TH C Hành Hóa Sinh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Lớp: CSK43.

Nhóm: 4.1
Thành viên:
Lê Thị Bạch Mai
Lưu Phương Minh
Trần Nguyễn Phương Nam
Nguyễn Phương Nam
Phạm Khắc Thanh Nam
Thái Thị Quỳnh Ngân
BÁO CÁO THỰC HÀNH HÓA SINH
GVHD: Hoàng Thị Bình
Bài 1: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA PROTEIN

2. Tính chất vật lý của Protein


2.1 Kết tủa thuận nghịch Protein.
Thí nghiệm: cho vào thí nghiệm 2ml lòng trắng trứng nguyên. Tiếp theo cho vào 2ml
dung dịch (NH4)SO4 bán bão hòa, lắc đều, globulin sẽ kết tủa. Lọc bỏ kết tủa và thu
lấy phần dịch lọc. Cho vào phần dịch lọc tinh thể (NH4)SO4 cho đến khi nồng đọ của
nó đạt bảo hòa, Albumin sẽ kết tủa. Cho vào một lượng nước tương đương, kết tủa sẽ
tan.
Giải thích thí nghiệm:
 (NH4)SO4 là tác nhân gây kết tủa Protein do nó vừa có thể làm trung hòa điện
vừa có thể loại bỏ lớp vỏ hydrat của phân tử keo.
 Albumin và globulin kết tủa ở nồng độ khác nhau:
Globulin kết tủa ở nồng độ bán bão hòa.
Albumin kết tủa ở nồng độ bão hòa.
 Khi thêm 1 lượng nước tương đương vào thì yếu tố gây kết tủa bị loại bỏ ( dd
(NH4)SO4 không còn ở nồng độ bão hòa) nên kết tủa sẽ tan.
Hình 1 Hình 2

Hình 1: khi cho tinh thể (NH4)SO4 vào dịch lọc đến khi bão hòa.
Hình 2: khi cho một lượng nước tương đương vào.
2.2 kết tủa không thuận nghịch.
a) Kết tủa bằng dung môi hữu cơ.
Thí nghiệm:
Lấy 2 ống nghiệm, cho vào cả 2 ống nghiệm, mỗi ống 2ml dung dịch Albumin
nguyên. Tiếp theo cho vào ống thứ 1 2ml cồn 96%, ống thứ 2 cho 2ml acetone.
Hiện tượng:
Cả 2 ống nghiệm đều xuất hiện tủa, ở ống nghiệm thứ 2 có nhiều kết tủa hơn.
Hình 4
Hình 3

Hình 3: Albumin + cồn 96%.


Hình 4: Albumin + acetone.
Giải thích:
 Cồn và acetone ở nhiệt độ phòng (20-30oC) sẽ làm kết tủa Protein.
 Do Acetone hóa nước hơn cồn nên nó loại bỏ được nhiều lớp vỏ hydrat nên tạo
nhiều kêt tủa hơn.
b) Kết tủa bằng acid hữu cơ.
Thí nghiệm: Chuẩn bị 2 ống nghiệm, mỗi ống cho 2ml dung dịch Albumin 1%. tiếp
theo cho vào ống nghiệm thứ nhất 4 giọt TCA 10%, ống thứ 2 vài giọt dung dịch acid
Sulfosalisylic.
Hiện tượng:
Cả 2 ống đều có kết tủa, ống thứ 2 có nhiều kết tủa hơn.

Hình 5 Hình 6
Hình 5: Albumin + TCA.
Hình 6: Albumin + acid Sulfosalisylic
c) Kết tủa bằng acid vô cơ đậm đặc.
Thí nghiệm: cho vào ống nghiệm 2ml đ Albumin 1%. Tiếp theo cho vào vài giọt
HNO3 đậm đặc.
Hiện tượng:
Tạo kết tủa.

Giải thích hiện tượng:


HNO3 đậm đặc có tính háo nước nên nó
loại bỏ lớp vỏ Hydrat của các phân tử keo
nên tạo thành kết tủa.

d) Kết tủa bằng muối vô cơ.


Thí nghiệm: cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 2ml dung dịch Albumin 1%. cho vào
ống thứ nhất 3-4 giọt FeCl3 5%, cho vào ống thứ 2 3-4 giọt CuSO4 5% và ống thứ 3
3-4 giọt (CH3COO)2Pb.
Hiện tượng:
Ống 1: có màu vàng cam.
Ống 2: có màu xanh nhạt.
Ống 3: có màu trắng đục.
Hình 7 Hình 8 Hình 9

Hình 7: Albumin + FeCl3.


Hình 8: Albumin + CuSO4.
Hình 9: Albumin + (CH3COO)2Pb.
Giải thích hiện tượng:
 Trong các muối FeCl3, CuSO4, (CH3COO)2Pb chứa các ion kim loại nặng là Fe3+,
Cu2+, Pb2+, là một trong các yếu tố tạo tủa Protein.
 Màu ở các ống nghiệm là màu do các ion kim loại đó tạo nên.
2.3 Xác định điểm đẳng điện của Protein.
Thí nghiệm, hiện tượng:
STT Na2HPO4 Acid Citric ph dung Albumin Ethanol Mức độ
0.2 M(ml) 0.1M(ml) dịch 1%(ml) 96%(ml) kết tủa
1 0.34 0.66 3.7 2 1 Nhiều
2 0.48 0.52 4.7 2 1 Vừa
3 0.66 0.34 5.7 2 1 Ít

Giải thích hiện tượng:


Điểm đẳng điện là điểm mà tại đó dung dịch Protein rất không bề dễ bị kết tủa. Càng
gần điểm đẳng điện thì kết tủa của Protein càng nhiều.
→ giá trị đẳng điện của Protein là 3.7.
3. Tính chất hóa học của amino acid và protein.
3.1 Phản ứng với Ninhydin.
Thí nghiệm:
 Với amino acid: cho vào ống nghiệm 1ml glycine 0.02% và 5 giọt nynhydin 1%.
Lắc đều, đun cách thủy.
 Với protein: cho vào ống nghiệm 1ml albumin 0.02% và 5 giọt nynhydin 1%.
Lắc đều, đun cách thủy.
Hiện tượng:
Cả 2 ống nghiệm đều tạo phức màu xanh tím. Ống có protein có màu đậm hơn.

