Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là biểu cảm

Câu 2
Theo Đen Vâu, mẹ mình không dám ăn, không dám mặc, không dám tiêu do nỗi lo
về tiền bạc, chi phí để nuôi lớn con nên người. Cả cuộc đời người mẹ luôn làm
lụng vất vả, chi tiêu tiết kiệm và không dám phung phí tiền bạc để phục vụ cho bản
thân, thay vào đó, người mẹ luôn giành toàn bộ số tiền kiếm được để chăm lo cho
đứa con của mình.

Câu 3
Biện pháp tu từ câu hỏi tu từ được sử dụng ở cả bốn câu trên. Tác giả trân trọng,
luôn tự nói với chính mình rằng những gì anh có được hiện tại đều nhờ công lao to
lớn mà mẹ anh đã dành cho anh. Từ những tiếng nói đầu tiên, nét chữ ban đầu, lỗi
sai và những vấp ngã đầu đời đều một tay mẹ anh rèn rũa, nuôi lớn nên người.

Câu 4

Theo em, câu “ Bài hát hay nhất trần đời là lời mẹ ru giữa trưa nắng hè” hoàn toàn
chính xác khi nó tôn vinh công lao người mẹ khi những đứa con còn bé. Những lời
hát ru của mẹ luôn thật ấm áp, dễ chịu, bao nỗi buồn, lo lắng đều sẽ được xóa nhòa
khi nghe những câu ca thân thương đó.

II Làm văn

Câu 1

Có lẽ đa số chúng ta đều được nuôi nấng và chăm sóc bằng tất cả tình yêu thương
từ người mẹ, cũng vì lẽ đó mà Đen Vâu từng hát “ Đem tiền về cho mẹ, đừng đem
buồn phiền về cho mẹ”. Thật vậy, cha ông ta đã có câu “ Công cha như núi Thái
Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ba mẹ luôn dành tất cả những gì
tốt nhất, đẹp đẽ nhất cho đứa con của mình, đặc biệt là người mẹ, luôn yêu thương
con cái vô điều kiện. Chúng ta lớn lên và trưởng thành không chỉ để cống hiến cho
xã hội, chăm sóc cho bản thân, mà còn có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ, báo hiếu
cho đấng sinh thành. Bản thân cha mẹ đã quá vất vả nuôi nấng, làm lụng biết bao
năm trời để nuôi lớn một con người đến độ tuổi trưởng thành, họ không mong
muốn con cái phải đem thật nhiều tiền về cho họ, mà mong cho đứa con của họ trở
thành một con người có ích, một con người lương thiện mà bố mẹ có thể an tâm.
Với trách nhiệm của một người con, chúng ta cần phải trả ơn, cung cấp cho cha mẹ
đầy đủ vật chất để giúp họ có thể hưởng thụ, an tâm về tuổi già. Họ đã quá đủ vất
vả và buồn phiền suốt nhiều năm tháng, giờ là lúc bố mẹ cần được nghỉ ngơi thay
vì nhận thêm buồn phiền. Qua đó, câu hát của Đen Vâu đã có tác động mạnh mẽ
đến thế hệ trẻ ngày nay, đó là một chân lí, một điều không ai có thể chối cãi và là
một kim chỉ nam cho tất cả chúng ta trong việc báo hiếu cha mẹ.

Câu 2

Xưa nay các nhà thi sĩ luôn tìm đến những hình ảnh thân thuộc như hoa, mây, trời
và những thú vui tao nhã để viết nên những áng văn thơ đi vào lịch sử. Khác với
thời kì văn học trung đại, các nhà thơ hiện đại tìm đến cảnh sắc thiên nhiên để bày
tỏ lòng mình với trời đất. Sông nước chính là một chủ đề phổ biến đã được nhiều
nhà thơ khắc họa rõ nét qua ngòi bút tinh tế của mình và Ai đã đặt tên cho dòng
sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tác phẩm như thế.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những cây bút kí tiêu biểu của nền văn học
Việt Nam hiện đại. Ông thể hiện trên từng trang văn vốn kiến thức uyên bác và
cách viết tài hoa. Phong cách viết đó của ông đã được thể hiện rõ nét qua tác phẩm
Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác
phẩm ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương, thiên nhiên và con người xứ Huế với những
áng văn giàu chất trí tuệ, chất thơ.

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được xuất bản năm 1984. Tập bút kí gồm tám bài
viết về nhiều đề tài khác nhau. Trong số những bút kí đó, “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” là bài kí độc đáo, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc
Tường. Dòng sông được khai thác từ nhiều góc nhìn, giúp người đọc cảm nhận rõ
đến từng chi tiết về dòng sông thơ mộng, trữ tình này.
Tác giả mở đầu đoạn trích bằng một nhận xét mang đậm tính chủ quan về dòng
sông Hương: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến,
hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Nhà văn không
dừng lại ở việc ngắm nhìn cố đô với dòng sông trữ tình, ông muốn tìm về cội
nguồn của dòng sông để khám phá những vẻ đẹp bí ẩn của dòng sông trước khi nó
về với Huế. Hình ảnh “bản trường ca của rừng già” khiến sông Hương hiện lên với
chiều dài, chiều rộng bao la và dòng chảy mạnh mẽ. Phép điệp cấu trúc cùng
những động từ giàu sắc thái biểu cảm càng tô đậm vẻ đẹp của con sông xứ Huế
Những hình ảnh đối lập làm nổi lên những vẻ đẹp độc đáo của sông Hương khúc
thượng nguồn.

“… hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa
trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Những cô gái bô-hê-miêng xinh
đẹp và bí ẩn khiến cho sông Hương khúc thượng nguồn trở nên quyến rũ đến lạ
thường. Nhà văn lý giải sự tương phản của sông Hương ở hai khúc thượng lưu và
hạ lưu không phải bằng những kiến thức địa lý đơn thuần mà còn bằng cái nhìn suy
tư, sâu sắc. Với cách nhìn đó, sông Hương trong thành Huế vẫn sẽ mang vẻ đẹp
bình lặng nhưng không mất đi nét độc đáo của nó.

Tiếp đến là những hình ảnh ngoại vi thành phố Huế. Tác giả sử dụng một loạt động
từ nhân hóa, sông Hương như bừng thức sức sống với niềm khát khao như được trẻ
lại. Những cô gái đẹp nằm ngủ trong mơ màng. Đoạn văn miêu tả đã cho thấy vẻ
đẹp của sông Hương chính là sự kết hợp với quần thể thiên nhiên thơ mộng xứ
Huế. Thiên nhiên Huế càng tô thêm vẻ đẹp nên thơ cho dòng sông Hương – người
con gái dịu dàng của mình Sông Hương thực sự là một bức họa với những nét vẽ
chấm phá, đặc trưng. Qua cách cảm nhận của âm nhạc, sông Hương đẹp như một
điệu nhạc chậm rãi, trữ tình.

Chất nhạc của dòng sông cũng được thể hiện qua những âm thanh của chính dòng
sông và cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Chất nhạc trước hết thể hiện trên chính những
trang văn. Đó là âm thanh du dương hoặc của tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân
nga tận bờ bên kia sông Hương kì bí. Âm thanh của chính dòng sông được ví như
người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Những liên tưởng đến nền âm nhạc cổ điển
Huế càng tăng thêm sức quyến rũ của âm hưởng sông Hương nơi đại ngàn.
Qua đó, bằng những phép so sánh, nghệ thuật nhân hóa đặc sắc, những liên tưởng
mang đậm chất trữ tình khiến sông Hương hiện ra mộng mơ giữa xứ Huế.

You might also like