Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 53

Edited with the trial version of

Foxit Advanced PDF Editor


To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-------------

ĐẶC ĐIỂM DU NHẬP CỦA TỪ VAY MƯỢN GỐC ẤN - ÂU TRONG


TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam


Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Phương Lâm

HẢI PHÒNG, NĂM 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu khảo sát, điều tra, kết quả nêu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu
và phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng
được công bố ở bất cứ một công trình nào khác.
Hải Phòng, ngày 01 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn
Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt
tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Phương Lâm, người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Thầy đã dày công giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các cán bộ của Trường Đại học
Hải Phòng, khoa Đào tạo Sau đại học trường Đại học Hải Phòng đã giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến Ban giám hiệu và đồng nghiệp
trường THCS Lê Chân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác để có đủ
thời gian và hoàn thành khóa học, thực hiện thành công luận văn này.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và những tình cảm yêu mến
nhất đến gia đình, những người thân của tôi đã tạo điều kiện, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý
thầy (cô) và đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i


LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU.......................................................................................................... 6
1.1. Tiếp xúc ngôn ngữ ............................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm tiếp xúc ngôn ngữ......................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm của hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ ................................................ 7
1.1.3. Các kiểu tiếp xúc ngôn ngữ............................................................................ 9
1.1.4. Con đường tiếp xúc ngôn ngữ ....................................................................... 9
1.1.5. Hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ ..................................................................... 10
1.2. Vay mượn từ vựng........................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm vay mượn từ vựng . .................................................................... 10
1.2.2. Con đường vay mượn từ vựng..................................................................... 11
1.3. Từ ngoại lai trong tiếng Việt ........................................................................... 12
1.3.1. Một số khái niệm liên quan .......................................................................... 12
1.3.2. Các nhóm từ ngoại lai trong tiếng Việt ....................................................... 15
Tiểu kết ............................................................................................................ 23
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM VIỆT HÓA CỦA TỪ VAY MƯỢN GỐC ẤN - ÂU
TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI ....................................................................... 24
2.1. Hiện trạng của từ vay mượn gốc Ấn - Âu trong tiếng Việt .......................... 24
2.1.1. Nhóm từ mượn gốc Pháp ............................................................................. 24
2.1.2. Nhóm từ mượn gốc Anh .............................................................................. 28
2.1.3. Xu hướng biến đổi phạm vi sử dụng của từ gốc Ấn-Âu trong tiếng Việt ... 31
2.1.4. Mức độ Việt hóa của từ vay mượn gốc Ấn-Âu .......................................... 33
iv

2.2. Đặc điểm Việt hóa về mặt cấu tạo của từ vay mượn gốc Ấn-Âu trong tiếng
Việt hiện đại ............................................................................................................ 34
2.2.1. Việt hóa về ngữ âm....................................................................................... 34
2.2.2. Những đặc điểm Việt hóa về phương thức cấu tạo từ của từ gốc Ấn - Âu ... 45
2.3. Đặc điểm Việt hóa về mặt ngữ nghĩa của từ vay mượn gốc Ấn-Âu trong
tiếng Việt hiện đại ................................................................................................... 47
2.3.3. Biến đổi nghĩa ............................................................................................... 51
2.3.4. Phát sinh thêm nghĩa mới............................................................................. 51
2.3.5. Thay đổi nghĩa tình thái ............................................................................... 52
Tiểu kết ............................................................................................................ 52
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM TIẾP NHẬN VÀ SỬ DỤNG TỪ VAY MƯỢN
GỐC ẤN-ÂU TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI ............................................... 54
3.1. Đặc điểm tiếp nhận từ vay mượn gốc Ấn-Âu trong tiếng Việt hiện đại ...... 54
3.1.1. Nguyên nhân tiếp nhận từ vay mượn gốc Ấn-Âu vào tiếng Việt hiện đại.. 54
3.1.2. Một số con đường tiếp nhận từ vay mượn gốc Ấn-Âu vào tiếng Việt
hiện đại .................................................................................................................... 58
3.2. Đặc điểm sử dụng từ vay mượn gốc Ấn-Âu trong tiếng Việt hiện đại ........ 63
3.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng từ vay mượn gốc Ấn-Âu trong
tiếng Việt hiện đại ................................................................................................... 63
3.2.2. Mức độ sử dụng của từ vay mượn gốc Ấn-Âu trong tiếng Việt hiện đại.... 69
3.3. Ảnh hưởng của từ vay mượn gốc Ấn-Âu đối với tiếng Việt ........................ 71
3.3.1. Ảnh hưởng tích cực ...................................................................................... 71
3.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực ...................................................................................... 73
Tiểu kết ............................................................................................................ 74
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 78
v

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

2.1 Sự Việt hóa các phụ âm đầu 37

2.2 Sự việt hóa các nguyên âm 40


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vay mượn từ vựng là hệ quả của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các
ngôn ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ.
“Vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ.” [19,9]
Nhu cầu trao đổi ngôn ngữ là một nhu cầu hết sức tự nhiên và vì thế, vay
mượn từ ngữ là một hiện tượng tất yếu, nó không phụ thuộc vào việc người ta
muốn hay không. Theo cách nói của tác giả Nguyễn Văn Khang [19] thì ngôn
ngữ đi ra nước ngoài “không cần hộ chiếu”.
Vay mượn từ vựng không chỉ là sự bù đắp thiếu hụt trong từ vựng của
một ngôn ngữ mà còn là quá trình làm tăng cường khả năng biểu đạt, làm
phong phú và sinh động cho vốn từ vựng của ngôn ngữ đó. Thông thường,
vay mượn từ vựng diễn ra do nhu cầu bổ sung từ ngữ tự nhiên. Nhưng cũng
có trường hợp, vay mượn từ vựng do áp đặt mà hình thành. Chẳng hạn như sự
tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Thái và tiếng Việt với tiếng Hán.
Hiện nay, tiếng Việt đang du nhập tự nhiên một số lượng lớn các từ
ngữ nước ngoài. Sự du nhập này diễn ra phổ biến ở nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội. Đó là một hiện tượng ngôn ngữ rất đáng quan tâm, nghiên cứu.
1.2. Tiếng Việt đang biến đổi mạnh mẽ bởi vì sự du nhập như vũ bão
của các từ ngoại lai, đặc biệt là từ gốc Ấn-Âu trong giai đoạn hiện nay.
Những cách nói chêm xen tiếng Việt lẫn với các từ tiếng nước ngoài
đang ngày càng trở nên phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng,
trong giao tiếp thông thường, giao tiếp mạng xã hội, trong các văn bản, v.v.
Ví dụ: Chêm xen từ ngữ nước ngoài: modify, black list; sao phỏng cấu trúc
kiểu như: Nói không với…
1.3. Hiện tượng vay mượn ồ ạt từ nước ngoài tác động đến ngôn ngữ xã
hội khá mạnh mẽ. Có những quan điểm khác nhau về cách ứng xử với các từ
vay mượn.
2

Sự vay mượn từ ngữ nước ngoài hiện nay có cả ảnh hưởng tích cực
cũng như tiêu cực đến môi trường giao tiếp tiếng Việt, việc giữ gìn sự trong
sáng, bản sắc của tiếng Việt.
Nhận thấy sự phức tạp và tính chất thời sự của vấn đề, chúng tôi lựa
chọn nghiên cứu đề tài: Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc Ấn-Âu trong
tiếng Việt hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Cuối thế kỷ XIX, các công trình lần đầu đưa ra lý thuyết tiếp xúc ngôn
ngữ là: H. Schuchardt (1842-1927) với “Sự pha trộn ngôn ngữ”, Boudouin de
Courtenay (1845-1929) với “Bàn về tính chất pha trộn của tất cả các ngôn
ngữ” (1900), “Bàn về khái niệm pha trộn ngôn ngữ” (1926 và 1958) và L.V.
Scerba (1880-1940) với “Thổ ngữ Đông Lugits” (1915) đã phát triển lý thuyết
này thêm một bước.
Cuốn sách đánh dấu sự ra đời của Ngôn ngữ học tiếp xúc là: “Language
in contact: Findings and Problems” (1953 - "Ngôn ngữ học tiếp xúc: Những
phát hiện và vấn đề") của U. Weinreich. Trong công trình này, NNHTX được
hiểu chung nhất là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều ngôn ngữ cận kề về
mặt địa lý hay về mặt xã hội.
Từ ngoại lai trong tiếng Việt của Nguyễn Văn Khang đã xây dựng lí
thuyết nền móng về vấn đề từ ngoại lai và phân tích kĩ lưỡng các nhóm từ
ngoại lai có nguồn gốc khác nhau. Dựa trên những cứ liệu của lịch sử tiếng
Việt, tác giả đã miêu tả sự hình thành và phát triển của kho từ vựng tiếng Việt
bằng cái nhìn lịch đại. Tác giả cũng phân tích các xu hướng vay mượn của
tiếng Việt. Tuy nhiên, công trình trên đây chưa tập trung nghiên cứu quá trình
Việt hóa của các từ, ngữ gốc Ấn-Âu, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đề tài
của chúng tôi có tính chất cập nhật hiện trạng từ vay mượn Ấn-Âu trong tiếng
Việt hiện nay.
Gần đây, Nguyễn Thiện Giáp (2015) trong bài viết “Sự cần thiết phân
biệt các khái niệm từ gốc, từ mượn, từ ngoại lai và từ ngoại trong nghiên cứu
3

từ vựng tiếng Việt” có cái nhìn khá “mở” về khái niệm “từ thuần Việt”: “Bản
sắc của tiếng Việt không phải chỉ là những yếu tố vốn có của tiếng Việt mà
còn bao gồm cả những yếu tố tiếng Việt tiếp nhận của các ngôn ngữ khác biến
nó thành một bộ phận không thể thiếu của mình.” Còn từ ngoại lai được quan
niệm là: “Những từ mượn có mức Việt hóa thấp, vẫn còn giữ dấn ấn của
ngoại ngữ thì được gọi là từ ngoại lai.” [10,3]
Về từ vay mượn trong tiếng Việt đã có một số nghiên cứu đề cập đến
như “Từ ngoại lai trong tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Văn Khang, "Hán -
Việt" và "thuần Việt" của Cao Xuân Hạo, “Nguồn gốc và quá trình hình thành
cách đọc Hán Việt” của Nguyễn Tài Cẩn, “Từ bản ngữ và từ ngoại” Nguyễn
Thiện Giáp (chủ biên), bài viết “Hán - Việt là gì?” của An Chi trên trang
mạng PetroTimes, truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015; bài viết “Các từ mượn
Hán trong trường từ vựng ngữ nghĩa tâm lý tình cảm của tiếng Việt” của
Phạm Thúy Hồng …
Về từ vay mượn gốc Ấn-Âu trong tiếng Việt, đã có một số công trình
nghiên cứu có đề cập tới như: “Sự đồng hóa các từ gốc Pháp trong tiếng
Việt” của PGS.TS. Phan Thị Tình; “Từ bản ngữ và từ ngoại” Nguyễn Thiện
Giáp (chủ biên); Luận văn “Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn-Âu trong tiếng
Hán (có so sánh với tiếng Việt)” của Diệp Tiểu Hoa; Luận văn “Sự thâm nhập
của tiếng Anh vào tiếng việt trên một số phương tiện truyền thông đại chúng ở
Việt Nam” của Tôn Nữ Nguyệt An; Bài thống kê “Danh sách các từ tiếng
Việt mượn từ tiếng Pháp” của tác giả Jubinell (2007), bài viết “Từ vay mượn
của tiếng Pháp” của Lê Ngọc Anh Thư; bài viết “Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: vay
mượn từ tiếng Pháp” của Nguyễn Ngọc Chỉnh, v.v.
Trong bài viết “Sáng tạo ngôn ngữ khi sử dụng từ vay mượn trong tiếng
Việt?”, tác giả Vương Toàn đã chỉ ra những phương thức biến đổi từ vay
mượn trong tiếng Việt hiện nay là: thay đổi về ngữ âm, thay đổi về từ vựng -
ngữ nghĩa. [34, 1165-1179]
4

Tác giả Trần Văn Phước trong bài viết “Đặc điểm ngôn ngữ và tác động
xã hội của những từ ngữ tiếng Anh trong các phương tiện thông tin đại chúng
bằng tiếng Việt tại Việt Nam hiện nay” đã nêu ra hai vấn đề: một là, bản chất
của hiện tượng sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong tiếp xúc ngôn ngữ Anh - Việt;
hai là, đặc điểm ngôn ngữ của các từ ngữ tiếng Anh và thái độ xã hội của việc
sử dụng các từ ngữ tiếng Anh trên báo chí Việt Nam. [29, 483-499]
Trong tham luận “Vấn đề ảnh hưởng của tiếng Anh đối với tiếng Việt
hiện đại” tại Hội thảo Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong
thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay hai tác giả Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Thùy
Nhung (2010) đã nêu thực trạng và đưa ra các cảnh báo về hậu quả khi lạm
dụng tiếng Anh trong giao tiếp xã hội. Tham luận cũng cho rằng sự cảnh báo
của một số các nhà ngôn ngữ học Anh đã làm với giới trẻ Anh là cần thiết
cũng như đối với tiếng Việt ngày nay. [19]
Các công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn đã phác họa diện mạo
của từ vay mượn trong tiếng Việt từ cổ chí kim. Nghiên cứu riêng về bộ phận
từ vay mượn gốc Ấn-Âu đến nay chưa có công trình chuyên khảo nào. Vì vậy,
bằng đề tài nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng bổ khuyết phần nào, góp phần
miêu tả đầy đủ diện mạo từ vay mượn gốc Ấn-Âu trong tiếng Việt hiện đại.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cách thức Việt hóa về mặt cấu trúc hình thức, về mặt nội
dung ngữ nghĩa và về mặt sử dụng của các từ ngoại lai gốc Ấn-Âu trong tiếng
Việt hiện đại;
- Nghiên cứu khả năng thích nghi và tác động của từ vay mượn gốc Ấn-
Âu đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những từ gốc tiếng Anh, gốc
tiếng Pháp và các từ gốc Ấn-Âu khác (gốc tiếng Nga, tiếng Đức, v.v.) đã du
nhập và hoạt động phổ biến trong tiếng Việt ở các lĩnh vực đời sống xã hội.
5

