Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

HỆ NỘI TIẾT

TỔNG QUAN

- Hệ nội tiết gồm các tuyến nội tiết tiết ra các nội tiết tố (hocmon) để tham gia vào sự
điều hòa các hoạt động của tế bào và điều khiển các hoạt động chuyển hóa của cơ
thể.
- Hệ nội tiết chỉ gồm một số tuyến nhỏ nằm rải rác ở nhiều vùng khác nhau trong cơ
thể và không liên quan với nhau về mặt giải phẫu nhưng lại liên quan chặt chẽ với
nhau về mặt sinh lý.
- Hệ nội tiết gồm nhiều loại tuyến:

+ Những tuyến bản thân là một cơ quan riêng biệt như tuyến yên, tuyến giáp trạng

+ Những tuyến chỉ là những đám tế bào tập trung trong một cơ quan khác như các
đảo tụy ở trong tụy hoặc các tế bào kẽ ở trong tinh hoàn

+ Những cơ quan cũng làm chức năng nội tiết như gan, thận, ruột

+ Những cơ quan được gọi là nội tiết như tuyến tùng và tuyến

- Đặc điểm cơ bản của các tuyến nội tiết:

+ Các chất tiết của chúng đổ thẳng vào máu mà không qua một ống tiết nào cho nên
chúng còn được gọi là "tuyến không có ống tiết"

+ Các chất tiết của chúng gọi là hocmon hay nội tiết tố là những chất hóa học với số
lượng tiết rất nhỏ nhưng lại có tác dụng rất lớn trong sự chuyển hóa, sự phát triển
của cơ thể và sự sinh sản

+Tuy kích thước tuyến thường là nhỏ nhưng lại có rất nhiều mạch máu cấp huyết.

- Chất nội tiết: hóa học

+ Là chất dẫn tín hiệu

+ Di chuyển trong máu

+ Tác động vào TB đích

+ Kết hợp với các receptor tương ứng

+ Hiệu quả tùy thuộc TB đích


- Cơ quan nội tiết: tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng
thận ( vỏ, tủy)
- Mô nội tiết/cơ quan khác : tuyến tụy, tuyến ức, tuyến sinh dục, vùng hạ đồi

1. TUYẾN YÊN.

- Tuyến yên nằm ở sàn não thất III trong hố yên của thần xương bướm
- Tuyến yên được cấu tạo bởi hai thùy có nguồn gốc khác nhau.

+ Thùy trước còn gọi là tuyến yên tuyến  nguồn gốc từ ngoại bì ở thành trên của
hầu.

phần phễu

Thùy trước được chia thành ba phần: phần trung gian

phần xa (phần hầu )

+ Thùy sau còn gọi là tuyến yên thần kinh  nguồn gốc từ ngoại bì thần kinh

vasopressine  chống lợi niệu

Tiết ra hai hocmon chính

oxytocine  làm co bóp cơ trơn của tử cung

- Các hocmon của thùy trước tuyến yên tham gia vào rất nhiều hoạt động quan
trọng: quyết định sự tăng trưởng của cơ thể nói chung, sự tăng trưởng và phát triển
các tuyến sinh dục v,v...
- Các hocmon của thùy trước tuyến yên có tác động qua lại với hầu hết các tuyến nội
tiết khác đặc biệt là tuyến giáp trạng và tuyến thượng thận tuyến yên là nhạc
trưởng trong dàn nhạc hệ các tuyến nội tiết.

 Nếu thiếu hocmon tăng trưởng của thùy trước tuyến yên sẽ gây nên ngừng tăng
trưởng ở động vật hoặc trẻ em. Ngược lại nếu thừa hocmon tăng trưởng sẽ gây nên
phát triển quá mức thành bệnh người khổng lồ hoặc người ta đầu và chi.

Một số hormone:

 TSH (thyroid – stimulating hormone)

- kích thích tuyến giáp tiết hormone giáp

 ACTH (adrenocorticotropic hormone)


- Kích thích vỏ thượng thận tiết các hormon có bản chất corticosteroids như
cortisol, aldosterone.

