Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Hai Bà Trưng 

(13 tháng 9 năm 14 - 5 tháng 3 năm 43) là tên chỉ


chung hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị ,hai người phụ nữ được
đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt. Trong sử sách, hai bà
được biết đến như là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính
quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê
Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen
giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 

Ngô Quyền (12 tháng 3 năm 898 – 14 tháng 2 năm 944), còn được


biết
đến
với
tên
gọi 
Tiề
n
Ngô
Vương hoặc Ngô Vũ Vương, là vị vua đầu tiên của nhà
Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân
dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, chính thức kết
thúc gần một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu
dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, lập ra nhà
Ngô, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

Quang Trung Hoàng đế (1753 – 1792) hay còn gọi là Nguyễn


Huệ, miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ, danh xưng khác là Bắc Bình
Vương, tên khai sinh là Hồ Thơm, sau đổi tên thành Nguyễn
Huệ, Nguyễn Quang Bình, là một nhà chính trị, nhà quân
sự người Việt Nam, vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây Sơn, sau khi
Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông.
Quang Trung không chỉ là một trong những vị tướng lĩnh quân
sự xuất sắc bách chiến bách thắng, mà còn là nhà cai trị tài giỏi.
Ông đã đưa ra nhiều chính sách cải cách kinh tế, xã hội nổi bật
trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu
của dân tộc Việt Nam.
Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là một nhà quân sự, nhà chính
trị cũng như hoạn quan rất nổi tiếng vào thời nhà Lý nước Đại Việt.
Ông làm quan qua 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân
Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn, khiến ông trở thành một
trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu.
Trong lịch sử Việt Nam, ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm
Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075–
1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân
Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy. Đặc biệt, trận chiến ở ba
châu Khâm, Ung, Liêm đã khiến tên tuổi của ông vang dội ra khỏi
Đại Việt và được biết đến ở đất Tống.
Nguyễn Trãi (1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai , là một
nhà chính trị, nhà văn, người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam
Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà
Minh với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428,
Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân
chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam.] Ông được UNESCO vinh
danh là "Danh nhân văn hóa thế giới" và là 1 trong 14 anh hùng
tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Trãi có cha là Nguyễn Phi Khanh, con rể của quan Tư
đồ Trần Nguyên Đán nhà Trần. Khi nhà Trần bị Hồ Quý Ly lật đổ lập
nên nhà Hồ, Nguyễn Trãi tham gia dự thi, thi đỗ Thái học
sinh năm 1400, Nguyễn Trãi làm quan dưới triều Hồ với chức Ngự
sử đài chính chưởng. Khi nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn
Phi Khanh bị bắt giải về Trung Quốc. Sau khi nước Đại Ngu rơi
vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự thống trị của nhà
Minh. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn, đề ra chiến
lược cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân
Minh.] Ông tiếp tục phục vụ dưới triều đại vua Lê Thái Tổ và Lê Thái
Tông với chức vụ Nhập nội hành khiển và Thừa chỉ 
Trần Hưng Đạo (1228 – 1300), tên thật là Trần Quốc Tuấn tước hiệu Hưng Đạo
đại vương, là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia Đại
Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân
đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm
1288. Phần lớn tài liệu nghiên cứu lịch sử và cả dân gian thời sau thường
dùng tên gọi vắn tắt là "Trần Hưng Đạo" thay cho cách gọi đầy đủ là "Hưng
Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn", vốn bao gồm tước hiệu được sắc phong cho
ông. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Là con của thân vương An Sinh vương Trần Liễu và là cháu nội của Trần Thái
Tổ, Trần Hưng Đạo có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc họ Trần và
vua Trần Nhân Tông gọi ông bằng bác. Năm 1257, ông được vua Trần Thái
Tông phong làm đại tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông
Cổ xâm lược. Sau đó, ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch
năm 1283, nhà Nguyên (sau khi Mông Cổ thống nhất Trung Hoa) đe dọa đánh
Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được Thượng hoàng Trần Thánh Tông, và
vua Trần Nhân Tông (lần lượt là em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công
tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh
đạo quân sĩ chặn đứng đội quân xâm lược do hoàng tử thứ chín Thoát Hoan.
Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần,
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công
mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương
Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,... đánh đuổi hoàn toàn quân Nguyên khỏi biên
giới.
Lý Thái Tổ (8 tháng 3 năm 974 – 31 tháng 3 năm 1028) tên thật là Lý
Công Uẩn  là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam,
trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.
Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều Nhà Tiền Lê,
năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long
Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng
của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm hoàng đế. Trong
thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các
nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được
lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương
dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô
được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010 và
thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát
triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm
Lê Thái Tổ (10 tháng 9, 1385 – 5 tháng 10, 1433) tên khai sinh là Lê
Lợi  là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập
một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống
lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh từ năm 1418 đến lúc
đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428 sau
đó xây dựng và tái thiết lại đất nước. Ông cũng thành công với các
chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía
Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao. Ông được coi là anh hùng, vị
Hoàng đế huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng
cai trị và lòng nhân ái đối với nhân dân.
Lê Lợi sinh ra trong một gia đình giàu có ở Thanh Hóa, trưởng
thành trong thời kỳ Nhà Minh đô hộ nước Việt. Thời bấy giờ có
nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt nổ ra chống lại quân Minh
nhưng đều thất bại. Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn với lực lượng ban đầu chỉ khoảng vài nghìn người. Thời gian
đầu ông hoạt động ở vùng thượng du Thanh Hóa, quân Minh đã
huy động lực lượng tới hàng vạn quân để đàn áp, nhưng bằng
chiến thuật trốn tránh hoặc sử dụng chiến thuật phục kích và hòa
hoãn, nghĩa quân Lam Sơn đã dần lớn mạnh. Năm năm sau (1424),
Lê Lợi quyết định đánh vào Nghệ An, Thuận Hóa, liên tục thắng
trận rồi trở ra giải phóng Thanh Hóa. Tới năm 1426, quân Lam Sơn
đã làm chủ từ Thanh Hóa tới Thuận Hóa, quân Minh chỉ còn co cụm
trong các thành Nghệ An, Thuận Hóa và Thanh Hóa.
Vai trò , trách nhiệm của thanh niên trong sự
nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa của đất
nước. Nêu 1 số tấm gương.

You might also like