Hình 10 Hình 11

Hình 10: glycine + nynhydin.


Hình 11: albumin + nynhydin.

Giải thích hiện tượng:


 Dưới tác dụng của nhiệt độ cao nynhydin tác dụng với acid amin có trong
glycine tạo thành NH3, CO2, aldehid và Nynhydi- khử. Sau đó Nynhydin dạng
khử tiếp tục tác dụng với NH3 tạo phức xanh tím.
 Protein là hợp chất hữu cơ đa phân tử mà đơn phân của nó là các aminoacid nên
ở ống nghiệm albumin tác dụng với Nynhydin cũng có màu xanh tím và đậm hơn
so với ống glycine.
3.2 phản ứng Xanthoprotein với các aminoacid vòng thơm.
Thí nghiệm:
Lấy 2 ống nghiệm, cho vào ống thứ nhất 2ml dung dịch gelatin 1%, ống thứ 2 cho
vào 2ml dung dịch albumin 1%. tiếp theo cho vào cả 2 ống mỗi ống 1ml NaOH 10%,
lắc đều. Đun sôi để nguội, sau đó cho vào cae 2 ống mỗi ống vài gọt HNO3 đậm đặc.
Hiện tượng:
Ống 1: không có hiện tượng.
Ống 2: có kết tủa màu vàng.

Giải thích hiện tượng:


 Ống 1 không có hiện tượng do các amino acid cấu tạo nên gelatin không có cấu
trúc mạch vòng.
 Ống 2 có xuất hiện tủa màu vàng do các amonoacid cấu tạo nên abumin có cấu
trúc mạch vòng.
3.3 phản ứng Folia đặc trưng với aminoacid chứa lưu huỳnh.
Thí nghiệm: lấy 2 ống nghiệm, cho vào ống thứ nhất 2ml dung dịch gelatin 1% ống
thứ 2 cho 2ml dung dich albumin 1%. tiếp theo cho vào cả 2 ống mỗi ống 1ml dung
dịch NaOH 10%, lắc đều. Đun sôi để nguội, sau đó cho vào cả 2 ống mỗi ống vài giọt
Pb(CH3COOH)2 5%, lắc đều.
Hiện tượng:
Ống 1: không có hiện tượng.
Ống 2: có kết tủa màu đen.
Giải thích hiện tượng:
Ống 1: aminoacid cấu tạo nên gelatin không chứa lưu huỳnh nên không có phản ứng.
Ống 2: aminoacid cấu tạo nên albumin có chứa lưu huỳnh nên có xảy ra phản ứng tạo
kết tủa màu đen (PbS).
3.4 phản ứng Pauli với Tyrosine và Histidine
Thí nghiệm: chuẩn bị 2 ống nghiệm, cho vào cả 2 ống mỗi ống 0.5ml thuốc thử
Diazo. Thêm vào ống thứ nhất vài giọt histidine, cho vào ống thứ 2 0.5ml dung dịch
albumin 1%. Cho vào cả 2 ống mỗi ống vài giọt Na2CO3 5% cho đến khi xuất hiện
màu tím đỏ trên bề mặt phân cách 2 chất lỏng.
Hiện tượng:
Giải thích hiện tượng:
3.5 phản ứng Adamkevich với Tritophane
Thí nghiệm: lấy 2 ống nghiệm, cho vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch gelatin 1%, ống
thứ 2 1ml dung dịch albumin 1%. Cho vào cả 2 ống mỗi ống 1ml dung dịch acid
acetic đậm đặc lắc đều. Cho thêm vào ống nghiệm vài giọt H2SO4 đậm đặc.
Hiện tượng:
Giải thích hiện tượng:
3.6 phản ứng Biure
Thí nghiệm:
1. Cho vào ống nghiệm một ít tinh thể ure. Đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn cho đến
khi tinh thể ure tan chảy, sau đó dung dịch trong ống nghiệm đông cứng lại thì ngừng
đun. Cho vào ống nghiệm 1ml NaOH 10% và lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết.
Tiếp đến cho vào 5 giọt CuSO4 1%.
2. Chuẩn bị một ống nghiệm khác cho vào đó 1ml Albumin 1%, 1ml NaOH 10%, 5
giọt CuSO4 1% lắc đều, đun nóng cho đến khi xuất hiện màu.
Hiện tượng:
1. Dung dịch có màu tím nhạt.
2. Dung dịch có màu tím đậm.

Hình 13
Hình 12

Hình 12: phản ứng Biure của ure.


Hình 13: phản ứng Biure của albumin.
Giải thích hiện tượng:
 Tất cả các chất chứa từ 2 liên kết peptid trở lên đều có phản ứng Biure nên cả ure
và albumin đều cho dung dịch có màu tím.
 Do trong albumin có nhiều liên kết peptid hơn nên nó có màu đậm hơn.

You might also like