4.2. Phạm vi khảo sát ngữ liệu


Nguồn ngữ liệu làm cơ sở nghiên cứu được dựa trên kết quả khảo sát từ
các nguồn:
- Các tư liệu, sách vở, báo chí (báo viết);
- Các phương tiện truyền thông (báo nói);
- Các diễn đàn, mạng xã hội và dựa vào thực tiễn giao tiếp tiếng Việt.
Do giới hạn đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát các ngữ liệu trên trong
giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn của chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập, sưu tầm tư liệu (thông qua sách báo, nhưng
chủ yếu là thông qua khẩu ngữ).
- Phương pháp phân tích thành tố và phân tích ngữ nghĩa.
- Phương pháp miêu tả.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Chương 2. Đặc điểm Việt hóa của từ vay mượn gốc Ấn-Âu trong tiếng
Việt hiện đại
Chương 3. Đặc điểm tiếp nhận và sử dụng của từ vay mượn gốc Ấn-Âu
trong tiếng Việt hiện đại
6

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN


ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tiếp xúc ngôn ngữ


1.1.1. Khái niệm tiếp xúc ngôn ngữ
Tiếp xúc ngôn ngữ (contact linguistics) là hiện tượng phổ biến đối với
mọi ngôn ngữ trên thế giới. Nó diễn ra trong môi trường giao tiếp song ngữ
hay đa ngữ dưới tác động của các nhân tố ngôn ngữ xã hội. Trong quá trình
phát triển của lịch sử nhân loại, phụ thuộc vào các nguyên nhân địa lí, kinh tế,
chính trị, quân sự, văn hóa, v.v. các quốc gia/ dân tộc nảy sinh những tiếp xúc
lẫn nhau. Ngôn ngữ là phương tiện để thực hiện các cuộc tiếp xúc trên các
phương diện này. Khi có hiện tượng song ngữ hay đa ngữ dưới tác động của
các nhân tố ngôn ngữ - xã hội thì xảy ra tiếp xúc ngôn ngữ.
Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (do Nguyễn Như Ý chủ
biên) định nghĩa tiếp xúc ngôn ngữ là “Sự tác động qua lại giữa hai hoặc
nhiều ngôn ngữ ảnh hưởng đến cấu trúc và vốn từ vựng của một hay nhiều
ngôn ngữ có quan hệ đó. Điều kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ là sự cần
thiết phải trao đổi giao tiếp giữa các cộng đồng người thuộc các nhóm ngôn
ngữ khác nhau do nhu cầu về kinh tế, chính trị và những nguyên nhân khác.
Tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra nhờ việc thường xuyên lặp lại các cuộc đối thoại,
thường xuyên có nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin giữa những người nói
hai ngôn ngữ khác nhau có khả năng sử dụng đồng thời cả hai ngôn ngữ, hoặc
từng người sử dụng riêng rẽ một trong hai ngôn ngữ đó. Do đó có khả năng
người nói có thể nắm vững đồng thời cả hai ngôn ngữ, tức là có thể nói bằng
ngôn ngữ này hoặc ngôn ngữ kia, hoặc người nói chỉ hiểu một cách thụ động
ngôn ngữ xa lạ, không phải tiếng mẹ đẻ của mình.” [ 38, 290-291]
Trong bài viết “Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố
gốc Hán”, tác giả Bùi Khánh Thế đã trích dẫn hai khái niệm về tiếp xúc ngôn
ngữ: (1) Tiếp xúc ngôn ngữ là “sự tiếp giao nhau giữa các ngôn ngữ do những
7

hoàn cảnh cận kề nhau về mặt địa lí, tương liên về mặt lịch sử xã hội dẫn đến
nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao
tiếp với nhau” (O.S. Akhmanova, 1966). (2) Tiếp xúc ngôn ngữ còn được
hiểu là “sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ tạo nên ảnh hưởng
đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã
hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ được quy định bởi nhu cầu cần thiết phải giao
tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do
những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... thúc đẩy” [33]
Các lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ học tiếp xúc trên ba địa hạt
chính là nghiên cứu môi trường (các nhân tố tác động đến tiếp xúc ngôn ngữ),
nghiên cứu biến đổi (các kiểu tiếp xúc ngôn ngữ và ảnh hưởng) và nghiên cứu
hoạch định (chính sách ngôn ngữ).
1.1.2. Đặc điểm của hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ
Trước hết, tiếp xúc ngôn ngữ chịu tác động từ cộng đồng xã hội theo
các xu hướng chung như ngôn ngữ của dân tộc có nền kinh tế, chính trị mạnh
ảnh hưởng đến ngôn ngữ của dân tộc có nền kinh tế, chính trị yếu hơn (“ngôn
ngữ quyền lực”); Ngôn ngữ của dân tộc có trình độ văn hóa cao (trên các mặt:
giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, văn học, v.v.) ảnh hưởng đến ngôn ngữ của dân
tộc có trình độ văn hóa thấp hơn (hay “ngôn ngữ uy tín”)
Hai loại ảnh hưởng này dễ tìm được minh chứng ở hiện tượng các dân
tộc vay mượn các đơn vị từ vựng nước ngoài mà bản thân hệ thống từ vựng
của ngôn ngữ đó đã có từ biểu thị. Trong cuốn "Từ ngoại lai trong tiếng Việt",
tác giả Nguyễn Văn Khang có dẫn ví dụ tiếng Việt vốn có từ chết nhưng vẫn
du nhập thêm các từ hi sinh, từ trần … từ tiếng Hán; hay người nói tiếng Anh
mượn từ nom de plume của tiếng Pháp trong khi tiếng Anh đã có pen-name;
tiếng Anh mượn royal (từ tiếng Pháp), regal (từ tiếng La-tinh) trong khi đã có
kingly… và lý giải rằng sự vay mượn trên “chỉ là do uy tín” [19, 26]. Tiếng
Pháp ở thế kỉ thứ II, III là thứ ngôn ngữ có uy tín nhất ở châu Âu, ngôn ngữ
của một nền văn hóa cao, vì thế, nhiều người sử dụng tiếng Anh đã cố ý đưa
8

các từ tiếng Pháp vào trong ngôn bản của mình, dù sẵn có những từ tiếng Anh
tương đương có thể sử dụng. Bên cạnh đó, vào năm 1066, cùng với sự xâm
lược của quân Noóc-măng nói tiếng Pháp vào đất Anh thì gần hai trăm năm
kể từ khi đó, tiếng Pháp đã trở thành một thứ “ngôn ngữ quyền lực” tại Anh.
Cũng theo cách nhìn nhận ấy, ta có thể thấy rằng, sở dĩ trong quá trình
tiếp xúc ngôn ngữ, tiếng Hán - từ rất sớm - đã có ảnh hưởng sâu rộng đối với
tiếng Việt (bản ngữ) vừa do tiếng Hán là thứ “ngôn ngữ uy tín” ở khu vực
châu Á từ thời cổ-trung đại, vừa do đây là thứ ngôn ngữ mà tiếng Việt bị
“cưỡng bách tiếp nhận” trong suốt gần 1000 năm nước ta bị các triều đại
phương Bắc đô hộ.
Nhìn nhận vấn đề ở cả hai khía cạnh “ngôn ngữ uy tín” và “ngôn ngữ
quyền lực”, ta có thể lý giải tại sao sự du nhập của tiếng Pháp vào tiếng Việt ở
thế kỉ XVIII lại ồ ạt như vậy và bắt đầu từ những thập kỉ cuối thế kỉ XX cho
đến nay, các từ ngữ tiếng Anh-Mĩ lại xuất hiện ồ ạt trong các ngôn ngữ trên
thế giới – trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ của dân tộc có số người nói đông hơn cũng có
ảnh hưởng đến ngôn ngữ của dân tộc có số người nói ít hơn.
Không chỉ vậy, các tác động từ mối quan hệ về tôn giáo cũng ảnh
hưởng đến tiếp xúc ngôn ngữ. Ví dụ, trong các ngôn ngữ dân tộc theo đạo Hồi
có rất nhiều từ ngữ của tiếng Ả Rập.
Tiếp xúc ngôn ngữ cũng chịu tác động bởi các nhân tố chính trị - xã
hội. Các nhân tốt này tạo nên hai xu hướng chính trong tiếp xúc ngôn ngữ là
tiếp xúc tự giác và tiếp xúc cưỡng bức. Nói đến nhân tố ngôn ngữ nghĩa là nói
đến bản thân ngôn ngữ, bao gồm sức thẩm thấu ngôn ngữ, mức độ quan hệ
thân thuộc giữa các ngôn ngữ, giữa các ngôn ngữ có chữ viết với các ngôn
ngữ không có chữ viết... Khi các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau thì các ngôn ngữ
có quan hệ thân thuộc hoặc cùng, gần nhau về loại hình dễ chịu ảnh hưởng
hơn; Ngôn ngữ không có chữ viết dễ chịu ảnh hưởng từ các ngôn ngữ có chữ
viết; Ngôn ngữ có sức thẩm thấu mạnh thường dễ dàng tiếp thu ảnh hưởng
của ngôn ngữ khác.
9

Tuy nhiên, sự tác động của nhân tố xã hội – ngôn ngữ thường không
chỉ là một mà là sự tổng hợp của nhiều nhân tố dưới hình thức móc nối với
nhau. Các nhân tố trên đôi khi chỉ mang tính xu hướng và phổ biến chứ không
phải luôn luôn đúng, ví dụ như có trường hợp ngôn ngữ của dân tộc có dân số
ít hơn lại tác động đến ngôn ngữ của dân tộc có dân số nhiều hơn (điều này có
thể giải thích bằng trường hợp “ngôn ngữ quyền lực” và “ngôn ngữ uy tín”),
hay có khi giữa các ngôn ngữ không có quan hệ thân thuộc, không cùng loại
hình lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau như ảnh hưởng của tiếng Hán
(thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập) đối với tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên (thuộc
loại hình ngôn ngữ chắp dính).
1.1.3. Các kiểu tiếp xúc ngôn ngữ
Có hai kiểu tiếp xúc chính là tiếp xúc cấu trúc và tiếp xúc ứng dụng.
Tiếp xúc cấu trúc chính là tiếp xúc bên trong của ngôn ngữ. Hệ quả của
sự tiếp xúc cấu trúc là sự vay mượn về các phương thức, quy tắc ngữ pháp,
phương thức cấu tạo từ dẫn đến sự thay đổi về hệ thống và cấu trúc.
Tiếp xúc ứng dụng còn gọi là tiếp xúc bên ngoài của ngôn ngữ. Đó là
hiện tượng một người đồng thời sử dụng hai hoặc hơn hai ngôn ngữ, làm nên
hiện tượng đa ngữ trong sử dụng.
1.1.4. Con đường tiếp xúc ngôn ngữ
Tiếp xúc ngôn ngữ diễn ra theo hai con đường là trực tiếp và gián tiếp.
Tiếp xúc trực tiếp chính là tiếp xúc qua khẩu ngữ. Khi các cộng đồng
nói các ngôn ngữ khác nhau có cuộc sống qua lại, cọ xát trực tiếp thì sẽ phát
sinh ảnh hưởng về ngôn ngữ. Với sự phát triển của giao tiếp mạng xã hội hiện
nay, tiếp xúc trực tiếp có thể diễn ra qua các hình thức như: chat, điện thoại,
truyền hình, v.v. Chẳng hạn, cộng đồng người Việt ở Mỹ thường nói tiếng
Việt chêm xen các từ tiếng Anh. Hoặc ngay tại Việt Nam, những người Việt
có thể dùng các từ ngữ tiếng Anh trong lời nói, điều đó tác động đến người
đối diện. Như vậy tiếp xúc ngôn ngữ ngày nay không còn được hiểu là sự bó
hẹp giữa những người tham gia giao tiếp thuộc các ngôn ngữ khác nhau, mà
ngay cả họ ở cùng chung một cảnh huống ngôn ngữ.
10

Tiếp xúc gián tiếp là sự tiếp xúc thông qua sách vở. Bắt đầu từ tiếp xúc,
ảnh hưởng ngôn ngữ trong sách báo, thư tịch mà dần thành tiếp xúc ngoài đời
sống xã hội. Trước đây, một phương tiện tiếp xúc ngôn ngữ gián tiếp quan
trọng là dịch thuật. Ngày nay là sự truyền bá, phổ biến các sách báo, công
trình nghiên cứu, các phương tiện thông tin về văn hóa, thương mại, quân sự,
khoa học kĩ thuật, v.v. Để có được tiếp xúc ngôn ngữ gián tiếp, đương nhiên,
các ngôn ngữ đều phải có chữ viết.
Rất nhiều các tiếp xúc ngôn ngữ diễn ra trên thế giới ngày nay là sự kết
hợp của tiếp xúc trực tiếp (qua khẩu ngữ) và tiếp xúc gián tiếp (qua sách vở).
1.1.5. Hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ
Hai ngôn ngữ tiếp xúc với nhau có thể có các hệ quả là sự phát triển
quy tụ giữa các ngôn ngữ trong một ngôn ngữ trung gian, giao thoa ngôn ngữ.
Trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ luôn có sự tác động qua lại, ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ. Ở những cuộc tiếp xúc lớn thưởng làm
nảy sinh một trạng thái biến thể gọi là ngôn ngữ trung gian (interlanguage).
Chúng ta hình dung, quy trình của một cuộc tiếp xúc bắt đầu từ ngôn ngữ cơ
sở đến ngôn ngữ đích. Ngôn ngữ cơ sở thường là ngôn ngữ có chữ viết, có
tầm ảnh hưởng rộng lớn; ngôn ngữ đích thường là ngôn ngữ đang phát triển,
cần bổ sung từ ngữ, khái niệm. Khi ấy, biến thể ngôn ngữ trung gian sẽ hình
thành một cách rõ rệt hơn. Ngôn ngữ trung gian luôn được hình thành từ sự
ảnh hưởng của ngôn ngữ cơ sở tới ngôn ngữ đích và vì thế nó hàm chứa về cơ
bản số lượng từ ngữ của ngôn ngữ đích.
1.2. Vay mượn từ vựng
1.2.1. Khái niệm vay mượn từ vựng
Vay mượn (borrowing) là việc một hệ thống ngôn ngữ tiếp nhận các
yếu tố ngôn ngữ từ một hệ thống ngôn ngữ khác để sử dụng một phần có tính
hệ thống của hệ thống ngôn ngữ đó. Đặc biệt, một từ có trong một ngôn ngữ
được du nhập vào một ngôn ngữ khác và được viết y nguyên như vậy thì từ
đó gọi là “từ vay mượn” (loanword). Lúc này ngôn ngữ cho vay mượn được
11