- Có vai trò trong điều hòa điều tiết nước, muối và các ion cơ thể

 FSH (follicle-stimulating hormone)

- Kích thích buồng trứng tiết estrogen Kích thích sự phát triển của nang trứng
nguyên thủy Kích thích sự tạo tinh trùng

 LH (luteinizing hormone)

- Kích thích sự rụng trứng

- Giữ sự phát triển của hoàn thể

- Kích thích tiết androgen từ tinh hoàn

 GH (growth hormone)

- Kích thích quá trình tạo protein

- Kích thích phát triển dài ra của đầu xương

 PRL (prolactin)

- Kích thích sự phát triển của các nang sữa của tuyến vú

 MSH (melanocyte-stimulating hormone)

- Kích thích phát triển tế bào sắc tố da

 ADH (antidiuretic hormone)

- Ức chế tiết nước tiểu

- Tăng cô đặc nước tiểu

- Giữ nước, tăng huyết áp

 Oxytocin

- Co thắc cơ trơn hệ sinh dục

- Co thắt cơ tử cung trong chuyển dạ

- Co thắt các nang sữa đưa sữa ra ngoài khi cho con bú
2. TUYẾN GIÁP

- Tuyến giáp nằm ở trước phần trên khí quản


- Gồm hai thùy và một số tuyến.
- Tuyến giáp màu nâu đỏ

Ngoài  bao xơ

Cấu tạo

Trong  các túi được vây quanh bởi các tế bào thượng mô

- Hocmon của tuyến giáp có chứa iốt.

 Nếu khẩu phần thiếu iốt, tuyến giáp phải tiết nhiều hocmon để bù vào, do đó sẽ
phình to ra tạo thành phình giáp.

- Tác dụng chủ yếu của hocmon tuyến giáp là tham gia vào việc giữ chuyển hóa cơ
bản.

 Thiểu năng tuyến giáp ở người lớn sẽ làm giảm chuyển hóa cơ bản, thân nhiệt hạ,
mạch chậm, mặt phị và người đờ đẫn, chậm chạp do thiểu năng tâm thần.
 Ở trẻ em, thiếu hocmon giáp trạng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cả về hình thái
lẫn tâm thần gây nên chứng lùn và dần độn. Ngược lại, nếu cường tuyến giáp (tiết
quá nhiều hocmon giáp trạng) sẽ làm tăng chuyển hóa cơ bản, gầy, mạch nhanh, dễ
bị kích động và lồi mắt (bệnh Basedou)

Một số hormone:

 Hormon giáp

- Tăng tốc độ chuyển hóa


- Tăng sử dụng oxygen và chuyển hóa NL dinh dưỡng
- Tác dụng trên toàn cơ thể : chuyển hóa đạm, phát triển xương, trưởng thành TK, Biệt
hóa TB

 Calcitonine

- Giảm nồng độ calci máu


- Tăng tổng hợp xương
- Tăng đào thải calci qua nước tiểu

3. TUYẾN CẬN GIÁP

- Tuyến cận giáp thường có bốn tuyến : hai trên và hai dưới
- Nhỏ bằng hạt gạo nếp nằm ở ngay mặt sau của tuyến giáp
- Xuất hiện từ nội bì của thành túi mang thứ ba và thứ tư  sau đó mới gần lại tuyến
giáp.
- Hocmon của tuyến cận giáp  tham gia vào việc chuyển hóa chất canxi trong cơ thể.

 Nếu thiếu sẽ làm giảm canxi trong máu gây rối loạn hoạt động của cơ và thần kinh
trong bệnh tê tani, làm co quắp bàn tay. Vì vậy trong phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp
cần chú ý giữ lại tuyến cận giáp.
 Ngược lại, nếu thừa hocmon tuyến cận giáp (ví dụ trong trường hợp u tuyến cận
giáp) thì tỷ lệ canxi trong máu sẽ tăng lên do canxi từ xương chuyển vào kết quả
làm xương dễ bị gẫy.

 Hormon cận giáp

- Tác dụng tăng nồng độ calci máu

- Kích tế hủy cốt bào -> lấy calci từ xương

- Giảm đào thải calci tại thận


- Kích thích vitamin D, tăng hấp thư calci từ đường tiêu hóa

4. TUYẾN THƯỢNG THẬN

- Tuyến thượng thận là hai tuyến nằm ở cực trên của thận.
- Tuyến gồm nhiều thừng tế bào thượng mô với rất nhiều mao mạch giữa các thừng
đó.
- Tuyến được chia làm hai phần

+ Phần vỏ

 xuất phát từ lớp thượng mô của xoang cơ thể giống như tinh hoàn và
buồng trứng
 sinh ra hai hoặc ba hocmon loại steroit như aldosterone, corticosterone và
hydrocorticosterone  tham gia vào sự chuyển hóa đường và các chất
điện giải

+ Phần tủy

 bắt nguồn từ những tế bào ngoại bì của mào thần kinh giống như nguồn gốc
của các hạch giao cảm cạnh sống
 Tiết ra epinephrine và norepinephrine  tác dụng lên cơ trơn giống như
thần kinh giao cảm

