
- Bám vào mặt ngoài cung sụn nhẫn
- Có 2 phần :
+ Phần thẳng: đi lên bám vào bờ dưới sụn giáp
+ Phần chéo: chếch lên trên bám vào bờ trước
của sừng sụn giáp.
- Động tác: kéo nghiêng sụn giáp xuống dưới, làm
căng dây thanh âm và khép nếp thanh âm

(2)Cơ nhẫn-phễu sau:


- Nguyên ủy: mặt sau mảnh sụn nhẫn
- Bám tận: mỏm cơ sụn phễu
- Động tác: kéo mỏm cơ ra sau làm mở khe thanh
môn

(3)Cơ nhẫn- phểu bên


- Nguyên ủy: bờ trên cung nhẫn
- Bám tận: mỏm cơ sụn phễu
- Động tác: khép khe thanh môn
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
(4)Cơ phễu ngang
- Bám vào mặt trong của 2 sụn phễu
- Động tác: khép thanh môn
(5)Cơ phễu chéo
- Từ mỏm cơ của sụn phễu bên này tới đỉnh sụn
phễu bên kia.
- Động tác: khép khe thanh môn

(6)Cơ giáp phễu:


- Nguyên ủy: Mặt trong mảnh sụn giáp.Nón đàn hồi
- Bám tận: mặt trước bên mỏm cơ sụn phễu.
- Động tác: Khép thanh môn. Làm trùng dây thanh
âm
(7)Cơ thanh âm
- Từ góc trong sụn giáp tới bám vào mỏm thanh âm
và hõm thuôn của sụn phễu.
- Làm thay đổi sức căng của nếp thanh âm
Dây thanh âm (dây chằng thanh âm): từ góc sụn giáp
tới mỏm thanh âm sụ phễu.
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
Ổ thanh quản

- Ổ thanh quản đi từ lỗ thanh quản tới chỗ nối thanh – khí quản
- Thông với hầu tại lỗ vào thanh quản: Hướng ra sau và hơi lên trên
- Lỗ vào thanh quản giới hạn:
+ Ở trước: bờ trên của thượng thiệt
+ Ở sau: nếp gian phễu
+ 2 bên: các nếp phễu thượng thiệt
- Có 2 nếp niêm mạc nhô vào lòng ổ: nếp tiền đình và nếp thanh âm (là những nếp niêm
mạc phủ lên các dây chằng cùng tên). Chia thanh quản thành 3 phần:
+ Phần trên: tiền đình thanh quản.
+ Phần giữa: ổ thanh quản trung gian .Ở mỗi bên, khe nằm giữa nếp thanh âm và tiền
đình gọi là thanh thất (buồng thanh quản -Khoang thanh môn) vai trò như một bộ máy cộng
hưởng.
+ Phần dưới: ổ dưới thanh môn.
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
- Dây chằng tiền đình (đôi dây thanh âm trên): từ góc sụn giáp tới mặt trước-bên sụn phễu
- Dây chằng thanh âm (đôi dây thanh âm dưới): từ góc sụn giáp đến mỏm thanh âm sụn
phễu- đôi này mới trực tiếp phát âm.

- Giữa hai nếp thanh âm (phải và trái) có khe thanh môn. Khi không khí trong cơ thể đi qua
khe thanh môn làm cho dây thanh âm chấn động từ đó phát ra âm thanh
Mạch máu:
- ĐM thanh quản trên (ĐM giáp trên)
- ĐM thanh quản dưới (ĐM giáp dưới-ĐM dưới đòn)
- Tĩnh mạch đi kèm các động mạch tương ứng.
- Bạch mạch đổ vào các hạch cổ sâu.
Thần kinh:
- TK thanh quản trên (TK X): Cảm
giác trên nếp thanh âm, Vận động cơ:
nhẫn giáp
- TK thanh quản quặt ngược-TK thanh
quản dưới (TK X): Cảm giác dưới nếp
thanh âm. Vận động các cơ nội tại (trừ
cơ nhẫn giáp).
Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com
IV.KHÍ QUẢN
V.PHẾ QUẢN
VI.ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI

---Bài viết còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc góp ý thêm---
---Theo dõi tại: http://kienthucykhoacuatoi.blogspot.com---

You might also like