gọi là ngôn ngữ gốc (source language) và ngôn ngữ tiếp nhận được gọi là
ngôn ngữ đích (target language).
Ví dụ, cà-phê, gêm, gôn, sport, sport car là những từ vay mượn từ tiếng
Anh. Và tiếng Anh lúc này chính là ngôn ngữ gốc, từ vay mượn từ tiếng Anh
được viết sang tiếng Hàn Quốc và tiếng Việt chính là ngôn ngữ đích.
Vay mượn từ vựng là hệ quả của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn
ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ. Theo Nguyễn Văn Khang, “vay mượn
từ vựng là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ.” [19, 9] Nhu cầu trao đổi
ngôn ngữ là một nhu cầu hết sức tự nhiên và vì thế, vay mượn từ ngữ là một
hiện tượng tất yếu, nó không phụ thuộc vào việc người ta muốn hay không.
Nói cách khác, ngôn ngữ đi ra nước ngoài “không cần hộ chiếu”.
1.2.2. Con đường vay mượn từ vựng
Khi nghiên cứu hiện tượng vay mượn từ vựng, ta cũng cần lưu ý đến
hai con đường: vay mượn trực tiếp và vay mượn gián tiếp.
Vay mượn trực tiếp là sự chuyển tiếp từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ
đích mà trạng thái ngôn từ không chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ trung gian.
Lúc này khoảng cách tiếp xúc giữa ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích là trực
tiếp. Nguyễn Văn Khang trong cuốn "Từ ngoại lai trong tiếng Việt" gọi đây là
cách “mượn nguyên dạng của nguyên ngữ”. Ví dụ, các từ tiếng Anh là ngôn
ngữ gốc như heroin, marketing... khi được vay mượn vào tiếng Việt thì vẫn
phát âm sát với cách đọc của ngôn ngữ gốc (nguyên ngữ).
Vay mượn gián tiếp là ngay trước khi ngôn ngữ gốc được du nhập sang
ngôn ngữ đích thì nó phải trải qua ngôn ngữ trung gian. Lúc này, đối với hạng
mục từ vựng, hình thái âm vận của từ đó bị thay đổi. Có nghĩa là hình thái
cuối cùng tại ngôn ngữ trung gian ngay trước khi du nhập sang ngôn ngữ đích
chính là cơ sở mang tính âm vận cho từ vay mượn. Ví dụ, nguyên ngữ
scandal (tiếng Anh) phát âm /'skændl/, sang tiếng Việt là xì-căng-đan...
Vay mượn từ vựng không chỉ là sự bù đắp thiếu hụt trong từ vựng của
một ngôn ngữ mà còn là quá trình làm tăng cường khả năng biểu đạt, làm
12

phong phú và sinh động cho vốn từ vựng của ngôn ngữ đó. Thông thường,
vay mượn từ vựng diễn ra do nhu cầu bổ sung từ ngữ tự nhiên. Nhưng cũng
có trường hợp, vay mượn từ vựng do áp đặt mà hình thành. Chẳng hạn như sự
tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Thái và tiếng Việt với tiếng Hán.
“Vay mượn từ vựng là một trong những phương thức quan trọng để bổ
sung cho vốn từ vựng của một ngôn ngữ.” [19,14]
1.3. Từ ngoại lai trong tiếng Việt
1.3.1. Một số khái niệm liên quan
1.3.1.1. Từ thuần Việt
Có nhiều quan niệm khác nhau về từ thuần Việt. Các tác giả “Cơ sở
ngôn ngữ học và tiếng Việt” cho rằng “Lớp từ thuần Việt là cốt lõi của từ
vựng tiếng Việt....Về mặt nguồn gốc, cơ sở hình thành của lớp từ thuần Việt là
các từ gốc Nam phương, bao gồm cả Nam Á và Tày Thái. Những kết quả
nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nhiều bộ phận, nhiều nhóm của lớp từ
thuần Việt có những tương ứng, những quan hệ hết sức phức tạp với nhiều
ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ trong vùng” [7, 218]. Theo diễn giải như thế,
ở tiếng Việt “từ thuần Việt” chính là cả “các từ gốc Nam phương, bao gồm
cả Nam Á và Tày Thái”.
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” nêu
quan điểm:“Những từ được gọi là thuần Việt thường trùng với bộ phận từ gốc
tiếng Việt,... Nếu so sánh bộ phận từ vựng thuần Việt với các từ tương ứng
trong tiếng Mường, các tiếng Tày - Thái và Môn - Khmer, người ta nhận thấy
rằng nhiều từ thuần Việt có sự giống nhau nhất định về ngữ âm và ngữ nghĩa
với các từ tương ứng trong các ngôn ngữ kể trên” [19, 236].
1.3.1.2. Từ gốc ngoại
Theo Nguyễn Văn Khang [19, 55] nói đến khái niệm “từ gốc ngoại”
hay “từ Việt gốc ngoại” là nói đến các đơn vị từ vựng của tiếng nước ngoài
nhập tịch vào tiếng Việt (như nguồn từ vựng của tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng
Anh và một lượng ít ỏi các đơn vị từ ngữ tiếng Nga...). Xét về mức độ (bao
13

gồm cả về số lượng cũng như chất lượng), trong tiếng Việt, số lượng đơn vị từ
vựng mượn từ tiếng Hán nhiều hơn cả, chiếm tới 65% và được đồng hóa rất
cao; tiếp đến là các đơn vị từ vựng mượn từ tiếng Pháp (khoảng gần 3000 đơn
vị) sau đó đến các đơn vị từ mượn từ tiếng Anh.
Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do các nguyên nhân từ ngôn ngữ và
các nguyên nhân từ xã hội. Chẳng hạn, xuất phát từ loại hình học ngôn ngữ có
thể thấy, rõ ràng các từ ngữ Hán với cách đọc Hán Việt nhập vào tiếng Việt
thuận lợi hơn nhiều so với các từ ngữ của các ngôn ngữ Âu – Mĩ như tiếng
Anh, tiếng Pháp... Lý do vì hệ thống ngữ âm tiếng Việt đã gần như bao trọn
vẹn hệ thống cách đọc Hán Việt, mà về lý thuyết, tất cả các Hán tự đều có thể
đọc lên bằng âm Hán Việt, do đó mọi Hán tự đều có tiềm năng trở thành yếu
tố Hán Việt. Trong khi đó, các từ Ấn-Âu muốn nhập vào tiếng Việt thì trước
hết phải thay đổi hình thức ngữ âm cho phù hợp với đặc điểm âm tiết tính của
tiếng Việt. Nói cách khác, đặc điểm cùng loại hình đã giúp cho việc “nhập
tịch” các từ Hán vào tiếng Việt thuận lợi hơn nhiều so với các từ Ấn- Âu.
1.3.1.3. Từ mượn
Hiện nay có nhiều quan niệm, nhiều cách định nghĩa về từ mượn (hay
từ vay mượn). Theo cách lý giải của Nguyễn Văn Khang ở "Từ ngoại lai
trong tiếng Việt" [19] thì có hai khái niệm mà từ tiếng Việt tương đương của
nó là “từ mượn”:
1. Loan: chỉ đơn vị từ vựng đến từ ngôn ngữ hay phương ngữ khác, được
ngôn ngữ đi vay sử dụng. Tiếng Việt tương đương: từ mượn, từ ngoại lai.
2. Borrowed/ borrowing (word): chỉ các đơn vị từ vựng được mượn từ
ngôn ngữ khác, bất kể là đã đồng hóa hay chưa đồng hóa về hình thức hay
nội dung (tức là còn nguyên dạng hay đã thay đổi ít nhiều). Tiếng Việt tương
đương: từ mượn, từ vay mượn.”[19, 27-28]
Theo định nghĩa của trang Wikipedia thì từ mượn là “từ vay mượn từ
tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của
ngôn ngữ nhận.”(https://vi.wikipedia.org/wiki/Từ_mượn)
14

Như vậy, nhìn chung các quan niệm đều thừa nhận từ mượn là từ được
vay mượn từ ngôn ngữ này (ngôn ngữ cho) vào một ngôn ngữ khác (ngôn ngữ
nhận) nhằm mục đích nhất định.
Từ mượn xuất hiện do nhiều nguyên nhân, phục vụ cho nhiều mục đích
khác nhau. Trước hết, vay mượn là do không có, thiếu. “Khi chiếc xe đạp
xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam thì hầu hết các từ gọi tên bộ phận của chiếc
xe đạp thời gian đầu đều được mượn từ tiếng Pháp dưới dạng phỏng âm. Ví
dụ: (roue) libre: líp; guidon: ghi-đông/ tay cầm/ tay lái; enveloppe: lốp/ vỏ;
chambre à air: săm/ vỏ; potence: phốt-tăng/ cổ-phốt[…]”[19, 24]
Thứ hai là dù đã có nhưng vẫn vay mượn. Ví dụ: tiếng Việt đã có
chếtnhưng vẫn vay mượn các từ có nghĩa tương đương với nó như hi sinh, từ
trần… Về hiện tượng này, Be-li-cốp và Ni-côn-xki cho rằng thường chỉ có ở
các ngôn ngữ phương Đông và giải thích kiểu vay mượn này chứa đựng sắc
thái biểu cảm đáng kể và có khả năng làm rõ cho ngay cả các từ đã có sẵn.
Hiện tượng vay mượn dù đã có các từ tương đương để biểu thị ấy cũng
có thể giải thích bằng “ngôn ngữ quyền lực” và “ngôn ngữ uy tín” như đã nói
đến ở mục 1.1.2. trên đây.
1.3.1.4. Từ ngoại lai
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã đưa ra tiêu chí để nhận diện “từ ngoại
lai” phụ thuộc vào hai quan niệm khác nhau về nó [9, 129–134]. Quan niệm
thứ nhất là căn cứ vào nguồn gốc của các từ để chia từ vựng của mối ngôn
ngữ thành từ bản ngữ (tức là “từ thuần gốc”) và từ ngoại lai. Ông nhấn mạnh
rằng khi quan niệm như thế, các từ cần được xác định một cách biện chứng và
lịch sử, có nghĩa là khi ấy từ ngoại lai phải xuất hiện sau khi một cá thể ngôn
ngữ đã được định hình. Có một quan niệm khác phụ thuộc vào việc sử dụng
ngôn ngữ. Vì vậy, khi xem xét vấn đề từ bản ngữ và từ ngoại lai, nếu nhìn ở
góc độ này có nghĩa là người ta phân loại theo phương diện đồng đại để đưa
ra các khái niệm từ bản ngữ đồng đại và từ ngoại lai đồng đại. Lúc này, từ
ngoại lai đồng đại chỉ là những từ ngoại lai còn lưu giữ những đặc trưng khiến
15

cho chúng khác với các từ bản ngữ đồng đại. Ðối với tiếng Việt, đó có thể là
từ phiên âm Ấn Âu như cácbon, amin, amoniac v.v; là từ có cách kết hợp bất
thường như noãn xào, xoong, séc v.v; là những yếu tố Hán Việt như sơn, thu ,
gia v.v; là tổ hợp các yếu tố Hán Việt như ba đào, giai nhân, tham quan v.v;
là những từ mà người bản ngữ thấy không giống với từ bản ngữ như lê ki ma
v.v. Theo cách quan niệm này có thể có những từ nguồn gốc ngoại lai nhưng
không phải là từ ngoại lai đồng đại.
Bộ phận “từ ngoại lai” khác của tiếng Việt là từ gốc Ấn - Âu, vay
mượn chủ yếu từ giữa thế kỉ XIX. Tiếng Việt tiếp nhận bộ phận từ gốc Ấn -
Âu này vừa bằng con đường khẩu ngữ vừa qua con đường chính thức trong
giáo dục nhà trường và giao tiếp hành chính. Trên thực tế có hàng loạt từ Ấn -
Âu du nhập vào tiếng Việt và đã trở thành những từ ngữ không thể thiếu trong
ngôn ngữ. Ví dụ: pho mat, kem, xúc xích, canh ki na, sơ mi v.v. Khi được du
nhập vào tiếng Việt, từ gốc Ấn -Âu biến đổi về nghĩa không mấy rõ rệt và
không làm nảy sinh những đối lập như trường hợp ở các từ gốc Hán. Thế
nhưng, về mặt ngữ âm, người Việt xử lý những trường hợp này phức tạp hơn
nhiều. Chẳng hạn, như thêm thanh điệu cho các âm tiết, bỏ bớt âm trong các
tổ hợp phụ âm, hoặc lại chuyển âm này thành âm khác cho phù hợp với cách
phát âm của mình. Tuy nhiên, xét về mức độ, những từ Ấn - Âu nào phù hợp
(như đơn tiết hoặc được đơn tiết hoá dễ dàng) thì thuận lợi hơn khi nhập vào
tiếng Việt.
1.3.2. Các nhóm từ ngoại lai trong tiếng Việt
1.3.2.1. Nhóm từ gốc Hán
Tiếng Việt đã trải qua quá trình tiếp xúc với tiếng Hán từ rất lâu đời,
thông qua nhiều con đường và bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Có thể
chia quá trình tiếp xúc Hán – Việt thành hai giai đoạn lớn: một là giai đoạn từ
đầu công nguyên đến đầu đời Đường (đầu thế kỉ 8); hai là giai đoạn từ đời
Đường (thế kỉ 8 – thế kỉ 10) trở về sau. Hai lần tiếp xúc lớn này cung cấp cho
từ vựng tiếng Việt hai nguồn gốc từ Hán mà như trước nay vẫn quen gọi là từ
Hán cổ và từ Hán Việt.
16