 Thoái hóa tuyến thượng thận sẽ gây nên bệnh addison làm bệnh nhân bị đen xạm
da, ói mửa, suy nhược cơ. Ngược lại quá sản hoặc u của vỏ thượng thận làm sản sinh
quá nhiều hocmon steroit gây nên dậy thì sớm ở trẻ em và thay đổi giới tính ở người
lớn v,v...
Các hormone:

 Aldosteron

- Tăng tiết khi mất thể tích máu (chảy máu, sốc…)

- Tác động vào ống thận

- Tăng hấp thu muối

- Tăng hấp thu nước thụ động (theo muối)

- Phục hồi thể tích tuần hoàn

 Cortison (hydrocortison)

- Quan trọng cho sự sống


- Giúp giảm stress vật lý (chất thương, phẫu thuật..), stres tâm lý (lo lắng, trầm
cảm…), stress sinh lý (tụt đường huyết, sốt, nhiễm trùng)
- Hỗ trợ chức năng của các hệ cơ quan khác như tim mạdh, miễn dịch, chuyển
hóa, tăng giữa muối..
- Tăng hủy đạm
- Liều cao: ức chế miễn dịch -> dùng trong điều trị

 Epinephrine, norepinephrine

- Bộ phận của hệ thần kinh tự chủ


- Có tác dụng giao cảm
- Giúp cơ thể nhanh chóng phản ứng với tác nhân ngoài
- Phóng thích vào máu dưới tác dụng của thần kinh

5. TUYẾN ỨC

- Tuyến ức nằm ở trung thất trên và trung thất trước.


- Tuyến ức gồm hai thùy phải và trái
- Nguồn gốc từ phần bụng của túi hầu thứ tư, xuất hiện vào tuần lễ thứ tư của bào
thai, cạnh tuyến cận giáp thứ ba.
- Tuyến ức giống như các mô lympho, phát triển mạnh ở người trẻ.
- Ở động vật, tuyến ức rất cần cho sự phát triển tế bào lympho trong các mô lympho
và là nguồn cung cấp các tế bào có chức năng tạo ra kháng thể  đóng vai trò quan
trọng trong hệ thống miễn dịch.

6. TUYẾN TÙNG

- Tuyến tùng hay thể tùng là một vật hình quả tùng to bằng hạt bắp.
- Tuyến được bọc bởi một bao tổ chức liên kết xơ, trong là các tế bào thượng mộ có
nguồn gốc từ các tế bào màng não thất III.
- Xuất hiện vào tháng thứ hai của đời sống bào thai. Có ba tái phát triển ở mái của đồi
não gần trung não. Ở người, hai túi trước thoái hóa cồn tủi sau phát triển thành
tuyến tùng.
- Trong tuyến tùng có melatonin làm có chất melamin (sắc tố đen) trong tế bào sắc
tố.

Còn sự phát dục sớm do tổn thương tuyến tùng thì có lẽ do có sự liên hệ với các
trung khu ở vùng dưới thị.

7. TUYẾN TỤY

- Chức năng nội tiết + ngoại tiết

- Ngoại tiết: dịch tụy tiêu đạm

- Nội tiết: tiểu đảo tụy

+ Insulin  hạ đường huyết

+Glucagon tăng đường huyết

8. TUYẾN HỆ SINH DỤC

- Bao gồm: tinh hoàn và buồng trứng

 Tinh hoàn

- Tế bào mô kẻ tiết androgen


- Testosterone là hormon androgen quan trọng nhất

+Thể hiện tính nam của cơ thể

+ Kích thích tạo tinh trùng

 Buồng trứng

- Estrogen và progesteron là 2 hormon androgen


- Estrogen: kích thích phát triển trứng, niêm mạc tử cung
- Progesteron: củng cố, trưởng thành niêm mạc tử cung
- Hoàn thể từ trứng rụng: progesteron và estrogen

9. CÁC CHẤT NỘI TIẾT KHÁC

- Nằm rải rác trong các mô, tạng cơ thể

 ANP: Atrial natriuretic peptide


- Tiết từ tâm nhĩ của tim

- Tiết ra khi có căng buồng nhĩ, nhiều thể tích máu

- Kích thích thải nước và muối tại thận

 Các hormon của đường tiêu hóa

- Yếu tố nội tại

- Vitamin B12

- Diffuse neuroendocrine system (DNES)

 Nhau thai tiết

- Estrogens
- progesterone
- CRH
- HCG

 Thận

- Yếu tố renin -> angiotensine


- Erythropoietin: tăng tạo hồng cầu máu

 Da

- Tạo vitamin D, chuyển hóa tiền vitamin D

You might also like