Từ Hán cổ là những từ gốc Hán được du nhập vào tiếng Việt trong giai
đoạn một. Vì đi vào tiếng Việt đã lâu, đã được đồng hoá rất mạnh, nên những
từ này hiện nay nói chung không còn cái vẻ xa lạ đối với người Việt nữa. Ví
dụ: chè, ngà, chén, chém, chìm, buồng, buồn, buồm, mùi, mùa...
Từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn
hai, mà người Việt đã đọc âm chuẩn (Trường An) của chúng theo hệ thống ngữ
âm của mình. Cách đọc đó được duy trì (với những biến đổi ít nhiều) cho đến
tận ngày nay. Ví dụ: trà, mã, trọng, khinh, vượng, cận, nam, nữ...
Tên gọi "từ Hán Việt" còn bao gồm cả những từ vốn không phải là gốc
Hán, mà do người Hán mượn một ngôn ngữ khác, rồi người Việt vay mượn
lại và đọc theo âm Hán Việt như các từ Hán Việt khác. Ví dụ, có những từ
Hán Việt được tạo ra ở Nhật Bản và được vay mượn ngược trở lại tiếng Hán
như: trường hợp, nghĩa vụ, phục tùng, phục vụ, điều chế, đại bản doanh, kinh
tế, thủ tục, biện chứng, khái quát, mĩ thuật, cộng hoà... Có những từ lại vốn
xuất thân từ nguồn gốc Phạn (Sanskrit) như Phật, Nát Bàn, Di lặc, Thích ca
mầu ni... Có từ lại vốn thuộc nguồn gốc châu Âu như: câu lạc bộ, Anh Cát
Lợi, Mạc Tư Khoa...
Bên cạnh đó, những từ do người Việt tạo ra nhưng sử dụng yếu tố cấu
tạo có nguồn gốc Hán thì cũng được gọi là từ Hán Việt. Chẳng hạn: y sĩ, đặc
công, thể công, công an, thúc bách, đại đội, tiểu đoàn, thiếu tá, hao mòn, ca
hát, hiểm nghèo, thanh vắng, ca ngợi, người bệnh, tàu thuỷ, tàu hoả, cướp
đoạt... (tuy nhiên, loại này cần có thái độ nhìn nhận riêng).
Cũng là những từ gốc Hán nhưng có một nhóm được du nhập vào tiếng
Việt thông qua con đường khẩu ngữ của những người nói phương ngữ tiếng
Hán. Nhóm này có số lượng không nhiều và nói chung không đem lại cho
tiếng Việt ảnh hưởng đáng kể nào. Ví dụ: xì dầu, mì chính, vằng thắn, xá xíu,
sủi cảo, lậu, lục tào xá, tào phớ, chí ma phù, bát bảo lường xà...
Diễn biến của các từ gốc Hán nói chung trong tiếng Việt rất phức tạp. Tuy
vậy, những kết quả phân tích về chúng đã cho phép rút ra một số hướng như sau:
17

Trước hết, chúng được Việt hoá, được "cải tổ" về mặt ngữ âm. Đó là
một tất yếu.Thậm chí, chỉ có hàng loạt từ được Việt hoá tới hai lần, dẫn tới
hai kết quả tồn tại song song: một cách đọc được gọi là cách đọc Hán Việt,
một cách đọc được gọi là Hán Việt Việt hoá. Cách đọc thứ hai làm mờ hẳn
nguồn gốc của chúng đi, đưa chúng vào sâu hơn trong tiếng Việt. Ví dụ: kính
– gương; các – gác; can – gan; cận – gần; kí – ghi; quả – goá; kiếm – gươm;
hoạ – vạ...
Một biểu hiện khác của sự cải tổ về ngữ âm là rút ngắn từ lại. Ví dụ:
cử nhân – cử(cụ cử); tú tài – tú (cậu tú); thục địa – thục (củ thục); tiểu đồng –
tiểu (chú tiểu);tiểu tiện – tiểu (đi tiểu)...
Về năng lực hoạt động, khả năng nhập hệ của các từ gốc Hán trong
tiếng Việt, rất không đồng đều. Rất nhiều từ có khả năng hoạt động độc lập,
tổ hợp tự do, đến mức có lẽ trừ những người có vốn Hán học và những nhà
nghiên cứu ra, không mấy ai còn để ý đến hoặc "cảm thấy" nguồn gốc Hán
của chúng nữa. Ví dụ: đầu, bút, tuyết, thánh, hiền, tiên, phật, bụt, ông, bà, cô,
cậu, cao, thấp...
Về mặt ý nghĩa, không phải từ gốc Hán nào trong tiếng Việt cũng giữ y
nguyên cái nghĩa vốn có của nó. Một số từ chỉ còn được dùng với một hoặc
vài nghĩa trong số nhiều nghĩa của chúng. Chẳng hạn từ nhất vốn có hơn 10
nghĩa nhưng đi vào tiếng Việt, nó chỉ còn giữ lại nghĩa “thứ tự trên hết” khi
hoạt động tự do: hạng nhất, giỏi nhất, xếp thứ nhất... Đôi khi trong những tổ
hợp vay mượn nguyên khối từ gốc Hán, nói mới lưu giữ ý nghĩa “số từ một”
như: nhất cử nhất động, nhất cử lưỡng tiện, nhất thể hoá...
Cũng có từ đổi hẳn nghĩa của mình đi. Ví dụ:bạc (mỏng → quên ơn);
khinh (nhẹ → coi thường); tâm (tim → tấm lòng, bụng dạ con người); tử tế (kĩ
lưỡng → tốt bụng); đáo để (đến đáy, đến tận cùng → độc ác, riết róng); sung
sướng (đầy đủ, thông suốt → sướng, hạnh phúc);...
Các từ gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng, có vị trí rất đặc biệt
trong từ vựng tiếng Việt. Chúng có số lượng rất lớn và năng lực sản sinh rất
18

mạnh.Chúng ra nhập vào mọi lĩnh vực giao tiếp của đời sống người Việt:
chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật, quân sự, ngoại giao, y tế, pháp luật...
Điều này không có gì lạ, bởi vị trí và quá trình tiếp xúc lâu đời giữa tiếng Hán
với tiếng Việt tất dẫn đến kết quả đó.
Điều quan trọng là ở chỗ chúng ta phải có cách nhìn nhận và xử lí các
nhóm, các lớp trong lớp từ gốc Hán này sao cho thoả đáng, phù hợp với nhu
cầu xây dựng một hệ thống từ vựng tiếng Việt phong phú, đầy đủ mà vẫn
không làm giảm bớt bản sắc tiếng nói dân tộc.
Từ vựng Hán là nguồn cung cấp chính yếu từ ngoại lai cho tiếng Việt,
tiếng Việt không chỉ mượn dùng từ ngữ tiếng Hán thuần Hán, mà thậm chí
còn mượn dùng cả từ ngoại lai trong tiếng Hán. Từ ngoại lai Ấn Độ du nhập
Hán sẽ một lần nữa được người Việt việt hóa khi mượn chúng vào tiếng Việt.
Con đường vay mượn gián tiếp này sẽ được hình dung là: Đầu tiên tiếng Hán
vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác, biến thành một bộ phận trong kho từ
ngữ của mình, sau đó tiếng Việt lại vay mượn những từ này làm giàu cho kho
từ vựng Việt. Loại từ ngữ mượn Ấn này chủ yếu là những từ ngữ Phật giáo.
Phật giáo sớm đã từ Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc trong thời kỳ
Đông Hán, chính thức hưng thịnh vào giai đoạn Ngụy Tấn Nam Bắc Triều, số
lượng lớn từ ngoại lai Phật giáo thời này du nhập vào tiếng Hán, mà Phật giáo
du nhập vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ 12. Trong từ vựng tiếng Việt hiện
đại, chúng ta vẫn có thể thấy được rất nhiều từ ngữ Phật giáo. Ví dụ: Phật, Bồ
tát, Niết bàn, Sa môn, Tháp, A di đà Phật, La Hán, Xá lợi, Diêm la, Bồ đề…
Bên cạnh những từ ngữ tôn giáo (phật giáo), do chịu sự ảnh hưởng khá
sâu nặng văn hóa Nho giáo cũng như việc sử dụng văn tự Hán trong đời sống
nên trong tiếng Việt chúng ta dễ bắt gặp rất nhiều ngữ vựng gốc Hán được
dùng để phiên địa danh các vùng trên thế giới. Ví dụ: Ý Đại Lợi, Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha, Mạc Tư khoa, A Phú Hãn, Miến Điện, Gia Nã Đại, Ba Tây, Tân
Gia Ba, Ấn Độ, v.v.
19

1.3.2.2. Nhóm từ gốc Ấn-Âu


Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu là một hệ ngôn ngữ lớn, gồm khoảng 445 ngôn
ngữ còn tồn tại (theo ước tính của Ethnologue). Những ngôn ngữ Ấn-Âu có
số người bản ngữ lớn nhất là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng
Hindustan (tiếng Hindi và tiếng Urdu), tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Bengal, tiếng
Nga, tiếng Ba Tư. Ngày nay, 46% dân số thế giới nói ít nhất một ngôn ngữ
Ấn-Âu như tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ Ấn-Âu là hệ ngôn ngữ phổ biến nhất trên
thế giới.
Về phạm vi sử dụng, hệ ngôn ngữ Ấn-Âu có mặt ở khắp châu Âu, ở
khu vực Tây, Trung và Nam Á. Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu có tầm quan trọng đáng
kể trong lịch sử ngôn ngữ học với lịch sử ghi chép dài thứ nhì, sau hệ ngôn
ngữ Phi-Á. Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu cũng có ảnh hưởng cực kì lớn đối với các
ngôn ngữ trên toàn thế giới, trong đó có tiếng Việt.
Tiếng Việt tiếp nhận từ vựng từ các ngôn ngữ gốc Ấn - Âu chủ yếu là
tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, v.v.
+ Nhóm từ gốc Pháp
Năm 1884, triều Nguyễn bị bức phải ký kết điều ước đầu hàng với
Pháp, chính thức thừa nhận Việt Nam thuộc quyền bảo hộ của đế quốc Pháp.
Năm 1885, nước ta hoàn toàn trở thành lãnh địa thực dân của Pháp, đến đầu
thế kỷ 20, bốn hình thức dịch ý, dịch hình, phiên âm và vay mượn trực tiếp đã
thay thế ngôn ngữ Hán trở thành ngôn ngữ quan phương của Việt Nam. Bởi
vậy, tiếng Pháp mở rộng sử dụng trong các lĩnh vực xã hội Việt Nam, xúc tiến
vận dụng khoa kỹ hiện đại và truyền bá văn hóa Pháp vào Việt Nam, số lớn từ
tiếng Pháp được tiếng Việt mượn dùng phát sinh ảnh hưởng sâu sắc trong quá
trình phát triển của tiếng Việt. Từ mượn tiếng Pháp không chỉ có danh từ, mà
còn có động từ, tính từ; từ ngoài liên hệ trên hình thức ngữ âm còn có tương
đồng về nghĩa trong hình thức liên hệ này. Theo thống kê của Vu Tại Chiếu
trong "Từ điển từ ngoại lai tiếng Việt" thì “Từ vay mượn tiếng Pháp có tổng
cộng 2.247 từ, chiếm khoảng 94% số lượng từ vay mượn không phải tiếng
Hán trong tiếng Việt”. Ví dụ:
20

- Những từ gốc Pháp thuộc ngành hóa học, dược phẩm:


carbonate các-bo-nát
Hormone hooc-môn
pénicilline pê-ni-ci-lin
Quinine qui-nin (ký ninh)
Vaccin vắc-xin
Vitamin vi-ta-min
Vanilla va-ni
Vaselin va-dơ-lin
- Những từ gốc Pháp thuộc lĩnh vực nhạc cụ, âm nhạc:
accordéon ác-cooc-đê-ôn
harmonica ha-mô-ni-ca
Guitar ghi-ta
mandolin măng-đô-lin
microphone mic
orgue ooc-gan
piano pi-a-nô
violon vi-ô-lông

+ Nhóm từ gốc Anh


Thế kỷ XX, chỉ trong 21 năm ngắn ngủi (1954-1975) Mỹ thay thế Pháp
chiếm miền Nam Việt Nam, những biến động lớn trong các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, quân sự, sinh hoạt, khoa kỹ dẫn đến nảy sinh số lượng lớn sự vật, sự
việc mới. Thay đổi to lớn về quan niệm tư tưởng đã phá vỡ tính quy củ và
kiên cố ban đầu của các hạng mục từ vựng, làm biến mất một bộ phận không
ít từ ngữ trước đó, đồng thời cũng du nhập vô số từ ngoại lai, khiến cho từ
ngoại lai trong tiếng Việt thời điểm đương thời, đặc biệt là từ ngoại lai vay
mượn từ tiếng Anh liên tục xuất hiện với số lượng lớn. Ví dụ:
21

- Lĩnh vực y học:


aneurysm phì động mạch
arthritis viêm khớp
apparent death chết giả
antibody kháng thể
blood pressure huyết áp
operation phẫu thuật
Amygdale a-mi-đan
- Lĩnh vực đo lường:
ton
pound
dozen
ounce
gallon
- Lĩnh vực giải trí:
poker bài pô-cơ
camera ca-me-ra
- Lĩnh vực thể thao:
olympic ô-lim-pic
marathon ma-ra-tông
golf gôn
- Lĩnh vực ẩm thực:
Coffee cà -phê
cocoa ca -cao
sandwich (bánh kẹp thịt) xan-uých
22

- Lĩnh vực âm nhạc:


tango tăng-gô
waltz (điệu) van
ballet ba-lê
- Lĩnh vực chính trị:
Democracy Dân chủ
petty bourgeoisie tiểu tư sản
soviet xô-viết
- Lĩnh vực công nghiệp:
Vaseline va-dơ-lin
Motor mô-tô

Theo bước phát triển toàn cầu hóa, nước ta tiếp nhận sự xâm nhập ồ ạt
của văn hóa Mỹ trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, khoa kỹ. Do sự
phổ biến, thông dụng của tiếng Anh trên toàn thế giới, từ vay mượn tiếng Anh
dễ dàng du nhập và phổ biến trong tiếng. Ví dụ:
Chat Chát
Computer Com-pu-tơ
Marketing Ma-két-ting
Nylon Ni-lông
Chocolate Sô-cô-la
Taxi Tắc-xi
Trong số các từ mượn gốc Ấn-Âu, từ mượn gốc Pháp và gốc Anh có số
lượng lớn hơn cả, đặc điểm Việt hoá cũng như đặc điểm tiếp nhận và sử dụng
có sự thể hiện phong phú, đa dạng nhất trong các nhóm từ vay mượn gốc Ấn-
Âu khác, vì vậy trong các phần tiếp theo của luận văn, chúng tôi chủ yếu xét
đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc Ấn-Âu thể hiện qua hai ngôn ngữ gốc
này.
23

Tiểu kết
Nói tóm lại, tiếp xúc ngôn ngữ, vay mượn từ và sự du nhập của từ
ngoại lai là hiện tượng phổ biến của các ngôn ngữ trên thế giới. Nhìn nhận thế
nào về vấn đề này cũng có nhiều quan điểm khác nhau, ủng hộ có, e ngại
cũng có. Mọi quan điểm đều có những lý do và điểm tựa riêng. Chúng tôi
chọn nghiên cứu đặc điểm du nhập của từ ngoại lai gốc Ấn-Âu để tiến hành
khảo sát nhằm đưa ra cái nhìn khách quan về tình hình vay mượn và sử dụng
từ ngoại lai ở nước ta trong khoảng đầu thế kỉ XX đến nay. Căn cứ vào cơ sở
lý luận và tình hình chung về sự du nhập của từ vay mượn – mà đặc biệt là từ
vay mượn gốc Ấn-Âu vào tiếng Việt nêu trên, chúng tôi tiếp tục triển khai
nghiên cứu đặc điểm Việt hóa về cấu trúc, ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng của
từ vay mượn gốc Ấn-Âu trong tiếng Việt hiện đại ở chương 2 và chương 3
của luận văn. Trong số các từ mượn gốc Ấn-Âu, nhóm từ mượn gốc Pháp và
gốc Anh tiêu biểu hơn cả, vì vậy trong các phần tiếp theo của luận văn, chúng
tôi chủ yếu xét đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc Ấn-Âu thể hiện qua
hai ngôn ngữ gốc này.

5876537
24

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM VIỆT HÓA CỦA TỪ VAY MƯỢN


GỐC ẤN - ÂU TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI
2.1. Hiện trạng của từ vay mượn gốc Ấn - Âu trong tiếng Việt
Dưới tác động của các nhân tố lịch sử - xã hội, từ khá sớm, tiếng Việt
đã có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ Ấn-Âu, trong đó đáng kể nhất là tiếng
Pháp và tiếng Anh. Qua đó, tiếng Việt đã tiếp nhận một số lượng không nhỏ
từ mượn gốc Pháp và gốc Anh. Trong quá trình sử dụng, các từ này ngày càng
trở nên quen thuộc với người Việt, nhiều từ đã Việt hóa cao độ đến mức ngày
nay ít ai nghĩ chúng là các từ vay mượn.
Tuy nhiên, khác với nhóm từ vay mượn gốc Hán, các từ mượn thuộc
gốc Ấn-Âu du nhập vào tiếng Việt - xét về cấu tạo - chủ yếu là từ đơn và từ
phức, hầu như không có thành ngữ, cụm từ cũng chỉ ở số ít. Vì thế khi xét về
đặc điểm cấu tạo của các nhóm từ mượn gốc Ấn-Âu, chúng tôi chỉ dừng lại ở
đơn vị từ, việc dẫn ra cụm từ và thành ngữ (nếu có) chỉ có tính chất đối sánh
hoặc mở rộng.
Từ những năm đầu thế kỉ XX trở lại đây, số lượng từ mượn gốc Ấn-Âu
trong tiếng Việt tăng lên nhanh, đặc biệt là nhóm từ mượn gốc Pháp và gốc
Anh. Về từ mượn tiếng Pháp, thống kê của Nguyễn Quảng Tuân và Nguyễn
Đức Dân (vào năm 1992) cho biết có khoảng hơn 2.000 từ gốc Pháp được sử
dụng tại Việt Nam. Từ điển từ mới (Viện Ngôn ngữ học, 2002) đã thu thập
khoảng 3.000 từ mới các loại trong vòng 15 năm (1985-2000) từ mượn chủ
yếu từ tiếng Anh.
2.1.1. Nhóm từ mượn gốc Pháp
Cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp ở nước ta, tiếng Pháp - thông qua
nhiều con đường đã xâm nhập vào thói quen sử dụng ngôn ngữ của người
Việt. Sự tiếp xúc dài lâu giữa hai loại ngôn ngữ này dẫn đến số lượng từ
mượn gốc Pháp ngày càng nhiều, phạm vi ngày càng sâu rộng, mức độ Việt
hóa ngày càng cao.
25

Về số lượng từ vay mượn gốc Pháp, trang Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia trong bài viết “Từ mượn trong tiếng Việt” đã dẫn: “thống kê của
Nguyễn Quảng Tuân và Nguyễn Đức Dân, vào năm 1992 cho biết có khoảng
hơn 2.000 từ gốc Pháp được sử dụng tại Việt Nam”.
(https://vi.wikipedia.org/wiki/ Từ_mượn_trong_tiếng_Việt )
Về từ loại, sau khi phân loại dựa trên 295 từ mượn tiếng Pháp do tác
giả Nguyễn Văn Khang dẫn trong cuốn Từ ngoại lai trong tiếng Việt [19, 271-
275] chúng tôi nhận thấy chỉ có 4 từ thuộc từ loại động từ (chiếm 1,36%) là
tăng-bo (transborder), cóp-pi (copier), đúp (redouble) và băng (bande) -
trong đó băng còn có thể sử dụng với tư cách là danh từ - còn lại là danh từ
(chiếm 98.64%) và không có các từ loại khác. Phân loại dựa trên 93 từ mượn
gốc Pháp được dẫn tại trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia trong bài viết
“Từ mượn trong tiếng Việt”chúng tôi nhận thấy chỉ có một thán từ (A-lô
(Allo)), một tính từ (ga-lăng (galland)), còn lại đều là danh từ, không có từ
loại khác.
Về các lĩnh vực có sự du nhập của từ mượn gốc Pháp, ta thấy các từ
mượn nhóm này xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực, bao gồm cả đời sống -
chính trị - xã hội và học thuật – nghiên cứu:
Đầu tiên phải kể đến các từ mượn tiếng Pháp thuộc lĩnh vực giao thông,
thiết bị giao thông, như: buýt (bus), ca-nô (canot), cam-nhông (camion), mô-
tô (moto), xà-lan (chaland), xích-lô (cyclo), đi-ê-den (diésel), mỏ-lết
(molette), boóc-ba-ga (porte-bagages), bu-gi (bougie), bu-lông (boulon),
măng-sông (manchon), ghi-đông (guidon), ê-cu (écrou), mô-tơ (moteur), pê-
đan (pédale), phanh (frein), tuốc-bin (turbine), tuốc-nơ-vít (tournevis), vô-
lăng (volant)…
Lĩnh vực in ấn – thông tin, có các từ: áp-phích (affiche), ca-mê-ra
(caméra), ca-nông (canon), cát-xét (cassette), ra-đi-ô (rađio), tê-lê-phone
(téléphone), tê-lếch (telex), phim (film), moóc (morse)…
26

Lĩnh vực xây dựng, nhà cửa: bê-tông (béton), cốp-pha (coffrage), xi-
măng (ciment), tuy-nen (tunnel), lanh-tô (linteau), véc-ni (vernis), pa-nen
(panel), vi-la (villa), hô-ten (hôtel), ban-công (balcon), toa-lét (toilette), đi-
văng (divan), xa-lông (salon)…
Lĩnh vực thời trang, trang phục: com-lê (complet), véc (veste), vét-tông
(veston), gi-lê (gilet), pi-ja-ma (pyjama), giắc-két (jaquette), juýp (jupe), may-
ô (maillot), sơ-mi (chemis), xoóc (sort), xu-chiêng (soutien-gorge), coóc-xê
(corset), tạp-dề (tablier), ca-ra-vát (cravate), mùi-xoa (mouchoir), xanh-tuya
(ceinture), xa-tanh (satin), len (laine), ka-ki (kaki), đăng-ten (dentelle), voan
(voile)…
Lĩnh vực ẩm thực: cà-phê (café), cà-rốt (carotte), cốc-tai (coktail), cải
xoong (cresson), dăm-bông (jambon), ốp-lết (omlette), pate (pâté), si-rô
(sirop), sốt-vang (sauce au vin), su hào (chou-rave), súp-lơ (chou-fleur), xúc-
xích (saucisse), mù-tạc (moutarde)…
Lĩnh vực âm nhạc, giải trí: ô-pê-ra (opéra), van (valse), trôm-pét
(trompette), sắc-xô-phôn (saxophone), công-trơ-bát (contrebasse), ác-coóc-
đê-ông (accordéon), xi-nê (cinéma), xiếc (cirque)…
Lĩnh vực học thuật – nghiên cứu: y học: áp-xe (abcés), a-xê-tôn (acétone),
a-mi-đan (amydal), a-xít (acide), băng-ca (brancard), đốc-tờ (docteur), kí-ninh
(quinine), na-tri (natrium), ni-tơ (nitrogéné), ven (veine), xi-lanh (cylindre)…;
hóa học: các-bon (carbone), các-bô-níc (carbonique), sun-phát (dulfate), hi-đrô
(hidrogel), sun-phua (sulfure)…; đơn vị đo: gam (gramme), ki-lô-gam
(kilogramme), xăng-ti-mét/ xen-ti-mét(centimètre), mét (mètre), ki-lô-mét
(kilomètre), oát (watt), ki-lô-oát (kilowatt), lít (littre), vôn (volt)…
Một số lĩnh vực khác, như: Chức vụ hành chính thời Pháp: cẩm
(commissaire de police), cu-lít (coolie), lê-dương (légion), loong-toong
(planton), phông-xon-ne (fonctionaire), sếp (chef)…; Chiến tranh: Ba-dô-ca
(bazooka), bi-đông (bidon), bom (bombe), boong-ke (bunker), cà-mèn
(gamelle), lô-cốt (blockhaus), na-pan (napalm) rốc-két (roquette), xà-lim
27

(cellule), (xe) tăng (tank)… Giáo dục: bờ-rô-phét-xơ (professeur), com-pa


(compas), đúp (redoubler), ê-ke (équerre)…
Dựa trên những số liệu thống kê trên đây, chúng tôi nhận thấy hiện
trạng từ gốc Pháp trong tiếng Việt có một số điểm đáng lưu ý như sau:
Thứ nhất, tiếng Việt chủ yếu vay mượn từ tiếng Pháp các danh từ. Các
danh từ này chủ yếu biểu thị những sự vật, khái niệm mới mà trong tiếng Việt
còn thiếu, nhằm bổ sung thêm cho đầy đủ kho từ vựng của mình trước những
biến chuyển về mọi mặt của đời sống từ khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây.
Thứ hai, qua quá trình phát triển không ngừng với tư cách một “sinh
ngữ”, tiếng Việt đã tự “sản sinh” ra những từ ngữ mới để biểu thị khái niệm mà
trước đó phải vay mượn tiếng Pháp để biểu thị, ví dụ: nhảy/ khiêu vũ = đan-
xing, tín hiệu = xi-nhan, ở lại lớp/ học lại = đúp; bình nước = bi-đông, thủ
trưởng/ lãnh đạo = sếp… Về cách thức “sản sinh” ra các từ ngữ mới này chúng
tôi sẽ tiếp tục lý giải ở các phần tiếp theo. Bên cạnh đó, có các từ mượn Pháp
đến thời điểm này vẫn không thể thay thế được, ví dụ: cà rốt, sốt vang, cải
xoong, su hào, súp lơ… hay các từ thuộc lĩnh vực ẩm thực, đơn vị đo, y học...
Việc vay mượn từ vựng này có nhiều ảnh hưởng khác nhau đến việc sử
dụng tiếng Việt hiện đại, chúng tôi sẽ đề cập sâu hơn khía cạnh này ở chương
3 của luận văn.
Nhóm từ mượn gốc Pháp du nhập vào Việt Nam muộn hơn so với nhóm
từ mượn gốc Hán song vẫn chiếm vị trí và ảnh hưởng không nhỏ trong tiếng
Việt ở hầu hết mọi lĩnh vực. Nhiều từ được Việt hóa cao độ đến mức được coi
là từ thuần Việt, gắn bó chặt chẽ, không thể thay thế trong tiếng Việt. Việc vay
mượn các từ gốc Pháp cũng giúp kho tàng tiếng Việt trở nên phong phú, đáp
ứng kịp thời nhu cầu sử dụng ngôn ngữ của người Việt. Tuy nhiên, trong
khoảng 20 năm trở lại đây, việc vay mượn từ ngữ từ tiếng Pháp đã “chững lại”,
nhường chỗ cho các từ gốc Anh bắt đầu xâm nhập vào tiếng Việt với một tốc
độ khá nhanh chống và phạm vi cũng không kém phần sâu rộng.
28

2.1.2. Nhóm từ mượn gốc Anh


Từ mượn gốc Anh xuất hiện và chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong từ vựng
tiếng Việt chủ yếu từ những năm 90 của thế kỉ XX khi chính sách hội nhập
của Đảng và Nhà nước ta được quán triệt sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã
hội. Khi tiếng Anh trở thành cây cầu nối Việt Nam với thế giới thì việc học
tập tiếng Anh trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi lứa tuổi, với hầu hết
mọi ngành nghề… Tiếng Anh trở thành một trong những môn học bắt buộc
của nhà trường phổ thông, các trung tâm, tổ chức dạy học Anh ngữ xuất hiện
khắp nơi để phục vụ cho mọi giai tầng, lứa tuổi. Việc sử dụng tiếng Anh trong
giao tiếp của người Việt cũng ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, nhất là trong những lĩnh vực cần hợp tác với nước ngoài, cần có tiếng
Anh làm công cụ.
Bên cạnh đó, các thiết bị, sản phẩm xuất hiện ở Việt Nam chủ yếu được
dùng bằng tiếng Anh, các giao dịch với nước ngoài cũng như với người nước
ngoài ở Việt Nam chủ yếu là bằng tiếng Anh, và người ta có thể dùng tiếng
Anh để thay thế cho hầu hết mọi ngôn ngữ bởi tiếng Anh đã trở thành một
ngôn ngữ mang tính chất toàn cầu. Các ấn phẩm bằng tiếng Anh cũng xuất
hiện ngày một nhiều. Các chương trình truyền hình, nhất là các chương trình
quảng cáo, ca nhạc, thể thao, giải trí bằng tiếng Anh xuất hiện thường xuyên
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều từ tiếng Anh, cách diễn đạt
theo kiểu tiếng Anh được các biên tập viên, phát thanh viên sử dụng, chuyển
tải trong các phát ngôn của tiếng Việt, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc
hình thành thói quen sử dụng tiếng Anh trong khi giao tiếp của đông đảo
người Việt.
Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão cũng là một trong những yếu
tố có ý nghĩa quan trọng đối với thói quen và nhu cầu sử dụng tiếng Anh của
người Việt. Việc sử dụng máy tính, internet, các trò chơi điện tử… đã bổ sung
vốn từ và thói quen sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên cho người Việt.
29

Chính vì các nguyên nhân trên đây, tiếng Anh đã được vay mượn vào
tiếng Việt một cách nhanh chóng, tự nhiên để diễn đạt những khái niệm mới
mà tiếng Việt cho có từ để diễn đạt và ngay cả khi đã có từ tương đương.
Theo thống kê của Đỗ Hồng Dương [19, 336] trong tổng số 554 từ
tiếng Anh, từ ngữ dùng trong công nghệ thông tin chiếm 14.2% (Ví dụ:
internet (liên mạng), blog (nhật kí cá nhân trên mạng), chat (trò chuyện qua
mạng), check (kiểm tra lại), click (nhấn vào), start (bắt đầu), pause (tạm
dừng), delete (xóa), passwword (mật khẩu), ID (kí hiệu nhận dạng, thường
được hiểu là tên tài khoản), laptop (máy tính xách tay), computer (máy tính),
e-mail (thư điện tử), game (trò chơi điện từ), download (tải xuống), website
(không gian liên tới với mạng, thường được hiểu là trang mạng), online (trực
tuyến), offline (ngoại tuyến), link ((đường)liên kết), phone (gọi điện), topic (đề
tài), update (cập nhật), … ); âm nhạc chiếm 11.6% (Ví dụ: Jazz, Ballad, Rock,
Rock and Roll, Hard Rock, Rock-Ballad, Dance … (tên các thể loại âm nhạc),
album (đĩa nhạc), fan (người hâm mộ), singer (ca sĩ), show (trình diễn), live
show (trình diễn trực tiếp), showbiz (giới biểu diễn âm nhạc), solo (đọc diễn),
diva (nữ danh ca)… ); thể thao, trò chơi chiếm 5.6% (Ví dụ: sport (thể thao),
tennis, billiards, bowling, hockey, golf … (tên gọi các môn thể thao), hat-
trick, fair play (chơi đẹp)… ); từ ngữ về thời trang, thiết kế chiếm 5.6% (Ví
dụ: model (người mẫu), catwalk (sàn trình diễn thời trang), design(thiết kế),
designer (nhà thiết kế), shop (cửa hàng), make-up (trang điểm), mascara
(thuốc bôi mi mắt, thường được hiểu là thuốc làm cong, dày và đậm màu lông
mi), size (kích cỡ), jean, short, pijama, pull… (tên gọi các loại trang phục)…);
từ ngữ dùng trong nghi thức giao tiếp 3.1% (Ví dụ: baby (em bé/ em yêu),
boy-friend, girl-friend (bạn trai, bạn gái trong quan hệ luyến ái), goodluck
(chúc may mắn), bye-bye (tạm biệt), hello, hi (xin chào), partner (cộng sự),
team (nhóm), member (thành viên), mama (mẹ), papa (cha), hot girl (cô gái
có ngoại hình đẹp và được nhiều người hâm mộ (về ngoại hình và/hoặc tài
năng, phong cách), hot boy (chàng trai có ngoại hình đẹp và được nhiều
người hâm mộ (về ngoại hình và/hoặc tài năng, phong cách)…)
30

Ngoài ra còn các lĩnh vực khác cũng du nhập các từ mượn gốc Anh như
ẩm thực: buffet (ăn tự chọn), fastfood (đồ ăn nhanh), chocolate (kẹo sô-cô-la),
hamburger (bánh mì tròn kẹp), hot dog (bánh mì dài kẹp xúc xích), pizza
(bánh bột nướng có nhân), menu (thực đơn), party (bữa tiệc)… Kinh tế thị
trường: marketing (tiếp thị), supper market (siêu thị), shopping (đi mua sắm),
sale off (hạ giá), item (mặt hàng)…
Các từ tiếng Anh xuất hiện trong tiếng Việt chủ yếu là danh từ, tiếp đến
là động từ, tính từ và một số từ loại khác.
Cũng theo thống kê của Đỗ Hồng Dương, trong số 546 từ tiếng Anh xuất
hiện trong tiếng Việt thì danh từ chiếm 73,8%; động từ chiếm 15,2%; tính từ
chiếm 6,3%; phụ từ chiếm 2,0%; đại từ chiếm 1,4%; thán từ chiếm 1,3%...
Như vậy, về hiện trạng từ mượn gốc Anh trong tiếng Việt hiện nay, có
thể khái quát một số đặc điểm nổi bật:
Thứ nhất, tiếng Việt chủ yếu vay mượn từ tiếng Anh các danh từ. Các
từ này chủ yếu mang những khái niệm mới mà trong tiếng Việt chưa có, nghĩa
là tiếng Việt mượn với nhu cầu bổ sung thêm cho đầy đủ kho từ vựng của
mình, “vì thiếu mà mượn”.
Thứ hai, tiếng Việt cũng vay mượn từ tiếng Anh các từ chỉ khái niệm
mà trong tiếng Việt vốn đã có từ biểu thị (Ví dụ: handmade = làm bằng tay
(thủ công); secondhand = đồ cũ, đã bị dùng qua; nickname= tên riêng trên
mạng, shop = cửa hàng…), trường hợp này tác giả Nguyễn Văn Khang gọi là
“làm mới các khái niệm đã có từ Việt biểu thị bằng từ tiếng Anh” [19,333].
Hiện tượng này ta đã gặp nhiều ở bộ phận từ mượn gốc Hán, song các từ
mượn gốc Anh thường chỉ làm “súc tích hóa” sự diễn đạt và/hoặc coi đây là
một cách “chứng tỏ đẳng cấp” của bản thân:
Ví dụ:
A: Điện thoại đẹp đấy! Mới mua à?
B: Ừ, hàng secondhand 99%, dùng tốt không khác gì đập hộp mà giá
cả lại mềm!
31

Trong trường hợp trên, việc vay mượn từ gốc Anh secondhand sẽ giúp
lời nói của B ngắn gọn hơn thay vì nói “À, không phải hàng mới hoàn toàn,
bị dùng lướt một lần rồi nhưng vẫn còn mới 99%” mà người nói lại thể hiện
được rằng mình là một “tay chơi” hiểu biết.
Tương tự như trên, khoảng những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI,
khi mạng Yahoo phát triển đến đỉnh cao, các “chat-room” (không gian trò
chuyện riêng tư trên mạng giữa hai người trở lên) trở thành nơi trao đổi, trò
chuyện chính của nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ, người ta thường hỏi
nhau: “Nick (gọi tắt của Nick-name) của anh là gì?” mà không ai hỏi “Tên
riêng trên mạng của anh là gì?”, hay “Vào chat-room nhé!” mà không ai nói
“Vào không gian trò chuyện riêng tư trên mạng nhé!”. Việc sử dụng các từ
mượn gốc Anh cũng khiến người nói chứng tỏ phần nào sự sành sỏi về công
nghệ thông tin, “bắt kịp thời đại” của mình.
Việc vay mượn này có nhiều ảnh hưởng khác nhau đến việc sử dụng
tiếng Việt hiện đại, chúng tôi sẽ đề cập sâu hơn khía cạnh này ở chương 3 của
luận văn.
Như vậy, nhóm từ mượn gốc Anh du nhập vào Việt Nam muộn hơn so
với nhóm từ mượn gốc Pháp song vẫn chiếm vị trí và ảnh hưởng không nhỏ
trong tiếng Việt ở hầu hết mọi lĩnh vực. Với ưu thế khách quan của mình là
yêu cầu của sự hội nhập, tốc độ phát triển nhanh chóng về số lượng và tần
suất sử dụng của các từ mượn thuộc nhóm này trong những năm gần đây có
xu thế bùng nổ.
2.1.3. Xu hướng biến đổi phạm vi sử dụng của từ gốc Ấn-Âu trong
tiếng Việt
Một cách tự nhiên, ngôn ngữ vay mượn những yếu tố còn thiếu để bổ
sung vào từ vựng. Theo đó, một số lượng lớn các từ ngữ gốc Ấn - Âu đã được
“sản sinh” trong tiếng Việt theo nhiều cách để đáp ứng nhu cầu giao tiếp
trong xã hội Việt Nam hiện đại. Như trên đã miêu tả hiện trạng từ vay mượn
gốc Ấn - Âu trong những năm gần đây.
32

Đi ngược lại xu thế đó, một số từ vay mượn nói chung và từ mượn gốc
Ấn - Âu nói riêng đã không còn khả năng thích ứng với tiếng Việt. Vì thế,
chúng có thể bị đào thải hoặc thay thế bằng các từ ngữ khác của tiếng Việt,
cũng có khi thay thế bằng chính các từ vay mượn mới từ tiếng Ấn - Âu.
Từ vay mượn gốc Ấn-Âu du nhập vào tiếng Việt trong quá trình tiếp
xúc của các ngôn ngữ nước ngoài với tiếng Việt – một phần quan trọng – là
do nhu cầu sử dụng ngôn ngữ của người Việt. Cũng chính vì thế, khi một từ
mượn nào đó không còn đáp ứng được nhu cầu này, nó sẽ bị đào thải dần khỏi
thói quen sử dụng của những người nói tiếng Việt, hoặc biến mất, hoặc được
thay thế bằng các từ ngữ mới tương tự.
Xét nhóm từ thuộc lĩnh vực chức vụ hành chính thời Pháp như cẩm
(commissaire de police), cu-lít (coolie), lê-dương (légion), loong-toong
(planton), phông-xon-ne (fonctionaire)… ta nhận ra hiện tượng này khá dễ
dàng. Ngày nay trong tiếng Việt hầu như không còn sử dụng các từ ngữ này
nữa. Nói cách khác – cùng với sự biến đổi của dòng chảy của lịch sử - những
từ mượn này đã không còn khả năng thích ứng với tiếng Việt, người nói tiếng
Việt không có nhu cầu sử dụng chúng trong giao tiếp.
Trong các nhóm từ gốc Ấn Âu, các từ gốc Nga, gốc Pháp là nhóm có
mức độ bị đào thải cao. Điều này cho thấy, khả năng thích nghi của từ gốc
Ấn-Âu kém hơn nhiều so với từ gốc Hán. Từ gốc Hán đã du nhập vào tiếng
Việt hàng nghìn năm, trải qua nhiều giai đoạn Việt hóa. Đến nay, từ gốc Hán
vẫn đóng vai trò là bộ phận từ vựng quan trọng nhất trong tiếng Việt. Điều
này cho thấy, sự tương đồng về đặc điểm loại hình ngôn ngữ chính là con
đường thuận lợi cho quá trình vay mượn từ vựng giữa các ngôn ngữ.
Hiện tượng này cũng xuất hiện trong tiếng Anh, dù đây một ngôn ngữ
so với từ mượn gốc Hán và gốc Pháp có “tuổi đời” rất non trẻ. Từ mượn tiếng
Anh chat-room ngày càng ít xuất hiện trong tiếng Việt, khi đơn vị cung cấp
dịch vụ này là Yahoo dần thất thế và bị xóa bỏ thương hiệu. Thay vào đó, sự
“lên ngôi” của Facebook khiến hàng loạt từ mượn gốc Anh mới được du nhập
33

vào Việt Nam, thay cho chat room chính là group (nhóm) với các hình thức
như secret group (nhóm bí mật), closed group (nhóm riêng tư/ nhóm đóng),
open group (nhóm mở/ nhóm công khai), messenger (tin nhắn), inbox (tin
nhắn riêng tư). Thậm chí, thay vì nói “Tối về chat nhé!” nay người ta sẽ nói
“Tối về on face rồi mình nói cho nghe!” hoặc “Tối inbox nhé!”, từ chat cũng
ít được sử dụng dần mặc dù nó vẫn được chúng ta biết đến với nghĩa là trò
chuyện trên mạng, thay vào đó là on face (cách nói tắt của (trạng thái) online
facebook) và inbox (nhắn tin riêng tư trên dịch vụ Messenger của Facebook).
2.1.4. Mức độ Việt hóa của từ vay mượn gốc Ấn-Âu
Tuy đều là từ mượn gốc Ấn-Âu nhưng giữa các từ ngữ này có sự khác
biệt về mức độ Việt hóa. Nhìn chung, có thể phân biệt những lớp từ ngữ Ấn-
Âu sau đây:
+ Bộ phận từ Ấn- Âu có mức độ Việt hóa cao
Thứ nhất là lớp từ được Việt hóa cao độ. Đó là những từ ngữ Ấn-Âu
mà xét về hình thức và cách thức hoạt động không khác gì với một từ thuần
Việt. Nói chung, đây thường là những từ ngữ thông dụng, mức độ Việt hóa
phải đủ cao để người Việt có thể sử dụng giống như những từ của tiếng Việt.
Ví dụ: cà phê, vét tông, cà rốt… (Việt hóa bằng cách thêm thanh điệu cho các
âm tiết) ; phanh (frein), gam (gramme), kem (crème), van (valse)… (Việt hóa
bằng cách bỏ bớt phụ âm trong các nhóm phụ âm); bốc (box), ba tê (paté),
búp bê (poupée), pê đan (pédall)… (Việt hóa bằng cách thay đổi một số âm
cho phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng Việt); xăng (essence) ; lốp
(enveloppe); săm (chambre à air)… (Việt hóa bằng cách rút gọn từ)
+ Bộ phận từ Ấn- Âu có mức độ Việt hóa thấp
Thường thì đây là những từ ngữ thuộc lĩnh vực khoa học – kĩ thuật. Về
mặt chữ viết, những từ ngữ này thường được viết các âm tiết liền nhau hoặc giữa
các âm tiết có dấu gạch nối, Ví dụ: xêmina (xê-mi-na), côngtơ (công-tơ), ampe
(am-pe), tuốcbin (tuốc-bin), complê (com-plê), phécmơtuya (phéc-mơ-tuya)…
34

Bên cạnh đó còn có những từ không được Việt hóa hoặc chỉ được Việt
hóa rất ít. Đây thường là những thuật ngữ khoa học-kĩ thuật, cần phải giữ
được tính chính xác và tính quốc tế, đồng thời cũng là những từ có phạm vi sử
dụng hẹp. Ví dụ: electron, miliampe, microphon, automat…
Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết, người ta còn phải chuyển
tự các từ vay mượn của các ngôn ngữ Ấn-Âu, ví dụ: dicdac (zigzag), xêmina
(seminar)…
Như vậy, cũng giống như những ngôn ngữ khác, hiện tượng tiếp nhận
từ ngữ của ngôn ngữ Ấn-Âu vào tiếng Việt không diễn ra một cách đơn giản
mà các từ mượn phải chịu sự biến đổi theo quy luật của tiếng Việt theo nhiều
mức độ khác nhau, nhờ đó mà ngày càng trở nên quen thuộc với tiếng Việt,
có tần suất sử dụng cao.
Sự Việt hóa của các từ vay mượn gốc Ấn-Âu diễn ra khá phức tạp và
đa dạng, có những từ ngữ hầu như không bị Việt hóa, có những từ ngữ diễn ra
sự Việt hóa cao độ, có những từ ngữ chỉ Việt hóa một phần. Trong từng lớp từ
này, sự Việt hóa về cấu tạo và ngữ nghĩa cũng diễn ra đa dạng và phức tạp.
2.2. Đặc điểm Việt hóa về mặt cấu tạo của từ vay mượn gốc Ấn-Âu
trong tiếng Việt hiện đại
2.2.1. Việt hóa về ngữ âm
Cách phát âm của các từ mượn cần phải phù hợp với hệ thống ngữ âm
tiếng Việt, những âm mà tiếng Việt không có hoặc có nhưng xuất hiện ở
những vị trí bất thường, trái với ngữ âm tiếng Việt sẽ bị biến đổi thành các âm
tiếng Việt có cách phát âm gần giống hoặc bị bỏ qua, không chuyển đổi thành
âm tiếng Việt nào. Ví dụ như ba từ tiếng Pháp poupée /pupe/, équipe /ekip/ và
valise /valiz/ được phiên âm là búp bê, ê kíp và va li.
Tiếng Việt không có các tổ hợp phụ âm nên khi được phiên âm sang
tiếng Việt các tổ hợp phụ âm sẽ bị loại bỏ theo các cách sau:
Âm tiết hóa các phụ âm cấu thành nên các tổ hợp phụ âm đó. Nguyên
âm thêm vào để tạo thành âm tiết thường là ơ. Ví dụ: địa danh tiếng Pháp
35

Genève /ʒ ə .nɛ v/ được phiên âm là Giơ-ne-vơ, phụ âm /v/ được âm tiết hóa
thành vơ.
Bỏ qua một bộ phận của tổ hợp phụ âm. Ví dụ: từ tiếng Pháp gramme
/gram/ được phiên âm là gam, phụ âm /r/ trong phụ âm kép /gr/ bị bỏ qua.
Cách thứ ba là áp dụng đồng thời cả hai cách trên.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, hầu hết các âm tiết trong
tiếng Việt đều mang một ý nghĩa nào đó, các từ trong tiếng Việt thường chỉ
gồm một hoặc hai âm tiết, do đó người Việt có xu hướng lược bớt âm tiết của
những từ ngoại lai thường dùng có từ hai âm tiết trở lên miễn là không gây
hiều nhầm. Ví dụ: ét-xăng (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp essence) được rút gọn
thành xăng. Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể các đặc điểm này ở phần dưới đây.
2.2.1.1. Việt hóa bằng cách cấu trúc lại âm tiết của từ vay mượn
a. Rút gọn cấu trúc âm tiết
Như đã nói ở trên, khi được du nhập vào tiếng Việt, các từ mượn tiếng
Pháp có cấu trúc ngữ âm ngắn được rút gọn thành từ đơn tiếng Việt. Trước
đây, ta có hàng loạt từ tiếng Pháp được rút gọn theo cách này ví dụ: bom
(bombe), bo/boa (pourboire - tiền boa), bơm (pompe), cua (cua gái - faire la
cour), gu (sở thích- goût), (xe) lam (lambreta), líp (roue libre - líp xe-đạp), lốp
(enveloppe), mét (mètre), phanh (frein), séc (chèque), sếp (chef), xăng
(essence), xiếc (cirque), v.v. Ta cũng có các từ gốc tiếng Anh: kênh (chanel),
bia (beer), sạc (charge), sốc (shock), áo vét (veston), xe công, đầu công (rút
gọn từ container), phần mềm vẽ kĩ thuật két (rút gọn từ autocad), meo
(email), mên (main = mainboard), đi tua (tuor), cóp (copy), block (lịch) - lốc
(lịch), v.v.
Bên cạnh đó, những từ đa tiết bị lược bỏ bớt âm tiết chỉ giữ lại một âm
tiết. Ví dụ các từ gốc Pháp: pourboire /puʀ bwaʀ / = (tiền) bo hoặc boa,
enveloppe /ɑ̃v(ə )lɔ p/ = lốp, essence /esɑ̃s/ = xăng, lambretta /læmbritə / =
lam (xe), roue libre /ru’libʀ / = líp, v.v.; Các từ gốc Anh: camera /'kæmə rə /
= cam (thiết bị thu hình), website = web, container /kə n'teinə / = công (đầu
36

công, xe công), autocad = két (phần mềm vẽ kĩ thuật), email (electronic mail)
= meo (thư điện tử), download /,daun'loud/ = đao (tải dữ liệu về máy), copy
/'kɔ pi/ = cóp (sao chép dữ liệu), mainboard /meinbɔ :d/= mên (bảng mạch
chủ), v.v.
b. Mở rộng cấu trúc âm tiết
Trong khi phiên âm các từ vay mượn gốc Ấn Âu, một số từ có xu
hướng được mở rộng cấu trúc âm tiết. Ở đây chủ yếu là hiện tượng đơn tiết
trở thành song tiết. Ví dụ: bốc xơ (boxe), cờ lê (clé), xi líp (slip), sữa chua
(yaourt), cờ líp (clip), …
c. Song tiết hóa
Một xu hướng phổ biến khác là rút gọn các từ đa tiết thành song tiết.
Chẳng hạn, trong ngôn ngữ của giới bình luận bóng đá thường xuất hiện các
danh từ nói tắt, nay đã trở nên quen thuộc: Giu-ve (Juventus), Rê-an (Real
Madrid), Bác-xa (Barcelona), v.v. Hay các từ tiếng Pháp trong phương ngữ
Nam Bộ: xà lỏn (Caleçon) trong tiếng Pháp, rì mù (remote control), v.v.
d. Các trường hợp khác
- Đơn tiết - đơn tiết, ví dụ từ gốc Pháp: bagne = banh/ban, pile =
pin/bin, soupe = xúp/ súp, tube = tuýp, gène = gien, volt = vôn…
- Đa tiết – đa tiết, ví dụ từ gốc Pháp: absinthe = áp-xanh, attention =
tăng-xông, bidon = bi-đông, camion = cam-nhông, maillot= may-ô, savon=
xà-phòng/ xà-bông, tuornevis = tuốc-nơ-vít…
2.2.1.2. Việt hóa các yếu tố trong nội bộ âm tiết
a. Việt hóa phụ âm đầu và tổ hợp phụ âm đầu
Đối với từ gốc Pháp và gốc Anh có phụ âm đầu giống với tiếng Việt
(thể hiện ở chữ viết) thì được giữ nguyên, nếu có sự tương ứng nhưng cách
viết khác nhau thì được chuyển sang cách viết tương ứng của tiếng Việt, nếu
không có sự tương ứng thì Việt hóa theo cấu trúc tiếng Việt.
37

Tác giả Nguyễn Văn Khang đã chỉ ra 20 phụ âm đầu được việt hóa khi
vay mượn tiếng Pháp [19, 289-294] và 19 phụ âm đầu được Việt hóa khi vay
mượn tiếng Anh [19, 360-363].
Bảng 2.1. Sự Việt hóa các phụ âm đầu
Phụ âm đầu Chuyển sang
trong ngôn ngữ tiếng Việt
Gốc Ví dụ
gốc (thể hiện (thể hiện bằng
bằng các chữ cái) các chữ cái)
b b bane -> băng, bille: bi
cassette -> cát-xét
caisse -> két
c [k] c, k, qu,x
culasse -> quy-lát
ciment -> xi-măng
k [k] k, c kaki -> ka-ki/ ca-ki
quarq -> ca
qu [k] c, k
quinine -> kí-ninh
Pháp charger -> sạc/ xạc
ch s, x, d
chef -> xếp
dentelle -> den/ ren
d d, đ, r
dalle -> đan
f [f] ph faute -> phốt
goutte -> gút
guidon -> ghi-đông gène
g g, gi, gh, c
-> gien
gamelle -> cà-mèn
không thể hiện
harmonica -> ác-mô-ni-ca
h bằng con chữ
hormone -> hoóc-môn
hoặc ghi bằng h
38

Phụ âm đầu Chuyển sang


trong ngôn ngữ tiếng Việt
Gốc Ví dụ
gốc (thể hiện (thể hiện bằng
bằng các chữ cái) các chữ cái)
Pháp jeans -> din
j d, gi, g, x jaquette -> giắc-két
jeep -> gíp
l l laine -> len
m m mode -> mốt
noued -> nơ
n n, nh
canif -> nhíp
pi -> pi
p p, b, ph pompe -> bơm
police -> phu-lít
r r, l, d radio -> ra-đi-ô/ da-đi-ô
seau -> sô
s s, x, d salon -> xa-lông
laser -> la-de
t t tank -> tăng
v v veine -> ven
w o watt -> oát
z z, d zigzac -> díc-dắc/ zig-zắc
b b baby -> bây-bi
l l link -> linh
Anh m m mail-> meo
n n name -> nêm
p p papa -> pa-pa
r r robot -> rô-bốt
39

Phụ âm đầu Chuyển sang


trong ngôn ngữ tiếng Việt
Gốc Ví dụ
gốc (thể hiện (thể hiện bằng
bằng các chữ cái) các chữ cái)
v v vaccin -> vắc-xin
call -> côn
c, kh (hiếm), x
c [k] cover -> khâu-vờ
(hiếm)
city -> xi-ti
kiosk ->ki-ốt
k [k] c, k
kiss -> kít
quiz -> quýt
q [k] q, c
quota -> cô-ta
chat -> chát
ch ch, k, s character -> ke-rách-tơ
chocolate -> sô-cô-la
d đ daily -> đây-li
f ph fan -> phen
gallery -> ga-le-ri
g g, gi, gh guinness -> ghi-nét
gene -> hien
h h hack -> hách
jacket -> dắc-két
j d, gi
jazz -> da
sale -> seo
s s, x
sports -> xì-pót
t t, th top -> tốp, time -> tham
web -> oép
w o, u, v (hiếm)
week -> uých
40

* Việt hóa các tổ hợp phụ âm đầu


Do cấu tạo của âm tiết tiếng Việt không có nhóm phụ âm nên tiếng Việt
đã tiếp nhận các nhóm phụ âm gồm hai phụ âm hay ba phụ âm từ các từ mượn
Pháp và Anh theo các cách như:
- Bổ sung (thường là a, ơ) xen vào giữa các nhóm phụ âm để tạo thành
âm tiết riêng, ví dụ: blouse -> bờ - lu, crêp -> cờ-rếp, cravat -> ca-ra-vát…
- Lược bớt đi và chỉ giữ lại một phụ âm đơn, ví dụ: bloc -> lốc, créme->
kem, starter -> tắc-te, scene -> sen…
- Chấp nhận nhóm phụ âm đầu (gồm hai phụ âm) theo hướng quốc tế
hóa từ vựng, ví dụ: blouse -> blu, brode -> brô-đê, granit -> gra-nít, classic->
clát-sích, crazy-> crây-di…
b. Việt hóa nguyên âm và tổ hợp nguyên âm
Bảng 2.2. Sự Việt hóa các nguyên âm
Nguyên âm trong Chuyển sang
ngôn ngữ gốc tiếng Việt
Gốc Ví dụ
(thể hiện bằng (thể hiện bằng
các con chữ) các con chữ)
a a abcés -> áp-xe
acétylène -> a-xê-ti-len
bombeé -> bom-bê
e, ê, è, é, eé e, ê, ơ
ciné -> xi-nê
tournevis -> tuốc-nơ-vít
Pháp bille: bi
i i
canif -> nhíp
acétylène -> a-xê-ti-len
y i, y
nylon -> ni-lông
bombeé -> bom-bê
o, ô o, ô
bottle -> bốt
41

Nguyên âm trong Chuyển sang


ngôn ngữ gốc tiếng Việt
Gốc Ví dụ
(thể hiện bằng (thể hiện bằng
các con chữ) các con chữ)
accu -> ắc-quy
u u, uy, i culasse -> quy-lát
tissu -> tuýt-xi
format -> pho-mát
baby -> bây-bi
a a, ơ, e, ê, ây
name -> nêm
lab -> láp
deci -> đề-xi
e e, ê, ơ, i camera -> ca-mê-ra
e-mail -> i-mai
lai -> lai
i i, ai mini -> mi-ni
anti -> an-ti
Anh
apply -> áp-lai
y ai, i, e gallery -> ga-lơ-ri
lobby -> lóp-bi
audio -> au-đi-ô
automatic -> au-tô-ma-tích
o o, ô, ơ, a, âu
body -> bo-đì
open -> âu-pần
chewing-gum -> sing-gum
computer -> com-pu-ter/
u u, iu
com-piu-ter
judo -> du-đô
42

* Việt hóa các tổ hợp nguyên âm


- Các tổ hợp nguyên âm bắt đầu bằng con chữ a: ac, ai, air, ais, ain,
aim, am, an, ar, as, au, ault, aux trong tiếng Pháp khi chuyển sang tiếng Việt
có sự thể hiện trên con chữ như ac, ăc, ap (accident -> ắc-xi-đăng, facture ->
phắc-tuya, sacrer -> sạc…); e, ai, ay (air -> e, médaille -> mề-đay,
maillechort: may-so…); a, ac, ạc (are -> a, garde -> gác-đê, moutarde ->
mù-tạc,…); ô (sauce -> sốt, chauvin -> sô-vanh); ắc (saxophone -> sắc-xô-
phôn) v.v. Trong tiếng Anh, tổ hợp ack -> ác, ách (back -> bách, hacker ->
hác-cơ); act -> ách (fact-> phách); ap -> áp, ấp, ép (laptop -> láp-tốp, apply
-> áp-lai) v.v.
- Các tổ hợp nguyên âm bắt đầu bằng con chữ e thường gặp: eau, eaux,
ei, ein, el, ell, en, ent, er, et, eu, eux, euil, eur khi chuyển sang tiếng Việt có
sự thể hiện trên con chữ như eau, eaux-> ô (seau -> xô, rouleau -> hồ lô…),
ein-> en, anh (capitaine -> cap-pi-ten, ceinture -> xanh-tuya…), ent -> ăng,
on (agent -> a-dăng, cent -> xăng, ciment -> xi-măng…), et-> ê, et (buffet ->
búp-phê, porte -> ba-tê, vert -> ve…), eu, eux, eur -> ơ (beurre -> bơ,
neutron -> nơ-tơ-ron…) v.v. Cũng vậy, trong tiếng Anh, các tổ hợp như ean -
> in (jean -> din), ee -> i (meeting -> mít-tinh); eer -> ia (beer -> bia) v.v.
- Các tổ hợp nguyên âm bắt đầu bằng con chữ i trong tiếng Pháp như ic,
ide, ie, ier, ieur, in, ine, ir, is, it, ite khi chuyển sang tiếng Việt cũng có sự
thay đổi nhất định, như ic, ide, is, ite -> it (acide -> a-xit, glucide -> glu-xít,
graphite -> gra-phít…); ie, is -> i (fantaisie -> phăng-tê-di, commis ->com-
mi…); ieur -> ư (monsieur -> me-xừ) v.v. Trong tiếng Anh, ta bắt gặp những
trường hợp như ic -> ích (automatic -> au-tô-ma-tích, fiction -> fic-sừn,
music -> miu-dích); ick -> ích (nick -> ních; click -> cờ-lích); ink -> inh
(link -> linh); ip -> íp (clip -> cờ-líp) v.v.
- Các tổ hợp nguyên âm bắt đầu bằng con chữ o trong tiếng Pháp cũng
bị Việt hóa như: oi ->oa (toilette -> toa-lét); oir, ois -> oa (pourboire ->
buộc-boa); om -> ông, om (commande -> com-măng, commission -> com-

Tải bản FULL (104 trang): bit.ly/2Ywib4t


43

mít-xi-ông…); one, onne -> on, ôn (acétone-> a-xê-tôn, carbone -> các-
bon…)v.v Hay tiếng Anh khi du nhập vào tiếng Việt oad -> ốt, oát (download
-> đao-loát/ đao-lốt); off -> ộp, ọp (offline -> ọp-lai/ ộp-lai); og -> oóc (dog
-> đoóc); ool -> un (cool -> cun) v.v.
- Các tổ hợp nguyên âm bắt đầu bằng con chữ u trong tiếng Pháp như
ue chuyển sang tiếng Việt là e (équerre -> ê-ke); uet, ueet -> ê, ết (fouquet ->
phu-kê); ueux -> ơ (gueux: gơ); ui -> i (guidon -> ghi-đông), ux -> uych (lux
-> luých) v.v. Hay tiếng Anh, up-> ắp, úp, ấp (cup -> cắp/cúp, update -> ắp-
đết); ur-> ua, ơ (hamburger -> hăm-bơ-gơ, turbin -> tua-tin) v.v.
c. Việt hóa các phụ âm cuối và tổ hợp phụ âm cuối
Đối với cả hai ngôn ngữ tiếng Pháp và tiếng Anh, khi các từ có phụ âm
cuối xuất hiện trong cả tiếng Pháp/ Anh và tiếng Việt thì hình thức con chữ
vẫn giữ nguyên, ví dụ tiếng Pháp cote -> cốt, mine -> mìn, note -> nốt, veine
-> ven; tiếng Anh robot -> rô-bốt, rocket -> rốc-két, room -> rum v.v
Trong trường hợp xuất hiện những phụ âm cuối chỉ có trong tiếng
Anh/Pháp mà không có trong tiếng Việt thì sẽ bị Việt hóa cho phù hợp với
các viết, cách đọc của người Việt như –be -> -p (cube -> kuýp, tube: tuýp); -f
(-ff) -> -p (chef -> sếp); -d(-de) -> -t (code -> cốt, mode -> mốt); c-> ch
(automatic -> au-tô-ma-tích); l -> n (hotel -> hô-ten); n -> ng (salon -> sa-
lông); s -> t (bis -> bít) v.v.
Đối với các tổ hợp phụ âm cuối thì nhìn chung đều phải Việt hóa, ví dụ:
de -> t (serenade -> sê-rê-nát); ne -> n (caffeine -> cà-phê-in); ste -> t
(paste -> pết); ct -> ch (perfect -> pơ-phếch) v.v.
2.2.1.2. Việt hóa bằng cách thêm thanh điệu
Mức độ sử dụng dấu thanh đối với các từ mượn gốc Ấn-Âu là khác
nhau. Đối với từ mượn gốc Pháp, số lượng từ mượn sử dụng thanh ngang là lớn
nhất, tiếp theo là thanh sắc, thanh nặng, còn thanh ngã và thanh hỏi khá hiếm
thấy. Đối với từ mượn gốc Anh, số lượng từ sử dụng thanh ngang và thanh sắc
là lớn nhất, thanh huyền khá ít, thanh nặng là rất hiếm. Ngoài ra còn có hiện
tượng sử dụng kết hợp các dấu thanh trong cùng một từ mượn. Cụ thể:
44

- Thanh ngang: banh/ban (bagne), pin/bin (pile), bom (bombe), ven


(veine), gam (gramme), bảng (bande), băng (bander), be (beige), ben (benne),
bơ (beurre), bia (bière), bi (bille), bom (bombe), bông (bon), can (cale), ca
(came), cua (court), kem (crème), gu (goũt), ghi (grille), bôn (ball), băng
(bank), đan (dance), đan-xơ (dancer), gay (gay), côn (call), ga (gas), gơn
(girl), phông (font), meo (mail), gia (jazz), pau (pause), phôn (phone), nêm
(name), ao (aut), sêu (sale), sâu/ sô (show), se (share), sai (size), thanh
(thank), tôn (tone)…
- Thanh sắc: xúp/ súp (soupe), tuýp (tube), tuýp (tube), , đúp
(redoubler), oát (watt), lít (littre), xiếc (cirque), bốt (botte), két (caisse), cáp
(câble), xích (chaĩne), sếp/xếp (chef), cốp (coffre), cốc (coke), cút (coude), cú
(coup), cúp (couper), cuốc (course), kích (cric), kuýp (cube), đát (date), đốc
(dock), héc (hertz), dắc (jack), lúp (loupe), mốt (mode), moóc (morse), nấp
(nappe), nét(net), pích (pique), pít (piste), pốp (pop), bót (thuốc) (porte-
cigares) …
- Thanh huyền: cồn (colle/ alcohol), (đầm) dame, đề (desmarrer), tời
(treuil), mìn (mine), …
- Thanh nặng: bạt (bâche), sạc (charger),gạc (gaze à pansement), gộc
(gros)…
- Thanh hỏi: oẳn trong oẳn tù tì (one – two - three)
- Thanh ngã: rõn (ronde)…
- Sử dụng kết hợp các thanh (ngang - huyền, ngang – sắc, ngang -
nặng, sắc – ngang, ngang – ngang, sắc – sắc, huyền – huyền trong từ mượn
gốc Pháp; sắc – nặng, ngang – sắc trong từ mượn gốc Anh), ví dụ: cam-nhông
(camion), may-ô (maillot), lê-dương (légion), loong-toong (planton), phông-
xon-ne (fonctionaire), ba-dô-ca (bazooka), ki-lô-gam (kilogramme), xi-lanh
(cylindre), sun-phua (sulfure),boong-ke (bunker), na-pan (napalm), com-pa
(compas), ê-ke (équerre), na-tri (natrium), ni-tơ (nitrogéné), tuốc-nơ-vít
(tuornevis), áp-xanh (absinthe), lô-cốt (blockhaus), rốc-két (roquette),áp-xe
45

(abcés),a-xít (acide), sun-phát (dulfate), ki-lô-mét (kilomètre), ki-lô-oát


(kilowatt), cốc-tai (coktail), sốt-vang (sauce au vin), ốp-lết (omlette), súp-lơ
(chou-fleur), xúc-xích (saucisse), trôm-pét (trompette), sắc-xô-phôn
(saxophone), công-trơ-bát (contrebasse), ác-coóc-đê-ông (accordéon), tăng-
xông (attention), bi-đông (bidon), xà-phòng/ xà-bông (savon), cà-mèn
(gamelle), xà-lim (cellule)…
2.2.2. Những đặc điểm Việt hóa về phương thức cấu tạo từ của từ
gốc Ấn - Âu
Một số từ Ấn Âu du nhập vào tiếng Việt nhưng không còn giữ lại cấu
trúc âm tiết gốc nữa. Bằng cách này hay cách khác, cấu tạo bên trong của từ
đã bị phá vỡ, bị biến đổi theo tiếng Việt. Về bản chất, có thể coi đây là một
phương thức tạo ra từ mới trên cơ sở từ gốc. Từ mới tuy vậy, vẫn có sự liên
hệ nhất định với từ gốc.
2.2.2.1. Phương thức loại suy
Dựa vào liên tưởng về cấu tạo của các từ đồng loại có trước, người ta
cải biến các từ Ấn Âu thành từ Việt. Chẳng hạn, từ bình đông (hay bình
toong) là sự biến đổi từ bidon của tiếng Pháp. Từ mới được ra có cấu tạo hai
hình vị, khác hoàn toàn với từ gốc. Bởi vì, trong tiếng Việt sẵn có các từ chỉ
vật dụng có miệng nhỏ, bụng phình to, rỗng, dùng để đựng nước như: bình
tích,bình trà,bình vôi,bình nước, v.v. Cho nên, bidon được “loại suy” thành
bình tông.
Tương tự, từ cải xoong chỉ một loại rau, có nguồn gốc từ cresson
(Pháp). Nhưng vì, tiếng Việt sẵn có các từ chỉ rau: cải xanh, cải bẹ, cải bắp,
cải thảo,cải củ, cải canh, cải cúc, v.v. nên cải trở thành mẫu để biến đổi từ
cresson. Trường hợp cà trong cà phê (café), cà vạt (cravat), cà rốt (carotte),
cà rem (crème) cũng là loại suy từ: cà pháo, cà chua, v.v.
Sự “loại suy” trong các ví dụ vừa dẫn trên đây có điểm tương đồng là:
thay âm tiết đầu của từ mượn bằng một âm thuần Việt có nghĩa, đọc chệch âm
tiết thứ hai.

Tải bản FULL (104 trang): bit.ly/2Ywib4t


46

2.2.2.2. Phương thức ghép các yếu tố gốc Ấn-Âu với gốc Việt
Một số từ Ấn Âu đơn tiết khi vào tiếng Việt có khả năng hoạt động tự
do cao. Hoặc khi một từ Ấn Âu được đơn tiết hóa, nó dễ có khả năng trở
thành yếu tố cấu tạo từ của tiếng Việt. Chẳng hạn, từ gác (trông coi) có gốc là
từ garde của tiếng Pháp, đã rất “thuần” trong tiếng Việt tới mức xuất hiện
trong các từ ghép: canh gác, gác cổng, gác cửa, lính gác, vọng gác, v.v.
Trong tiếng Việt ngày nay, chúng tôi đã thống kê được hơn 100 yếu tố
năng sản gốc tiếng Anh đã được “hình vị hóa” trong cấu tạo từ ghép.
a. Ghép một yếu tố Ấn-Âu với một yếu tố Việt
Từ game (trò chơi điện tử) đã trở thành yếu tố cấu tạo từ trong từ ghép
game thủ, chơi game, game truyền hình; show trong show diễn, show hàng,
chạy show hay chạy sô; book (đặt lịch) trong book vé, book lịch; tour trong tuor
du lịch, đặt tuor, hủy tuor, đi tuor; ship (vận chuyển) trong ship hàng; fix trong
fix giá; hot (nóng, nóng bỏng) trong tin hot, ảnh hot; teen trong tuổi teen,
truyện teen, bà mẹ teen, phong cách teen; fan trong fan hâm mộ, fan cuồng, fan
ca nhạc, fan bóng đá; online trong bán hàng online, đọc báo online, đào tạo
online, tin tức online, v.v. Một số ít từ Ấn-Âu khi gặp các yếu tố Việt đồng
nghĩa có sẵn đã làm thành tổ hợp đẳng lập hợp nghĩa, như: show diễn.
Các bình luận viên bóng đá cũng sáng tạo nhiều cách gọi tên đội bóng,
tên cầu thủ theo lối nửa Anh nửa Việt như: Man đỏ để chỉ đội Manchester
United (vì đội bóng này áo đỏ), Man xanh chỉ đội bóng Manchester city, Rô
béo để chỉ cầu thủ Ronaldo,v.v.
b. Ghép một yếu tố Ấn Âu với một yếu tố Ấn Âu khác
Những từ Ấn-Âu đã có mức độ Việt hóa cao và trở thành yếu tố cấu tạo
từ của tiếng Việt lại có thể ghép với các yếu tố mới du nhập thành các từ ghép
mới theo cấu trúc của tiếng Việt: game - online, chat - voice, cờ-lip hot, vi-đê-
ô hot; v.v.

Tải bản FULL (104 trang): bit.ly/2Ywib4t


47

2.2.2.3. Phương thức dịch nghĩa


Không chỉ vay mượn hình thức, trường hợp thay thế hoàn toàn ngữ âm
cũng có thể coi là từ mượn. Đó là phương thức vay mượn từ dựa trên dịch
nghĩa các yếu tố gốc Âu. Ví dụ: đĩa cứng (hard disk), đĩa mềm (floppy disk),
phần cứng (hardware), phần mềm (software), làm tình (make love), làm bạn
(make friend), quả trứng gà (eggfruit), bóng bàn (table tennis), hát nhép (lip
sing), nhạc sống (live music), điện thoại thông minh (smart phone) v.v.
Ngay cả các địa danh nước ngoài cũng thường được chuyển sang lối
dịch nghĩa: Nhà Trắng/ Bạch ốc (White House), Phòng bầu dục (Oval Office),
Phố Uôn (Wall Street), v.v.
2.2.2.3. Phương thức viết tắt, nói tắt
Trong các chương trình giải trí trên truyền hình, trong các báo điện tử,
các thuật ngữ tiếng Anh được viết tắt, nói tắt khá phổ biến. Đó là các từ ghép
tiếng Anh viết tắt lại bằng hai chữ cái đầu mỗi âm tiết, như: FA (ép-ây) viết
tắt của forever alone: chỉ trạng thái độc thân; MV (em-vi) viết tắt của music
video (video ca nhạc); MC (em-xi): master of ceremony (người dẫn chương
trình ); PR (pi-a): public relations (quan hệ công chúng, theo cách dùng phổ
biến trong tiếng Việt ngày nay là quảng cáo, lăng xê), VIP (víp) viết tắt của
very important person (người rất quan trọng), v.v.
Một số từ bị giản lược, nói tắt, vì thế càng về sau càng khó xác định từ
nguyên. Chẳng hạn: ca-ve dùng để chỉ các cô gái bán dâm là từ rút gọi từ ca-
ve-li-rơ (cavalière) của tiếng Pháp; pờ-rồ (chuyên nghiệp) vừa được rút gọn,
vừa đánh vần từ proffesion (Anh); offline nói tắt thành “ọp”, ví dụ: đi ọp,
buổi ọp của nhóm; hay phây là cách gọi mới rút gọn từ facebook, v.v.
2.3. Đặc điểm Việt hóa về mặt ngữ nghĩa của từ vay mượn gốc Ấn-
Âu trong tiếng Việt hiện đại
So với từ gốc, đại bộ phận từ vay mượn gốc Ấn-Âu về cơ bản ít có biến
đổi về nghĩa. Ví dụ: internet (liên mạng), blog (nhật kí cá nhân trên mạng),
chat (trò chuyện qua mạng), check (kiểm tra lại), click (nhấn vào), start (bắt

5876537

You might also like